Trong xu thếthương mại toàn cầu hoá cùng với sựphát triển nhiều hình thức
vận tải mới trong những thập niên qua, việc dịch chuyển hàng hóa từngười bán
đến người mua thường phải trải qua nhiều hơn một phương thức vận tải với các
thủtục xuất khẩu, nhập khẩu và những thủtục khác liên quan. Vì vậy xuất hiện
người giao nhận với nhiệm vụthu xếp tất cảnhững vấn đềthủtục và các phương
thức vận tải nhằm dịch chuyển hàng hóa từquốc gia này đến quốc gia khác một
cách hợp lý và giảm thiểu chi phí. Những dịch vụmà người giao nhận thực hiện
không chỉdừng lại ởcác công việc cơbản truyền thống như đặt chỗ đóng hàng,
nơi dùng đểkiểm tra hàng hoá, giao nhận hàng hoá mà còn thực hiện những dịch
vụchuyên nghiệp hơn nhưtưvấn chọn tuyến đường vận chuyển, chọn hãng tàu
vận tải, làm thủtục hải quan, đóng gói bao bì hàng hoá, .v.v.
Vềngười giao nhận, hiện tại chưa có một khái niệm thống nhất được Quốc tế
công nhận. Người ta thường hiểu người kinh doanh giao dịch vụgiao nhận hay các
doanh nghiệp giao nhận là người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder,
Forwading Agent). Theo Liên đoàn Quốc tếcác Hiệp hội giao nhận thì “Người
giao nhận là người lo toan đểhàng hóa được chuyên chởtheo hợp đồng ủy thác và
hoạt động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người vận
tải. Người giao nhận cũng đảm bảo thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp
đồng giao nhận nhưbảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủtục hải quan, kiểm
hóa”.
49 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 11046 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giới thiệu tổng quan và thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại pacific star logistics, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG GIAO
NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
PACIFIC STAR LOGISTICS
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG
HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
1.1 Khái niệm về người giao nhận
Trong xu thế thương mại toàn cầu hoá cùng với sự phát triển nhiều hình thức
vận tải mới trong những thập niên qua, việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán
đến người mua thường phải trải qua nhiều hơn một phương thức vận tải với các
thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và những thủ tục khác liên quan. Vì vậy xuất hiện
người giao nhận với nhiệm vụ thu xếp tất cả những vấn đề thủ tục và các phương
thức vận tải nhằm dịch chuyển hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác một
cách hợp lý và giảm thiểu chi phí. Những dịch vụ mà người giao nhận thực hiện
không chỉ dừng lại ở các công việc cơ bản truyền thống như đặt chỗ đóng hàng,
nơi dùng để kiểm tra hàng hoá, giao nhận hàng hoá mà còn thực hiện những dịch
vụ chuyên nghiệp hơn như tư vấn chọn tuyến đường vận chuyển, chọn hãng tàu
vận tải, làm thủ tục hải quan, đóng gói bao bì hàng hoá, .v.v...
Về người giao nhận, hiện tại chưa có một khái niệm thống nhất được Quốc tế
công nhận. Người ta thường hiểu người kinh doanh giao dịch vụ giao nhận hay các
doanh nghiệp giao nhận là người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder,
Forwading Agent). Theo Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội giao nhận thì “Người
giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và
hoạt động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người vận
tải. Người giao nhận cũng đảm bảo thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp
đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm
hóa”.
Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công
việc giao nhận hàng hóa của mình), chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thực
hiện dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên
nghiệp hay bất kì người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hóa. Theo Luật Thương mại Việt Nam thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa
là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hóa.
Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra nhận xét:
0 Người giao nhận hoạt động theo hợp đồng ủy thác ký với chủ hàng, bảo
vệ lợi ích của chủ hàng.
0 Người giao nhận lo liệu việc vận tải nhưng chưa hẳn là người vận tải.
Anh ta có thể sử dụng phương tiện vận tải, thuê mướn người vận tải.
0 Cùng với việc tổ chức vận tải, người giao nhận còn làm nhiều việc khác
trong phạm vi ủy thác của chủ hàng để đưa hàng từ nơi này đến nơi khác
theo những điều khoản đã cam kết.
Dù ở các nước khác nhau, tên gọi của người giao nhận có khác nhau, nhưng
tất cả đều cùng mang một tên chung trong giao dịch quốc tế là “người giao nhận
hàng hóa quốc tế” (international freight forwarder), và cùng làm một dịch vụ
tương tự nhau, đó là dịch vụ giao nhận.
Theo Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam thì người giao nhận được
định nghĩa như sau:
Điều 164: Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy
chứng nhận kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
1.2 Khái niệm và đặc điểm của nghiệp vụ giao nhận
1.2.1 Khái niệm
Trong mua bán quốc tế, người mua và người bán thường ở những vị trí cách
xa nhau. Để có thể vận chuyển hàng hoá từ người bán sang người mua được cần
phải thực hiện hàng loạt các công việc liên quan đến quá trình chuyên chở như bao
bì, đóng gói, bốc xếp, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục gửi hàng, xếp
hàng lên tàu, chuyển tải, dỡ hàng và giao cho người nhận ... Tất cả những công
việc đó được gọi là dịch vụ giao nhận.
Vậy, giao nhận là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối, thực
hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ cuối cùng. Giao nhận
thực chất là việc tổ chức vận chuyển hàng hoá và thực hiện tất cả các công việc
liên quan đến vận chuyển hàng hoá đó.
Theo Quy tắc mẫu của Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Giao nhận
(International Federation of Freight Forwarders Associations - FIATA) về dịch vụ
giao nhận thì “Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding Service) là bất kỳ loại dịch
vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân
phối hàng hoá cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên ,
kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ
liên quan đến hàng hóa”. Theo Luật Thương mại Việt Nam thì “Dịch vụ giao nhận
hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá
nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục
giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ
thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác
(gọi chung là khách hàng)”.
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có
liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi
hàng đến nơi nhận hàng. Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực
tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.
Căn cứ vào vai trò của người giao nhận, chúng ta có thể hiểu hoạt động giao
nhận là tập hợp các nghiệp vụ bao gồm từ việc chuẩn bị hàng hóa, kho bãi và các
thủ tục liên quan đến việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua.
Theo Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam thì dịch vụ giao nhận được
định nghĩa như sau:
Điều 163: Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm
dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho,
lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho
người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm
dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).
Như vậy về cơ bản, giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên
quan đến quá trình vận tải nhằn thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng
(người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).
1.2.2 Đặc điểm của nghiệp vụ giao nhận
Do cũng là một loại hình dịch vụ nên dịch vụ giao nhận vận tải cũng mang
những đặc điểm chung của dịch vụ, đó là nó là hàng hóa vô hình nên không có tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, không thể cất giữ trong kho, sản xuất và tiêu
dùng được diễn ra đồng thời, chất lượng của dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của
người được phục vụ.
Nhưng do đây là một hoạt động đặc thù nên dịch vụ này cũng có những đặc
điểm riêng:
Dịch vụ giao nhận vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm
đối tượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không tác động về mặt kỹ
thuật làm thay đổi các đối tượng đó. Nhưng giao nhận vận tải lại có tác
động tích cực đến sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
Mang tính thụ động: Đó là do dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu
cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về
luật pháp, thể chế của chính phủ (nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước
thứ ba,…).
Mang tính thời vụ: Dịch vụ giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt động
xuất nhập khẩu nên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu. Mà thường hoạt động xuất nhập khẩu mang tính chất thời vụ nên hoạt
động giao nhận cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ.
Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưư cước, người làm
dịch vụ giao nhận còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng,
bốc xếp nên để hoàn thành công việc tốt hay không còn phụ thuộc nhiều
vào cơ sở vật chất và kinh nghiệm của người giao nhận.
1.3 Phạm vi các dịch vụ giao nhận:
Trừ trường hợp người gửi hàng hay người nhận hàng tự mình thực hiện giao
nhận hàng hóa, làm các thủ tục và các loại giấy tờ có liên quan thì thông thường
người giao nhận sẽ thay mặt cho người gửi hàng hoặc người nhận hàng đảm nhận
tất cả, thậm chí cả việc vận chuyển hàng hóa. Người giao nhận có thể cung ứng
dịch vụ thông qua các đại lý nước ngoài của mình, các chi nhánh hoặc cũng có thể
sử dụng các dịch vụ này thông qua các nhà thầu phụ.Cho dù người giao nhận thực
hiện rất nhiều dịch vụ khác nhau liên quan đến hàng hóa nhưng có thể tổng hợp
thành các nhóm như sau:
1.3.1 Thay mặt người gửi hàng (xuất khẩu)
Theo yêu cầu của người gửi hàng (người xuất khẩu), người giao nhận sẽ:
9 Chọn tuyến đường, phương thức vận chuyển hay người chuyên chở
thích hợp sao cho hàng được di chuyển nhanh chóng, an toàn, chính xác, tiết
kiệm.
9 Lưu cước với người chuyên chở đã chọn.
9 Nhận hàng và cung cấp những chứng từ có liên quan như biên lai nhận
hàng - the Forwarder Certificate of Receipt hay chứng từ vận tải - the
Forwarder Certificate of Transport…
Thay
mặt
người
gửi
hàng
Thay
mặt
người
nhận
hàng
Dịch
vụ
hàng
hóa
đặc
biệt
Dịch
vụ
khác
Phạm vi dịch vụ của người giao nhận
9 Kiểm tra tất cả những điều khoản trong thư tín dụng (L/C) cũng như
những quy định của Chính phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất
khẩu, nước nhập khẩu, nước chuyển tải.
9 Đóng gói hàng hóa phù hợp, thuận lợi cho việc chuyên chở đến nước
nhập khẩu (trừ khi việc này đã được người gửi hàng thực hiện trước khi giao
hàng cho người giao nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải và
những qui chế áp dụng nếu có ở nước xuất khẩu, nước quá cảnh và nước
nhập khẩu.
9 Thu xếp việc lưu kho, cân đo, mua bảo hiểm cho hàng hóa khi khách
hàng yêu cầu.
9 Vận chuyển hàng hóa đến ga, cảng và làm thủ tục khai báo Hải quan và
các thủ tục khác có liên quan để giao hàng cho người chuyên chở.
9 Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cả tiền cước.
9 Thu xếp việc chuyển tải hàng hóa khi cần thiết.
9 Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở và giao hàng cho người gửi
hàng.
9 Giám sát việc vận chuyển hàng hóa đến người nhận hàng thông qua mối
quan hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nước ngoài.
9 Ghi nhận những tổn thất và giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại
với người chuyên chở khi có tổn thất xảy ra.
1.3.2 Thay mặt người nhận hàng (nhập khẩu)
Theo yêu cầu của người nhận hàng (người nhập khẩu), người giao nhận sẽ:
9 Thay mặt người nhận hàng giám sát người vận tải hàng hóa khi trách
nhiệm vận tải hàng hóa thuộc về người nhận hàng.
9 Nhận hàng và kiểm tra các chứng từ có liên quan đến việc vận chuyển
hàng hóa, quan trọng nhất là tính chính xác của vận đơn đường biển.
9 Nhận hàng của người chuyên chở và trả các cước phí cần thiết nếu có.
9 Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những chi phí khác
cho hải quan và các cơ quan có liên quan.
9 Thu xếp việc lưu kho, quá cảnh hàng hóa khi cần.
9 Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng.
9 Giúp người nhận hàng giải quyết các khiếu nại đối với người chuyên
chở về tổn thất hàng hóa nếu có.
9 Giúp đỡ người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng hóa nếu
hai bên có hợp đồng.
1.3.3 Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt
Giao nhận hàng hóa đặc biệt khác giao nhận hàng hóa thông thường ở chỗ
công việc này đòi hỏi người giao nhận phải có thêm thiết bị chuyên dùng, đồng
thời cũng yêu cầu người giao hàng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững
chắc. Đó là do hàng hóa không đồng nhất mà có thể là hàng bách hóa gồm nhiều
loại thành phẩm, bán thành phẩm, hay hàng sơ chế hoặc những hàng hóa khác giao
lưu trong buôn bán quốc tế.
Một số dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt mà người giao nhận thường gặp
hiện nay:
9 Giao nhận hàng công trình
Hàng công trình chủ yếu là hàng máy móc nặng, thiết bị để xây dựng những
công trình lớn như nhà máy hóa chất, nhà máy thủy điện, sân bay, cơ sở lọc dầu.
Giao nhận hàng hóa loại này là phải từ nơi sản xuất tới tận công trường xây dựng
trong đó trong đó việc di chuyển cần phải có kế hoạch cẩn thận để đảm bảo giao
hàng đúng thời hạn. Đây là một lĩnh vực chuyên môn của người giao nhận vì nó
cần những thiết bị đặc biệt như cần cẩu loại nặng, xe tải ngoại cỡ, tàu chở hàng lọa
đặc biệt,…
9 Giao quần áo treo trên mắc
Quần áo may mặc được chuyên chở bằng những chiếc mắc áo treo giá trong
những container đặc biệt (hanging container). Đây cũng chỉ là những chiếc
container 20’, 40’ bình thường nhưng được lắp đặt thêm những thanh bar ngang
hoặc dọc hay những sợi dây có móc để móc mắc treo vào. Loại container này có
những yêu cầu vệ sinh rất nghiêm ngặt. Cách này loại bỏ được việc phải chế biến
lại quần áo nếu đóng nhồi trong container, đồng thời tránh được ẩm ướt, bụi bẩn.
9 Giao nhận triển lãm
Người giao nhận thường được người tổ chức triển lãm hay các đơn vị tham
gia triển lãm giao cho việc chuyên chở hàng đến nơi triển lãm ở nước ngoài. Đây
thường là hàng tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tại nhập nên cũng có những thủ
tục riêng trong giao nhận không giống hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường đòi
hỏi người giao nhận phải có kinh nghiệm.
1.3.4 Các dịch vụ khác
Ngoài các dịch vụ nêu trên , tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, người
giao nhận có thể làm những dịch vụ khác nảy sinh trong quá trình chuyên chở và
cả những dịch vụ đặc biệt như gom hàng, dịch vụ liên quan đến hàng công trình,
công trình chìa khóa trao tay,…
Người giao nhận cũng có thể thông báo cho khách hàng của mình về nhu cầu
tiêu dùng, thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, những điều
khoản cần đưa vào hợp đồng mua bán ngoại thương, tóm lại là tất cả những vấn đề
liên quan đến công việc kinh doanh của khách hàng, cho dù khách hàng có yêu
cầu hay không.
1.4 Phân loại
1.4.1 Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
♣ Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ cho các tổ chức
chuyên chở quốc tế.
♣ Giao nhận nội địa (giao nhận truyền thống) : là hoạt động giao nhận chỉ
chuyên chở hàng hóa trong phạm vi một nước.
1.4.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:
♣ Giao nhận thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi hàng
đi hoặc gửi hàng đến.
♣ Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài hoạt động thuần túy
còn bao gồm vả xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường ngắn, lưu
kho, lưu bãi,…
1.4.3 Căn cứ vào phương tiện vận tải:
♣ Gíao nhận hàng hóa bằng đường biển.
♣ Giao nhận hàng không.
♣ Giao nhận đường thủy.
♣ Giao nhận đường sắt.
♣ Giao nhận ô tô.
♣ Giao nhận bưu điện.
♣ Giao nhận đường ống.
♣ Giao nhận vận tải liên hợp (Combined Transportation – CT), vận tải đa
phương thức (Montimodal Transportatio – MT).
1.5 Vai trò và chức năng:
Từ trước đến nay các “Forwarders” vẫn được coi như những người trung gian
trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Nhiều người cho rằng sự tồn
tại của nghề này không còn được bao lâu nữa bởi lẽ công nghệ thông tin trên mạng
toàn cầu phát triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến, các chủ hàng có thể giao dịch
trực tiếp với các nhà vận chuyển lớn.
Tuy nhiên nhận định như vậy còn quá sớm vì người giao nhận vẫn đóng vai
trò rất quan trọng. Họ là người điều phối làm sao để toàn bộ quá trình vận chuyển
hàng hóa được thông suốt. Chúng ta biết thương mại điện tử là rất tốt, nhưng
người ta phải cần một ai đó thực hiện giao nhận món hàng. Các hãng tàu chỉ quan
tâm làm sao cho các container của họ được đầy hàng. Các nhà cung cấp hàng hóa
đôi khi cũng có thể chấp nhận vận chuyển một container đầy hàng của họ cho một
khách hàng nào đó. Nhưng nếu một container lại chứa hàng của rất nhiều người
mua thì có lẽ chẳng ai khác ngoài người giao nhận có thể đưa chúng đến tay người
mua hàng. Có thể nói, người giao nhận đóng một vai trò rất quan trọng trong
thương mại quốc tế.
Hiện nay sự trao đổi giao thương giữa các nước ngày càng phát triển, số
lượng hàng ngày càng lớn và đa dạng, và Việt Nam cũng đang trên đường hòa
nhập từng bước với sự phát triển nền Kinh tế Thế Giới. Đường lối đúng đắn của
chính phủ đã và đang khuyến khích các công ty trong nước xuất nhập khẩu, do đó
lượng hàng xuất nhập khẩu ngày càng tăng và chủng loại ngày càng phong phú
hơn, số lượng các công ty đăng ký kinh doanh ngày càng nhiều. Bên cạnh đó,
ngày càng có nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa trong và ngoài nước được kí kết
thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà
nước và sự sống còn của đa số các công ty trong nước.
Để thực hiện tốt và hoàn thành các hợp đồng thì không thể không nhắc đến
vai trò của các công ty giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, cụ thể như:
) Hoạt động giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh
chóng, an toàn và tiết kiệm mà không cần có sự tham gia của người gửi
cũng như người nhận tác nghiệp.
) Hoạt động giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay
vòng của phương tiện vận tải tận dụng tối đa và hiệu quả sử dụng của các
phương tiện vận tải cũng như các phương tiện hỗ trợ khác.
) Hoạt động giao nhận giúp giảm giá thành các hàng hóa xuất nhập khẩu
do giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt chi phí như: chí phí đi lại, chi phí
đào tạo nhân công, chi phí cơ hội,…
Cùng với sự phát triển về kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, công tác giao
nhận xuất nhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng và số lượng nhân viên trong
công tác ngày một tăng giúp cho sự lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước trở
nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên giao nhận là một việc làm tương đối phức tạp, đòi hỏi
người làm giao nhận phải có kiến thức chuyên môn và sự năng động nhanh nhẹn.
Nếu một nhân viên giao nhận yếu về nghiệp vụ thì có khi lô hàng sẽ bị chậm trễ và
dẫn đến nhiều khó khăn như: giao nhận hàng chậm. Điều này sẽ làm cho doanh
nghiệp hay chủ hàng thiếu nguyên vật liệu để sản xuất, không có hàng để bán ra
thị trường trong khi thị trường đang khan hiếm, hoặc phải đóng tiền lưu kho, lưu
bãi,…
1.6 Cơ sở pháp lí của hoạt động giao nhận
Hoạt động giao nhận về thực chất là hoạt đông tác nghiệp liên quan đến
nhiều vấn đề như vận tải, hợp đồng mua bán, thanh toán, thủ tục Hải quan cho nên
khi thực hiện nghiệp vụ giao nhận cần quan tâm đến những cơ sở pháp lí trực tiếp
và gián tiếp điều tiết hoạt động đó.
Cơ sở pháp lí cho việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm các quy
phạm pháp luật quốc tế (các Công ước về vận đơn vận tải, Công ước về hợp đồng
mua bán hàng hóa…); các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về
giao nhận vận tải; các hợp đồng và tín dụng thư…
Công ước quốc tế bao gồm:
Công ước viên 1980 về buôn bán quốc tế.
Các công ước về vận tải như Công ước quốc tế để thống nhất một số
quy tắc về vận đơn đường biển ký tại Brussels ngày 25/08/1924 còn được
gọi là quy tắc Hague. Công ước này cho đến nay đã được sửa đổi chỉnh lý
hai lần, lần thứ nhất vào năm 1968 tại Visby nên được gọi là Nghị định thư
Visby 1968 và lần sửa đổi thứ hai vào năm 1979, gọi là Nghị định thư SDR.
Ngoài ra còn có Công ước Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng
đường biển ký tại Hamburg ngày 31/03/1978, thường gọi tắt là Công ước
Hamburg hay qui tắc Hamburg 1978.
Điều kiện kinh doanh tiêu chuển Incoterm 2010 giải thích các điều kiện
thương mại của phòng thương mại quốc tế.
Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP 500 của phòng
thương mại quốc tế Paris.
Bên cạnh luật pháp quốc tế, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản
quy phạm pháp luật liên quan đến vận tải, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như
Bộ luật Hàng hải Việt Nam 1990, Luật Thương mại Việt Nam 1997, Quyết định
2106/QĐ-GTVT qui định thể lệ bốc dỡ , giao nhận và bảo quản hàng hóa tại cảng
biển Việt Nam (do VIFAS ban hành trên cơ sở của FIATA), Luật kinh doanh bảo
hiểm, rồi Luật thuế,…
Các hợp đồng làm cơ sở cho hoạt động giao nhận bao gồm hợp đồng mua
bán ngoại thương, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng ủy thác giao nhận, hợp đồng bảo
hiểm.
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG GIAO
NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
PACIFIC STAR LOGISTICS
2