Luận văn Giáo dục - Đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới (1986 - 2006)

Đảng và nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong công cuộc xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Từ Đại hội VI (12.1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và thực hiện công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực; kết quả là những khó khăn, thử thách dần được khắc phục, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng thu được những thành tựu đáng kể. Trong đó, công tác giáo dục - đào tạo luôn giữ vai trò trọng tâm. Tỉnh Tiền Giang nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất mà từ những ngày đầu khai hoang mở đất cho đến hiện nay, dù chống ngoại xâm hay lao động sáng tạo; con người nơi đây vẫn kiên trì làm nên những trang sử vẻ vang mang đậm dấu ấn anh hùng mà chất phác của người đồng bằng, góp phần làm nên bản sắc rất riêng của người Việt phương Nam. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, dù còn nhiều khó khăn trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nhưng Đảng bộ và nhân dân tỉnh Tiền Giang đã từng bước khắc phục, vượt qua khó khăn đưa tỉnh nhà hòa cùng nhịp phát triển với các tỉnh bạn, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước. Nghiên cứu Giáo dục- đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới (1986- 2006), tác giả mong muốn tái hiện lại bức tranh giáo dục – đào tạo Tiền Giang trong khoảng thời gian tỉnh nhà cùng cả nước bước vào công cuộc đổi mới đến giai đoạn đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đóng góp bước đầu trong việc rút ra những bài học kinh nghiệm của chặng đường đã qua, khắc phục những hạn chế, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo tỉnh nhà, hòa vào dòng chảy của giáo dục đào tạo cả nước

pdf98 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giáo dục - Đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới (1986 - 2006), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thái Thị Cẩm Tâm Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS LÊ HUỲNH HOA Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Đảng và nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong công cuộc xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Từ Đại hội VI (12.1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và thực hiện công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực; kết quả là những khó khăn, thử thách dần được khắc phục, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng thu được những thành tựu đáng kể. Trong đó, công tác giáo dục - đào tạo luôn giữ vai trò trọng tâm. Tỉnh Tiền Giang nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất mà từ những ngày đầu khai hoang mở đất cho đến hiện nay, dù chống ngoại xâm hay lao động sáng tạo; con người nơi đây vẫn kiên trì làm nên những trang sử vẻ vang mang đậm dấu ấn anh hùng mà chất phác của người đồng bằng, góp phần làm nên bản sắc rất riêng của người Việt phương Nam. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, dù còn nhiều khó khăn trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nhưng Đảng bộ và nhân dân tỉnh Tiền Giang đã từng bước khắc phục, vượt qua khó khăn đưa tỉnh nhà hòa cùng nhịp phát triển với các tỉnh bạn, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước. Nghiên cứu Giáo dục- đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới (1986- 2006), tác giả mong muốn tái hiện lại bức tranh giáo dục – đào tạo Tiền Giang trong khoảng thời gian tỉnh nhà cùng cả nước bước vào công cuộc đổi mới đến giai đoạn đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đóng góp bước đầu trong việc rút ra những bài học kinh nghiệm của chặng đường đã qua, khắc phục những hạn chế, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo tỉnh nhà, hòa vào dòng chảy của giáo dục đào tạo cả nước. 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề Sau ngày đất nước thống nhất, đặc biệt là khi cả nước bước vào công cuộc đổi mới; cùng với các lĩnh vực khác, hoạt động giáo dục - đào tạo đã được quan tâm nghiên cứu. Trong số đó có các công trình, tác phẩm sau: - Các định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995). - Các chủ trương đổi mới giáo dục trong mười năm (1986 - 1996), Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996). - Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo dục đào tạo (1986 - 1996), Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996). - Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI, Phạm Minh Hạc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1998) - Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài, Nghiêm Đình Vỳ - Nguyễn Đắc Hưng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2002). - Bàn về giáo dục Việt Nam, Nguyễn Cảnh Toàn, Nxb Lao Động 2002. - Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỉ XXI kinh nghiệm của các quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam, Lê Văn Giạng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2003). - Nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia, Nguyễn Đắc Hưng - Phan Xuân Dũng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2003). Những công trình trên tuy không viết riêng về Tiền Giang nhưng ít nhiều cung cấp cho người đọc những thông tin, những nhận định chung về tình hình giáo dục và đào tạo của Việt Nam, trong đó có giáo dục - đào tạo tỉnh Tiền Giang. Riêng về tình hình giáo dục - đào tạo của Tiền Giang có thể tìm thấy trong các công trình sau: - Lịch sử giáo dục Tiền Giang (sơ thảo), Nguyễn Phúc Nghiệp - Phạm Duy Tư, Sở Giáo dục – Đào tạo Tiền Giang - tài liệu lưu hành nội bộ (1995). - Những trang ghi chép về lịch sử văn hoá Tiền Giang, Nguyễn Phúc Nghiệp, Nxb Trẻ (1998). - Tiền Giang bước vào thế kỉ 21, Nhiều tác giả, Nxb Văn Nghệ TP. HCM (2001). - Giáo dục Việt Nam 1945 - 2005, T2 - Hội khoa học kinh tế Việt Nam – Trung tâm thông tin và tư vấn phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2005). - Địa chí Tiền Giang, Tập 1- Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Nxb Văn nghệ TP. HCM (2005). Tác phẩm Lịch sử giáo dục Tiền Giang bước đầu dựng lại bức tranh lịch sử về sự hình thành và phát triển của ngành giáo dục Tiền Giang từ khi Tiền Giang được khai phá (đầu thế kỉ XVII) đến năm 1995, đặc biệt là 50 năm hình thành, phát triển của nền giáo dục cách mạng Tiền Giang. Trong Những trang ghi chép về lịch sử văn hoá Tiền Giang và Tiền Giang bước vào thế kỉ 21, các tác giả cũng đề cập đến nội dung giáo dục - đào tạo của tỉnh nhà với mục đích ôn lại các sự kiện lịch sử, văn hoá đã diễn ra trên mảnh đất quê hương nhằm góp phần giáo dục thế hệ trẻ Tiền Giang lòng tự hào, tình cảm yêu mến quê hương đất nước. Tác phẩm Giáo dục Việt Nam 1945 - 2005, đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục - đào tạo Tiền Giang, nêu bật những thành tựu đã đạt được trong những năm gần đây, đồng thời đưa ra chiến lược phát triển đến năm 2010 và các giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo Tiền Giang trong thời gian tới. Còn trong Địa chí Tiền Giang, các tác giả đã nêu khái quát tình hình giáo dục - đào tạo Tiền Giang từ thế kỉ XVII đến năm 2005 qua các giai đoạn cụ thể: + Từ thế kỉ XVII đến năm 1861 + Từ năm 1862 đến năm 1945 + Từ năm 1945 đến năm 1954 + Từ năm 1954 đến năm 1975 và từ năm 1975 đến năm 2005. Về tổng quan, có thể nhận định, những công trình nghiên cứu về giáo dục – đào tạo Tiền Giang còn rất ít, tuy có thể tái hiện phần nào giáo dục - đào tạo Tiền Giang thông qua các công trình vừa nêu, song chưa có tác phẩm hoặc công trình nào đi sâu và trình bày đầy đủ về giáo dục - đào tạo Tiền Giang trong một giai đoạn cụ thể. Xuất phát từ thực tế đó, trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu của các công trình đi trước; kết hợp tổng hợp, nghiên cứu từ nguồn báo cáo tổng kết của ngành giáo dục – đào tạo tỉnh nhà, luận văn sử học mang tên Giáo dục- đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới (1986- 2006) được tiến hành. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài Giáo dục- đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới (1986- 2006) là : - Góp phần phục dựng bức tranh giáo dục – đào tạo Tiền Giang trong khoảng thời gian 20 năm từ 1986 đến 2006. - Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm của chặng đường đã qua, khắc phục những hạn chế nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Tỉnh - Qua nghiên cứu, bước đầu kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo tỉnh nhà trong tương lai. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là hoạt động giáo dục - đào tạo của tỉnh Tiền Giang trong chặng đường 20 năm đổi mới (1986-2006). Khoảng thời gian đủ để có thể nhìn nhận những thành quả, những hạn chế của các ngành, các bậc học trong hệ thống giáo dục – đào tạo tỉnh nhà. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là sự nghiệp giáo dục - đào tạo tỉnh Tiền Giang trong bối cảnh đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong 20 năm đổi mới từ 1986 – 2006. 5.Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của luận văn là lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử. Luận văn sử dụng các phương pháp sau đây để tiến hành nghiên cứu: - Phương pháp lịch sử và phương pháp logic - Phương pháp nghiên cứu liên ngành như phương pháp nghiên cứu giáo dục; phương pháp phân tích; phương pháp hệ thống hoá (tư liệu); phương pháp tổng hợp, thống kê (số liệu) và phương pháp so sánh để giải quyết các vấn đề khoa học của đề tài. Ngoài ra, tác giả còn thực hiện khảo sát bằng phương pháp điền dã, trực tiếp tiếp cận các bộ phận lưu giữ nguồn tài liệu có liên quan đến giáo dục – đào tạo tỉnh nhà để thu thập tài liệu, số liệu; đến một số địa phương có cơ sở giáo dục điển hình để ghi chép, cập nhật thông tin một cách cụ thể và chính xác. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm có: phần dẫn luận ( 5 trang), 3 chương nội dung chính ( 90 trang ), phần kết luận ( 12 trang) và một số hình ảnh phụ lục. - Chương I: Khái quát giáo dục - đào tạo Tiền Giang thời kì trước đổi mới từ 1975 đến 1985 - Chương II: Giáo dục – đào tạo Tiền Giang sau mười năm đổi mới từ 1986 đến 1996. - Chương III: Giáo dục – đào tạo Tiền Giang từ 1996 đến 2006. Chương 1 TỪ HAI HỆ THỐNG GIÁO DỤC SONG SONG TỒN TẠI – GIÁO DỤC CỦA CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG VÀ GIÁO DỤC CỦA CHÍNH QUYỀN THỰC DÂN – ĐẾN MỘT HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA NƯỚC VIỆT NAM THỐNG NHẤT (1945 – 1985) 1.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội của tỉnh Tiền Giang 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Tiền Giang là một tỉnh nằm ở phía Bắc đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên là 2.326,09km2 với 32 km bờ biển, địa hình toàn tỉnh tương đối bằng phẳng nhưng bị cắt xẻ nhiều bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt. Theo số liệu thống kê năm 2001, dân số toàn tỉnh là 1.770.019 người, mật độ dân số 760 người/ km2 . Đây là tỉnh có diện tích nhỏ nhưng mật độ dân số cao nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long [36, 12]. Điều này phản ánh trong thực tế sức thu hút của vùng đất này đối với các thành phần cư dân. Toàn tỉnh có 9 Huyện, Thành, Thị gồm: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, Chợ Gạo, Mỹ Tho, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Thị xã Gò Công, và 169 Xã, Phường, Thị trấn, trong đó có 46 xã vùng sâu; giữa phường và xã rất khác biệt về hoàn cảnh kinh tế xã hội, hạ tầng cơ sở và trình độ dân trí. Vì vậy đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch, khác biệt của hoạt động giáo dục giữa các địa phương khác nhau của tỉnh. Về giao thông, tỉnh Tiền Giang nằm trên các trục lộ giao thông quan trọng như: - Đường bộ qua Quốc lộ 1A và Quốc lộ 50. - Đường thuỷ qua sông Tiền và biển Đông ; đặc biệt đây là tỉnh nằm liền kề với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam - cách TP. Hồ Chí Minh 72km về hướng Nam, vì vậy có nhiều điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong sản xuất, buôn bán và mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với bên ngoài; nhất là với Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá – khoa học kỹ thuật lớn của Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Với toạ độ địa lí 10011’43” và 10035’19” vĩ tuyến Bắc, 105049’12” và 106048’32” kinh tuyến Đông, Tiền Giang nằm gọn trong khu vực nhiệt đới Bắc bán cầu, tiêu biểu cho chế độ nhiệt và có độ cao mặt trời lớn, ít thay đổi trong năm, do vậy, tỉnh có khả năng tiếp nhận một lượng bức xạ rất dồi dào. Lượng bức xạ đó quyết định khí hậu Tiền Giang là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nền nhiệt cao, ít bão, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và không gây trở ngại nhiều cho hoạt động giáo dục – đào tạo. Tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh là 232.609 ha, trong đó có các loại đất chính: - Đất phù sa chiếm 52.99%, phân bố dọc bờ sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây, chiếm phần nhiều diện tích của các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho và một phần huyện Gò Công Tây. Với nguồn nước ngọt dồi dào đã hình thành ở Tiền Giang vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái, rau màu hàng đầu của đồng bằng sông Cửu Long. - Nhóm đất phèn chiếm 19,36 %, phân bố chủ yếu ở khu vực phía Bắc huyện Cai Lậy và Châu Thành, mặn ít nằm rải rác phía bắc và tây bắc huyện Cái Bè thuộc vùng Đồng Tháp Mười, Tiền Giang. - Nhóm đất mặn khoảng 14,59 % chiếm phần lớn diện tích các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và một phần huyện Chợ Gạo. - Nhóm đất cát độ 1.44 % (chủ yếu là đất cát giồng) phân bố rải rác các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây và tập trung nhiều nhất ở Gò Công Đông thành từng dải hình vòng cung song song với bờ biển và nhô cao hơn so với vùng đất phù sa xung quanh. Các giồng cát giữ được nước ngọt cho mùa khô, địa hình lại cao nên những nơi này thường là những điểm tụ cư đông đúc. Tiền Giang có hai con sông lớn chảy qua, sông Vàm Cỏ ở phía Bắc và sông Tiền ở phía Nam. Cùng với các chi lưu của nó đã tạo nên một hệ thống thuỷ vận sống động, đa dạng không những góp phần làm giàu, đẹp thêm cho vùng đất Tiền Giang mà còn là mạch máu giao thông nối liền các địa phương. Địa hình sông nước ít nhiều hình thành ở Tiền Giang hoạt động giáo dục – đào tạo vùng sông nước. Ở đó thầy và trò đều trải qua những khó khăn nhất định vì vậy để đạt được những mục tiêu chung, những thành tích cụ thể là cả một sự cố gắng nổ lực của cả ngành giáo dục – đào tạo tỉnh nhà. Tóm lại, tuy có một ít khó khăn nhưng Tiền Giang có vị thế khá thuận lợi cộng với những yếu tố “thiên thời, địa lợi” như trên, Tiền Giang từ lâu đã là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục của toàn Nam bộ, ít nhất là từ đầu thế kỉ XIX trở đi [33,176] 1.1.2. Điều kiện lịch sử, xã hội Vùng đất Tiền Giang có lịch sử tồn tại lâu đời gắn liền với lịch sử khẩn hoang, lịch sử các cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước của cộng đồng dân cư trên vùng đất này. Vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, trong đó có Tiền Giang, cho đến cuối thế kỉ XVI, về cơ bản vẫn còn là một vùng đất hoang vu. Đầu thế kỉ XVII, trên vùng đất Tiền Giang xuất hiện lớp cư dân mới, chủ yếu là người Việt từ miền ngoài di cư vào. Ban đầu, người Việt đến vùng đất này theo dạng di dân tự do, họ đi lẻ tẻ, gồm những thanh niên khoẻ mạnh đến khai hoang rồi đưa gia đình vào sau hoặc là nhiều gia đình cùng đi, thấy đất mới sống được liền tìm cách liên lạc, lôi kéo người thân vào tiếp tục khai hoang. Những nơi như giồng Sơn Qui, giồng Kiến Định, Ba Giồng, ven sông Tiền là những nơi người Việt đến khai hoang và định cư sớm. Tiến trình nhập cư của lưu dân người Việt vào Tiền Giang ngày càng lớn, nhất là sau khi các chúa Nguyễn đã tạo nên ảnh hưởng của mình trên vùng đất từng là miền ác địa vô chủ này [50, 214]. Trong đoàn người di dân có cả những thầy đồ, tuy không nhiều lắm nhưng có người biết đọc, biết viết; đôi khi cũng có những người đỗ đạt từng ra làm quan lại cấp thấp nhưng bị thất cơ lỡ vận ở quê hương, vào Tiền Giang tìm chốn nương thân. Trên vùng đất mới, những thầy đồ này mở lớp dạy học hoặc được nhân dân rước về nhà dạy cho con em mình. Trong số đó, có trường hợp cụ Phạm Đăng Xương, gốc người Huế đã dẫn cả gia đình vào định cư ở giồng Sơn Qui - Gò Công. Cụ chiêu tập dân chúng khai hoang, sản xuất và dạy học; cụ được dân chúng trong vùng tôn là “Kiến Hoà tiên sanh”. Các lớp con cháu của cụ kế tục công việc của cha ông nên tiếng tăm dòng họ Phạm Đăng ngày càng lừng lẫy, nhiều người hiển đạt được đào tạo từ đây như: Võ Văn Lượng, Mạc Văn Tô, Nguyễn Hoài Quỳnh, Phạm Đăng Hưng[33, 173-174]. Năm 1679, dư đảng của Trịnh Thành Công ở Đài Loan là Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến và Trần Thượng Xuyên đem theo binh lính và quyến thuộc trình chúa Nguyễn xin tị nạn chính trị do chống Thanh phục Minh. Chúa Nguyễn đã cho người hướng dẫn Trần Thượng Xuyên vào định cư xứ Đồng Nai, Dương Ngạn Địch cùng hơn 1.000 người vào cửa Tiểu, lên định cư tại Mỹ Tho. Như vậy, ngoài nhóm người Miên tại chỗ, một bộ phận đông đảo người Việt di dân từ miền ngoài vào, từ năm 1679, vùng Mỹ Tho có thêm nhóm người Hoa đến sống ở khu vực chợ Cũ ngày nay. Họ lập Mỹ Tho Đại Phố, có tàu thuyền tới lui buôn bán đông đúc, nhóm họp người Tàu, người Miên, người Việt, vỡ đất làm ruộng, chia lập trang trại, thôn ấp. Đến năm 1698, khi Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Nam Bộ, Tiền Giang đặt dưới sự quản lí hành chánh của hai dinh Phiên Trấn và Long Hồ. Năm 1772, chúa Nguyễn Phúc Thuần cho lập đạo Trường Đồn, đây là đơn vị hành chánh đầu tiên ở Tiền Giang. Đến năm 1779, đạo Trường Đồn đổi thành dinh Trường Đồn. Năm 1781 dinh Trường Đồn đổi thành dinh Trấn Định. Năm 1792 thành Mỹ Tho được dựng lên tại lị sở của dinh Trấn Định. Năm 1808, dinh Trấn Định đổi thành trấn Định Tường. Đến năm 1832, trấn Định Tường đổi thành tỉnh Định Tường. Năm 1861 thực dân Pháp đánh chiếm Tiền Giang. Sau khi hoàn tất quá trình xâm chiếm Nam Kì, thực dân Pháp đã sắp xếp lại các đơn vị hành chính, do đó, năm 1889 Tiền Giang chia làm 2 tỉnh là Mỹ Tho và Gò Công. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò Công hợp nhất thành tỉnh Tiền Giang. Trong đấu tranh chống ngoại xâm, nhân dân Tiền Giang đã góp phần làm nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc. Đó là những chiến công mang đậm dấu ấn của đất và người Tiền Giang như: -Trận Rạch Gầm - Xoài Mút diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII, khi quân Xiêm lợi dụng sự cầu viện của Nguyễn Ánh đã cho 5 vạn quân cùng 300 chiến thuyền tràn vào vùng đất phương Nam của Tổ quốc. Đầu năm 1785, nhân dân Tiền Giang đã dũng cảm đảm nhận sứ mệnh nặng nề cùng khởi nghĩa với nghĩa quân Tây Sơn. Chỉ trong ngày 20.01.1785, toàn bộ chiến thuyền Xiêm đã bị nhấn chìm xuống dòng sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến rạch Xoài Mút. Với thắng lợi này, nhân dân Tiền Giang đã thực hiện một cách trọn vẹn nghĩa vụ bảo vệ độc lập của tổ quốc và thành quả khai hoang của mình. - Năm 1861, thực dân Pháp xâm chiếm Tiền Giang, ngay lập tức nhân dân Tiền Giang đã cầm vũ khí đứng lên chống lại kẻ thù. Đông đảo các tầng lớp nhân dân, trong đó có thành phần sĩ phu, trí thức - kể cả trí thức khoa bảng cao cấp ở Tiền Giang – cũng đã kiên quyết đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đáng trân trọng là các sĩ tử bao năm ăn học đều tạm gác chuyện thi cử, xếp bút nghiên lên đường đánh giặc. Có lẽ vì thế mà giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX, Tiền Giang được xem là một trong những trung tâm kháng chiến mạnh nhất ở Nam Kì - nơi tập trung các cuộc khởi nghĩa có qui mô lớn như: - Cuộc khởi nghĩa Trương Định với căn cứ Tân Hoà (1861-1864). - Cuộc khởi nghĩa Thủ Khoa Huân với căn cứ Bình Cách - Chợ Gạo (1861-1875). - Cuộc khởi nghĩa Võ Duy Dương với căn cứ Ba Giồng – Đồng Tháp Mười (1861- 1866). - Cuộc khởi nghĩa Tứ Kiệt ở Cai Lậy (1861-1870) Đến khởi nghĩa Nam Kì năm 1940, Tiền Giang đã ghi một dấu son rực rỡ trong lịch sử chống Pháp của dân tộc vì lần đầu tiên ở nước ta lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện; Tiền Giang từ đó được cả nước xem là quê hương, là cái nôi của cuộc khởi nghĩa Nam Kì long trời lở đất. Đuổi Pháp xong, nhân dân Tiền Giang tiếp tục cùng cả nước kháng chiến chống Mĩ. Ngay từ năm 1959, hoà cùng khí thế “Đồng Khởi”, chiến lược “Chiến tranh một phía” của Mĩ - Nguỵ bị nhân dân Tiền Giang giáng những đòn chí tử và đi đến phá sản. Tuy nhiên với bản chất ngoan cố, chúng đã chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, dùng chiến thuật “Trực thăng vận” và “Thiết xa vận” hòng tiêu diệt quân giải phóng miền Nam. Ngày 2.1.1963 quân dân Tiền Giang đã làm nên chiến thắng Ấp Bắc vang dội, làm rung chuyển cả Nhà Trắng và Lầu Năm Góc của Mĩ. Cũng chỉ trong một ngày, với lực lượng và trang bị kém hơn địch hàng chục lần, quân dân Tiền Giang đã đánh bại chiến thuật “Trực thăng vận” và “Thiết xa vận” mở ra cao trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” trong cả nước. Có thể nói, trên vùng đất nằm ở bờ Bắc sông Tiền, cộng đồng cư dân nơi đây đã tạo nên những trang sử vẻ vang từ buổi đầu khẩn hoang đến quá trình chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tô đậm lịch sử hào hùng của dân tộc. Phát huy truyền thống Rạch Gầm - Xoài Mút oanh liệt, Trương Định, Thủ Khoa Huân kiên cường, Nam Kì khởi nghĩa bất khuất, Ấp Bắc anh hùng, nhân dân Tiền Giang ngày càng chung tay góp sức xây dựng quê hương Tiền Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại. Trong quá trình đó, giáo dục – đào tạo đã đóng góp phần quan trọng. 1.2.Tình hình giáo dục - đào tạo Tiền Giang những năm trước đổi mới 1.2.1.Giáo dục – đào tạo ở Tiền Giang trước giải phóng (1945 – 1975) 1.2.1.1.Tình hình giáo dục của chính quyền thực dân và hệ thống giáo dục kháng chiến (1945 – 1954) Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, vùng Tiền Giang cũng như các tỉnh khác ở Nam Bộ đã hình thành hai khu vực quản lý khác nhau nên có hai hệ thống giáo dục khác nhau: - Hệ thống giáo dục của chính quyền thực dân. Hệ thống này giới hạn trong vù
Luận văn liên quan