Văn hoá là một hiện tượng xã hội có tính kế thừa bền vững. Nó luôn luôn tồn
tại trong dòng chảy của sự vận ñộng, phát triển củalịch sử. Trên chiều dài lịch sử
ấy, bên cạnh những cái dở, cái lạc hậu lại có biết bao nhiêu những ñiều hay, ñiều tốt
do chính bản thân con người sáng tạo ra. Những cái gì trong quá khứ mà ông cha ta
ñã tạo nên dù hay dù dở cũng có thể có mặt trong hôm nay và trong những gì sắp
tới. Sẽ là sự may mắn của chúng ta nếu những gì tốtñẹp, tinh tuý của ông cha ta
chọn lọc, mang theo mình và quyện vào trong một thời ñại mới. Nhưng sẽ là nổi
khổ và ñiều bất hạnh ñối với chúng ta nếu những gì của quá khứ mà chúng ta bê
nguyên xi không có chọn lọc ñể áp dụng vào hiện tạihôm nay.
Lịch sử phát triển của loài người ñang vào những năm ñầu của thế kỷ XXI
với nhiều mối quan hệ hữu cơ chằng chịt, tác ñộng qua lại lẫn nhau, ñan xen vào
giữa các sự vật, hiện tượng và các quá trình phát triển của thế giới. Đặc biệt toàn
cầu hoá ñược xem như là quá trình liên kết phát triển giữa các quốc gia, dân tộc trên
thế giới. Sự tác ñộng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ñang diễn ra mạnh
mẽ cuốn hút tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới vào quá trình quốc tế hoá mọi
lĩnh vực của ñời sống xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản vốn có của thế giới vẫn ñang
tồn tại và ngày càng diễn biến phức tạp. Điều ñó dẫn ñến một nguy cơ lớn dễ nhận
thấy là mối ñe doạ tiềm tàng về khả năng ñánh mất bản sắc văn hoá dân tộc ñối với
các nước có nền kinh tế chậm phát triển, trong ñó có Việt Nam, mặc dù nó cũng
ñem lại cho các quốc gia, dân tộc không ít những thuận lợi và cơ hội lớn.
Trong thời ñại ngày nay với vai trò sứ mệnh lịch sử của mình giai cấp vô sản
và quần chúng nhân dân lao ñộng ñã tự giác nắm lấy tất cả những gì tốt ñẹp, những
gì tinh tuý nhất của quá khứ, của hiện tại ñể làm phong phú và giàu ñẹp cho sự
nghiệp văn hoá của mình. Văn hoá cũng ñược xem như là “chứng minh thư” mà
thiếu nó thì mỗi quốc gia, dân tộc sẽ có nguy cơ ñứng bên bờ vực thẳm của sự ñánh
mất hay tiêu tan chính bản thân mình. Vì vậy, văn hoá ñóng một vai trò hết sức
quan trọng trong ñời sống của mỗi quốc gia, dân tộc“ văn hoá là nền tảng tinh thần
2
của xã hội, một ñộng lực thúc ñẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, ñồng thời là một
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” [9-51]
Việt Nam là một quốc gia ña dân tộc (54 dân tộc anh em) ñược phân bố ñều
khắp các vùng khác nhau của Tổ Quốc. Do ñặc ñiểm vàñiều kiện, hoàn cảnh ñịa lý
của tường vùng khác nhau dẫn ñến hình thành các vùng văn hoá khác nhau. Trong
các vùng văn hoá của Việt Nam, Đắk Lắk một tỉnh củaTây Nguyên là nơi tập trung
một vùng văn hoá dân tộc ñặc sắc của cộng ñồng dân cư lâu ñời. Nền văn hoá ấy
ảnh hưởng sâu xa ñến từng dân tộc, từng con người Đắk Lắk. Nó biểu hiện ở thế
giới quan, nhân sinh quan, phong cách, tư duy lối sống, sinh hoạt, ứng xử .của con
người. Vì sự vận ñộng, biến ñổi của thế giới luôn diễn ra không ngừng, ñiều ñó
không thể không ảnh hưởng ñến văn hoá Đăk Lăk, ñó là giá trị văn hoá của dân tộc
Êñê ở Đăk Lăk. Hơn nữa, vấn ñề quan trọng ñược ñặt ra là không thể có bình ñẳng
dân tộc nếu không giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc. Dân tộc Ê ñê,
một dân tộc bản ñịa trên ñịa bàn tỉnh Đắk Lắk, cùngvới quá trình sinh sống và phát
triển của mình dân tộc Êñê ñã ñể lại những giá trị văn hoá ñộc ñáo, sâu sắc. Đó là
trường ca Đam San với chàng Đam San mạnh mẽ không chịu khuất phục trước số
phận và trước sức mạnh của thiên nhiên, là không gian văn hoá cồng chiêng cùng
với những lễ hội kéo dài hàng tuần cùng với nó là những ché rượu cần làm ngây
ngất lòng người, ñó là chiếc Kpan dài ñược làm từ cây cổ thụ ñược ñặt vào trong
nhà sàn dành cho các nghệ nhân ñánh chiêng khoe tài năng và sự khéo léo của
mình.
126 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 4450 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Ê Đê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC Ê ĐÊ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC
HÀ NỘI, NĂM 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
GIỮ GÌN VÀ PHÁY HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC Ê ĐÊ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.PHẠM VĂN CHÍN
HÀ NỘI, NĂM 2011
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến các thầy, cô trong khoa Giáo dục Chính trị đã trang bị cho tôi
những kiến thức chủ yếu, động viên tôi về mặt tinh thần, tạo điều kiện
về vật chất trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin biểu lộ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS. Phạm Văn Chín, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và
giúp đỡ tôi một cách tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tuy còn nhiều thiếu sót, tôi mong muốn luận văn này sẽ đóng góp
một phần nhỏ bé vào thực tiễn và có ích cho những nghiên cứu sau này.
Học viên
Nguyễn Thị Hải Yến
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Phạm Văn Chín. Các số liệu, tài liệu nêu trong luận văn là trung thực, bảo
đảm tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng, đáng
tin cậy.
Đắk Lắk, ngày 20 tháng 10 năm 2011
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Hải Yến
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt Nghĩa toàn bộ
BCH TW Ban chấp hành trung ương
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTB Chủ nghĩa tư bản
CNXH Chủ nghĩa xã hội
HĐND Hội đồng nhân dân
HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp
HTX Hợp tác xã
NQTW Nghị quyết trung ương
Nxb. Nhà xuất bản
XHCN Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2.Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................................ 3
3.Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
4.Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn ............................................ 4
5.Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 5
Chương 1: VĂN HOÁ VÀ GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC ÊĐÊ Ở TỈNH ĐẮK
LẮK
1.1.Quan điểm Mác xít về văn hoá và giá trị văn hoá .................................................... 6
1.1.1.Khái niệm văn hoá .................................................................................................. 6
1.1.2.Giá trị văn hoá. ...................................................................................................... 22
1.2.Giá trị văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk ............................................................ 32
1.2.1.Điều kiện nảy sinh và tồn tại của văn hoá dân tộc Êđê ở Đắk Lắk ..................... 32
1.2.2.Những nét đặc thù của văn hoá dân tộc Êđê ở Đắk Lắk ..................................... 39
Chương 2:GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC ÊĐÊ Ở
ĐĂK LẮK- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1.Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá Êđê ở Đắk Lắk hiện nay ..52
2.1.1.Thực trạng hoạt động của một số ngành chức năng đối với việc giữ gìn và phát
huy giá trị văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk ..............................................................52
2.1.2.Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk
Lắk hiện nay ......................................................................................................................68
2.1.3.Nguyên nhân của những hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá
của dân tộc Êđê tại Đắk Lắk ............................................................................................93
2.2.Những giải pháp cơ bản đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc
Êđê ở Đắk Lắk ..................................................................................................................99
2.2.1.Căn cứ để có giải pháp .............................................................................................99
2.2.2.Giải pháp ................................................................................................................ 101
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 113
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
GIỮ GÌN VÀ PHÁY HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC Ê ĐÊ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.PHẠM VĂN CHÍN
HÀ NỘI, NĂM 2011
1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Văn hoá là một hiện tượng xã hội có tính kế thừa bền vững. Nó luôn luôn tồn
tại trong dòng chảy của sự vận động, phát triển của lịch sử. Trên chiều dài lịch sử
ấy, bên cạnh những cái dở, cái lạc hậu lại có biết bao nhiêu những điều hay, điều tốt
do chính bản thân con người sáng tạo ra. Những cái gì trong quá khứ mà ông cha ta
đã tạo nên dù hay dù dở cũng có thể có mặt trong hôm nay và trong những gì sắp
tới. Sẽ là sự may mắn của chúng ta nếu những gì tốt đẹp, tinh tuý của ông cha ta
chọn lọc, mang theo mình và quyện vào trong một thời đại mới. Nhưng sẽ là nổi
khổ và điều bất hạnh đối với chúng ta nếu những gì của quá khứ mà chúng ta bê
nguyên xi không có chọn lọc để áp dụng vào hiện tại hôm nay.
Lịch sử phát triển của loài người đang vào những năm đầu của thế kỷ XXI
với nhiều mối quan hệ hữu cơ chằng chịt, tác động qua lại lẫn nhau, đan xen vào
giữa các sự vật, hiện tượng và các quá trình phát triển của thế giới. Đặc biệt toàn
cầu hoá được xem như là quá trình liên kết phát triển giữa các quốc gia, dân tộc trên
thế giới. Sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra mạnh
mẽ cuốn hút tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới vào quá trình quốc tế hoá mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản vốn có của thế giới vẫn đang
tồn tại và ngày càng diễn biến phức tạp. Điều đó dẫn đến một nguy cơ lớn dễ nhận
thấy là mối đe doạ tiềm tàng về khả năng đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc đối với
các nước có nền kinh tế chậm phát triển, trong đó có Việt Nam, mặc dù nó cũng
đem lại cho các quốc gia, dân tộc không ít những thuận lợi và cơ hội lớn.
Trong thời đại ngày nay với vai trò sứ mệnh lịch sử của mình giai cấp vô sản
và quần chúng nhân dân lao động đã tự giác nắm lấy tất cả những gì tốt đẹp, những
gì tinh tuý nhất của quá khứ, của hiện tại để làm phong phú và giàu đẹp cho sự
nghiệp văn hoá của mình. Văn hoá cũng được xem như là “chứng minh thư” mà
thiếu nó thì mỗi quốc gia, dân tộc sẽ có nguy cơ đứng bên bờ vực thẳm của sự đánh
mất hay tiêu tan chính bản thân mình. Vì vậy, văn hoá đóng một vai trò hết sức
quan trọng trong đời sống của mỗi quốc gia, dân tộc “ văn hoá là nền tảng tinh thần
2
của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời là một
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” [9-51]
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc anh em) được phân bố đều
khắp các vùng khác nhau của Tổ Quốc. Do đặc điểm và điều kiện, hoàn cảnh địa lý
của tường vùng khác nhau dẫn đến hình thành các vùng văn hoá khác nhau. Trong
các vùng văn hoá của Việt Nam, Đắk Lắk một tỉnh của Tây Nguyên là nơi tập trung
một vùng văn hoá dân tộc đặc sắc của cộng đồng dân cư lâu đời. Nền văn hoá ấy
ảnh hưởng sâu xa đến từng dân tộc, từng con người Đắk Lắk. Nó biểu hiện ở thế
giới quan, nhân sinh quan, phong cách, tư duy lối sống, sinh hoạt, ứng xử.của con
người. Vì sự vận động, biến đổi của thế giới luôn diễn ra không ngừng, điều đó
không thể không ảnh hưởng đến văn hoá Đăk Lăk, đó là giá trị văn hoá của dân tộc
Êđê ở Đăk Lăk. Hơn nữa, vấn đề quan trọng được đặt ra là không thể có bình đẳng
dân tộc nếu không giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc. Dân tộc Ê đê,
một dân tộc bản địa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cùng với quá trình sinh sống và phát
triển của mình dân tộc Êđê đã để lại những giá trị văn hoá độc đáo, sâu sắc. Đó là
trường ca Đam San với chàng Đam San mạnh mẽ không chịu khuất phục trước số
phận và trước sức mạnh của thiên nhiên, là không gian văn hoá cồng chiêng cùng
với những lễ hội kéo dài hàng tuần cùng với nó là những ché rượu cần làm ngây
ngất lòng người, đó là chiếc Kpan dài được làm từ cây cổ thụ được đặt vào trong
nhà sàn dành cho các nghệ nhân đánh chiêng khoe tài năng và sự khéo léo của
mình.
Thế nhưng một điều đáng buồn hiện nay, dưới tác động của nền kinh tế thị
trường, do ảnh hưởng mặt trái của nền văn hoá phương Tây; sự lợi dụng dân tộc và
tôn giáo của các thế lực thù địch để phá hoại nền văn hoá dân tộc bản địa Đắk Lắk,
nên đã nảy sinh lối sống hướng ngoại, phủ nhận văn hoá dân tộc, sống thực dụng,
làm cho văn hoá các dân tộc bản địa Đắk Lắk đang đứng trước những thử thách
nghiệt ngã và có nguy cơ mai một. Sự chi phối của đồng tiền đã làm thay đổi quan
niệm về những giá trị văn hoá đó, những giá trị văn hoá đó đang bị xem thường,
đang bị mai một dần theo thời gian không còn giữ được những giá trị nguyên sơ
3
như nó vốn có. Một điều đáng buồn hơn nữa đó là một số người trong chính những
cộng đồng đã tạo ra nó đã từ chối sự tồn tại của nó, đặc biệt là thế hệ trẻ của chính
dân tộc Êđê đã không biết được những tập quán của mình. Cho nên, việc giữ gìn và
phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk mang tính thời
sự, cấp bách, nhằm góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá, xây dựng và phát triển nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá
của dân tộc Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay. ” cho luận văn Thạc sĩ của
mình.
2.Lịch sử nghiên cứu
Từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề văn hoá
dưới các khía cạnh khác nhau:
Có nhiều bài viết, công trình khai thác về mối quan hệ giữa văn hoá và phát
triển: Trần Ngọc Hiên “ Văn hoá và phát triển-từ góc nhìn Việt Nam” NXB Khoa
học xã hội, HN, 1993; Phạm Văn Đồng “Văn hoá và đổi mới” NXB Chính trị Quốc
gia, HN,1998; Hoàng Trinh “Vấn đề văn hoá và phát triển” NXB Chính trị Quốc
gia, HN,1996;
Một số công trình, bài viết về văn hoá dưới góc độ triết học: Vũ Thị Kim
Dung-cách tiếp cận vấn đề văn hoá theo quan điểm triết học Mác, tạp chí triết học
số 11/1998; Vũ Đức Khiển- Văn hoá với tư cách một khái niệm triết học và vấn đề
xác định bản sắc dân tộc của văn hoá, tạp chí triết học số 6/2000; Nguyễn Huy
Hoàng “Văn hóa trong nhận thức duy vật lịch sử của C.Mác, NXB Văn hoá thông
tin, Viện văn hoá, Hà Nội, 2002.
Các bài viết làm rõ tầm quan trọng của văn hoá trong nền kinh tế thị trường
hiện nay như: Đặng Hữu Toàn-Vai trò của văn hoá trong sự phát triển lâu bền theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạp chí triết học số 2/1999; Đặng Quang
Định-Vai trò của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạp chí Lý luận Chính trị sô 12/2001.
4
Nhiều công trình viết về bản sắc văn hoá, dân tộc và bản sắc văn hoá các dân
tộc thiểu số ở Việt Nam như: Trần Ngọc Thêm “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam”,
NXB.TP.HCM; Đỗ Huy- Trường Lưu “Bản sắc dân tộc của Việt Nam”, Viện văn
hoá,1999; Huy Cận “Suy nghĩ về bản sắc văn hoá dân tộc” NXB Chính trị QG,
HN,1994; Ngô Văn Lệ “Văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, NXB Giáo dục,
HN, 1998; Ngô Đức Thịnh “ Văn hoá dân gian Êđê”, NXB Văn hoá dân tộc,
HN,1992; Phan Đăng Nhật “Sử thi Êđê”, NXB khoa học xã hội, HN, 1991; Chu
Thái Sơn “ Hoa văn cổ truyền Đắk Lắk”, NXB văn hóa dân tộc, HN, 1997; Y Thih-
Trương Bi “ Truyện cổ Êđê” (tập 1,2), Sở văn hoá thông tin Đắk Lắk, 1983; Lê Huy
Vũ “Lễ hội dân gian Êđê”, NXB văn hoá dân tộc, HN 1995.
Nhìn chung các công trình chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống
“Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk hiện nay”.
Vì thế, việc nghiên cứu “vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Êđê
ở Đắk Lắk hiện nay” là một vấn đề cần được đi sâu làm rõ.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích
Nghiên cứu văn hóa dân tộc Ê-đê để nhằm đưa ra giải pháp giữ gìn và phát
huy giá trị văn hóa dân tộc Ê-đê trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện
nay.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Ê-
đê.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hoá
và giá trị văn hoá, luận văn làm rõ giá trị văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk. Đồng
thời, vạch ra thực trạng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của
dân tộc Êđê ở Đắk Lắk.
4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
5
Luận văn góp phần làm rõ giá trị và vai trò của giá trị văn hoá đối với đời
sống của đồng bào Ê-đê đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ở Đắk
Lắk nói riêng.
5.Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp duy vật biện chứng - duy
vật lịch sử; phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp lôgic -lịch sử; phương
pháp so sánh - đối chiếu.
-Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra; phương pháp
phỏng vấn; phương pháp quan sát; phương pháp thống kê toán học và các phương
pháp khác.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 2
chương và 4 tiết
6
Chương 1
VĂN HOÁ VÀ GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC Ê ĐÊ Ở TỈNH
ĐĂK LĂK
1.1.Quan điểm Mác xít về văn hoá và giá trị văn hoá
1.1.1.Khái niệm văn hoá
Văn hoá là gì? Câu hỏi đã được đặt ra từ lâu với tư duy nhân loại. Trong lịch
sử lơài người, xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau bằng cách này hay cách
khác, đã có rất nhiều định nghĩa về văn hoá. Trong tiếng Việt, văn hoá được dùng
theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức ( trình độ văn hoá), lối sông (nếp sống văn
hoá); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn (văn hoá
Đông Sơn) “Đề cương về văn hoá Việt Nam” của Đảng cộng sản Đông Dương
năm 1943 đã xếp văn hoá bên cạnh kinh tế, chính trị và xem nó bao gồm cả tư
tưởng, học thuật, nghệ thuật, Uỷ ban Unesco của Liên hiệp quốc thì xếp văn hoá
bên cạnh khoa học và giáo dục, tức là đặt hai lĩnh vực này ra ngoài khái niệm văn
hoá.
Ở phương Đông, từ ngữ “văn hoá” đã xuất hiện rất sớm từ thời Tây Hán (thế
kỷ II TCN) ở Trung Quốc. Trong bài: “Chi Vũ”, sách Thuyết Uyển, Lưu Hương
viết: “Thánh nhân cai trị thiên hạ, trước hết dùng văn đức, sau mới dùng vũ lực.
Phàm khi đã dùng vũ lực thì không khuất phục nổi, văn hoá không sửa đổi được
cuối cùng sẽ bị suy kiệt”
Ở phương Tây, từ ngữ “văn hoá” (tiếng La tinh là: Cultura) khởi đầu có ý
nghĩa là vỡ đất, chăm bón đất đai trong lao động nông nghiệp. Sau này chuyển
nghĩa nói về tính chất khai trí, tính chất có giáo dục, có học vấn của con người.
Ngay từ những năm 45 trước công nguyên, Xixêrôn đã coi triết học như là “văn hoá
của trí tuệ” ông khẳng định cần phải rèn luyện và vun xới trí tuệ như người nông
dân vun xới đất đai. Ông nhìn thấy nội dung cơ bản của văn hoá là sự phát triển các
năng lực tinh thần của con người.
Thời phục Hưng người ta bắt đầu xem văn hoá như lĩnh vực tồn tại chân
chính của con người, lĩnh vực “tính người” thật sự, đối lập với lĩnh vực “tính tự
7
nhiên”, “tính động vật”. Văn hoá được coi như là sự phát triển của con người phù
hợp với bản chất của nó. Nhưng do quan niệm lệch lạc về bản chất con người nên
khái niệm văn hoá bị bóp méo.
Triết học tư sản do quan niệm duy tâm về lịch sử và bản chất con người, họ
đã quy văn hoá chủ yếu vào lĩnh vực ý thức tinh thần thuần tuý độc lập với lĩnh vực
tồn tại vật chất của con người, tách rời các lợi ích thực tiễn.
Federico Mayor, tổng giám đốc Unesco cho biết: “Đối với một số người, văn
hoá chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối
với những người khác, văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác
với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng,
phong tục tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng
quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá họp năm
1970 tại Venise”[51-21]. Với cách hiểu rộng này, văn hoá là đối tượng đích thực
của văn hoá học. Trong các công trình nghiên cứu, ngay cả với một cách hiểu cũng
đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Thông thường, do phải trình bày một cách rất
ngăn gọn ( mà ngắn gọn không phải bap giờ cũng đầy đủ), cho nên các định nghĩa
thường là đầu mối của những cuộc tranh luận nhiều khi vô bổ.
Các quan niệm trên, ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đã phản ánh được
những nét đặc trưng của văn hoá. Song văn hoá là một phạm trù hết sức rộng lớn,
phong phú và đa dạng, là một hiện tượng xen kẽ và thẩm thấu trong tất cả mọi hoạt
động trong tất cả mọi hoạt động của xã hội. Do vậy, những quan niệm về văn hoá
vừa rất linh hoạt vừa có nhiều nghĩa, khó có thể có được một công thức, một định
nghĩa gon gàng mà bao hàm đầy đủ ý nghĩa của nó. Hơn thế nữa ví văn hoá là một
hiện tượng xã hội khá phức tạp và phần nào đó sẽ vượt ra ngoài những quan niệm
trên. Vì rằng: văn hoá là kết quả của quá trình lao động và hoạt động xã hội của con
người, nên đề cập đến vấn đề này, các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước ta đã khẳng
định: “văn hoá sản sinh ra trong quá trình con người tác động vào tự nhiên và tiến
hành đấu tranh xã hội” [5-257].
8
Như vậy, văn hoá là sản phẩm trực tiếp của con người, văn hoá bao giời cũng
mang tính lịch sử, tính giai cấp. Hay nói khác đi, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau,
văn hoá cũng có những đặc điểm riêng biệt là phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị.
Bởi lẽ, văn hoá bao gồm những tư tưởng, những giá trị, những chuẩn mực đạo đức
của một giai cấp nhất định trong xã hội. Chính từ cội nguồn của nó, người ta khẳng
định văn hoá ra đời là nhờ lao động.
Văn hoá trước hết phải có tính hệ thống. Mọi hiện tượng, sự kiện thuộc một
nền văn hoá đều có liên quan mật thiết với nhau. Nhờ có tính hệ thống mà văn hoá,
với tư cách là một đối tượng bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được
chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hoá thường xuyên làm tăng tốc độ ổn định của
xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự
nhiên và xã hội của mình.
Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hoá là tính giá trị. Trong từ “văn hoá”
thì văn có nghĩa là “vẻ đẹp”, văn hoá có nghĩa là “ trở thành đẹp, thành có giá trị”.
Văn hoá chỉ chứa cái đẹp, chứa các giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã
hội và con người.
Đặc trưng thứ ba của văn hoá là tính nhân sinh. Văn hoá là một hiện tượng
xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người. Văn hoá đối lập với tự
nhiên, nó là cái tự nhiên đã được biến đổi dưới tác động của con người, là “phần
giao” giữa tự nhiên và con người.
C.Mác và Ăngghen đã xuất phát từ chủ nghiã duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử để xem xét văn hoá. Các ông đã nhìn nhận văn hoá là sản
phẩm của lịch sử, là kết quả hoạt động cái thực tiễn qua nhiều thế hệ người tạo ra.
Trình độ phát triển văn hoá phụ thuộc vào trình độ khám phá, làm chủ tự nhiên, làm
chủ xã hội và làm chủ chính bản thân mình. Trong tác phẩm “ Hệ tư tưởng
Đức”C.Mác cho rằng, có thể xem lịch sử dưới hai mặt, có thể chia lịch sử tự nhiên
v