Giáo dục và đào tạo (GD – ĐT) đã được Đảng và Nhà Nước ta xem và đặt vào
vị trí hàng đầu nhằm đưa đất nước phát triển ngay khi mới giành được chính quyền.
Như Bác Hồ đã từng nhắn nhũ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,
dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm
châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các em”, rõ ràng
giáo dục – đào tạo có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển
và bảo vệ tổ quốc.
Long An là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cữu Long (ĐBSCL), giữ một vị trí
chiến lược, là cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) từ miền Tây Nam Bộ.
Có thể nói sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, mặc
dù còn vấp nhiều khó khăn trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhưng
Long An vẫn từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế đó dần đưa tỉnh nhà tiến
lên góp phần cùng các tỉnh bạn đưa đất nước phát triển.
91 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giáo dục - Đào tạo long an hai mươi năm đổi mới (1986 - 2006), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------
GIẢN THỊ KIM PHƯƠNG
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO LONG AN
HAI MƯƠI NĂM ĐỔI MỚI
(1986 - 2006)
Chuyên ngành : LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số : 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS. TS NGÔ MINH OANH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận văn là từ nhiều nguồn và tự điều tra. Đề tài nghiên
cứu, các kết luận của luận văn chưa được ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
Tác giả luận văn
GIẢN THỊ KIM PHƯƠNG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BDTX :
BTVH :
CB :
CĐSP :
CSVC :
CP :
ĐBSCL :
ĐTM :
GV :
HS :
MN :
MG :
NQ :
NQTW :
KTTH – HN – DN :
PCGDTH :
PTTH :
TPHCM :
TH :
TXTA :
THCS :
THKT – KT :
THYT :
THSP :
SV :
XHCN :
XMC :
Bồi dưỡng thường xuyên
Bổ túc văn hóa
Cán bộ
Cao đẳng sư phạm
Cơ sở vật chất
Chính phủ
Đồng bằng sông Cữu Long
Đồng Tháp Mười
Giáo viên
Học sinh
Mầm non
Mẫu giáo
Nghị quyết
Nghị quyết Trung ương
Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề
Phổ cập giáo dục tiểu học
Phổ thông trung học
Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu học
Thị xã Tân An
Trung học cơ sở
Trung học kinh tế - Kỹ thuật
Trung học Y tế
Trung học sư phạm
Sinh viên
Xã hội chủ nghĩa
Xóa mù chữ
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục và đào tạo (GD – ĐT) đã được Đảng và Nhà Nước ta xem và đặt vào
vị trí hàng đầu nhằm đưa đất nước phát triển ngay khi mới giành được chính quyền.
Như Bác Hồ đã từng nhắn nhũ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,
dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm
châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các em”, rõ ràng
giáo dục – đào tạo có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển
và bảo vệ tổ quốc.
Long An là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cữu Long (ĐBSCL), giữ một vị trí
chiến lược, là cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) từ miền Tây Nam Bộ.
Có thể nói sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, mặc
dù còn vấp nhiều khó khăn trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhưng
Long An vẫn từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế đó dần đưa tỉnh nhà tiến
lên góp phần cùng các tỉnh bạn đưa đất nước phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực đáng ghi nhận thì các mặt
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cũng bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục,
giải quyết. Đặc biệt là khi Long An nói riêng và cả nước nói chung bước vào công
cuộc đổi mới và hiện đại hóa.
Do đó, nghiên cứu về Giáo dục - đào tạo Long An, hai mươi năm đổi mới
(1986 – 2006) là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết vì không chỉ tái hiện lại
lịch sử của lĩnh vực giáo dục – đào tạo mà còn giúp rút ra một số bài học cần thiết,
góp phần định hướng cho công tác giáo dục – đào tạo Long An trong những năm tới,
khắc phục những thiếu sót và hạn chế của giáo dục – đào tạo trong thời gian vừa qua,
nhằm đưa giáo dục – đào tạo Long An phát triển, kề vai sát cánh cùng các tỉnh bạn
đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập vào nền giáo dục Quốc tế, đồng thời đưa Việt Nam
từ một nước đang phát triển trở thành một nước phát triển mạnh về mọi mặt.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, công
cuộc khôi phục và phát triển đất nước được tiến hành thì giáo dục – đào tạo cũng
được quan tâm nghiên cứu trong cả nước. Tiêu biểu như các công trình, các sách:
- Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Các chủ trương đổi mới giáo dục – đào tạo
trong mười năm (1986 – 1996).
- Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo
dục – đào tạo (1986 – 1996).
- Bộ giáo dục và đào tạo (1995), Các định hướng chiến lược phát triển giáo
dục – đào tạo từ nay đến năm 2020.
- Bộ giáo dục và đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI kinh
nghiệm của các quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Phạm văn Giạng (2003), Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Phạm Minh Hạc (1998), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Đắc Hưng, Phan Xuân Dũng (2003), Nhân tài trong chiến lược phát
triển quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Bàn về giáo dục Việt Nam, Nxb Lao Động.
- Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển giáo dục và đào tạo
nhân tài, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Những tài liệu trên, tuy không viết riêng về Long An nhưng qua đó đã cung
cấp cho người đọc những nhận định chung về tình hình giáo dục – đào tạo của Việt
Nam, trong đó có giáo dục – đào tạo Long An.
Các tác phẩm có liên quan đến tình hình giáo dục – đào tạo Long An như:
- Hội khoa học kinh tế Việt Nam, Trung tâm Thông tin và tư vấn phát triển
(2005), Giáo dục Việt Nam 1945 – 2005, T2 , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Thạch Phương, Lưu Quang Tuyến (chủ biên) (1989), Địa chí Long An, Nxb
Long An và Khoa học xã hội.
- Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An (2004), Niên Giám Long An, Nxb Thông Tấn,
Hà Nội.
Tác phẩm Giáo dục Việt Nam 1945 – 2005, tập 2 đã khái quát lịch sử hình
thành và phát triển của giáo dục – đào tạo Long An, nêu ra những thành tựu đã đạt
được trong những năm gần đây, đồng thời đưa ra những chiến lược phát triển đến
năm 2010 và các giải pháp phát triển giáo dục – đào tạo Long An trong thời gian tới.
Với tác phẩm Địa chí Long An các tác giả đã nêu lên khái quát tình hình giáo
dục – đào tạo Long An từ thế kỷ XVII – 1985. Qua các giai đoạn: từ thế kỷ XVII –
1862; 1862 – 1945; 1945 – 1954; 1954 – 1975 và 1975 – 1985.
Ở mỗi giai đoạn đều có những đặc trưng riêng, nhưng bắt đầu từ khi có Đảng
lãnh đạo, tuy Long An nằm trong phần kiểm soát của địch, bị chi phối bỡi nền giáo
dục của địch nhưng cũng phát triển khá mạnh. Đã đào tạo ra một đội ngũ cán bộ có
phẩm chất chính trị, có lý tưởng và giàu nhiệt tình yêu nước. Họ không những bám
trường lớp trong mọi hoàn cảnh mà còn sẳn sàng đáp ứng những yêu cầu khác mà
cách mạng đòi hỏi. Đặc biệt khi đất nước được giải phóng, phải đối đầu với nhiều
khó khăn nhưng chính quyền cách mạng đã bắt tay ngay vào việc xây dựng sự nghiệp
giáo dục mới xã hội chủ nghĩa. Và mười năm sau giải phóng, giáo dục – đào tạo đã
góp phần quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho nhân dân, đào tạo thế hệ trẻ
có phẩm chất đạo đức, có văn hóa, có trình độ chuyên môn từng bước làm đổi mới
bộ mặt của tỉnh nhà.
Tác phẩm Niên Giám Long An 2002 – 2003 đã khái quát một cách sơ lược tình
hình giáo dục – đào tạo Long An sau khi giải phóng, đặc biệt đã nêu ra các mục tiêu
phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010.
Ngoài ra, còn có một số công trình khác lưu hành nội bộ của Sở giáo dục – đào
tạo Long An như: Chương trình hành động thực hiện NQTW 02 và NQTU về giáo
dục và đào tạo (1997 – 2000), năm 1997; Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo
tỉnh Long An đến 2010, năm 2002
Các tài liệu vừa nêu trên tuy có góp phần tái hiện lại một phần giáo dục – đào
tạo Long An, song chưa có tác phẩm nào, công trình nào đi sâu và trình bày đầy đủ
về giáo dục – đào tạo Long An, hai mươi năm đổi mới (1986 – 2006). Trên cơ sở tiếp
thu những thành quả đó, tác giả muốn góp phần vào việc thu thập, phân tích và khái
quát những thành tựu cũng như những hạn chế của giáo dục – đào tạo Long An trong
công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài “Giáo dục – đào tạo Long An, hai mươi năm đổi mới (1986 – 2006)”
nhằm khôi phục lại sự nghiệp giáo dục – đào tạo Long An trong những năm đổi mới
về các lĩnh vực, những đóng góp cũng như những hạn chế của giáo dục – đào tạo
Long An trong hai mươi năm qua, đồng thời trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp
nhỏ nhằm khắc phục những hạn chế và yếu kém mà ngành giáo dục – đào tạo Long
An nói riêng và của đất nước nói chung còn đang mắc phải. Đồng thời thông qua việc
tìm hiểu về lịch sử giáo dục – đào tạo để góp phần làm sáng tỏ hơn lịch sử phát triển
của Long An trong thời gian từ 1986 – 2006.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là giáo dục – đào tạo Long An hai
mươi năm đổi mới và phát triển (1986 – 2006), thể hiện trên các mặt thành quả và
hạn chế của sự nghiệp giáo dục – đào tạo của tỉnh về các ngành, các bậc học, đồng
thời vạch ra một số biện pháp để khắc phục những mặt còn yếu kém, nhằm góp phần
đưa giáo dục – đào tạo Long An phát triển mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh đó đề tài cũng dành một phần nhỏ để trình bày khái quát giáo dục –
đào tạo Long An thời gian trước đổi mới nhằm làm sáng tỏ hơn những đóng góp của
nền giáo dục tỉnh nhà trong thời kỳ đổi mới vào sự nghiệp đổi mới chung của đất
nước
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian nghiên cứu là tỉnh Long An với địa giới hành chính ở thời
điểm hiện nay (2006).
Phạm vi thời gian nghiên cứu là từ 1986 – 2006. Là mốc từ lúc bắt đầu đổi mới
đến hai mươi năm sau.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Đề tài tập hợp, hệ thống những tài liệu cơ bản, đáng tin cậy để dựng lại bức
tranh toàn cảnh của GD - ĐT Long An hai mươi năm đổi mới (1986 – 2006).
- Đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế của GD - ĐT Long An
trong thời gian từ 1986 – 2006.
- Tổng kết hoạt động thực tiễn của GD - ĐT Long An, qua đó nêu lên một số
giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn mục tiêu phát triển GD - ĐT của tỉnh nhà.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với đề tài này trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc phương pháp luận sử học Mác –
Lênin, phương pháp lịch sử và phương pháp logic, đồng thời tác giả cũng kết hợp các
phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên ngành như phương pháp nghiên cứu
giáo dục, phương pháp phân tích, hệ thống hóa các tư liệu để trình bày và giải
quyết các vấn đề khoa học mà đề tài đặc ra.
Bên cạnh đó, đây là một đề tài cụ thể của một địa phương nên tác giả còn sử
dụng phương pháp điền dã, khảo sát thực tiễn, phỏng vấn các cá nhân, cơ quan ban
ngành có liên quan để việc sưu tập tài liệu được đầy đủ và chuẩn xác hơn, từ đó giải
quyết vấn đề một cách khoa học và có độ tin cậy cao.
8. DỰ KIẾN CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm có phần dẫn luận, ba chương và kết luận.
Chương 1. Khái quát giáo dục – đào tạo Long An thời kỳ trước đổi mới (1975
– 1985).
Chương 2. Giáo dục – đào tạo Long An mười năm đầu đổi mới (1986 – 1996)
Chương 3. Giáo dục – đào tạo Long An trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện
đại hóa (1996 – 2006)
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO LONG
AN THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1975 – 1985)
1.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI TỈNH
LONG AN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Long An hiện nay bao gồm phần lớn đất đai của tỉnh Chợ Lớn và Tân An
cũ hợp thành. Có diện tích tự nhiên khoảng 4.491,87 km2, có tọa độ địa lý :
105o30’30” đến 106o47’02” kinh độ Đông , 10o23’40” đến 11o02’00” vĩ độ Bắc. Long
An bao gồm 1 thị xã và 13 huyện : Thị Xã Tân An, Cần Giuộc, Cần Đước, Bến Lức,
Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Mộc
Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng. Trong đó vùng Đồng Tháp Mười gồm 6 huyện là : một
phần Đức Huệ, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng với diện
tích tự nhiên là 298.243ha, chiếm 66,4% diện tích toàn tỉnh, là vùng thường xuyên bị
ngập lụt, người dân phải sống chung với lũ, đời sống khá bấp bênh vất vã. Những
huyện còn lại là khu vực phát triển khá ổn định, đa dạng.
Long An có Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh và sông Soài Rạp, Tây giáp
tỉnh Đồng Tháp, Nam giáp tỉnh Tiền Giang và Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh
Svâyriêng của nước Cộng hòa nhân dân Campuchia. Việt Nam và Campuchia có
đường biên giới chung dài 142km. Long An được xem là cửa ngõ đi vào TPHCM của
miền Tây Nam Bộ, là một địa bàn chiến lược quan trọng nối liền các tỉnh miền Đông
với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Là tỉnh thuộc ĐBSCL, Long An rất thuận lợi trong việc phát triển buôn bán,
trao đổi với Campuchia và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Với hệ thống sông
ngòi chằng chịt, Long An có điều kiện rất thuận lợi để phát triển giao thông thủy bộ.
Đặc biệt với 03 con sông lớn: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và sông Cần Giuộc (Rạch
Cát) đã tạo thành một mạng lưới giao thông thuận tiện đóng vai trò quan trọng về mặt
thủy lợi của tỉnh, là đầu mối giao thông quan trọng trong vùng ĐBSCL và vùng phát
triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài ra, tỉnh còn có cửa sông Soài Rạp hướng ra
biển Đông nên rất thuận tiện cho việc phát triển công nghiệp và dịch vụ vận tải xuất
khẩu.
Ngoài những con sông lớn nêu trên, còn có hệ thống kênh rạch, sông ngòi
chằng chịt nối liền sông Tiền với sông Vàm Cỏ, đây chính là những con đường dẫn
tải và tiêu thụ nước quan trọng trong sản xuất cũng như cung cấp cho nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày của cư dân.
Nhìn chung nước mặt của Long An không dồi dào, chất lượng nước còn hạn
chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống. Trữ lượng nước ngầm
cũng vậy, chất lượng không đồng đều và tương đối kém. Tuy nhiên, tỉnh có nguồn
nước ngầm có nhiều khoáng chất hữu ít đang được khai thác và phục vụ sinh hoạt dân
cư trên cả nước (nước khoáng Lavie).
Ở Long An mùa mưa hàng năm bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, với lượng
mưa mỗi năm khác nhau. Lượng mưa trung bình hàng năm của Long An thuộc loại ít
ở Nam Bộ, do đó Long An thường rơi vào tình trạng thiếu nước ngọt vào những mùa
nắng. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở những vùng cao, mưa kết hợp với triều
cường làm ngập úng những vùng trũng hay còn gọi chung là vùng Đồng Tháp Mười
(ĐTM) gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người dân, còn các
huyện ở ven biển có lượng mưa ít hơn hẳn những nơi khác.
Trong khi đó lượng nắng ở Long An cũng tương đối cao, một năm có khoảng 8
- 9 tháng nắng.
Hàng năm lũ đổ về Long An, đặc biệt là vùng ĐTM, bắt đầu từ tháng 8 và kéo
dài đến tháng 11, lũ đến chậm, không sâu nhưng thời gian ngâm lũ lâu gây ngập úng
và khó khăn trong sản xuất cũng như trong đời sống của nhân dân. Những năm trở lại
đây, thay vì đi tránh lũ thì Long An có chủ trương “sống chung với lũ” để tận dụng
và khai thác những lợi ít kinh tế mà lũ mang tới : lượng phù sa, tôm cá, rắn, lươn
Long An có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng tháng khá cao,
khoảng 27,0 – 27,9oC, tương đối ổn định. Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động
trong khoảng 27,8 – 25,9oC.
Đất đai Long An được tạo thành phần lớn ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp
chất hữu cơ nên đất có cấu tạo không chắc chắn, nhiều vùng đất bị mặn và chua phèn.
Do sự chi phối của những điều kiện hình thành khác nhau, đất đai Long An có thể
chia thành 06 nhóm chính: đất phù sa cổ, đất phù sa thông thường, đất phù sa nhiễm
mặn, đất phèn, đất phèn nhiễm mặn và đất than bùn [41, tr.14-15], trong đó đất mặn
và đất phèn chiếm tới 80% đã tạo nên một khó khăn lớn khó giải quyết cho người
nông dân.
Long An có địa hình đơn giản, bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Đông Bắc,
Nam xuống Tây Nam, bị chia cắt bỡi hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây
cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt, do đó phần lớn đất Long An bị ngập nước,
đặc biệt là vùng trũng ĐTM.
Về rừng, ở Long An chủ yếu là rừng tràm, bạch đàn. Rừng Tràm rất thích hợp
với nước mặn, là nơi cư trú và sinh trưởng của các loài động vật như rắn, ếch, trăn,
rùa Nhiều khu rừng tràm trở thành những “vườn chim” thiên nhiên, với đủ loại
chim và rất nhiều ong mật đã sinh sống nơi đây. Năm 1976 diện tích rừng của Long
An là 93.902 ha, đến năm 1999 chỉ còn lại là 35.925,8 ha. Ngày nay nguồn tài
nguyên động thực vật của hệ sinh thái rừng tràm trên đất trũng phèn ở Long An bị
lạm dụng khai thác và tàn phá nặng nề, các khu rừng tràm nguyên sinh bị đốn sạch để
lấy gỗ xây dựng và làm chất đốt đã làm thay đổi nghiêm trọng môi trường sống, gây
ra những biến đổi về điều kiện sinh thái, ô nhiễm môi trườngdo đó để khôi phục và
bảo vệ hệ sinh thái, tỉnh đã và đang có chủ trương khôi phục dần hệ sinh thái rừng
tràm.
Nguồn tài nguyên động vật ở Long An rất phong phú, nguồn lợi về rắn, rùa,
tôm, cá, chim khá lớn. Là nguồn thức ăn chủ yếu của người dân vùng nông
nghiệp.
Long An có trử lượng khoảng 2,5 triệu tấn than bùn, là nguyên liệu khá tốt để
chế biến ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Than bùn ở Long An được đánh giá
có độ tro thấp, lượng khoáng cao, mùn cao có thể dùng làm chất đốt và phân bón.
Tuy nhiên việc khai thác than bùn sẽ đẩy nhanh quá trình ôxy hóa và thủy phân tạo ra
axit sunfuric gây độc hại đến cây trồng và môi trường sống.
Ngoài than bùn ra, Long An còn có mỏ đất sét, tuy nhiên số lượng không
nhiều, nhưng vẫn có thể đáp ứng nhu cầu làm vật liệu xây dựng.
1.1.2. Điều kiện xã hội
Cùng với làn sóng của các lưu dân vào khai phá vùng đất Nam Bộ, đến cuối
thế kỷ XIX lưu dân đến làm ăn sinh sống trên đất Long An ngày nay khá đông, công
cuộc khai phá đất đai, xây dựng quê hương đã có những bước tiến triển đáng kể. Cư
dân Long An sống chủ yếu bằng nghề nông, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát
triển đã tạo điều kiện mở rộng phân công lao động, nhiều ngành nghề thủ công ra đời
nhằm đáp ứng nhu cầu địa phương và toàn miền.
Trong quá trình sống, sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên và sự áp bức bóc lột
của giai cấp cầm quyền, nhân dân Nam Bộ nói chung và nhân dân Long An nói riêng
đã đoàn kết chung sức với nhau tạo nên một sức mạnh vô bờ bến. Sự đoàn kết gắn bó
đó còn được thể hiện rõ nét qua hai cuộc chiến tranh chống Thực dân Pháp và Đế
quốc Mỹ, nhân dân Long An đã cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử hào
hùng của dân tộc bằng biết bao xương máu, mồ hôi và nước mắt, làm sáng ngời
truyền thống tự chủ và bất khuất của dân tộc ta.
Thực dân Pháp ngay từ khi đặt chân xâm lược nước ta, đã vấp phải sự chống
cự quyết liệt của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Long An nói riêng. Khi
chúng đặt chân đến Gia Định, nhân dân Long An đã lập tức có mặt trên chiến trường
dưới sự chỉ huy của Lê Huy, Trần Thiện Chính. Khi thành Gia Định thất thủ, để ngăn
chặn giặc đánh rộng ra về hướng Tây Nam, nhân dân Long An đã tham gia vào việc
gấp rút xây dựng một tuyến phòng thủ gồm 06 đồn để ngăn chặn tàu giặc. Ở mặt
đường bộ từ Chợ Lớn qua Tân An xuống Mỹ Tho quân dân ta cũng triệt để phá hoại,
ngoài ra ở làng Tân Ân (Cần Đước) một đội nghĩa quân đã được thành lập chống
giặc. Nghĩa quân đã gây cho chúng nhiều trở ngại, điển hình là tháng 4/1861 địch bắt
đầu mở cuộc hành quân theo hướng Bảo Định, một toán dân dũng đã phục kích hai
bên bờ sông chặn đánh gây cho chúng nhiều tổn thất, phải mất 12 ngày chúng mới
tiến lại gần đến Mỹ Tho.
Sau khi Định Tường thất thủ, một phong trào võ trang chống Pháp nhanh
chóng lan ra trên đất Long An dưới sự lãnh đạo của Phạm Tiễn,Trịnh Quang Nghi,
Phan Văn Đạt, Trà Quý Bình.
Sau thất bại ở Đại đồn Chí Hòa, Long An trở thành địa bàn hoạt động chủ yếu
của nghĩa quân Trương Định, đồng thời Nguyễn Thông, Phan Chánh cũng lui về
Tân An tiếp tục chống Pháp. Bên cạnh đó Long An cũng nổi danh với căn cứ Tháp
Mười của Võ Duy Dương, Bùi Quang Diệu “ Cùng với nghĩa quân của họ Trương
hoạt động đánh địch trên địa bàn Long An còn có đội quân của Phạm Tấn Phát ở
vùng Gò Đen, đội quân của Bùi Quang Diệu ở Cần Đước, Cần Giuộc, đội quân của
Nguyễn Văn Trung ở vùng Tân Thạnh và đội quân của Nguyễn Văn Tiến ở vùng Tân
An, Cần Đước” [47, tr.202].
Khi Pháp hoàn thành công cuộc xâm lược và tiến hành khai thác thuộc địa,
nhân dân Long An vẫn tiếp tục chống Pháp bằng nhiều hình thức khác nhau dù cuộc
chiến đó có khó khăn hơn, gian khổ hơn.
Sang đầu thế kỷ XX phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ nói chung và
nhân dân Long An nói riêng đã chuyển sang một hình thức mới , đó là hình thức hội
kín “Thiên Địa hội”. So với nhiều nơi khác, h