Luận văn Hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Hoạt động tín dụng là họat động mang lại thu nhập chủ yếu và cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất cho Ngân hàng. Hiện tại, dư nợ cho vay đối với các Doanh nghiệp xây lắp tại Sở giao dịch BIDV chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng dư nợ đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro tín dụng nhất. Vì vậy trong bối cảnh đó chúng tôi cho rằng đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” là hết sức cần thiết, có ý nghĩa lâu dài đối với Sở giao dịch ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

pdf18 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động tín dụng là họat động mang lại thu nhập chủ yếu và cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất cho Ngân hàng. Hiện tại, dư nợ cho vay đối với các Doanh nghiệp xây lắp tại Sở giao dịch BIDV chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng dư nợ đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro tín dụng nhất. Vì vậy trong bối cảnh đó chúng tôi cho rằng đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam” là hết sức cần thiết, có ý nghĩa lâu dài đối với Sở giao dịch ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là từ phân tích lý luận và thực tiễn để đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn - Đối tượng nghiên cứu: hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại các NHTM. - Phạm vi nghiên cứu: Trong bài luận văn chỉ xét trên giác độ ngân hàng và tập trung nghiên cứu rủi ro tín dụng dưới giác độ cho vay đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2005-2007. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và kết hợp phương pháp thống kê kinh tế, phân tích kinh tế và tổng hợp một cách logic để làm sáng tỏ các vấn đề đặt ra nhằm tìm ra các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp. 5. Kết cấu của luận văn ii Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp xây lắp tại các Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp xây lắp tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp xây lắp tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam iii CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Những nét đặc thù của quan hệ tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp 1.1.1. Đặc điểm của Doanh nghiệp xây lắp Xây lắp được hiểu một cách cơ bản là những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình. Doanh nghiệp xây lắp là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp để tạo ra những công trình xây dựng. Các Doanh nghiệp xây lắp được Chủ đầu tư tạm ứng theo Giá trị Hợp đồng xây lắp và thanh toán dựa trên khối lượng xây lắp hoàn thành đã được nghiệm thu. Vòng quay vốn lưu động của các Doanh nghiệp xây lắp thường từ 1-2vòng/năm (tương đương 6-12 tháng) và vòng quay này thường thấp hơn vòng quay của các ngành khác (ngành thương mại vòng quay rất nhanh thường từ 1-3 tháng,..). Khả năng tự chủ của Doanh nghiệp xây lắp thường thấp 1.1.2. Hoạt động cho vay Doanh nghiệp xây lắp Dòng tiền chủ đầu tư thanh toán cho các Nhà thầu và dòng tiền Nhà thầu phải thanh toán cho các Nhà cung cấp vật liệu (xi măng, sắt, thép) là không trùng khớp nhau. Thời gian cho vay thường kéo dài hơn thời gian cho vay của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác Nguồn thu để trả nợ vay là nguồn vốn thanh toán giá trị hoàn thành công trình, do vậy trước khi cho vay, ngân hàng phải xác định rõ nguồn vốn thanh toán của công trình về cơ cấu nguồn vốn (vay Ngân hàng, Vốn tự có, nguồn iv vốn khác), thời gian thanh toán, điều kiện thanh toán. Sau khi cho vay phải theo dõi chặt chẽ tiến độ thi công, thanh toán để thu hồi nợ vay. 1.2. Rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp xây lắp. Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với NH, gây tổn thất cho NH, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho NH. Theo khái niệm trên, Rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp xây lắp là rủi ro tín dụng xảy ra trong hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp xây lắp. Có nhiều chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp xây lắp, có thể chia làm 02 nhóm chính: chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. Về mặt định tính, rủi ro tín dụng được đánh giá qua các chỉ tiêu như: Khách hàng cố tình trì hoãn, hợp tác trong việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, Doanh nghiệp có số dư qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng giảm sút, đặc biệt tiền thanh toán của các công trình về chậm, Doanh nghiệp chấp nhận sử dụng nhiều nguồn tài trợ với chi phí cao với mọi điều kiện, Chênh lệch giữa doanh thu và dòng tiền dự kiến trong dự án vay vốn, Thay đổi thường xuyên về ban lãnh đạo điều hành Doanh nghiệp, bất đồng trong bộ máy lãnh đạo Doanh nghiệp, tranh chấp trong quá trình quản lý. Về mặt định lượng, rủi ro tín dụng thể hiện qua các chỉ tiêu: Tỷ số giữa giá trị các khoản nợ quá hạn của DNXL so với tổng dư nợ cho vay của DNXL, Tỷ số giữa giá trị các khoản nợ xấu của DNXL so với tổng dư nợ cho vay của DNXL, Tỷ số giữa các khoản xóa nợ so với tổng dư nợ cho vay, Tỷ số giữa dư nợ có tài sản đảm bảo so với tổng dư nợ, Tỷ số giữa phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm của DNXL so với tổng dư nợ cho vay các DNXL, Tỷ số giữa phân bổ dự phòng rủi ro tín dụng hàng năm của DNXL so v với tổng dư nợ cho vay, Tỷ số giữa phân bổ dự phòng rủi ro tín dụng hàng năm của DNXL so với tổng vốn chủ sở hữu, Tốc độ tăng trưởng tín dụng của DNXL. 1.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp Nguyên nhân thuộc về chủ quan người đi vay: Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp, Năng lực quản lý, cơ chế quản lý kinh doanh của Doanh nghiệp, Năng lực tài chính của Doanh nghiệp xây lắp, Bất cập trong cơ chế đấu thầu. Nguyên nhân thuộc về ngân hàng: Chính sách tín dụng của Ngân hàng, Thông tin tín dụng trong quá trình phân tích tín dụng, Chất lượng cán bộ tín dụng ngân hàng, Công tác kiểm tra nội bộ của Ngân hàng, Công tác giám sát sau khi cho vay. Những nguyên nhân khách quan: Môi trường tự nhiên, Môi trường kinh tế, Môi trường pháp lý. vi CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1. Tổng quan hoạt động của Sở giao dịch NH ĐT&PTVN 2.1.1. Hoạt động huy động vốn: Sở giao dịch NHĐT&PT VN luôn là đơn vị đầu ngành, đóng góp đáng kể vào công tác huy động vốn và điều hoà vốn toàn hệ thống. Trong 3 năm qua tình hình huy động vốn tại Sở giao dịch NHĐT&PT VN đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, được thể hiện qua bảng 2.2 Bảng 2.2: Tổng hợp hoạt động huy động vốn tại Sở giao dịch NHĐT&PT VN giai đoạn 2005-2007 Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 Huy động vốn cuối kỳ 10.652 14.395 19.281 Trđó: - Huy động từ tổ chức 6.296 59% 10.407 72% 16.702 87% - Huy động dân cư 4.356 41% 3.988 28% 2.579 13% Trđó: - Huy động VND 8.641 81% 12.228 85% 16.253 84% - Huy động ngoại tệ 2.011 19% 2.167 15% 3.028 16% Trđó: - Huy động ngắn hạn 5.418 51% 8.022 56% 11.767 61% - Huy động trung dài hạn 5.234 49% 6.373 44% 7.514 39% 2 Huy động vốn BQ 9.065 11.295 18.543 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005-2007 của Sở giao dịch NHĐT&PT VN) 2.1.2. Hoạt động tín dụng: a. Về quy mô tăng trưởng tín dụng: Trong 3 năm 2005 – 2007, Hoạt động tín dụng bám sát mục tiêu tăng trưởng gắn với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng được Hội sở chính giao. Năm 2005 tổng dư nợ của SGD đạt 5.967 tỷ đồng, năm 2006 con vii số này là 5.918 tỷ đồng và năm 2007 là 6.360 tỷ đồng tăng 442 tỷ so với năm 2006 về số tuyệt đối, tăng 7% so với năm 2006 về số tương đối. Bảng 2.3: Tổng hợp hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch NHĐT&PT VN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Theo kỳ hạn Ngắn hạn 2,156 36% 2,450 41% 3,094 48% Trung dài hạn TM 3,395 57% 3,147 53% 3,128 49% KHNN 417 7% 321 5% 173 3% Theo thành phần Ngoài quốc doanh 727 12% 1,205 20% 2,252 35% Quốc doanh 5,240 88% 4,713 80% 4,143 65% Theo TSĐB nợ vay Có TSĐB 2,984 50% 2,663 45% 3,251 51% Không TSĐB 2,984 50% 3,255 55% 3,144 49% Theo loại tiền VND 2,924 49% 2,772 47% 2,849 44% Ngoại tệ 3,044 51% 3,146 53% 3,546 56% Tổng dƣ nợ 5,968 100% 5,918 100% 6,395 100% Dƣ nợ tín dụng BQ 5.781 5.820 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005-2007 của Sở giao dịch NHĐT&PT VN) b. Về Cơ cấu tín dụng: Thứ nhất, cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn: dư nợ cho vay ngắn hạn đã tăng lên trong 3 năm qua, tỷ trọng cho vay trung dài hạn thương mại mặc dù đã giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng dư nợ. Mục tiêu trong những năm tới của Sở giao dịch là tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm tỷ trọng cho vay dài hạn để phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động. Thứ ba, cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế: Năm 2004, Sở giao dịch đã thành lập thêm Phòng tín dụng 3 với mục tiêu hoạt động là phục vụ khách hàng ngoài quốc doanh, tăng tỷ trọng cho vay các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vì vậy, Dư nợ cho vay Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh về số tuyệt đối tăng từ 727 tỷ đồng (năm 2005) lên 1.205 tỷ đồng (năm 2006) và viii 2.252 tỷ đồng (năm 2007). Về số tương đối, tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tăng từ 12%-35% trong vòng 03 năm qua. Thứ tư, theo tài sản đảm bảo nợ vay, mặc dù dư nợ cho vay có TSĐB giảm vào năm 2006 so với năm 2005 từ 2.984 tỷ đồng xuống còn 2.663 tỷ đồng nhưng sang năm 2007 dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo lại tăng lên là 3.216 tỷ đồng. Nhìn chung, dư nợ vay có tài sản đảm bảo và dư nợ vay không có tài sản đảm bảo đều chiềm khoảng 50% Tổng dư nợ. Dư nợ cho vay có tài sản càng thấp thì nguy cơ rủi ro tín dụng càng cao đối với hoạt động tín dụng ngân hàng. 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp xây lắp tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt nam 2.2.1. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của Doanh nghiệp xây lắp Dư nợ vay các năm đối với DNXL được thể hiện qua Bảng 2.6 Bảng 2.6: Dƣ nợ theo ngành kinh tế tại Sở giao dịch NHĐT&PT VN giai đoạn 2005 -2007 Đơn vị: tỷ đồng Ngành 2005 2006 Tỷ trọng 2007 Tỷ trọng 2006/2005 2007/2006 Bưu chính viễn thông - 191 3.23% 168 2.63% 100% -12% Dệt may 286 348 5.88% 370 5.79% 22% 6% Điện 1,930 1,613 27.25% 1,546 24.17% -16% -4% Khai thác mỏ 19 0.00% - 0.00% -100% -100% Kinh doanh BĐS - 23 0.40% 59 0.93% 100% 153% Thương mại 363 597 10.08% 613 9.58% 64% 3% Xây lắp 1,112 1,165 19.68% 1,132 17.70% 5% -3% Dầu khí 1,718 678 11.46% 1,177 18.41% -61% 74% Công nghiệp - 45 0.76% 49 0.76% 100% 8% Cơ khí 270 579 9.78% 406 6.35% 115% -30% Ngành khác 269 680 11.48% 875 13.68% 152% 29% Tổng 5,968 5,918 100% 6,395 100% -1% 8% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005-2007 của Sở giao dịch NHĐT&PT VN) ix Quy mô Tổng dư nợ của Sở giao dịch có xu hướng tăng mặc dù tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2006 có giảm 1% so với năm 2005. Dư nợ của ngành xây lắp biến động không đồng đều, năm 2006 tăng 5% so với năm 2005 nhưng lại giảm đi 3% so với năm 2007. Tỷ số Tổng dư nợ cho vay xây lắp/ tổng nguồn vốn qua các năm 2005, 2006, 2007 giảm dần từ 10.44% xuống còn 5.87% cho thấy vốn sử dụng cho DNXL càng ngày càng ít đi, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng cũng giảm đi. Bảng 2.7: Dƣ nợ Doanh nghiệp xây lắp và Tổng nguồn vốn Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng 1 Dƣ nợ DNXL 1,112 1,165 1,132 - Ngắn hạn 494 44% 588 51% 495 44% - Trung dài hạn 618 56% 576 49% 637 56% 2 Tổng nguồn vốn 10,652 14,395 19,281 3 Tỷ số dƣ nợ DNXL / Tổng nguồn vốn 10.44% 8.09% 5.87% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005-2007 của Sở giao dịch NHĐT&PT VN) 2.2.2 Nợ quá hạn của DNXL so với tổng dƣ nợ cho vay DNXL Nợ quá hạn của DNXL so với tổng dư nợ cho vay DNXL được biểu hiện qua Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ quá hạn của các DNXL lớn hơn tỷ lệ Nợ quá hạn chung của Sở giao dịch. Cụ thể nợ quá hạn tại Sở giao dịch thường xuyên duy trì ở mức dưới 1% so với tổng dư nợ còn tỷ lệ nợ quá hạn của các DNXL duy trì ở mức 3% so với dư nợ cho vay các DNXL. x Bảng 2.8: Nợ quá hạn chung của Sở giao dịch NHĐT&PT VN và của các DNXL Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Nợ quá hạn chung của SGD Dư nợ 5.968 5.918 6.395 Dư nợ Quá hạn 54 48 50 Tỷ lệ NQH chung của SGD 0,9% 0,8% 0.8% 2 Nợ quá hạn đơn vị TCXL Dư nợ đơn vị TCXL 1.112 1.165 1.132 Dư nợ quá hạn đơn vị TCXL 47 36 37 Tỷ lệ NQH của đơn vị TCXL 4% 3% 3% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005-2007 của Sở giao dịch NHĐT&PT VN) 2.2.3. Nợ xấu của DNXL so với tổng dƣ nợ cho vay của DNXL Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 thì nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo phân loại nợ tại Điều 6 hoặc điều 7 QĐ 493. Bảng 2.12: Nợ xấu của Doanh nghiệp xây lắp Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nợ xấu của SGD 245 408 222 Dư nợ của SGD 5,968 5,918 6,395 Tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dƣ nợ của SGD 4% 7% 3% Nợ xấu của DNXL 197 204 190 Dư nợ DNXL 1,112 1,164 1,132 Tỷ lệ Nợ xấu của DNXL/Dƣ nợ DNXL 18% 18% 17% Tỷ lệ Nợ xấu của DNXL/Nợ xấu của SGD 80% 50% 86% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005-2007 của Sở giao dịch NHĐT&PT VN) Nợ xấu của Sở giao dịch trung bình trong 3 năm qua là 4.7%so với tổng dư nợ, trong đó nợ xấu của các DNXL chiếm trung bình là 72% tổng só nợ xi xấu. Và tỷ lệ nợ xấu của DNXL/Tổng dư nợ DNXL trung bình trong 3 năm qua cao gấp 3.9 lần so với tủ lệ nợ xấu chung tại Sở giao dịch. 2.2.4. Dƣ nợ có tài sản đảm bảo DNXL so với tổng dƣ nợ của DNXL Tỷ trọng này càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng càng giảm. Tỷ trọng này thể hiện khi khách hàng gặp rủi ro không có khả năng trả nợ thì tài sản đảm bảo là nguồn trả nợ thứ hai cho ngân hàng hay đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ bù đắp tổn thất cho Ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Bảng 2.13: Tỷ lệ dƣ nợ có TSĐB của DNXL Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Tỷ lệ dƣ nợ có TSĐB tại SGD 50% 45% 51% 2 Tỷ lệ DN có TSĐB DNXL 41% 44% 45% Dư nợ DNXL 1,112 1,165 1132 Dư nợ có TSĐB DNXL 456 513 511 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005-2007 của Sở giao dịch NHĐT&PT VN) 2.2.5. Tỷ số giữa phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm của DNXL so với tổng dƣ nợ cho vay các DNXL Tùy vào các nhóm nợ, giá trị TSĐB mà tỷ lệ trích dự phòng rủi ro là khác nhau. Theo QĐ 493, Các tổ chức tín dụng phải tiến hành trích dự phòng rủi ro bao gồm Dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng cụ thể của DNXL trong 3 năm qua luôn chiếm tới 70% số tiền dự phòng cụ thể của Sở giao dịch cho thấy Số tiền trích lập dự phòng rủi ro đối với các Doanh nghiệp xây lắp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro. Chi tiết dự phòng cụ thể của DNXL được thể hiện qua bảng 2.14 xii Bảng 2.14: Dự phòng cụ thể của DNXL Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dự phòng cụ thể của SGD 101 97 104 Dự phòng cụ thể của DNXL 69 67 72 Tỷ lệ dự phòng của DNXL/dự phòng của SGD 68% 69% 69% Dƣ nợ DNXL 1,112 1,165 1,132 Dƣ nợ của Sở giao dịch 5,968 5,918 6,395 Tỷ lệ dự phòng của DNXL/ Dƣ nợ DNXL 6.21% 5.75% 6.36% Tỷ lệ dự phòng của DNXL/ Tổng dƣ nợ của Sở giao dịch 1.16% 1.13% 1.13% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005-2007 của Sở giao dịch NHĐT&PT VN) 2.3. Đánh giá rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp xây lắp tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 2.3.1. Những kết quả đạt được trong hạn chế rủi ro tín dụng đối với các DNXL: Công tác thu nợ đạt kết quả tốt, tỷ lệ nợ quá hạn của Sở giao dịch duy trì ở mức kiểm soát được, Công tác xử lý nợ xấu đạt được một số kết quả: Trong năm 2007 Sở giao dịch đã tích cực tận thu nợ ngoại bảng của khách hàng. Lũy kế đến 31/12/2007 thu 30,15 tỷ đồng nợ hạch toán ngoại bảng. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1.Hạn chế: Nợ quá hạn và nợ xấu của Doanh nghiệp xây lắp có tỷ lệ cao hơn nợ quá hạn và nợ xấu chung tại Sở giao dịch. Tỷ lệ nợ xấu DNXL là cao trong khi Dư nợ có TSĐB của DNXL lại thấp Dư nợ cho vay trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn Khách hàng của Sở giao dịch vẫn tập trung vào một số khách hàng lớn là các Tổng công ty, chưa đa dạng nền khách hàng xiii 2.3.2.2.Nguyên nhân Nguyên nhân thuộc về Ngân hàng Việc quản lý danh mục đầu tư tại Sở giao dịch BIDV chưa được chú trọng, Sở giao dịch chủ yếu cho vay các công trình trên cơ sở đề nghị của khách hàng chứ chưa chủ động đề ra lĩnh vực Ngân hàng chú trọng cho vay trong từng thời kỳ chỉ khi xảy ra rủi ro tín dụng hay tăng trưởng tín dụng quá nóng mới đưa ra biện pháp hạn chế cho vay thu hồi nợ, Mặc dù CBTD tại Sở giao dịch BIDV được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, khả năng phân tích tổng hợp mọi rủi ro đối với món vay, Việc xác định thời gian cho vay không phù hợp với chu kỳ thanh toán nghiệm thu của công trình vay vốn, Hệ thống thông tin phục vụ quản lý rủi ro tín dụng còn chưa chính xác và chưa đầy đủ, việc xác định giá trị TSĐB chưa đúng với giá trị thực của TSĐB, Việc giám sát sau khi cho vay còn lỏng lẻo, chưa chấp hành đầy đủ quy trình cho vay tín dụng. Nguyên nhân thuộc về các Doanh nghiệp xây lắp: Tình hình tài chính của các DNXL: Tình hình tài chính của các DNXL ở mức trung bình, tỷ trọng vốn tự có thấp, hoạt động chủ yếu vào vốn vay Ngân hàng nên Doanh nghiệp không tự chủ được về mặt tài chính khi gặp khó khăn , Nguồn vốn của công trình không rõ ràng, Các Nhà thầu bị chiếm dụng vốn bởi chủ đầu tư, DNXL sử dụng vốn sai mục đích, DNXL làm sơ thanh toán công trình A nhưng thực tế lại thanh toán cho công trình B. Nguyên nhân khác: Do giá cả biến động của thị trường diễn biến phức tạp như giá cả của nguyên liệu đầu vào thép, xăng dầu, xi măng tăng mạnh dẫn đến giá thành của các công trình thi công vượt giá trị Hợp đồng thi công xây lắp ban đầu gây xiv khó khăn cho các Nhà thầu. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1.Định hƣớng hoạt động cho vay đối với các Doanh nghiệp Xây lắp tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam thời kỳ 2008-2010 Thứ nhất, thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của BIDV tại các văn bản hướng dẫn về cho vay đối với các Doanh nghiệp xây lắp và văn bản chỉ đạo của Sở giao dịch NHĐT&PT VN. Thứ hai, giảm tỷ trọng cho vay đối với Doanh nghiệp xây lắp, giảm dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đồng thời tăng tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo đối với Doanh nghiệp xây lắp Thứ ba, nâng cao chất lượng cho vay, giảm dư nợ quá hạn đối với các Doanh nghiệp xây lắp Thứ tư, chỉ thiết lập quan hệ khách hàng đối với Doanh nghiệp xây lắp có tình hình tài chính tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, dòng tiền tốt Thứ năm, cho vay đối với các công trình có nguồn vốn thanh toán rõ ràng 3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp xây lắp tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Để có thể hạn chế cho vay đối với các Doanh nghiệp xây lắp, trong thời gian tới Sở giao dịch NHĐT&PTVN nên thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, Đổi mới mô hình tổ chức trên cơ sở thành lập phòng Quản trị giải ngân, Phòng quan hệ khách hàng và Phòng quản lý rủi ro: Việc thành lập Phòng quan hệ khách hàng, Phòng quản trị giải ngân và Phòng quản lý rủi ro xv thể hiện sự chuyên môn hóa trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Từ đó, sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng ở các khâu trong quá trình trước, trong và
Luận văn liên quan