Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển dần sang nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần, mở cửa và vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước. Nền kinh tế mở cửa đã tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển,
đảm bảo sự lưu thông hàng hóa với các nước, khai thác tiềm năng và thế mạnh
trong nước cũng như thế giới. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta tăng
mạnh, quan hệ buôn bán với nước ngoài ng ày càng mở rộng, lượng hàng hoá xuất nhập
khẩu hàng năm tăng đáng kể. Một trong những dịch vụ phục vụ đắc lực cho hoạt động
xuất nhập khẩu là giao nhận vận tải quốc tế. Chính sách mở cửa hội nhập với nước
ngoài đã tạo ra những cơ hội m ới cho nền kinh tế Việt Nam, tạo ra thị trường to lớn
đầy tiềm năng nhưng cũng đang đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.
Giao nhận hàng hoá là một trong những khâu vô cùng quan trọng, nó thúc đẩy
quá trình dịch chuyển hàng hoá từ người bán đến người mua diễn ra nhanh chóng
hơn, thuận tiện hơn, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện có hiệu quả các hợp
đồng mua bán ngoại thương. Cho nên, tuy mới ra đời nhưng nó đã trở thành một bộ
phận không thể thiếu được trong ngành vận tải và trong nền kinh tế quốc dân.
Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, đáng chú ý là từ
năm 1990 trở lại đây, ngành nghề dịch vụ giao nhận đã phát triển mạnh cả về số
lượng kim ngạch, quy mô hoạt động cũng như phạm vi thị trường với nước ngoài.
Đây là một loại hình dịch vụ thương mại không cần đầu tư nhiều vốn nhưng lợi
nhuận tương đối ổn định. Ta có thể nhận định rằng việc phát triển kinh doanh dịch
vụ giao nhận kho vận ở nước ta đã mang lại những hiệu quả kinh tế thiết thực.
Người làm dịch vụ giao nhận đã kịp thời xâm nhập thị trường, mở rộng quan hệ hợp
tác với nước ngoài, tổ chức các tuyến đường vận tải, đưa hàng hoá đi và đến đáp
ứng yêu cầu của người xuất nhập khẩu.
126 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5599 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giao nhận và quản lý hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠI HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------------
NGUYỄN THỊ KHÁNH DUNG
GIAO NHẬN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
0BChuyªn ngµnh: 1BKinh tÕ thÕ giíi vµ quan hÖ kinh tÕ quèc tÕ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Như Tiến
Hà nội 2004
MỤC LỤC
Lời mở đầu ................................................................................................................. 1
Chương I. Những vấn đề lý luận chung về giao nhận và quản lý
hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ...................................... 5
1.1. Khái quát về giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu .................................................. 5
1.1.1. Khái niệm chung về giao nhận ...................................................................... 5
1.1.1.1. Khái niệm về giao nhận, dịch vụ giao nhận, người giao nhận ................. 5
1.1.1.2. Đặc điểm của giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu .................................. 7
1.1.1.3. Phân loại giao nhận ................................................................................ 8
1.1.2. Nội dung của hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ........................ 9
1.1.2.1. Thay mặt cho người gửi hàng ................................................................. 9
1.1.2.2. Thay mặt cho người nhận hàng ............................................................ 11
1.1.2.3. Các dịch vụ khác của người giao nhận ................................................. 11
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của người giao nhận và hoạt động giao nhận ...................... 11
1.1.3.1. Vai trò của người giao nhận ................................................................. 12
1.1.3.2. Ý nghĩa của hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu .................. 13
1.2. Những vấn đề chung về quản lý hoạt động giao nhận hàng hoá XNK ................. 17
1.2.1. Khái niệm về quản lý và quản lý hoạt động giao nhận hàng hoá XNK ........ 17
1.2.2. Sự cần thiết phải có sự quản lý của Nhà nước đối với
hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ............................................ 19
1.2.3. Quản lý hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ............................... 21
1.2.4. Điều kiện để được phép hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận ............... 24
Chương II. Thực trạng giao nhận và quản lý hoạt động giao nhận
hàng hoá XNK của Việt Nam trong thời gian qua ............................. 27
2.1. Thực trạng hoạt động giao nhận ở Việt Nam ....................................................... 27
2.1.1. Sự ra đời và phát triển hoạt động giao nhận ở Việt Nam ............................. 27
2.1.2. Thực trạng hoạt động giao nhận ở Việt Nam ............................................... 31
2.1.2.1. Các loại hình doanh nghiệp giao nhận hoạt động ở Việt Nam............... 31
2.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của hoạt động giao nhận .................................. 33
2.1.2.3. Sự cạnh tranh trên thị trường giao nhận vận tải hiện nay ...................... 35
2.1.3. Nhận xét về thực trạng hoạt động giao nhận ở Việt Nam ............................ 39
2.1.3.1. Thành quả đạt được .............................................................................. 39
2.1.3.2. Khó khăn tồn tại ................................................................................... 41
2.2. Thực trạng hoạt động quản lý hoạt động giao nhận hàng hoá XNK ở VN ........... 44
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho việc quản lý hoạt động giao nhận ở Việt Nam ................ 44
2.2.1.1. Các văn bản pháp luật của VN liên quan tới hoạt động giao nhận ......... 44
2.2.1.2. Các nguồn luật quốc tế liên quan đến hoạt động giao nhận ................... 61
2.2.2. VIFFAS và công tác quản lý hoạt động giao nhận hàng hoá XNK .............. 66
2.2.3. Kết quả hoạt động quản lý dịch vụ giao nhận ở Việt Nam ........................... 72
2.2.3.1. Ưu điểm ............................................................................................... 72
2.2.3.2. Nhược điểm ......................................................................................... 73
Chương 3: Những giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận và
tăng cường quản lý hoạt động giao nhận của Việt Nam...................... 77
3.1. Tính tất yếu phát triển hoạt động giao nhận và tăng cường
quản lý hoạt động giao nhận của Việt Nam ........................................................ 77
3.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động giao nhận của một số nước................................ 81
3.2.1. Ở Mỹ .......................................................................................................... 81
3.2.2. Ở Anh ......................................................................................................... 83
3.2.3. Ở một số nước Châu Á ................................................................................ 85
3.3. Các giải pháp cụ thể nhằm phát triển hoạt động giao nhận và
tăng cường quản lý hoạt động giao nhận của Việt Nam ...................................... 87
3.3.1. Nhóm giải pháp phát triển hoạt động giao nhận .......................................... 87
3.3.2. Nhóm giải pháp tăng cường quản lý hoạt động giao nhận ........................... 96
Kết luận .................................................................................................................. 105
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
- 1 -
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển dần sang nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần, mở cửa và vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước. Nền kinh tế mở cửa đã tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển,
đảm bảo sự lưu thông hàng hóa với các nước, khai thác tiềm năng và thế mạnh
trong nước cũng như thế giới. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta tăng
mạnh, quan hệ buôn bán với nước ngoài ngày càng mở rộng, lượng hàng hoá xuất nhập
khẩu hàng năm tăng đáng kể. Một trong những dịch vụ phục vụ đắc lực cho hoạt động
xuất nhập khẩu là giao nhận vận tải quốc tế. Chính sách mở cửa hội nhập với nước
ngoài đã tạo ra những cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam, tạo ra thị trường to lớn
đầy tiềm năng nhưng cũng đang đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.
Giao nhận hàng hoá là một trong những khâu vô cùng quan trọng, nó thúc đẩy
quá trình dịch chuyển hàng hoá từ người bán đến người mua diễn ra nhanh chóng
hơn, thuận tiện hơn, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện có hiệu quả các hợp
đồng mua bán ngoại thương. Cho nên, tuy mới ra đời nhưng nó đã trở thành một bộ
phận không thể thiếu được trong ngành vận tải và trong nền kinh tế quốc dân.
Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, đáng chú ý là từ
năm 1990 trở lại đây, ngành nghề dịch vụ giao nhận đã phát triển mạnh cả về số
lượng kim ngạch, quy mô hoạt động cũng như phạm vi thị trường với nước ngoài.
Đây là một loại hình dịch vụ thương mại không cần đầu tư nhiều vốn nhưng lợi
nhuận tương đối ổn định. Ta có thể nhận định rằng việc phát triển kinh doanh dịch
vụ giao nhận kho vận ở nước ta đã mang lại những hiệu quả kinh tế thiết thực.
Người làm dịch vụ giao nhận đã kịp thời xâm nhập thị trường, mở rộng quan hệ hợp
tác với nước ngoài, tổ chức các tuyến đường vận tải, đưa hàng hoá đi và đến đáp
ứng yêu cầu của người xuất nhập khẩu.
- 2 -
Tuy nhiên, dù đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận nhưng hoạt động
của ngành giao nhận Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển
nên vẫn còn tồn tại không ít bất cập, trong đó nổi lên vấn đề khá bức xúc đối với cả
doanh nghiệp trong ngành và Nhà nước là việc quản lý và kiểm soát hoạt động giao
nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay. Chính vì lẽ đó, việc nghiên
cứu, hoàn thiện nghiệp vụ và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giao nhận hàng
hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam là vấn đề cấp thiết cần phải được đưa ra nghiên
cứu nhằm tìm ra biện pháp để tạo nền tảng ổn định cho sự phát triển của ngành. Và
đấy cũng là lý do để người viết chọn đề tài: “Giao nhận và quản lý hoạt động giao
nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu:
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu của các nghiên cứu sinh,
cũng như một số bài viết của sinh viên trường Đại học Ngoại thương và sinh viên
một số trường khác về hoạt động giao nhận, vận chuyển hàng hoá bằng đường biển,
đường hàng không... Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập tới
tình hình quản lý hoạt động giao nhận của Việt Nam hiện nay và kiến nghị một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giao nhận nhằm đáp ứng yêu
cầu hội nhập.
3. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu và công
tác quản lý hoạt động giao nhận của Việt Nam hiện nay, xác định được điểm mạnh,
điểm yếu để từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh của loại hình dịch vụ này, đồng thời tăng cường công tác quản lý của Nhà
nước để góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng yêu cầu
hội nhập.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trước hết, bài viết nghiên cứu một số vấn đề mang tính lý thuyết chung về
giao nhận vận tải hàng hoá như khái niệm, đặc điểm, nội dung, ý nghĩa...; đồng thời
- 3 -
nghiên cứu những vấn đề chung về quản lý hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập
khẩu. Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung đó, bài viết đi sâu nghiên cứu thực
trạng hoạt động giao nhận và quản lý hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu
của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, xác định được thời cơ và thách thức đối với
ngành giao nhận Việt Nam trước xu thế hội nhập kinh tế. Từ thực tế những yếu kém
còn tồn tại, bài viết nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động
giao nhận và nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với ngành giao nhận kho
vận trong tương lai.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là hoạt động giao nhận hàng hoá xuất
nhập khẩu của Việt Nam và sự quản lý của các cơ quan Nhà nước đối với hoạt động
giao nhận hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Vì giao nhận vận tải là một đề tài có nội dung rất phong phú và đa dạng, đồng
thời liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế nên đề tài không đi sâu
nghiên cứu hoạt động của người giao nhận ở từng lĩnh vực cụ thể như đường hàng
không, đường biển, vận chuyển hàng hoá bằng container..., cũng như không nghiên
cứu quản lý vĩ mô nền kinh tế mà chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động của ngành
giao nhận vận tải nói chung và quản lý của Nhà nước đối với ngành giao nhận trên
phương diện lý luận và thực tiễn ở Việt Nam.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Người viết nghiên cứu dựa trên cơ sở phép duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử.
Phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê.
Thực hiện phỏng vấn, trao đổi nhằm tìm ra những bất cập, khó khăn
của những người hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận.
Nghiên cứu lý luận kết hợp với khảo sát, tìm hiểu tình hình thực tế.
- 4 -
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về giao nhận và quản lý hoạt động
giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng giao nhận và quản lý hoạt động giao nhận hàng hoá
xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Những giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận và tăng
cường quản lý hoạt động giao nhận của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Tuy rằng nội dung của luận văn có thể chưa thể hiện một cách triệt để các vấn
đề liên quan đến hoạt động giao nhận và quản lý hoạt động giao nhận hàng hoá xuất
nhập khẩu, nhưng mong rằng luận văn sẽ góp một phần vào tiến trình hoàn thiện cơ
chế quản lý của Nhà nước đối với ngành giao nhận và thúc đẩy hơn nữa sự phát
triển của ngành giao nhận nước nhà.
Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo, PGS, TS
Nguyễn Như Tiến, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình giúp đỡ để em
có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
- 5 -
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
GIAO NHẬN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN
HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU.
1.1. Khái quát về giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu:
1.1.1. Khái niệm chung về giao nhận:
1.1.1.1. Khái niệm về giao nhận, dịch vụ giao nhận và người giao nhận:
Khái niệm về giao nhận (forwarding):
Giao nhận, vận tải hàng hoá là một bộ phận nằm trong khâu lưu thông phân
phối. Nó là một mắt xích nối liền sản xuất và tiêu dùng, tạo nên một chu trình khép
kín của quá trình tái sản xuất xã hội. Giao nhận thực hiện chức năng đưa sản phẩm
từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng.
Trong thương mại quốc tế, giao nhận hàng hoá phục vụ đắc lực cho quá trình
xuất nhập khẩu, là khâu quan trọng trong thực hiện hợp đồng mua bán ngoại
thương. Sở dĩ như vậy là do đặc điểm của thương mại quốc tế là người mua và
người bán ở những nước khác nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người
bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng, tức là hàng hoá được vận chuyển từ người bán
sang người mua. Để cho quá trình vận chuyển đó bắt đầu được, tiếp tục được, kết
thúc được, tức là hàng hoá đến được tay người mua cần phải thực hiện hàng loạt các
công việc khác nhau liên quan đến quá trình chuyên chở như đưa hàng ra cảng, làm
thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng hoá ở dọc đường, dỡ hàng ra
khỏi tàu và giao cho người nhận... Những công việc đó được gọi là giao nhận.
Như vậy, giao nhận là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận tải
nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng.
Khái niệm dịch vụ giao nhận (Freight forwarding service):
- 6 -
Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận (FIATA) về
dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào
liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối
hàng hoá cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả
các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên
quan đến hàng hoá.
Theo điều 163 Luật Thương mại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thì “dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm
dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu
kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng
cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người
làm dịch vụ giao nhận khác”. 22
Như vậy, dịch vụ giao nhận cũng là một loại hình dịch vụ mà người kinh
doanh dịch vụ giao nhận cung cấp cho khách hàng. Khách hàng ở đây có thể là
người mua, người bán, thậm chí cả người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận
khác. Khi sử dụng dịch vụ giao nhận, khách hàng sẽ được người kinh doanh dịch vụ
giao nhận thực hiện các công đoạn, thủ tục có liên quan đến hàng hoá để đảm bảo
việc vận chuyển hàng hoá từ người gửi hàng tới người nhận hàng được thuận tiện,
nhanh chóng.
Khái niệm về người kinh doanh giao nhận (Freight forwarder):
Thực ra, không có một định nghĩa thống nhất về người giao nhận được quốc tế
chấp nhận. Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho
hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác có đăng ký
kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá. Tại các nước khác nhau, người giao nhận
được biết đến với những tên gọi khác nhau, như “Đại lý hải quan” (Customs House
Agent), “Môi giới hải quan” (Customs Broker), “Đại lý thanh toán” (Clearing
Agent), hay “Đại lý gửi hàng và giao nhận” (Shipping and Forwarding Agent) và
trong nhiều trường hợp người giao nhận đóng vai trò “Người chuyên chở chính”
- 7 -
(Principal Carrier). Nhưng dù được gọi dưới cái tên nào đi nữa thì một điểm chung
trong hoạt động của tất cả những người này là họ đều chỉ bán dịch vụ của mình,
cùng mang một tên chung trong giao dịch quốc tế là Người giao nhận quốc tế
(International Freight Forwarder), cùng làm một ngành nghề giao nhận.
Ban đầu, người giao nhận chỉ là đại lý hoa hồng thay mặt cho người xuất khẩu
hoặc người nhập khẩu thực hiện các công việc thông thường như bốc dỡ hàng hoá,
tổ chức vận tải nội địa, làm thủ tục thanh toán tiền hàng… Tuy nhiên, cùng với sự
phát triển của thương mại quốc tế cũng như của các phương thức vận tải thì phạm vi
dịch vụ của người giao nhận cũng ngày càng được mở rộng. Ngày nay người giao
nhận đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế.
Dịch vụ mà người giao nhận cung cấp có thể bao gồm từ những công việc cơ bản và
thông thường như thuê tàu, làm thủ tục hải quan cho tới việc cung cấp dịch vụ trọn
gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hoá.
1.1.1.2. Đặc điểm của giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu:
- Do người mua và người bán ở các quốc gia khác nhau nên giao nhận hàng
hoá xuất nhập khẩu có những điểm khác so với vận chuyển và giao nhận hàng hoá
nội địa. Hàng hoá được vận chuyển trên những chặng đường dài và có thể phải
thông qua nhiều phương tiện khác nhau, qua nhiều nước khác nhau. Do đó, việc
chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu phải được phép của Chính phủ của các bên
buôn bán, tuân thủ luật pháp của các quốc gia, các điều ước, công ước quốc tế và
tập quán ở các nước.
- Trong thương mại quốc tế, người mua và người bán thường không trực tiếp
giao nhận hàng hoá với nhau mà phải giao nhận thông qua các đại lý hoặc người
chuyên chở. Đại lý giao nhận hoặc người chuyên chở chịu trách nhiệm nhận hàng
hoặc giao hàng trên cơ sở thực tế có kết hợp với các giấy tờ chứng từ có liên quan.
Công việc của người làm dịch vụ giao nhận đòi hỏi phải có kiến thức rộng rãi về
nghiệp vụ ngoại thương, về luật pháp và nhiều lĩnh vực khác có liên quan như vận
tải, bảo hiểm, thanh toán quốc tế, thủ tục hải quan...
- 8 -
- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá được gọi đơn giản là người giao nhận
khi đảm nhiệm việc vận chuyển hàng hoá thì phải tuân theo quy định của pháp luật
chuyên ngành về vận tải, các quy định quốc tế về giao nhận vận chuyển hàng hoá
xuất nhập khẩu.
- Do tính chất công việc và do phạm vi hoạt động ở quy mô thế giới nên người
giao nhận có quan hệ khá rộng cả trong và ngoài nước. Ở trong nước, người giao
nhận có quan hệ với chủ hàng (người gửi hàng hay người nhận hàng), các tổ chức
thuộc bên thứ ba (người chuyên chở đường biển, đường bộ, đường sông, đường sắt,
đường hàng không, người bốc xếp, tổ chức đóng gói, kho hàng, tổ chức bảo hiểm,
kiểm nghiệm, ngân hàng...); các cơ quan hữu quan như: hải quan, cảng vụ, cơ quan
kiểm dịch, phòng Thương mại, cơ quan giao thông vận tải, cơ quan lãnh sự nước
ngoài... Ở nước ngoài, người giao nhận thành lập các đại lý để lo liệu công việc
giao nhận ở cảng, sân bay, nhà ga xe lửa hay các địa điểm khác.
1.1.1.3. Phân loại giao nhận:
Dựa vào các khía cạnh, tiêu thức khác nhau, người ta có thể chia nghiệp vụ
giao nhận thành nhiều loại.
* Căn cứ vào phạm vi hoạt động có:
- Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ tổ chức chuyên chở quốc
tế.
- Giao nhận nội địa: là hoạt động giao nhận phục vụ chuyên chở hàng hoá
trong phạm vi một quốc gia.
* Căn cứ vào phương thức vận tải có:
- Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường biển.
- Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường sông.
- Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường pha sông biển.
- Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường sắt.
- 9 -
- Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường bộ.
- Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường hàng không.
- Giao nhận hàng hoá chuyên chở kết hợp bằng nhiều phương thức vận tải
k