Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, và gần đây Đại hội Đảng IX của Đảng đã mở ra
bước ngoặt lịch sử, đưa nước ta tiến lên một thời kỳ phát triển hoàn toàn mới.
Một luận điểm quan trọng của Đảng ta về sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là "lấy
việc chăm sóc, đào tạo, phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững". Vì vậy, xây dựng con người phát triển hài hòa, toàn diện là mục tiêu
hàng đầu của Đảng và Nhà nước.
Trong giai đoạn hiện nay và lâu dài, chiến lược phát triển nhân cách văn hóa toàn
diện cho thế hệ trẻ được đặc biệt quan tâm.
NQTW 5 khóa VIII và NQTW 2 khóa VIII cho thấy văn hóa và giáo dục, giáo
dục và văn hóa trong thời đại ngày nay là cặp phạm trù có mối quan hệ biện chứng. Giáo
dục đưa dân trí đất nước phát triển, góp phần quan trọng phát triển nền văn hóa dân tộc,
tạo nên một sức mạnh nội lực. Văn hóa là nội dung và là mục đích của giáo dục. Giáo
dục là con đường chuyển tải và phát huy giá trị văn hóa. Trường học ngày nay được xem
không chỉ cung cấp tri thức cho học sinh mà còn phải biến tri thức đó thành vốn văn hóa,
nhân cách văn hóa cho các em theo mục tiêu và nội dung của đổi mới giáo dục (tinh thần
NQ Trung ương 2 khóa VIII).
Học sinh ở độ tuổi vị thành niên từ 11 - 12 đến 17 - 18 là lứa tuổi
có những đột biến trong tâm sinh lý. Thời kỳ này được đặc trưng bởi sự
phát triển rất nhanh cả về trí lực, thể lực. Song đây cũng là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi
thơ sang tuổi trưởng thành, một mặt các em có nhu cầu rất
lớn những kiến thức khoa học về bản thân (vấn đề giới, tình bạn, tình yêu, tình dục.),
mặt khác, là những nhu cầu về định hướng giá trị hành vi, kỹ năng sống.
156 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2697 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa
tuổi vị thành niên trong nhà trường
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, và gần đây Đại hội Đảng IX của Đảng đã mở ra
bước ngoặt lịch sử, đưa nước ta tiến lên một thời kỳ phát triển hoàn toàn mới.
Một luận điểm quan trọng của Đảng ta về sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là "lấy
việc chăm sóc, đào tạo, phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững". Vì vậy, xây dựng con người phát triển hài hòa, toàn diện là mục tiêu
hàng đầu của Đảng và Nhà nước.
Trong giai đoạn hiện nay và lâu dài, chiến lược phát triển nhân cách văn hóa toàn
diện cho thế hệ trẻ được đặc biệt quan tâm.
NQTW 5 khóa VIII và NQTW 2 khóa VIII cho thấy văn hóa và giáo dục, giáo
dục và văn hóa trong thời đại ngày nay là cặp phạm trù có mối quan hệ biện chứng. Giáo
dục đưa dân trí đất nước phát triển, góp phần quan trọng phát triển nền văn hóa dân tộc,
tạo nên một sức mạnh nội lực. Văn hóa là nội dung và là mục đích của giáo dục. Giáo
dục là con đường chuyển tải và phát huy giá trị văn hóa. Trường học ngày nay được xem
không chỉ cung cấp tri thức cho học sinh mà còn phải biến tri thức đó thành vốn văn hóa,
nhân cách văn hóa cho các em theo mục tiêu và nội dung của đổi mới giáo dục (tinh thần
NQ Trung ương 2 khóa VIII).
Học sinh ở độ tuổi vị thành niên từ 11 - 12 đến 17 - 18 là lứa tuổi
có những đột biến trong tâm sinh lý. Thời kỳ này được đặc trưng bởi sự
phát triển rất nhanh cả về trí lực, thể lực. Song đây cũng là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi
thơ sang tuổi trưởng thành, một mặt các em có nhu cầu rất
lớn những kiến thức khoa học về bản thân (vấn đề giới, tình bạn, tình yêu, tình dục...),
mặt khác, là những nhu cầu về định hướng giá trị hành vi, kỹ năng sống.
Nhiều công trình nghiên cứu gần đây, và những thông tin trên báo chí, phát thanh,
truyền hình xung quanh vấn đề tuổi vị thành niên cho thấy, do sự thiếu hụt những kiến
thức cần thiết ở lứa tuổi này từ phía gia đình - nhà trường - xã hội, vị thành niên đang có
những biểu hiện đáng lo ngại về lối sống - đạo đức: sống buông thả, đua đòi, xa hoa, lười
biếng trong học tập, quay cóp trong thi cử, giải trí thiếu lành mạnh (VD: Trò chơi tiêu
cực, xem phim bạo lực, tình ái trên mạng Internet), từ đó dẫn đến phạm pháp, quan hệ yêu
đương sớm, thậm chí có những em quan hệ tình dục sớm, nạo phá thai trước tuổi trưởng
thành ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, học tập, tâm lý và tương lai của các em. Một điều
không thể phủ nhận là những thành tựu cách mạng khoa học kỹ thuật của thời đại ngày
nay đã cho lớp trẻ có được trình độ học vấn và trình độ sống cao. Song những tồn tại trên
cũng cho thấy sự mất cân đối giữa giáo dục học vấn và giáo dục nhân cách văn hóa cho
học sinh.
Nhận thức được vấn đề này, một vài năm trở lại đây, giáo dục nhân cách cho học
sinh ở tuổi vị thành niên trong nhà trường đã bước đầu được nghiên cứu một cách hệ
thống và đưa vào thể nghiệm từ năm 2000; song cũng mới chỉ dừng lại thí điểm ở học
sinh một số trường phổ thông cơ sở với nội dung "giáo dục giá trị đạo đức nhân văn".
Cho đến nay, chưa có một công trình nào đi vào vấn đề "giáo dục giá trị truyền thống văn
hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong trường phổ thông" một cách chuyên biệt. Với lý do
này, chúng tôi chọn đề tài "Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành
niên trong nhà trường" nhằm tích hợp với một số môn xã hội, đặc biệt với bộ môn giáo
dục công dân, và giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp. Qua đó, hình thành và phát triển
nhân cách văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên, đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện theo
tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của
Đảng, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định những giá trị truyền thống văn hóa phù hợp với lứa tuổi cấp học.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hình thành, phát triển những giá trị đó ở thế hệ
vị thành niên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh ở tuổi cấp II, III.
- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung giá trị truyền thống văn hóa và giải pháp giáo
dục để thực hiện mục tiêu trên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
- Nêu được thực trạng lối sống, nhân cách vị thành niên học sinh phổ thông hiện
nay.
- Nêu thực trạng những đánh giá của học sinh VTN, giáo viên, phụ huynh VTN
về truyền thống văn hóa và công tác giáo dục giá trị truyền thống văn hóa ở tuổi vị thành
niên trong nhà trường hiện nay. Những khó khăn, thuận lợi và nguyên nhân của thực
trạng này.
- Đề xuất những giải pháp giáo dục giá trị truyền thống văn hóa trong nhà trường
phổ thông hiện nay.
4.2. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu giá trị truyền thống văn hóa với sự hình thành
nhân cách văn hóa ở tuổi VTN trong trường học (chủ yếu là học sinh dân tộc kinh các
trường ở thành phố và nông thôn).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Người viết sẽ đứng ở góc độ lý luận văn hóa để phân tích vấn đề, tuy nhiên đề
tài sẽ kế thừa những kết quả nghiên cứu của các ngành xã hội học văn hóa, nhân học văn
hóa, tâm lý học trẻ em, và các tài liệu khác xung quanh tuổi VTN.
- Phương pháp luận nghiên cứu, đề tài dựa vào phương pháp DVBC và DVLS -
Tư tưởng chỉ đạo của đề tài là dựa theo văn kiện của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh nói
về xây dựng con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH.
- Các phương pháp cụ thể là phương pháp lôgic, lịch sử thống kê, phân tích, đi
khảo sát thực tế, phỏng vấn sâu, lấy ý kiến chuyên gia, phát phiếu thăm dò.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Một trong những xu hướng nghiên cứu văn hóa học hiện đại là xu hướng "văn
hóa và nhân cách", đã xuất hiện từ nửa đầu thế kỷ XX, với nhiều tên tuổi nổi tiếng như
Herskovists (1948), Mead (1964), Bastide (1971), Xôcôlốp (1972)..., và ở Việt Nam gần
đây tiêu biểu có GS Phan Ngọc. Đề tài nằm trong xu hướng trên đây nên nó mang tính lý
luận sâu sắc.
- Vận dụng lý luận trên vào hoạt động thực tiễn sẽ hình thành nên văn hóa con
người, trong đó có xây dựng nhân cách văn hóa ở tuổi VTN trong hệ thống giáo dục nhà
trường. Đây là ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và mục tài liệu tham khảo, đề tài chia làm
3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho
vị thành niên trong nhà trường
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu.
1.2. Nội dung giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi VTN trong nhà
trường.
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục giá trị truyền thống văn hóa ở
tuổi vị thành niên.
Chương 2: Thực trạng về giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi
VTN trong nhà trường hiện nay
2.1. Nhận thức của học sinh VTN, của giáo viên, phụ huynh VTN về giáo dục
truyền thống văn hóa
2.2. Vài nét về tình hình giáo dục giá trị truyền thống văn hóa trong trường phổ
thông hiện nay.
Chương 3: Những biện pháp giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi
vị thành niên trong nhà trường
3.1. Những biện pháp giáo dục lý thuyết ở phần chính khóa.
3.2. Những biện pháp giáo dục thực hành khuôn mẫu văn hóa ứng xử (ở phần
hoạt động ngoài giờ lên lớp).
3.3. Những biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh nhà trường.
3.4. Biện pháp giáo dục kỹ năng sống tiếp cận vào lối sống, đạo đức, sức khỏe và
phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh vị thành niên trong nhà trường
Kết luận
Chương 1
Cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục
giá trị truyền thống văn hóa
cho vị thành niên trong nhà trường
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa, nếu xét về nguồn gốc của từ, được bắt nguồn từ tiếng La tinh Colere,
nghĩa là "gieo trồng". Đến thế kỷ 19, thuật ngữ văn hóa đi vào khoa học xuất sinh từ
phương Tây, tiếng Pháp và tiếng Anh đều viết là Culture.
Theo nghĩa rộng, văn hóa là phương thức tồn tại đặc hữu của con người, khác
biệt với phương thức tổ chức cuộc sống của các loài sinh thể khác trên trái đất.
Quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen khi nói về "lực lượng bản chất người" đã
chứng minh tính chất xã hội chỉ có ở con người. Một trong các lực lượng bản chất ấy là
sức lao động, là tài năng sáng tạo của con người. Hai ông viết "căn cứ vào mức độ được
con người biến thành bản chất người, tức là mức độ tự nhiên được con người khai thác,
cải tạo, thì có thể xét được trình độ văn hóa chung của con người" [3, 287]. Như vậy lực
lượng bản chất người không phải là các lực lượng bẩm sinh xuất hiện một cách tự nhiên,
mà chúng được hình thành, biến đổi do tác động của quan hệ xã hội, do trình độ phát
triển của văn hóa, do hoạt động cải tạo thế giới của con người. Chính các hoạt động này
là phương thức tồn tại và tái sản xuất ra đời sống xã hội.
Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen thì lao động như một "hoạt động
sáng tạo". Nếu ở phương diện kinh tế lao động với chức năng sản xuất ra của cải vật chất,
thì ở phương diện văn hóa, lao động là sự sáng tạo. Hay nói cách khác, sản xuất của cải
vật chất là phương diện kinh tế của lao động còn sáng tạo khoa học kỹ thuật, phát triển
sản xuất là phương diện văn hóa của lao động. Như vậy, lao động đồng nghĩa với hoạt
động sáng tạo, nó là hoạt động thuộc về bản chất người, là biểu hiện của tư chất tinh thần
và thể chất người. Lao động sáng tạo chính là khởi điểm của văn hóa.
Nhà khoa học người Pháp Tây-ha Đơ Sác-đanh (Teihard de Chardin) cho rằng:
"Sự phát triển của vũ trụ bắt đầu từ khi xuất hiện sự sống, ông gọi đó là sinh quyển
(Biosphère). Tiếp đó là sự xuất hiện của tri quyển (Noosphère) chỉ có ở loài người. Tri
quyển đó là quyển về ý thức, tinh thần, về tư duy do loài người tạo ra. Tri quyển chính là
văn hóa, biểu hiện thành "thiên nhiên thứ hai" hoặc còn gọi là "thế giới nhân tạo" của con
người" [15, tr. 9].
Giải thích thuật ngữ văn hóa, các nhà nhân học phương Tây thường phân biệt ra
hai trường hợp: văn hóa viết hoa, số ít (Culture) và văn hóa không viết hoa, số nhiều
(cultures) [2, tr. 13].
Văn hóa viết hoa, số ít (Culture) là thuật ngữ dùng để chỉ thuộc tính chỉ có ở loài
người. Đó là khả năng học hỏi, thích ứng, sáng tạo ra những quan niệm, hành vi ứng xử
và hệ thống các biểu tượng, nhờ đó loài người có thể vận thông với nhau để tồn tại và
phát triển.
Văn hóa không viết hoa, số nhiều (cultures) là thuật ngữ dùng để chỉ các nền văn
hóa. Đó là những truyền thống, thể hiện thành những lối sống khác nhau của cộng đồng,
bao gồm các hệ thống ý niệm, hệ thống ứng xử liên quan đến giá trị, hệ thống biểu hiện
và hệ thống kỹ thuật, mà các cộng đồng ấy trong quá trình hoạt động thực tiễn đã sáng
tạo ra và học hỏi được. Hệ thống ý niệm (hệ tư tưởng) được xem là yếu tố cốt lõi của văn
hóa, đóng vai trò chi phối đối với các hệ thống khác.
Phù hợp với cách khu biệt trên đây, các nhà xã hội học cũng chia văn hóa ra: văn
hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng [8]. Văn hóa cá nhân là toàn bộ tri thức (vốn kinh
nghiệm), quan niệm được tích lũy vào mỗi cá nhân, quy định ứng xử của nó trong quá
trình hoạt động thực tiễn - lịch sử - xã hội. Văn hóa cộng đồng không phải là con số cộng
đơn giản của những văn hóa cá nhân sống trong cộng đồng xã hội ấy, mà là văn hóa của
một nhóm xã hội. Đó là toàn bộ những quan niệm và hành xử được cộng đồng chia sẻ và
chấp nhận, đã trở thành truyền thống của cộng đồng xã hội. Chính hệ thống những quan
niệm và hành xử này làm nên bản sắc văn hóa của cộng đồng xã hội ấy.
Trong đề tài này khi nói: "Tác động của văn hóa..." - tức là nói đến tác động của
"văn hóa cộng đồng", đối với "nhân cách trẻ VTN" - Tức là nói đến sự phát triển "văn
hóa cá nhân" ở mỗi trẻ VTN. Như vậy, đề tài sử dụng cả hai nghĩa của từ văn hóa.
Để tiếp cận đối tượng nghiên cứu, đề tài sẽ phân tích văn hóa dưới góc nhìn xã hội
học và với phương pháp liên ngành: tâm lý, văn hóa, xã hội học.
Phù hợp với cách tiếp cận trên đây, đề tài vận dụng định nghĩa văn hóa (cộng
đồng) của nhà xã hội học Ba Lan Giăng Sê-pan-xki. Ông viết: "Văn hóa là toàn bộ sản
phẩm vật chất tinh thần của hoạt động người, những hệ thống giá trị và khuôn mẫu ứng
xử được cộng đồng xã hội thừa nhận và truyền lại cho các cộng đồng người khác và cho
những thế hệ tương lai thông qua các thiết chế xã hội - văn hóa của nó" [8].
Định nghĩa trên đây là xuất phát từ quan điểm mác-xít xem văn hóa là hoạt động
sáng tạo tích cực của con người, sống trong một cộng đồng xã hội nhất định. Hoạt động
sáng tạo ấy đã tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần nhằm đáp ứng các nhu cầu tồn
tại và phát triển, nó còn tạo ra những hệ thống giá trị và chuẩn mực xã hội đóng vai trò
nền tảng tinh thần, điều tiết và thúc đẩy xã hội đi lên theo hướng nhân bản. Toàn bộ
những thành quả sáng tạo ấy được tích lũy lại, thông qua các thiết chế xã hội - văn hóa
như: gia đình và trường học, truyền đạt cho các thế hệ tương lai và cho các cộng đồng
khác nữa. Như vậy, văn hóa chẳng những là chất keo liên kết làm cho xã hội bền vững
và phát triển, nó còn là cầu nối giữa các thế hệ và giữa các cộng đồng người, tạo nên sự
đa dạng và sự liên tục của đời sống xã hội.
Định nghĩa trên đây nhấn mạnh vào bốn yếu tố: những sản phẩm vật chất và tinh
thần, các hệ thống giá trị, các hệ thống khuôn mẫu ứng xử, các thiết chế xã hội - văn hóa.
Đó là những yếu tố cùng với những con người làm nên môi trường văn hóa, tác động đến
nhân cách tuổi vị thành niên.
Tổng giám đốc UNESCO F. May-ơ cũng nêu quan niệm về văn hóa: "Văn hóa là
tổng thể sống động của các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các
thế kỷ; hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và
thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc" (Thập kỷ thế giới phát
triển văn hóa, Hà Nội, 1992, trang 23).
Qua những định nghĩa và quan niệm nêu trên cho ta thấy rõ hai vấn đề: Một, lao
động sáng tạo là cội nguồn khởi điểm của văn hóa. Mọi hoạt động sáng tạo chỉ trở thành
văn hóa đích thực khi nó hướng về các giá trị nhân bản, tiến bộ nhằm hoàn thiện con
người. Hai, văn hóa được con người tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội và
đúc kết thành hệ giá trị - chuẩn mực xã hội, biểu hiện thông qua vốn di sản văn hóa (bao
gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể). Hệ giá trị xã hội là một thành tố làm nên bản
sắc và truyền thống văn hóa của một cộng đồng xã hội. Hệ giá trị xã hội có khả năng chi
phối đời sống tâm lý và hệ ứng xử văn hóa của con người sống trong cộng đồng xã hội ấy
và nó được trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Như vậy, văn hóa có những đặc trưng cơ bản riêng được biểu hiện ở: 1- tính hệ
thống, với tư cách là một phức hợp bao gồm cả tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,
phong tục, thói quen, luật pháp mà con người vừa là chủ thể sáng tạo vừa là khách thể
tiếp nhận văn hóa. 2- Văn hóa dưới góc độ giá trị nó là cái đẹp, chỉ chứa cái đẹp và các
giá trị văn hóa là thước đo mức độ nhân bản của con người. 3- Văn hóa đối lập với tự
nhiên. Văn hóa là tự nhiên có sự tác động của con người, do đó, nó mang tính nhân sinh.
4- Văn hóa được hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ tạo nên
bề dày văn hóa trong lịch sử. Do tính lịch sử, văn hóa được duy trì bằng truyền thống văn
hóa. Truyền thống văn hóa là cơ chế tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm qua không gian,
thời gian cho con người trong cộng đồng và xã hội. Truyền thống văn hóa được tồn tại
nhờ giáo dục, đồng thời giáo dục là chức năng cơ bản của văn hóa.
Xây dựng nội dung giá trị truyền thống văn hóa ở tuổi VTN trong học đường chủ
yếu sẽ đi sâu phân tích lý giải phần đạo lý sống (lối sống) và khuôn mẫu ứng xử trong nếp
sống. Giá trị truyền thống văn hóa ở đây sẽ được xem xét cả góc độ động và tĩnh. Góc
động, xem xét truyền thống có sự tiếp nhận giá trị mới cho phù hợp với thời đại. Góc
tĩnh, truyền thống là những giá trị tích cực trường tồn trong phong tục tập quán, nếp sống
của dân tộc.
Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa ở tuổi VTN trong nhà trường phổ thông là
giáo dục đạo lý sống, nếp ứng xử trong môi trường học đường. Ví dụ, dạy đạo lý trong
quan hệ Thày - Trò; quan hệ Trò - Trò; dạy những nghi lễ, nghi thức trong nhà trường,
trong gia đình và trong cộng đồng xã hội, mục đích tạo ra môi trường văn hóa trong đó
gồm cả cảnh quan văn hóa, lối sống văn hóa và những nhân cách văn hóa. Dậy đạo lý
trong học đường là dạy cá nhân ứng xử văn hóa trong các vai trò xã hội của mình, đó
cũng chính là quá trình VTN nhập thân văn hóa. Trong nhà trường, dạy học là dạy kiến
thức, tri thức, đạo đức cho học sinh bằng ngôn ngữ. Còn dạy văn hóa là dạy đạo lý (vừa
bằng ngôn ngữ, vừa bằng các hoạt động văn hóa) để tạo ra những nhân cách văn hóa, tạo ra
những tấm gương, tạo ra những ông tổ văn hóa trong giáo dục trở thành truyền thống của
ngành. Dạy học là cái hữu thức, còn dạy văn hóa là cái ngầm ẩn, đi từ cái vô thức đến
hữu thức.
Nhập thân văn hóa là một thuật ngữ được ra đời từ môn nhân học văn hóa mà
một trong các tác giả là M.JHerskovits (1948). Nhân học văn hóa là môn khoa học liên
ngành nghiên cứu văn hóa con người. Quan niệm văn hóa như một công cụ vận thông
đặc biệt giúp cho con người dễ dàng thích nghi với điều kiện sống đã khiến trường phái
nhân học đặc biệt quan tâm giải quyết vấn đề nhập thân văn hóa.
Nhập thân văn hóa, theo Từ điển dân tộc học tiếng Pháp, Michel Panoff và
Michel Perrin giải nghĩa: "Đó là quá trình hữu thức hoặc vô thức, nhờ đó một cá thể trong
suốt đời người đã hấp thụ các truyền thống - tức các mô hình ứng xử của nhóm, và hành xử
về mặt chức năng đối với các truyền thống ấy. Nhờ có thuật ngữ này, người ta đã xác lập
được mối liên hệ giữa sự kiện xã hội, được xem xét như bản thân sự vật, với hành vi của
cá nhân, thông qua đó mà văn hóa biểu lộ ra. Thuật ngữ này thường coi như đồng nghĩa
với thuật ngữ "xã hội hóa" hoặc "nhập tâm văn hóa" (Internalisation de la culture), tuy
nhiên một số tác giả đã có dụng ý xác định nghĩa riêng cho mỗi thuật ngữ. Một số nhà
nghiên cứu khác lại thâu gộp trong thuật ngữ "nhập thân văn hóa" cả quá trình trao truyền
văn hóa, cùng với các biểu tượng "đổi mới" (phát sinh) văn hóa (PGS. Từ Chi dịch). Còn
trong từ điển hiện đại về văn hóa (tiếng Nga), Min-Xcơ-1999 giải nghĩa "nhập thân văn
hóa là quá trình, trong đó chủ thể cần phải học tập để nắm vững, hiểu thấu các mối liên
hệ trong nhóm, nắm được những nét, sắc thái và những chi tiết văn hóa cần và đủ của xã
hội hay của dân tộc mình, làu thông những hệ chuẩn tâm thức, những chuẩn mẫu văn
hóa, những khuôn mẫu đa dạng mang tính cấu trúc của văn hóa... Bằng khái niệm "nhập
thân văn hóa", có thể diễn đạt trình bày sự lĩnh hội của trẻ em đối với các chuẩn mực văn
hóa, khuôn mẫu văn hóa, giá trị văn hóa trong quá trình hoạt động, chủ động tiếp cận với
xã hội và với những cá thể khác".
Như vậy, văn hóa bên cạnh sự vận hành tự thân trong thời gian, nó còn thâm
nhập vào mọi hành vi ứng xử của con người những giá trị mà mỗi thế hệ đi qua để lại.
Nhập thân văn hóa do đó, vừa là một cách thức để con người thích ứng với điều kiện
sống, vừa là cách thức để văn hóa tồn tại và phát triển.
Theo các nhà nhân học, quá trình nhập thân văn hóa kéo dài suốt cả đời người,
chỉ đến chết mới thôi (M.J. Herskovits), song giai đoạn ấu thơ kéo đến đầu tuổi VTN là
giai đoạn quan trọng bậc nhất trong đời sống văn hóa của một cá thể. Đặc biệt ở, giai
đoạn đầu bước vào tuổi VTN, những xuất hiện thay đổi đột biến (tâm, sinh lý) từ bên
trong khiến các em có những hành vi bất thường thậm chí đi ngược lại truyền thống. Tuy
nhiên, để đảm bảo quá trình nhập thân văn hóa của cá nhân diễn ra hài hòa toàn vẹn ở lứa
tuổi này chúng ta cần có những giải pháp văn hóa để trở thành nhân tố tự điều chỉnh từ