Luận văn Giảng dạy truyện ngắn lỗ tấn ở trường trung học phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học

Trong thư chúc mừng gửi các thầy cô giáo và học sinh, sinh viên cả nước nhân dịp khai giảng năm học mới 2003-2004, chủ tịch nước Trần Đức Lương chỉ thị : “các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội và toàn thể đồng bào đồng chí quan tâm chăm lo hơn nữa sự nghịêp phát triển giáo dục, dành những điểu kiện tốt nhất cho việc học tập rèn luyện, phấn đấu cuả con em chúng ta” ( dẫn theo báo Tuổi Trẻ, ngày 1/ 9/2003 ). Chỉ thị cuả chủ tịch nước đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp giáo dục cuả Đảng và nhà nước ta. Trong bối cảnh ấy, việc dạy học nói chung, dạy Văn nói riêng trong nhà trường THPT đang diễn ra với những điều kiện thuận lợi như vậy. Cũng như các loại hình nghệ thuật khác , văn chương là hoạt động cuả con người nhằm chiếm lĩnh thực tại “theo qui luật cuả cái đẹp” (Mác). Trong dạy học Văn, giáo viên là chiếc cầu nối không thể thiếu để học sinh đến được với những giá trị đích thực cuả tác phẩm văn chương. Bằng tâm huyết, tri thức và khả năng sư phạm cuả mình, người thầy sẽ đem đến cho học sinh những điều mới mẻ, khơi gợi sự hứng thú và niềm yêu mến văn chương ở các em. Và cũng chính từ đây, các em sẽ lớn dần lên qua những giờ dạy Van hiệu quả ấy, bởi nói như Arixtốt “văn học nghệ thuật chân chính có khả năng thanh lọc tâm hồn con người”, khiến con người lớn lên

pdf81 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3345 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giảng dạy truyện ngắn lỗ tấn ở trường trung học phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA THI PHÁP HỌC Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Văn LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thư chúc mừng gửi các thầy cô giáo và học sinh, sinh viên cả nước nhân dịp khai giảng năm học mới 2003-2004, chủ tịch nước Trần Đức Lương chỉ thị : “các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội và toàn thể đồng bào đồng chí quan tâm chăm lo hơn nữa sự nghịêp phát triển giáo dục, dành những điểu kiện tốt nhất cho việc học tập rèn luyện, phấn đấu cuả con em chúng ta” ( dẫn theo báo Tuổi Trẻ, ngày 1/ 9/2003 ). Chỉ thị cuả chủ tịch nước đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp giáo dục cuả Đảng và nhà nước ta. Trong bối cảnh ấy, việc dạy học nói chung, dạy Văn nói riêng trong nhà trường THPT đang diễn ra với những điều kiện thuận lợi như vậy. Cũng như các loại hình nghệ thuật khác , văn chương là hoạt động cuả con người nhằm chiếm lĩnh thực tại “theo qui luật cuả cái đẹp” (Mác). Trong dạy học Văn, giáo viên là chiếc cầu nối không thể thiếu để học sinh đến được với những giá trị đích thực cuả tác phẩm văn chương. Bằng tâm huyết, tri thức và khả năng sư phạm cuả mình, người thầy sẽ đem đến cho học sinh những điều mới mẻ, khơi gợi sự hứng thú và niềm yêu mến văn chương ở các em. Và cũng chính từ đây, các em sẽ lớn dần lên qua những giờ dạy Van hiệu quả ấy, bởi nói như Arixtốt “văn học nghệ thuật chân chính có khả năng thanh lọc tâm hồn con người”, khiến con người lớn lên Quan điểm giáo dục cuả chúng ta là giáo dục toàn diện nhằm nâng cao văn thể, mĩ ở mỗi con người. Môn văn học trong nhà trường cũng không nằm ngoài hướng đi ấy bằng việc cung cấp cho học sinh những kiến thức tổng thể về Văn học Việt Nam và Văn học nước ngoài. Trong quan hệ rộng mở đón chào những tinh hoa Văn học nước ngoài, Lỗ Tấn là một trong những nhà văn ngoại quốc được trân trọng, yêu mến , đồng cảm và học hỏi nhiều nhất ở Việt Nam. Ông là một nhà văn vĩ đại, chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp của dân tộc, một nhà tư tưởng, một nhà giáo dục có uy tín, một nhà nghiên cứu dịch thuật góp nhiều công lao cho nền văn học hiện thực mới. Tác phẩm cuả ông luôn giúp ta khám phá ra những ý nghiã tích cực, đằm thắm, nồng nàn trong tình yêu thương và sự căm giận. Bởi thế văn chương Lỗ Tấn sống mãi trong nhịp đập trái tim của mọi dân tộc có cùng hướng đi. Có thể nói, di sản văn chương Lỗ Tấn để lại có một tầm vóc khổng lồ, bao gồm rất nhiểu thể loại khác nhau : tạp văn, kịch, thơ, truyện. Nhưng có lẽ đậm đà và thể hiện rõ phong cách, tư tưởng, tài năng và mục đích sáng tác cuả ông hơn cả là mảng truyện ngán . Ở thể loại này, dù dung lượng nhỏ, ít lời nhưng dồn nén, chất chứa bao suy tư trăn trở của nhà văn trên hành trình tìm đường cho dân tộc Trung Hoa đang héo úa, lụi tàn dưới sức nặng 4000 năm lịch sử cuả ý thức hệ phong kiến. Thiết nghĩ, việc đưa truyện ngan cuả Lỗ Tấn vào giảng dạy ở phổ thông là cần thiết bởi những tác phẩm cuả ông không chỉ có giá trị cao về mặt nột dung và nghệ thuật, mà còn vì tác giả của chúng là một tấm gương sáng cho lòng trung thành thuỷ chung với dân tộc Trung Hoa, một gương mặt tiêu biểu đại diện cho một thời đại thăng trầm trăn trở và vươn lên. Thực tế cho thấy ở phổ thông khi giảng dạy Văn học nước ngoài nói chung, tác phẩm Lỗ Tấn nói riêng, đa số giáo viên rất ngại dạy. Dường như trong chương trình,Văn học nước ngoài vẫn còn là vùng đất thiêng với cả giáo viên và học sinh. Phải chăng sự cách biệt về văn hoá, về ngôn ngữ là một rào cản khiến Văn học nước ngoài ít được chủ động đón nhận ở phổ thông? Có thể nói, giảng dạy Văn học nước ngoài nói chung, tác phẩm Lỗ Tấn nói riêng trong nhà trường không phải là một công việc đơn giản. Dạy thế nào cho hay, cho hấp dẫn lại càng khó khăn bội phần . Dạy Van trong nhà trường có những yêu cầu và nhiệm vụ khắt khe riêng, bởi văn học vừa là một khoa học , đồng thời cũng là bộ môn nghệ thuật đầy phức tạp. Thêm vào đó, cảm thụ và giảng dạy tốt những tác phẩm cuả Lỗ Tấn cũng không đơn giản chút nào bởi những truyện ngắn cuả ông được sáng tác dưới góc nhìn cuả một nhà báo, nhà tư tưởng, nhà văn hoá, nhà giáo, nhà văn, trong một bối cảnh đầy biến động cuả đất nước Trung Hoa, nên có những điều không phải một sớm một chiều chúng ta có thể giải mã hết được. Ơ trường phổ thông, học sinh được tiếp xúc nhiều với thể loại truyện ngắn nên việc giảng dạy sao cho thành công là điều hết sức cần thiết. Nó có tác dụng nâng cao trình độ thưởng thức, nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh. Nghiên cứu thi pháp là nghiên cứu văn học trong tính thống nhất giữa nội dung và hình thức một cách có qui luật. Từ khi có văn chương đã xuất hiện nó rồi, chừng nào tác phẩm nghệ thuật ngôn từ còn hiện diện thì chừng ấy còn có thi pháp. Nghĩa là trong khoa học nói chung, phương pháp này không phải không quen thuộc, nhưng trong giảng dạy văn học nói chung, giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn nói riêng, có thể nói phương pháp này còn khá mới mẻ. Xuất phát từ những yêu cầu trên, xuất phát từ việc khảo sát thực tế giảng dạy ở phổ thông, cùng với những kiến thức tiếp nhận được từ bộ môn giáo học pháp, chúng tôi mạnh dạn đề xuất việc giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ơ trường Trung học phổ thông dưới góc nhìn cuả thi pháp học, không ngoài mục đích giúp giáo viên và học sinh có cái nhìn đầy đủ, toàn diện và chính xác hơn về những tác phẩm cuả Lỗ Tấn được dạy và học trong nhà trường phổ thông 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Nghiên cứu, tìm hiểu về nhà văn Lỗ Tấn, cũng như đề xuất những phương hướng khám phá vẻ đẹp trong các truyện ngắn của ông là một công việc khá lý thú nhưng cũng không đơn giản. Đề tài Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường Trung học phổ thông dưới góc nhìn cuả thi pháp học, nói chung chưa có công trình nào đi vào nghiên cưú một cách trực tiếp, cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên đối với một số truyện ngắn của Lỗ Tấn có trong khuôn khổ cuả đề tài này và những vấn đề liên quan trực tiếp đến phương pháp giảng dạy văn học nói chung thì cũng đã có khá nhiều công trình, bài viết cuả nhiều nhà nghiên cứu. Vì Lỗ Tấn là một nhà văn nước ngoài nên những tài liệu nghiên cứu về ông của các học giả nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc cũng sẽ không ít. Song do phạm vi đề tài, chúng tôi không thể khảo sát hết được những công trình ấy, mà chỉ chú trọng vào những công trình nghiên cưú chính của các tác giả trong nước có liên quan trực tiếp đến đề tài. Trên tinh thần ấy chúng tôi mạn phép chia những tác phẩm, những bài viết đã chọn lọc thành hai nhóm lớn theo góc độ phạm vi đối tượng nghiên cứu và phương pháp giảng dạy :  Nhóm thứ nhất : những bài viết, bài nghiên cứu về Lỗ Tấn và một số truyện ngắn cuả ông được giảng dạy ở phổ thông (Thuốc , AQ chính truyện, Cố hương). Chẳng hạn : Anh Đức có bài viết Lỗ Tấn , bậc thầy truyện ngắn, (Kiến thức ngày nay 9/1991). Lương Duy Thứ với bài viết Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn, in trong cuốn Phê bình, bình luận văn học (NXB văn nghệ TP.HCM), Lỗ Tấn , phân tích tác phẩm (NXBGD, 2004). Lê Nguyên Cẩn- Thế giới nhân vật dị dạng trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Lê Huy Tiêu Thuốc, sự hy sinh anh dũng của nhà cách mạng và sự ngu muội cuả quần chúng nhân dân in trong cuốn “Cảm nhận mới về văn hoá văn học Trung Quốc”,(NXB ĐHQGHN,2004). Nguyễn Tuân- Truyện ngắn Lỗ Tấn và phim truyện Trung Hoa in trong cuốn cuốn “ Lỗ Tấn , linh hồn dân tộc Trung Hoa hiện đại”,(NXBTrẻ, 2003). Phương Lựu - Lỗ Tấn , nhà lý luận văn học, (NXBGD,1998).Vương Phú Nhân- Lỗ Tấn, lịch sử nghiên cưú và hiện trạng, (NXB Thống Kê, 2004, Nguyễn Thị Mai Hương và Lương Duy Thứ dịch ) Ngoài ra còn một số luận văn về “Thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn” cuả Lê Huy Tiêu và “Thi pháp nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn” của Trần Lê Hoa Tranh  Nhóm thứ hai : những bài viết, giáo trình, công trình về phương pháp phân tích, giảng dạy tác phẩm văn chương và những vấn đề liên quan đến thực tế giảng dạy tác phẩm văn chương ở trường THPT. Chẳng hạn : Dạy học văn ở trường phổ thông, Nguyễn Thị Thanh Hương, NXBĐHQGHN, 2001. Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, Nguyễn Thị Dư Khánh, NXBGD. Phương pháp dạy học văn, Phan Trọng Luận , NXBĐHQGHN, 1998. Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường Phổ thông, Phan Trọng Luận NXBGD,1999. Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại the, Trần Thanh Đạm, NXBGD,1978. Phương pháp dạy học văn ở bậc trung học, Trịnh Xuân Vũ, NXBĐHQGTPHCM, 2002. Nhận xét chung : Những bài viết, công trình nghiên cưú về các tác phẩm của Lỗ Tấn cũng như phương pháp dạy học Văn nói chung khá phong phú và đa dạng. Mỗi công trình, bài viết đều có những đóng góp nhất định, giúp ích cho giáo viên trong quá trình giảng dạy cả về phương pháp luận và những ứng dụng thể nghiệm. Tuy nhiên, hầu hết các công trình, bài viết đều đi vào tìm hiểu, phân tích một tác phẩm cụ thể mà chưa chỉ ra một cách khái quát hướng giảng dạy tác phẩm truyện ngắn Lỗ Tấn như thế nào cho hiệu quả và hợp lý, cũng như những kiến nghị cụ thể cho việc giảng dạy Văn Học Trung Quốc ở trường phổ thông. Do đó trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã học tâp, kế thừa những thành quả của người đi trước với mong muốn mang lại hiệu quả tốt nhất cho sự nghiệp trồng người 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CƯÚ CỦA ĐỀ TÀI Việc giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường phổ thông có liên quan đến nhiều cấp học. Hiện nay, trong chương trình, học sinh được tiếp xúc với tác giả này bắt đầu từ lớp 9, trước đây trong chương trình cải cách là lớp 8. Tuy nhiên đề tài Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường Trung học phổ thông dưới góc nhìn cuả thi pháp học chỉ nhằm nghiên cứu và đề ra phương hướng giảng dạy trong khuôn khổ nhà trường THPT, cụ thể là trong chương trình lớp 12 hiện hành (cải cách giáo dục và phân ban) vì các truyện ngắn này được dạy ở lớp 12, đồng thời chúng tôi cũng tham khảo thêm một số tác phẩm khác cuả Lỗ Tấn có liên quan để tiện so sánh. Trên cơ sở đó, chúng tôi cũng tiến hành dự giờ, khảo sát, phát phiếu điều tra tham khảo tình hình giảng dạy của một số giáo viên ở các trường THPT thuộc điạ bàn tỉnh Bình Thuận (THPT Phan Bội Châu, THPT Nguyễn Văn Linh, THPT Dân tộc nội trú, THPT Trần Hưng Đạo) Tên đề tài Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường Trung học phổ thông dưới góc nhìn cuả thi pháp học có tính chất nhấn mạnh vấn đề dạy và học truyện ngắn Lỗ Tấn . Tuy nhiên phạm vi đề tài còn bao gồm cả mong muốn nghiên cưú, tìm hiểu việc giảng dạy thể loại truyện ngắn nói chung (tất nhiên trong đó có cả truyện Việt Nam) 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phương pháp khảo sát thực tiễn: thống kê, điều tra, dự giờ các tiết dạy cuả giáo viên ở trường phổ thông, xem xét khả năng tiếp thu kiến thức và xử lý chúng cuả học sinh. Sử dụng phiếu tham khảo đối với giáo viên và học sinh để nắm được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình dạy và học, những nguyện vọng và đề xuất của họ. Qua thực tế, chúng tôi sẽ rút ra những kinh nghiệm, cũng như những thiếu sót nhằm có cơ sở thực tiễn trong việc nêu thực trạng.  Phương pháp lịch sử xã hội : phương pháp này đặt ra yêu cầu đặt tác phẩm trong mối liên quan mật thiết với hoàn cảnh xã hội mà nó ra đời, lấy thời đại, tư tưởng, bối cảnh lịch sử làm cơ sở chính để tìm hiểu, phân tích, đánh giá những khiá cạnh được đề cập trong tác phẩm  Phương pháp phân tích, so sánh, qui nạp : để thực hiện mục đích cuả đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu cặn kẽ, chi tiết những khiá cạnh nội dung tư tưởng, quan điểm sáng tác, hình thức nghệ thuật mà Lỗ Tấn muốn đề cập trong tác phẩm. So sánh, đối chiếu với các tài liệu, sách hướng dẫn dành cho giáo viên , học sinh, các ý kiến khác nhau xung quanh việc nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm Lỗ Tấn ; quy nạp thành những vấn đề có ý nghiã phương pháp luận và thực tiễn  Phương pháp nghiên cưú liên ngành : vận dụng thành tựu nghiên cưú cuả nhiều ngành như nghiên cứu văn học, lý luận văn học, ngôn ngữ học..đặc biệt chú trọng những thành tựu khoa học về phương pháp giảng dạy Văn học nói chung. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Với mục đích và ý nghĩa nâng cao hiệu quả trong việc cảm thụ và giảng dạy văn học nói chung, tác phẩm Lỗ Tấn nói riêng, nhất là trong tình hình bộ môn Ngữ Văn đang được toàn xã hội quan tâm như hiện nay, đề tài của chúng tôi mang tính chất học tập và thử nghiệm là chủ yếu. Tuy nhiên chúng tôi cũng hi vọng mong muốn góp một phần nhỏ trong việc giảng dạy văn học trong nhà trường nói chung- một bộ môn rất nhạy cảm với toàn xã hội hiện nay. Cụ thể, đề tài cuả chúng tôi góp phần : - Khảo sát, tìm hiểu thực tế việc giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường THPT - Một số giải pháp và ý kiến đề xuất cho việc giảng dạy và học tập tác phẩm Lỗ Tấn nói riêng,Văn học nước ngoài nói chung nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Văn trong nhà trườngTHPT- một vấn đề có tính bức thiết 6. KẾT CẤU CUẢ LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và thư mục tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương : Chương 1 : Văn học nước ngoài trong trường phổ thông hiện nay Chương 2 : Một số vấn đề về Lỗ Tấn và thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn Chương 3 : Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường THPT dưới góc nhìn của thi pháp học. CHƯƠNG 1 : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY 1.1 VỊ TRÍ , VAI TRÒ CỦA VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1.1. Một cái nhìn tổng thể về những tinh hoa văn học và những trường phái văn học tiêu biểu cuả Văn học nước ngoài Không phải ngẫu nhiên mà văn học lại được xem là một trong những bộ môn nghệ thuật đầy sức hấp dẫn bên cạnh những ngành nghệ thuật khác như hội họa, âm nhạc, điện ảnhDù xuất hiện sau một số lọai hình nghệ thuật ấy, song văn học nghệ thuật đã tạo được một chỗ đứng nhất định trong lòng công chúng. Có thể thấy đời sống của văn học ngày càng phát triển hết sức phong phú, sâu rộng và rất nhanh nhạy. Dẫu rằng hình tượng văn học không hiện hữu một cách trực tiếp như một số các ngành nghệ thuật khác, nhưng nó lại có sức hấp dẫn riêng qua việc bộc lộ với người đọc bằng cái nhìn bên trong thầm kín. Đó là tính chất tinh thần hay tính phi vật thể của hình tượng văn học. Nó tác động váo trí tưởng tượng và liên tưởng của người đọc. Nếu như hình tượng hội hoạ được xây dựng bằng đường nét, màu sắc; hình tượng điêu khắc được xây dựng bằng đường nét, hình khối; hình tượng âm nhạc được xây dựng bằng giai điệu, nhịp điệu.thì văn học sử dụng một chất liệu đặc biệt để kiến tạo nên những tác phẩm văn chương, ấy chính là ngôn từ. Cho nên văn học là một loại hình nghệ thuật ngôn từ là vậy. Với sức mạnh riêng cuả mình, văn học đã tái tạo, phản ánh quá trình vận động không ngừng cuả đời sống một cách đa dạng, phong phú, sinh động và hết sức sâu sắc Ơ trường phổ thông, học sinh bắt đầu làm quen với Văn học nước ngoài từ khi bước vào cấp II bằng những câu chuyện cổ tích của các nước Đức, Đan MạchMột thế giới lung linh đầy sắc màu huyền ảo đã được tái hiện trong những tâm hồn trẻ thơ, kích thích và khơi dậy trí tưởng tượng, óc sáng tạo ở các em. Dần dần lên những lớp cao hơn, học sinh sẽ được học một cách đầy đủ, khoa học hơn, những tác phẩm văn học của các nhà văn lỗi lạc, tiêu biểu cho các trung tâm văn học rực rỡ của loài người trong khoảng 3000 năm. Ơ phương Đông có thể kể đến các bậc thánh thơ : Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, các tiểu thuyết gia cổ điển : La Quán Trung, Bồ Tùng Linh, nhà văn nhà tư tưởng lớn thời hiện đại Lỗ Tấn , thi sĩ của những tâm hồn An Độ R. Tago. Ơ phương Tây không thể không nhắc đến hai bộ sử thi kinh điển của Hôme, những vở kịch nổi tiếng của Sếchxpia, Sile, tiểu thuyết lãng mạn của V.Hugo và bậc thầy của chủ nghiã hiện thực Banzắc, văn hào vĩ đai của Nga M.Gorky, nhà thơ lừng danh PuskinMỗi một nhà văn, nhà thơ đều là những đại diện xuất sắc cho nền văn học dân tộc mình. Tên tuổi và tác phẩm của họ đều đã được thử thách qua thời gian và tạo được một chỗ đứng riêng trong lòng hầu hết độc giả Việt Nam. Văn học là lịch sử tâm hồn của mỗi dân tộc, là diễn đàn để những “thư ký trung thành của thời đại”(Banzắc) nói lên tất cả những ước mơ, hoài vọng và khao khát của mình, vì thế nó là nhịp cầu hữu nghị giúp cho giao lưu văn hoá giữa các dân tộc diễn ra thuận lợi. Dù vô cùng đa dạng song văn học giữa các dân tộc đều có nét chung là hướng tới những giá trị nghìn đời của chân, thiện, mỹ, giúp cho con người sống tốt hơn, nhân ái hơn, bao dung độ lượng hơn, sống đúng nghĩa với chữ Người viết hoa. Và đó cũng chính là cái đích, là mục tiêu mà văn học nhà trường hướng tơí. Có thể nói những tinh hoa văn học thế giới là di sản tinh thần quý giá chung của cả nhân loại và là bộ phận không thể thiếu trong hành trang văn hóa của con người hiện đại. Với sự đa dạng về chiều rộng, sâu sắc về chiều sâu, Văn học nước ngòai đã cung cấp cho học sinh một cái nhìn đầy đủ và toàn diện về văn hoá cũng như con người của các dân tộc trên thế giới. Điều này góp phần bổ sung vốn văn học, văn hóa cho học sinh trên nhiều phương diện mà nếu chỉ riêng văn học Việt Nam thì có lẽ không đủ sức. 1.1.2 Đối sánh Văn học nước ngoài với Văn học Việt Nam Như trên đã trình bày, với sự đa dạng của văn học dân tộc các nước, cùng với sự phong phú về thể loại, nội dung chương trình Văn học nước ngoài trong trường phổ thông đã mở ra một cái nhìn nhiều chiều, giúp học sinh nhận ra và phát hiện những tinh hoa cũng như những thành tựu của văn học thế giới trong cái nhìn so sánh với Văn học Việt Nam Văn học nước ngoài trong chương trình phổ thông bao gồm văn học của các dân tộc : Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật , Nga, Ấn Độ, Hilạp..Mỗi một nền văn học của một quốc gia, dân tộc do lịch sử hình thành và phát triển đều có những ưu điểm riêng của mình. Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá, văn học của nhân loại là một trong những cách thức để một dân tộc tự làm phong phú thêm nền văn học của mình. Với ý nghiã đó, Văn học nước ngoài trong chương trình phổ thông chính là cầu nối, là chìa khoá để học sinh Việt Nam khám phá những chân trời tri thức, những vẻ đẹp tiềm ẩn của Văn học nước ngoài mà văn học trong nước có thể chưa đáp ứng được, cũng như tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt giưã văn học các nước, đặc biệt là những nước có cùng một vùng văn hoá Mỗi một nhà văn khác nhau đều có một phong cách nghệ thuật khác nhau. Cũng như vậy, mỗi một dân tộc khác nhau cũng sẽ có một lối tư duy khác nhau. Tiếp cận với nhiều nền văn học chính là cơ sở để học sinh có điều kiện tìm hiểu cách đánh giá, nhìn nhận và giải thích các hiện tượng, sự việc của các nhà văn thuộc nhiều dân tộc trên thế giới. Chẳng hạn về phương thức sống, nếu người phương Đông trọng tĩnh, hướng nội, khép kín thì người phương Tây lại trọng động, hướng ngoại, cởi mở. Về ứng xử, phương Đông nặng về cộng đồng, trách nhiệm, thì phương Tây lại nghiêng về chủ nghiã cá nhân. Với thiên nhiên, phương Đông nghiêng về hoà đồng “thiên nhân tương dữ, thiên nhân tương hợp” thì người phương Tây lại thích chinh phục, khai thác, tận dụng “Văn học là nhân học” mục đích cuối cùng của văn học vẫn là vì con người, hướng về con người. Cho nên dù được thể hiện dưới góc độ nào chăng nữa thì con người vẫn là vấn đề trung tâm của văn học. Là một bộ phận của văn học thế giới, Văn học Việt Nam không thể đi khỏi quỹ đạo chung ấy, cho nên giữa những nền văn học Á, Au, học sinh vẫn tìm ra tiếng nói chung giữa các dân tộc. Đó là những vấn đề lớn lao của nhân loại như chiến tranh, hoà bình, quyền tự do cá nhânRõ ràng đấy là những nội dung lớn mà văn học Việt Nam cũng như văn học các nước không thể không đề cập đến. Và đó cũng chính là chất keo kết d
Luận văn liên quan