1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong kỳhọp Quốc hội vào cuối năm 2004, việc sửdụng vốn đầu tưtừngân
sách nhà nước kém hiệu quảlà vấn đềbức xúc của cửtri trong cảnước. Vấn đềnày
không mới nhưng nó tồn tại nhưmột ung nhọt lâu ngày, khó chữa, liên tục leo thang
khi những bằng chứng hiển nhiên của sựlãng phí trong đầu tưngân sách hiện ra
nhãn tiền. Công trình hầm chui Văn Thánh, dựán các nhà máy mía đường, nhà máy
lọc dầu Dung Quất, và nhiều công trình khác nữa là những ví dụ điển hình.
Có rất nhiều nguyên nhân của việc kém hiệu quảtrong đầu tưvốn ngân sách nhà
nước, nhưng nguyên nhân được xem là cơbản đó là cơchế đầu tưtừvốn ngân sách
còn thiếu chặt chẽ, chưa đủtầm đểkiểm soát luồng vốn đầu tưcủa ngân sách nhà
nước.
Những kỳhọp quy mô, những cuộc họp nội bộ được tổchức nhằm mục đích đưa
ra giải pháp. Nhưng có đến nay, vẫn chưa có sựthay đổi đáng kểnào, trong khi
luồng vốn đầu tưtừngân sách vẫn cứtiếp tục chảy ồ ạt, và tất nhiên, đi kèm với nó
là sựgia tăng mức độlãng phí trong sửdụng vốn ngân sách nhà nước, lãng phí công
sức của toàn dân, xói mòn lòng tin của dân
Trong bối cảnh đó, việc“Góp phần hoàn thiện cơchế đầu tưtừvốn ngân sách
nhà nước hiện nay tại Việt Nam” là vô cùng cấp thiết.
2. Mục đích của đềtài
Đềtài “Góp phần hoàn thiện cơchế đầu tưtừvốn ngân sách nhà nước hiện
nay tại Việt Nam”, nhưtên gọi của nó, ra đời với mục đích đưa ra đềxuất đối với
cơchếhiện hành vềquản lý đầu tưtừvốn ngân sách nhà hiện nay tại Việt Nam.
3. Nhiệm vụcủa đềtài
Với mục đích trên, đềtài phải hoàn thành nhiệm vụkhó khăn là đềxuất một quy
trình mới, cách nghĩmới trong việc quản lý đầu tưtừvốn ngân sách nhà nước, qua
Nguyễn Phú Đông Hà 2
Góp phần hoàn thiện cơchế đầu tưtừvốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam
đó, hiệu quảcủa đồng vốn ngân sách, nhờáp dụng quy trình mới, có thểsẽ được cải
thiện hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đềtài là cơchếquản lý đầu tưvà xây dựng từvốn
ngân sách nhà nước, được giới hạn trong phạm vi các văn bản pháp quy còn hiệu
lực tính đến tháng 09 năm 2005.
5. Cơsởlý luận và phương pháp nghiên cứu
Đềtài được phát triển dựa trên nền tảng lý thuyết Kinh tếhọc công cộng, Tài
chính công, lý thuyết Đầu tưvà các kiến thức trong suốt quá trình học ởbậc Cao
học của Tác giảdưới sựhướng dẫn tận tình của các giảng viên, đặc biệt là PGS-TS
Nguyễn Ngọc Hùng.
Dựa trên nền tảng lý luận nêu trên, đềtài tiến hành nghiên cứu theo các phương
pháp:
- Tưduy logic, tưduy trừu tượng.
- Tổng hợp dữkiện, thống kê và phân tích sốliệu.
- Mô hình hoá, sơ đồhoá.
- Biến đổi, chứng minh toán học.
- Một sốphương pháp khác (so sánh, mô tả, v.v ).
6. Bốcục của Luận văn
Gồm 3 chương.
Chương đầu tiên (Chương 1) nêu tổng quan về đầu tưtừvốn ngân sách nhà
nước, trong đó đềtài đưa ra khái niệm về đầu tưtừvốn ngân sách nhà nước, sau đó
là phần nhấn mạnh vềmục đích của đầu tưvốn ngân sách nhà nước; phần kết thúc
chương giúp làm rõ vềvai trò của đầu tưvốn ngân sách nhà nước.
Chương kếtiếp (Chương 2), với mục đích nêu lên thực trạng vềcơchế đầu tưtừ
vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam, đã đưa ra những vấn đềtồn tại của
Nguyễn Phú Đông Hà 3
Góp phần hoàn thiện cơchế đầu tưtừvốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam
cơchếhiện hành dưới nhiều góc độkhác nhau. Trước đó, trong phần đầu của
chương này, là phần khái quát tình hình đầu tưvốn ngân sách nhà nước qua lăng
kính sốliệu vĩmô.
Chương cuối cùng (Chương 3) khép lại nhiệm vụcủa đềtài: Đưa ra các giải pháp
hoàn thiện cơchếquản lý đầu tưtừvốn ngân sách nhà nước tại Việt Nam hiện nay.
Trong đó, các mô hình vềquản lý đầu tư, quy trình thầu, quy trình thanh toán vốn
đầu tư được đềxuất theo một triết lý mới. Đềtài được kết thúc bằng những đềxuất
đưa đồng vốn đầu tưtừngân sách nhà nước xuống các tầng sâu kinh tếnhằm mục
tiêu hướng đến hiệu ứng lan toả, truyền dẫn trong toàn bộnền kinh tế.
Tất nhiên, ởmức độlà một luận văn Thạc sĩkinh tế, những đềxuất của đềtài
cần phải được bàn bạc, góp ý thêm đểcó thểvận dụng vào thực tiễn.
Vì thế, sẽrất có ý nghĩa nếu đềtài nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy,
quý bạn hữu, quý đồng nghiệp và những người có quan tâm.
Nhân đây, tác giả đềtài xin gửi đến thầy Nguyễn Ngọc Hùng– PGS.TS - lời
cảm ơn chân thành nhất vì những hỗtrợcủa Thầy vềtất cảmọi mặt để đềtài này có
thểhoàn thành một cách tốt đẹp.
Vô cùng trân trọng!
Tp.HCM, tháng 09 năm 2005.
51 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2019 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam
MỤC LỤC
Mục lục ................................................................................................................... 02
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 06
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Đầu tư kinh tế ................................................................................................. 09
1.1.1. Khái niệm về đầu tư ............................................................................ 09
1.1.2. Đầu tư kinh tế...................................................................................... 11
1.2. Đầu tư kinh tế từ vốn ngân sách nhà nước.................................................. 12
1.2.1. Khái niệm............................................................................................ 12
1.2.2. Phân loại vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ...................................... 14
1.2.3. Mục đích của đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước ............................... 15
1.2.4. Vai trò của đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước ................................... 19
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CHẾ ĐẦU TƯ
TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM
2.1. Khái quát tình hình đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước tại Việt Nam thời
gian qua .................................................................................................................. 20
2.1.1. Hiệu quả của đồng vốn đầu tư ............................................................ 20
2.1.2. Hiệu quả của đồng vốn đầu tư từ ngân sách ....................................... 23
2.2. Thực trạng cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt
Nam......................................................................................................................... 27
2.2.1. Về phân cấp trong quản lý đầu tư và xây dựng .................................. 29
2.2.2. Về công tác quy hoạch........................................................................ 30
2.2.3. Về quy trình quản lý dự án ................................................................. 32
2.2.4. Về giám sát thi công và chất lượng công trình ................................... 32
2.2.5. Về mục tiêu, hiệu quả của vốn đầu tư ................................................ 33
2.2.6. Vai trò, năng lực của chủ đầu tư ......................................................... 35
Chương 3: HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐẦU TƯ
TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM
3.1. Xây dựng quy trình đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước ............................ 38
3.2. Quy trình thanh toán vốn đầu tư.................................................................. 48
3.3. Khắc phục các rào cản trong việc thực hiện quyền hạn và trách nhiệm.. 51
3.4. Tăng cường độ sâu cho vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước....................... 53
Kết luận .................................................................................................................. 60
Tài liệu tham khảo................................................................................................. 61
Nguyễn Phú Đông Hà 1
Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong kỳ họp Quốc hội vào cuối năm 2004, việc sử dụng vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước kém hiệu quả là vấn đề bức xúc của cử tri trong cả nước. Vấn đề này
không mới nhưng nó tồn tại như một ung nhọt lâu ngày, khó chữa, liên tục leo thang
khi những bằng chứng hiển nhiên của sự lãng phí trong đầu tư ngân sách hiện ra
nhãn tiền. Công trình hầm chui Văn Thánh, dự án các nhà máy mía đường, nhà máy
lọc dầu Dung Quất, và nhiều công trình khác nữa là những ví dụ điển hình.
Có rất nhiều nguyên nhân của việc kém hiệu quả trong đầu tư vốn ngân sách nhà
nước, nhưng nguyên nhân được xem là cơ bản đó là cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách
còn thiếu chặt chẽ, chưa đủ tầm để kiểm soát luồng vốn đầu tư của ngân sách nhà
nước.
Những kỳ họp quy mô, những cuộc họp nội bộ được tổ chức nhằm mục đích đưa
ra giải pháp. Nhưng có đến nay, vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể nào, trong khi
luồng vốn đầu tư từ ngân sách vẫn cứ tiếp tục chảy ồ ạt, và tất nhiên, đi kèm với nó
là sự gia tăng mức độ lãng phí trong sử dụng vốn ngân sách nhà nước, lãng phí công
sức của toàn dân, xói mòn lòng tin của dân…
Trong bối cảnh đó, việc “Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách
nhà nước hiện nay tại Việt Nam” là vô cùng cấp thiết.
2. Mục đích của đề tài
Đề tài “Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước hiện
nay tại Việt Nam”, như tên gọi của nó, ra đời với mục đích đưa ra đề xuất đối với
cơ chế hiện hành về quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà hiện nay tại Việt Nam.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Với mục đích trên, đề tài phải hoàn thành nhiệm vụ khó khăn là đề xuất một quy
trình mới, cách nghĩ mới trong việc quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, qua
Nguyễn Phú Đông Hà 2
Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam
đó, hiệu quả của đồng vốn ngân sách, nhờ áp dụng quy trình mới, có thể sẽ được cải
thiện hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng từ vốn
ngân sách nhà nước, được giới hạn trong phạm vi các văn bản pháp quy còn hiệu
lực tính đến tháng 09 năm 2005.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được phát triển dựa trên nền tảng lý thuyết Kinh tế học công cộng, Tài
chính công, lý thuyết Đầu tư và các kiến thức trong suốt quá trình học ở bậc Cao
học của Tác giả dưới sự hướng dẫn tận tình của các giảng viên, đặc biệt là PGS-TS
Nguyễn Ngọc Hùng.
Dựa trên nền tảng lý luận nêu trên, đề tài tiến hành nghiên cứu theo các phương
pháp:
- Tư duy logic, tư duy trừu tượng.
- Tổng hợp dữ kiện, thống kê và phân tích số liệu.
- Mô hình hoá, sơ đồ hoá.
- Biến đổi, chứng minh toán học.
- Một số phương pháp khác (so sánh, mô tả, v.v…).
6. Bố cục của Luận văn
Gồm 3 chương.
Chương đầu tiên (Chương 1) nêu tổng quan về đầu tư từ vốn ngân sách nhà
nước, trong đó đề tài đưa ra khái niệm về đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, sau đó
là phần nhấn mạnh về mục đích của đầu tư vốn ngân sách nhà nước; phần kết thúc
chương giúp làm rõ về vai trò của đầu tư vốn ngân sách nhà nước.
Chương kế tiếp (Chương 2), với mục đích nêu lên thực trạng về cơ chế đầu tư từ
vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam, đã đưa ra những vấn đề tồn tại của
Nguyễn Phú Đông Hà 3
Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam
cơ chế hiện hành dưới nhiều góc độ khác nhau. Trước đó, trong phần đầu của
chương này, là phần khái quát tình hình đầu tư vốn ngân sách nhà nước qua lăng
kính số liệu vĩ mô.
Chương cuối cùng (Chương 3) khép lại nhiệm vụ của đề tài: Đưa ra các giải pháp
hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước tại Việt Nam hiện nay.
Trong đó, các mô hình về quản lý đầu tư, quy trình thầu, quy trình thanh toán vốn
đầu tư được đề xuất theo một triết lý mới. Đề tài được kết thúc bằng những đề xuất
đưa đồng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước xuống các tầng sâu kinh tế nhằm mục
tiêu hướng đến hiệu ứng lan toả, truyền dẫn trong toàn bộ nền kinh tế.
Tất nhiên, ở mức độ là một luận văn Thạc sĩ kinh tế, những đề xuất của đề tài
cần phải được bàn bạc, góp ý thêm để có thể vận dụng vào thực tiễn.
Vì thế, sẽ rất có ý nghĩa nếu đề tài nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy,
quý bạn hữu, quý đồng nghiệp và những người có quan tâm.
Nhân đây, tác giả đề tài xin gửi đến thầy Nguyễn Ngọc Hùng – PGS.TS - lời
cảm ơn chân thành nhất vì những hỗ trợ của Thầy về tất cả mọi mặt để đề tài này có
thể hoàn thành một cách tốt đẹp.
Vô cùng trân trọng!
Tp.HCM, tháng 09 năm 2005.
Tác giả đề tài.
Nguyễn Phú Đông Hà 4
Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam
Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Đầu tư kinh tế
1.1.1. Khái niệm về đầu tư
Đầu tư – theo định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Khoa học xã
hộI và nhân văn quốc gia – là “việc bỏ nhân lực, vật lực, tài lực, các nguồn lực giới
hạn vào công việc gì trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội.”
Đầu tư trong khái niệm trên được nhìn nhận trong phạm vi rộng lớn, không có
giới hạn. Một hoạt động bất kỳ được gọi là hoạt động đầu tư nếu hội đủ hai điều
kiện sau:
- Bỏ ra các nguồn lực giới hạn (vốn, thời gian, sức khoẻ, trí tuệ, v.v…). Nếu
một hoạt động bất kỳ không bỏ ra nguồn lực, hoặc bỏ ra nguồn lực không giới hạn
thì hoạt động đó không phải là hoạt động đầu tư.
- Phải có sự kỳ vọng về lợi ích do hiệu quả của hoạt động đầu tư mang lại. Nếu
một hoạt động bỏ ra các nguồn lực giới hạn mà không kỳ vọng về hiệu quả của nó,
hoạt động đó không phải là hoạt động đầu tư.
Hộp 1.1: Việc sản xuất muối:
Hoạt động sản xuất muối:
- Việc sử dụng nguồn lực nước biển để sản xuất muối không thể xem là
hoạt động đầu tư, bởi lẽ nước biển là nguồn lực không có giới hạn.
- Việc bỏ vốn ra để bồi đắp ruộng muối là hoạt động đầu tư vì vốn là
nguồn lực có hạn; người bỏ vốn ra kỳ vọng vào lợi nhuận từ việc đầu tư
sản xuất muối mang lại.
Người lao động bỏ sức lao động đi làm thuê trong ruộng muối là hoạt động đầu
tư vì sức lao động là nguồn lực có hạn; người làm thuê kỳ vọng vào đồng lương
hàng tháng của mình có thể bù đắp được sức lao động bỏ ra và khả dĩ nuôi sống
được gia đình.
Nguyễn Phú Đông Hà 5
Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam
Theo hai điều kiện trên, một hoạt động đầu tư nói chung luôn có chủ đầu tư,
lĩnh vực đầu tư và hiệu quả đầu tư:
- Chủ đầu tư: Là cá nhân hoặc tổ chức bỏ nguồn lực giới hạn ra để tiến hành
hoạt động đầu tư (Học sinh bỏ thời gian đi học; người lao động bỏ sức lao động đi
làm thuê; chủ doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh).
- Lĩnh vực đầu tư: Là lĩnh vực chủ đầu tư bỏ nguồn lực giới hạn để đầu tư vào;
ví dụ lĩnh vực học tập; làm thuê; sản xuất kinh doanh.
- Hiệu quả đầu tư: Là hiệu số giữa kết quả do việc đầu tư mang lại và vốn đầu
tư đã bỏ ra. Đây là nội dung quan trọng nhất của khái niệm đầu tư
Với ba yếu tố trên, hoạt động đầu tư luôn hàm chứa sự cân nhắc của chủ đầu tư
trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư (sự đánh đổi) nhằm mục đích tối đa hoá hiệu quả
đầu tư trong phạm vi nguồn lực hạn chế.
Như vậy, mục đích của việc đầu tư là hiệu quả kinh tế - xã hội của việc đầu tư;
theo đó, chủ đầu tư bỏ vốn ra đầu tư nhằm mục đích có được kết quả cao hơn nguồn
lực đã bỏ ra, nói cách khác, đó là hiệu quả đầu tư.
Thông qua mục đích như trên, hoạt động đầu tư có vai trò vô cùng to lớn trong
việc tạo ra của cải, nguồn lực tăng thêm.
Hình 1.1: Hoạt động đầu tư
CHỦ
ĐẦU
TƯ
LĨNH
VỰC
ĐẦU
TƯ
Vốn
đầu
tư
Kết
quả
đầu
tư
Nguyễn Phú Đông Hà 6
Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam
1.1.2. Đầu tư kinh tế
Đây là một khái niệm có phạm vi hẹp hơn bao gồm các hoạt động đầu tư được
giới hạn trong lĩnh vực kinh tế.
Một hoạt động được gọi là đầu tư kinh tế khi thoả mãn hai điều kiện như đối
với hoạt động đầu tư nói chung kèm thêm điều kiện: Hoạt động đầu tư phải được
tiến hành trong lĩnh vực kinh tế.
Vì vậy, đầu tư kinh tế là “việc bỏ nhân lực, vật lực, tài lực, các nguồn lực giới
hạn vào lĩnh vực kinh tế trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội”.
Hình 1.2: Hoạt động đầu tư kinh tế.
CHỦ
ĐẦU
TƯ
Kết
quả
đầu
tư
Vốn
đầu
tư LĨNH
VỰC
KINH
TẾ
Theo mô hình hoạt động đầu tư kinh tế như trên, yếu tố thứ hai của hoạt động
đầu tư được thay đổi. Theo đó, lĩnh vực đầu tư được bó hẹp lại trong lĩnh vực kinh
tế.
Với các điều kiện và các yếu tố đầu tư đã được chỉnh sữa, ta rút ra:
- Mục đích của việc đầu tư kinh tế: Mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư.
- Vai trò: Tạo giá trị kinh tế tăng thêm
Nguyễn Phú Đông Hà 7
Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam
(Trong phần còn lại của đề tài, thuật ngữ “đầu tư” khi được đề cập có nghĩa là
đầu tư kinh tế).
1.2. Đầu tư kinh tế từ vốn ngân sách Nhà nước
1.2.1. Khái niệm
Nếu đầu tư kinh tế là giới hạn hẹp hơn của khái niệm đầu tư khi gắn hoạt động
đầu tư với lĩnh vực kinh tế thì đầu tư kinh tế từ vốn ngân sách nhà nước là một khái
niệm con của khái niệm đầu tư kinh tế – theo một góc độ khác – khi gắn hoạt động
đầu tư kinh tế với nguồn vốn tài trợ - ngân sách nhà nước.
Như vậy, “đầu tư kinh tế từ vốn ngân sách Nhà nước là việc bỏ vốn ngân sách
Nhà nước vào lĩnh vực kinh tế dựa trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội”.
Vốn ngân sách nhà nước được hình thành từ các khoản thu như thuế, phí, lệ
phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các
tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ, v.v… .
Theo các khoản thu trên, ngoài khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước,
tất cả các khoản thu còn lại đều là các khoản đóng góp trực tiếp từ nhân dân. Mặt
khác, ngay cả các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước cũng xuất phát từ
việc Nhà nước dùng tiền đóng góp của dân chúng để đầu tư sinh lợi.
Vì vậy, trong chừng mực nhất định, có thể xem, vốn ngân sách nhà nước là sự
đóng góp của toàn dân.
Vốn ngân sách nhà nước là của toàn dân đóng góp và Nhà nước là cơ quan đại
diện toàn dân quản lý vốn ngân sách. Do đó, nói cách khác, đầu tư kinh tế từ vốn
ngân sách nhà nước là khái niệm đầu tư được giới hạn ở hai yếu tố như sau:
- Lĩnh vực đầu tư: Kinh tế.
- Chủ đầu tư: Toàn dân; đại diện chủ đầu tư: Nhà nước.
Và được khái quát hoá trong mô hình sau:
Nguyễn Phú Đông Hà 8
Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam
Hình 1.3: Hoạt động đầu tư kinh tế từ vốn ngân sách nhà nước
Yếu tố chủ đầu tư ở đây có tính đặc thù hơn ở hai hoạt động đầu tư đã đề cập ở
phần trên. Trong tất cả các văn bản luật và tài liệu hiện hành về đầu tư từ ngân sách
nhà nước, chủ đầu tư của các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước luôn
được hiểu là Nhà nước.
NHÀ
NƯỚC
Vốn
ngân
sách
LĨNH
VỰC
KINH
TẾ
Kết
quả
đầu
tư
Trong khi đó, xét về bản chất, vốn ngân sách nhà nước là tiền được huy động
từ dân chúng dưới nhiều hình thức khác nhau (Thuế, phí, tình nguyện, cưỡng chế,
v.v…), do đó, người chủ của đồng vốn ngân sách phải là toàn dân.
Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng vốn ngân sách không thể lúc nào cũng dựa
trên sự đồng thuận của tất cả dân chúng trong cùng một quốc gia, do đó, quyền quản
lý và sử dụng vốn ngân sách được giao cho một cơ quan đại diện cho quyền lợi toàn
dân: Nhà nước. Nhà nước nhân danh toàn bộ nhân dân để sử dụng đồng vốn ngân
sách.
Ở chừng mực nhất định, chúng ta có thể xem dân chúng là “cổ đông” (hùn tiền)
còn Nhà nước là “Ban giám đốc”, đại diện cho quyền lợi cổ đông và nhân danh cổ
đông để sử dụng nguồn tiền đóng góp sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Vai trò của cổ đông được thể hiện qua các lá phiếu hay sự đồng thuận trong đại
hội cổ đông. Vai trò của dân chúng cũng thể hiện qua lá phiếu bầu cử, sự đồng thuận
của đại biểu nhân dân (dân biểu) trong các kỳ họp Quốc hội.
Nguyễn Phú Đông Hà 9
Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam
Tuy vai trò có sự đồng nhất một cách tương đối, nhưng có một đặc điểm quan
trọng cần lưu ý. Cổ đông đòi hỏi lợi tức của mình tương đương với tỷ lệ vốn góp, số
phiếu biểu quyết cũng tương đương với tỷ lệ vốn góp. Nhưng đối với người dân
đóng thuế cho ngân sách nhà nước thì khác hoàn toàn, mọi người đều có quyền lợi
thụ hưởng các công trình phúc lợi như nhau và giá trị của từng lá phiếu cũng như
nhau, bất kể là anh (chị) đóng thuế nhiều hay ít.
1.2.2. Phân loại vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
- Theo phân cấp (TW, ĐP): (Tiêu chí về cấp quản lý ngân sách)
Ngân sách trung ương: Là ngân sách do nhà nước trung ương trực tiếp quản lý;
nguồn thu của ngân sách trung ương là các nguồn thu do trung ương trực tiếp thu,
do địa phương thu nhưng khoản thu đó phải chuyển về cho nhà nước trung ương
100% hoặc do địa phương thu nhưng điều tiết một tỷ lệ phần trăm nhất định về cho
ngân sách trung ương; các khoản viện trợ, đóng góp; các khoản sinh lợi từ hoạt động
đầu tư từ vốn ngân sách trung ương; v.v… .
Ngân sách địa phương: Là ngân sách do chính quyền địa phương (Tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương; quận - huyện, phường – xã) trực tiếp quản lý. Nguồn
thu của ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng
100%; các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng một tỷ lệ phần trăm giữ lại
nhất định (các khoản thu điều tiết); các khoản viện trợ, đóng góp chính quyền địa
phương được phép nhận theo quy định; các khoản sinh lợi từ hoạt động đầu tư từ
nguồn vốn ngân sách địa phương theo quy định; các khoản thưởng, điều chuyển vốn
từ ngân sách Trung ương xuống địa phương hoặc từ cấp tỉnh xuống các cấp huyện,
xã; v.v… .
Việc sử dụng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được thực hiện
theo quy định về nhiệm vụ chi và phân cấp đầu tư trong luật ngân sách nhà nước của
quốc gia sở tại.
- Theo nguồn tạo lập: (tiêu chí về các nguồn thu Ngân sách)
Từ thuế, phí, lệ phí: Nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí là các khoản thu từ sự đóng
trực tiếp mang tính cưỡng chế của dân chúng.
Nguyễn Phú Đông Hà 10
Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam
Từ vay nợ: Nguồn thu này có được từ quan hệ với các tổ chức tín dụng trong
và ngoài nước
Từ lợi tức kinh tế: Thông qua hoạt động đầu tư từ ngân sách, lợi tức được bổ
sung vào nguồn vốn ngân sách.
Các nguồn thu khác: Ngoài ra, còn có các nguồn thu khác như viện trợ từ nước
ngoài, đóng góp tự nguyện của dân chúng, bán đấu giá tài sản của nhà nước, v.v… .
1.2.3. Mục đích của đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước
Như đã đề cập ở phần 1.2.1, Nhà nước là cơ quan đại diện quyền lợi toàn
dân và nhân danh toàn thể nhân dân để sử dụng vốn ngân sách đạt hiệu quả cao
nhất, và như vậy, đầu tư từ ngân sách cũng là một nội dung (và là nội dung
quan trọng) của việc sử dụng vốn ngân sách; do đó, mục đích của đầu tư từ
ngân sách nhà nước là mang lại hiệu quả cho toàn bộ dân chúng.
Hiệu quả ở đây bao gồm 2 nội dung:
- Hiệu quả là việc làm gia tăng nguồn vốn ngân sách nhà nước: Với nội dung này,
yêu cầu đối với cơ quan quản lý vốn ngân sách (Nhà nước) khi dùng vốn ngân
sách đầu tư là phải tạo nên hiệu quả để làm gia tăng đồng vốn ngân sách. Nội
dung này mang ý nghĩa trực tiếp và bó hẹp khi chỉ quan tâm đến việc làm sinh
sôi nãy nở đồng vốn ngân sách, do đó, sẽ có ưu điểm và nhược điểm như sau:
. Ưu điểm: Mang lại hiệu quả trực tiếp và dễ nhận ra, dễ đo lường.
. Nhược điểm: Vì mục đích của việc sử dụng ngân sách là phục vụ lợi ích cho toàn
dân. Vì thế, nếu chỉ chú ý đến hiệu quả cục bộ của đồng vốn ngân sách thì mục
đích cao nhất của việc đầu tư từ ngân sách sẽ không đạt được. Các biểu hiện:
Thứ nhất, đầu tư từ ngân sách mang tính cạnh tranh và thay thế đối với đầu tư
của dân chúng, vì thế, hiệu quả tính trên toàn cục có thể bị giảm sút; thứ hai,
không chú ý đến tác động ngoại vi (tác động kinh tế, tác động đầu tư, tác động xã
hội, tác động môi trường, v.v…).
- Hiệu quả là việc làm gia tăng của cải trong dân chúng: Để khắc phục nhược
điểm của nội dung thứ nhất, nội dung thứ hai đề cập đến hiệu quả trên bình diện
rộng hơn. Theo đó, Nhà nước đầu tư đồng vốn ngân sách nhắm đến việc tạo ra
Nguyễn Phú Đông Hà 11
Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam
của cải tăng thêm tối đa cho toàn xã hội, chú ý hơn đến lợi ích tổng thể và các tác
động ngoại vi; vốn đầu tư ngân sách nhà nước sẽ không còn tác động thay thế
hay cạnh tranh với v