Hệ thống điều khiển máy khoan bằng máy tính điện tử là một tập hợp
các thiết bị và phụ kiện liên quan. Để nắm được hết các nguyên lý hoạt động
và cấu tạo của chúng rõ ràng là một vệc không đơn giản. Thậm chí ngay cả
tên gọi của một số bộ phận trong hệ thống cũng gây phiền hà cho người sử
dụng. Trước những tiến bộ như vũ bảo của ngành công nghiệp ngày nay và
nhu cầu ứng dụng máy tính vào mọi lĩnh vực, hệ thống điều khiển tự động
ngày càng được phát triển một cách hoàn hảo và có độ chính xác cao.
Hoạt động cơ bản của hệ thống điều khiển máy khoan bằng máy tính
được thực hiện cũng giống như các loại giao tiếp khác. Dữ liệu được chứa
trong bộ nhớ của máy tính, sau đó được xuất ra qua cổng giao tiếp nối tiếp
đưa đến máy khoan để điều khiển động cơ định vị đúng vị trí cần khoan, và
cứ thế hết vị trí này đến vị trí khác đến khi nào mà máy tính gởi lệnh dừng thì
động cơ không hoạt động nữa. Khi ấy hệ thống khoan mạch in hoàn thành.
58 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hệ thống điều khiển máy khoan mạch in bằng máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG……………..
LUẬN VĂN
Hệ thống điều khiển máy khoan
mạch in bằng máy tính
4
I _ KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ
Hệ thống điều khiển máy khoan bằng máy tính điện tử là một tập hợp
các thiết bị và phụ kiện liên quan. Để nắm được hết các nguyên lý hoạt động
và cấu tạo của chúng rõ ràng là một vệc không đơn giản. Thậm chí ngay cả
tên gọi của một số bộ phận trong hệ thống cũng gây phiền hà cho người sử
dụng. Trước những tiến bộ như vũ bảo của ngành công nghiệp ngày nay và
nhu cầu ứng dụng máy tính vào mọi lĩnh vực, hệ thống điều khiển tự động
ngày càng được phát triển một cách hoàn hảo và có độ chính xác cao.
Hoạt động cơ bản của hệ thống điều khiển máy khoan bằng máy tính
được thực hiện cũng giống như các loại giao tiếp khác. Dữ liệu được chứa
trong bộ nhớ của máy tính, sau đó được xuất ra qua cổng giao tiếp nối tiếp
đưa đến máy khoan để điều khiển động cơ định vị đúng vị trí cần khoan, và
cứ thế hết vị trí này đến vị trí khác đến khi nào mà máy tính gởi lệnh dừng thì
động cơ không hoạt động nữa. Khi ấy hệ thống khoan mạch in hoàn thành.
II_ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Do thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài chỉ giới hạn trong vòng 6
tuần, với vốn kiến thức và việc tìm hiểu về hệ thống điều khiển và cơ cấu cấu
tạo, cũng như các bộ phận chi tiết trong hệ thống điều khiển còn hạn chế, luận
văn này chỉ thực hiện trong phạm vi ứng dụng phần mềm Pal-El để khoan
mạch in bao gồm các phần sau:
Phần I : Cơ sở lý thuyết về giao tiếp
Giao tiếp với máy tính
Giới thiệu về chuẩn RS-232
Phần II : Các khái niệm về máy điều khiển theo
chương trình số
Đại cương về điều khiển theo chương trình số
Truyền động bằng động cơ bước
Phần III : Phần mềm
Ứng dụng phần mềm PAL-El để khoan mạch in
III _ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Dựa trên tài liệu và thiết bị điều khiển, đặt biệt máy khoan có sẵn, cũng
như phần mền điều khiển được dịch từ tài liệu PAL_EP ….. để viết một
chương trình ứng dụng thực tế đơn giản nhằm góp phần phong phú thêm cho
việc hiểu biết về lĩnh vực này đồng thời có thể mở rộng và định hướng cho
những đề tài sau
5
CHƯƠNG I
GIAO TIẾP MÁY TÍNH
I _ CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH
Trải qua một thời gian dài từ phát minh đầu tiên ra máy tính cho đến
nay, máy tính đã không ngừng nâng cao và phát triển qua nhiều thế hệ. Tuy
nhiên hầu hết máy tính đang phổ biến hiện nay đều có nguồn gốc xuất phát từ
họ PC (Personal Computer). Đầu tiên là kiểu máy PCXT do hãng IBM chế
tạo với bộ xử lý (CPU) 8088 của hãng Intel. Đây là hệ thống xử lý dữ liệu 16
bit nhưng dùng bus dữ liệu 8 bit.
Tiếp theo đó là máy AT ra đời với bộ xử lý 80286 có tính năng hơn hẳn
chip 8088 của máy PC XT. Nó có khả năng tạo ra bộ nhớ ảo, đa nhiệm vụ, tốc
độ nhanh, độ tin cậy cao và dùng bus dữ liệu 16 bit. Đa nhiệm (Multitasking)
là khả năng thực hiện một lúc nhiều nhiệm vụ:
- Vừa in một tài liệu
- Vừa tính toán một phép tính
Công việc này thực hiện được nhờ hoán chuyển nhanh theo sự theo dõi
của CPU đến các chương trình mà nó đang nắm quyền điều khiển .Việc này
được thực hiện ngay bên trong CPU cộng với một vài giúp đỡ của hệ điều
hành.Bộ nhớ ảo (Virtull Memory) cho phép máy tính làm việc với một bộ nhớ
dường như lớn hơn nhiều so với bộ nhớ vật lý hiện có: Công việc này thực
hiện được nhờ một phần mềm và sự thiết kế phần cứng cực kỳ tinh xảo.
Ngày nay các máy AT 386, 486, Pentium dùng chip CPU lần lượt là
80386, 80486, P5 là kết quả của trình độ kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
Chương trình một bộ nhớ lớn hơn tổ tiên là : 8088 hay 80286 cùng với nhiều
chức năng mới, thêm nữa là tốc độ vi xử lý không ngừng được nâng cao độ
rộng của data bus cũng mở rộng lên 32bit rồi 64 bit với Pentium.
II _ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN VÀO RA:
1. Vào ra điều khiển bằng chương trình:
Thiết bị ngoai vi điều ghép với Bus hệ thống vi xử lý thông qua các
phần thích ứng về công nghệ chế tạo và logic. Thích ứng về công nghệ chế
tạo là điều chỉnh mức công nghệ sản xuất thiết bị ngoại vi và công nghệ sản
xuất của mạch trong hệ vi xử lý. Thích ứng về Logic là nhiệm vụ tạo tín hiệu
điều khiển ngoại vi tín hiệu trên bus hệ thống.
Trong hệ vi xử lý một vùng nhớ dùng làm nơi chứa địa chỉ cổng vào ra
và CPU xuất hoặc nhập dữ liệu từ các cổng vào ra này các lệnh xuất nhập
In/Out Lúc này cổng vào ra được xem như thanh ghi ngoài, chúng được viết
vào hoặc đọc ra như ô nhớ Ram qua hai lệnh trên. Để phân biệt hướng xuất
hoặc nhập dữ liệu từ cổng vào ra CPU phát ra tín hiệu điều khiển đọc hoặc
6
viết. Để phân biệt vùng nhớ với thiết bị vào ra CPU phát ra tín hiệu điều
khiển IO/M. Khi có các lệnh này thì các lệnh In/Out mới có tác dụng.
Ngoài các lệnh qui chiếu bộ nhớ, cũng như khả năng trao đổi dữ liệu
giữa thiết bị ngoại vi và hệ vi xử lý. Lúc đó vào ra được gán như một địa chỉ ô
nhớ của bộ nhớ. Các thanh ghi liên quan tới cổng vào ra được xem như ngăn
nhớ. Khi bộ vi xử lý gọi địa chỉ và xung điều khiển đọc hay viết bộ nhớ
không cần xác định nơi gởi là bộ nhớ hay thiết bị vào ra. Nó chỉ hỏi nơi gởi
dữ liệu vào trong khoảng thời gian cho phép. Bộ logic bên ngoài sẽ giải mã
địa chỉ kết hợp với xung MR, MW, để chọn thiết bị mà không phân biệt ngăn
nhớ hay thiết bị vào ra.
2. Vào ra điều khiển bằng ngắt:
Với phương pháp điều khiển vào ra bằng chương trình, CPU phải liên
tục kiểm tra trạng thái của thiết bị ngoại vi đến khi sẵn sàng, đó là sự lãng phí
thời gian của CPU và chương trình dài và phức tạp. Khi bộ vi xử lý có nhiều
thiết bị ngoại vi CPU không đáp ứng yêu cầu của chúng. Có thể đáp ứng yêu
cầu ngoại vi nhanh chóng và không theo trình tự như định trước nhờ cơ cấu
ngắt CPU.
Nhờ tính chất đáp ứng tức thời của vi xử lý khi có yêu cầu ngắt từ thiết
bị ngoại vi do đó các ngắt thường được dùng ở những trường hợp yêu cầu đap
ứng nhanh, thời gian trả lời ngắn, thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào. Khi đó
CPU phải chuyển đến chương trình con, yêu cầu ngắt ở cuối bất kỳ lệnh nào
trong chương trình chính. Các chương trình con phục vụ ngắt có thể lưu trữ
nội dung các thanh ghi và khôi phục lại khi thực hiện xong chương trình phục
vụ ngắt và trước khi trở lại chương trình chính.
Giao tiếp với maý tính là trao đổi dữ kiện giữa một máy tính với một
hay nhiều thiết bị ngoại vi.
Theo tiêu chuẩn sản xuất, máy tính giao tiếp với người sử dụng bằng
hai thiết bị:
- Bàn phím để nhập dữ liệu
- Màn hình để hiển thị
Ngoài ra nhà sản xuất cho ta nhiều cách giao tiếp khác thông qua các
port như là các ngõ giao tiếp:
- Giao tiếp qua port com (nối tiếp)
- Giao tiếp qua port Parallel(song song)
Tùy theo trường hợp ứng dụng cụ thể mà chọn cách giao tiếp thích hợp.
III _ PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP
1. Giao tiếp với máy tính thông qua slot card:
Bên trong máy tính, ngoài những khe cắm dùng cho card vào - ra, card
màn hình, vẫn còn những rãnh cắm để trống. Để giao tiếp với máy tính, ta có
7
thể thiết kế card mở rộng để gắn vào khe cắm mở rộng này. Ở máy tính
PC/XT rãnh cắm chỉ có 1 loại với độ rộng 8 bit và tuân theo tiêu chuẩn ISA
(Industry Standard Architecture). Rãnh cắm theo tiêu chuẩn IS có 62 đường
tín hiệu, qua các đường tín hiệu này máy tính có thể giao tiếp dễ dàng với
thiết bị bên ngoài thông qua card mở rộng.
Trên rãnh cắm mở rộng, ngoài 20 đường địa chỉ, 8 đường dữ liệu, còn
có một số đường điều khiển như: RESET , IOR , IOW, AEN, CLK, ... Do đó
card giao tiếp với máy tính qua slot card đơn giản, số bit có thể tăng dễ dàng,
giảm được nhiều linh kiện, tốc độ truyền dữ liệu nhanh (truyền song song).
Tuy nhiên, do khe cắm nằm bên trong máy tính nên khi muốn gắn card giao
tiếp vào thì phải mở nắp ra, điều này gây bất tiện cho người sử dụng.
2. Giao tiếp qua Serial Port (Port COM) :
IBM PC cung cấp 2 cổng nối tiếp: COM1 và COM2. Các cổng này giao
tiếp theo tiêu chuẩn RS232. Chúng có thể được nối với một Modem để dùng
cho mạng điện thoại, hay nối trực tiếp với một máy tính khác. Dữ liệu được
truyền qua cổng này theo cách nối tiếp, nghĩa là dữ liệu được gởi đi nối tiếp
nhau trên 1 đường dây. Do các dữ liệu được truyền đi từng bit một nên tốc độ
truyền chậm, các tốc độ truyền có thể là 300, 600, 1200, 2400, 4800bps,
9600bps, chiều dài dữ liệu có thể là 5, 6, 7 hoặc 8 bit và kết hợp với các bit
Start, Stop, Parity tạo thành một khung (frame). Ngoài ra cổng này còn có các
điều khiển thu (Receive), phát (Trans), kiểm tra. Cách giao tiếp này cho phép
khoảng cách truyền dữ liệu xa, tuy nhiên tốc độ truyền rất chậm tốc độ tối đa
là 20kbps.
3. Giao tiếp qua cổng PRINT (Cổng máy in):
IBM PC cho phép sử dụng đến 3 cổng song song có tên là LP1, LP2 và
LP3. Kiểu giao tiếp song song được dùng để truyền dữ liệu giữa máy tính và
máy in. Khác với cách giao tiếp qua Port Com, ở cách giao tiếp này dữ liệu
được truyền song song cùng một lúc 8 bit. Vì thế nó có thể đạt tốc độ cao.
Connector của Port này có 25 chân bao gồm 8 chân dữ liệu và các đường tín
hiệu bắt tay (Handshaking ). Tất cả các đường Data và tín hiệu điều khiển đều
ở mức logic hoàn toàn tương thích với mức TTL. Hơn nữa, người lập trình có
thể điều khiển cho phép hoặc không cho phép các tín hiệu tạo Interrupt từ ngõ
vào nên việc giao tiếp đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên, giao tiếp với mức
logic TTL nên khoảng cách truyền bị hạn chế so với cách truyền qua Port
Com, đồng thời cáp truyền cũng phức tạp hơn. Đó là nhược điểm của cách
giao tiếp này.
8
CHƯƠNG II
GIỚI THIỆU CHUẨN RS-232C
Vào năm 1960, cùng với sự phát triển mạnh của các thiết bị đầu cuối
máy tính chia sẻ thời gian, các Modem đã được tung ra ngày càng nhiều nhằm
đảm bảo cho các thiết bị đầu cuối có thể dùng các đường điện thoại để thông
tin giữa các máy tính với nhau ở những khoảng cách xa. Modem và các thiêt
bị được dùng để gửi số liệu nối tiếp thường được gọi là thiết bị thông tin số
liệu DCE (Datommunication Equipment). Các thiết bị đầu cuối hoặc máy tính
đang gửi hay nhận số liệu được gọi là các thiết bị đầu số liệu DTE (Data
Terminal Equipment). Nhằm đáp ứng với nhu cầu về tín hiệu và các chuẩn bắt
tay (handshake standards) giữa DTE và DCE, hiệp hội kỹ thuật điện tử EIA
đã đưa ra chuẩn RS-232C. Chuẩn này mô tả chức năng 25 chân tín hiệu và bắt
tay cho việc chuyển dữ liệu nối tiếp. Nó cũng mô tả các mức điện áp, trở
kháng, tốc độ truyền cực đại và điện dung cực đại cho các đường tín hiệu này.
RS-232 ấn định 25 chân tín hiệu, và quy định các đầu nối DTE phải là
male (đực) và các đầu nối DCE phải là female (cái). Một loại đầu nối đặc biệt
không được cho, nhưng thường dùng nhiều nhất là đầu nối mele DB-25P
(hình 2-1). Ngoài ra, đối với nhiều hệ thống còn dùng loại 9 chân như loại
DE-9P mele (hình 2-2).
Hình 2-1 Hình 2-2
Được EIA đưa vào năm 1969 để truyền dữ liệu nối tiếp và tín hiệu điều
khiển giữa Modem và thiết bị đầu cuối (hoặc máy tính) với tốc độ truyền tối
đa là 20kbps ở cự ly khoảng 15m. đây là một dạng giao tiếp loại TTL + bộ
kích đường dây không cân bằng.
Việc mô tả chuẩn này được chia làm ba phần: Các đặc điểm kỹ thuật về
điện, mô tả các đường dữ liệu điều khiển và sử dụng bộ kết nối chân ra.
I _ ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT VỀ ĐIỆN CỦA RS232C
9
IN
NUMBERS
FOR 9
PINS
PIN
NUMBERS
FOR 25
PINS
COMMON
NAME
RS232C
NAME
SIGNAL
DIRECTION
ON DCE
3
2
7
8
1
2
3
4
5
TxD
RxD
RTS
CTS
AA
BA
BB
CA
CB
-
IN
OUT
IN
OUT
6
5
1
6
7
8
9
10
DSR
GND
CD
CC
AB
CF
-
-
OUT
-
OUT
-
-
11
12
13
14
15
SCF
SCB
SBA
ĐB
-
OUT
OUT
IN
OUT
4
16
17
18
19
20
DTR
SBB
SCA
CD
OUT
OUT
-
IN
IN
9
21
22
23
24
25
CG
CE
CH/CI
DA
OUT
OUT
IN/OUT
IN
-
Hình 2-3 Qui định về chân của RS232C
Mức điện áp logic của RS-232C là khoảng điện áp giữa +15V và –
15V. Các đường dữ liệu sử dụng mức logic âm: logic 1 có điện thế giữa –
5V và –15V, logic 0 có điện thế giữa +5V và +15V. tuy nhiên các đường điền
khiển (ngoại trừ đường TDATA và RDATA) sử dụng logic dương: gía trị
TRUE = +5V đến +15V và FALSE =-5V đến –15.
Ở chuẩn giao tiếp này, giữa ngõ ra bộ kích phát và ngõ vào bộ thu có
mức nhiễu được giới hạn là 2V. Do vậy ngưỡng lớn nhất của ngõ vào là ±3V
trái lại mức ± 5V là ngưỡng nhỏ nhất với ngõ ra. Ngõ ra bộ kích phát khi
không tải có điện áp là ± 25V.
10
Các đặc điểm về điện khác bao gồm
RL (điện trở tải) được nhìn từ bộ kích phát có giá trị từ 3 ÷ 7k.
CL (điện dung tải) được nhìn từ bộ kích phát không được vượt quá
2500pF.
Để ngăn cản sự dao động quá mức, tốc độ thay đổi (Slew rate ) của
điện áp không được vượt qúa 30V/µs.
Đối với các đường điều khiển, thời gian chuyển của tín hiệu (từ TRUE
sang FALSE, hoặc từ FALSE sang TRUE ) không được vượt qúa 1ms. Đối
với các đường dữ liệu, thời gian chuyển (từ 1 sang 0 hoặc từ 0 sang 1) phải
không vượt qúa 4% thời gian của 1 bit hoặc 1ms.
II _ CÁC ĐƯỜNG DỮ LIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN CỦA RS232
- TxD: Dữ liệu được truyền đi từ Modem trên mạng điện thoại.
- RxD: Dữ liệu được thu bởi Modem trên mạng điện thoại.
Các đường báo thiết bị sẵn sàng:
- DSR : Để báo rằng Modem đã sẵn sàng.
- DTR : Để báo rằng thiết bị đầu cuối đã sẵn sàng
- Các đường bắt tay bán song công.
- RTS : Để báo rằng thiết bị đầu cuối yêu cầu phát dữ liệu.
- CTS : Modem đáp ứng nhu cầu cần gửi dữ liệu của thiết bị đầu cuối
cho thiết bị đầu cuối có thể sử dụng kênh truyền dữ liệu. Các đường
trạng thái sóng mang và tín hiệu điện thoại:
- CD : Modem báo cho thiết bị đầu cuối biết rằng đã nhận được một sóng
mang hợp lệ từ mạng điện thoại.
- RI : Các Modem tự động trả lời báo rằng đã phát hiện chuông từ mạng
điện thoại địa chỉ đầu tiên có thể tới được của cổng nối tiếp được gọi là địa
chỉ cơ bản (Basic Address). Các địa chỉ ghi tiếp theo được đặt tới bằng
việc cộng thêm số thanh ghi đã gặp của bộ UART vào địa chỉ cơ bản.
- Mức tín hiệu trên chân ra RxD tùy thuộc vào đường dẫn TxD và thông
thường nằm trong khoảng –12 đến +12. Các bit dữ liệu được gửi đảo
ngược lại. Mức điện áp đối với mức High nằm giữa –3V và –12V và mức
Low nằm giữa +3V và +12V. Trên hình 2-4 mô tả một dòng dữ liệu điển
hình của một byte dữ liệu trên cổng nối tiếp RS-232C.
- Ở trạng thái tĩnh trên đường dẫn có điện áp –12V. Một bit khởi động
(Starbit) sẽ mở đầu việc truyền dữ liệu. Tiếp đó là các bit dữ liệu riêng lẻ
sẽ đến, trong đó các bit giá trị thấp sẽ được gửi trước tiên. Còn số của các
bit thay đổi giữa 5 và 8. Ở cuối của dòng dữ liệu còn có một bit dừng
(Stopbit) để đặt trở lại trạng thái ngõ ra (-12V).
11
Địa chỉ cơ bản của cổng nối tiếp của máy tính PC có thể tóm tắt trong
bảng các địa chỉ sau:
COM 1 (cổng nối tiếp thứ nhất) Địa chỉ cơ bản = 3F8(Hex)
COM 2 (cổng nối tiếp thứ hai) Địa chỉ cơ bản = 2F8(Hex)
COM 3 (cổng nối tiếp thứ ba) Địa chỉ cơ bản = 3E8(Hex)
COM 4 (cổng nối tiếp thứ tư) Địa chỉ cơ bản = 2E8(Hex)
Cũng như ở cổng máy in, các đường dẫn tín hiệu riêng biệt cũng cho
phép trao đổi qua các địa chỉ trong máy tính PC. Trong trường hợp này, người
ta thường sử dụng những vi mạch có mức độ tích hợp cao để có thể hợp nhất
nhiều chức năng trên một chip. Ở máy tính PC thường có một bộ phát/nhận
không đồng bộ vạn năng (gọi tắt là UART: Universal Asnchronous Receiver/
Transmitter) để điều khiển sự trao đổi thông tin giữa máy tính và các thiết bị
ngoại vi. Phổ biến nhất là vi mạch 8250 của hãng NSC hoặc các thế hệ tiếp
theo.
Thông thường với các yêu cầu ứng dụng tốc độ thấp người ta giao tiếp
qua ngõ nối tiếp, nó giao tiếp theo tiêu chuẩn RS232C và dùng để giao tiếp
giữa máy tính với Modem hoặc Mouse. Ngoài ra cũng có thể dùng giao tiếp
với printer hay plotter nhưng không thông dụng lắm bởi tốc độ truyền quá
chậm. Đối với máy AT cho ta hai ngõ giao tiếp COM1 và COM2. Trong một
số card I/O ta có thể có đến 4 cổng COM.
Để giao tiếp nối tiếp với 2 ngõ COM này Bus hệ thống của CPU (Data
Bus và Address Bus) hãng IBM sử dụng hai Chip lập trình của Intel là 8250
UART (Universal Asynchronus Receiver Transmitter). Địa chỉ theo bộ nhớ
của hai Chip này là 0040:0000 cho UART của ngõ COM1 và 0040:0002 cho
UART của ngõ COM2 (Địa chỉ logic do hệ điều hành chỉ định) và địa chỉ
D0 D1 D4 D5 D3 D6 D7
Stopbit Starbit
+12V
LOW
1 1 0 1 0 0 1 0
-12V HIGHT
T =1/fBaud
10
4µS
1.04ms
Hình 2-4: Dòng dữ liệu trên cổng RS 232 với tốc độ
12
theo Port để truy xuất khi sử dụng là 3F8-3FF cho COM1 và 2F8-2FF cho
COM2.
Dữ liệu truyền qua cho Port COM dưới dạng nối tiếp từng Bit một,
đơn vị dữ liệu có thể là 5 Bit, 6 Bit hay 1 byte tùy theo sự cài đặt lúc khởi tạo
Port COM. Ngoài ra để truyền dữ liệu qua Port COM còn cần những tham số
sau: Bit mở đầu cho một đơn vị dữ liệu START Bit. STOP Bit (Bit kết thúc).
Parity (Kiểm tra chẵn lẻ). Baud Rate (Tốc độ truyền) tạo thành một Frame
(Khung truyền).
Port COM là một thể khởi tạo bằng BIOS thông qua chức năng 0 của
Interrupt 14, nạp vào thanh ghi DX1 chỉ số chọn kênh (COM1 = 0, COM2
= 1). Thanh ghi AL được nạp vào các tham số của việc truyền dữ liệu.
A L D7 D6 D5 D4 D3 D2 D1 D0
Bit D0 D1 : Cho biết độ rộng của dữ liệu
0 0 : Dữ liệu có độ rộng 5 Bit
0 1 : Dữ liệu có độ rộng 6 Bit
1 0 : Dữ liệu có độ rộng 7 Bit
1 1 : Dữ liệu có độ rộng 8 Bit.
Bit D2 : Cho biết số Stop Bit.
0 : Sử dụng một bit Stop
1 : Sử dụng hai bit Stop
Bit D3 D4 : Các Bit parity (chẵn lẻ)
0 0 : Không kiểm tra tính Parity
1 1 : Không kiểm tra tính Parity
0 1 : Odd (lẻ)
1 0 : Even (chẵn)
Bit D5D6D7 : Cho biết tốc độ truyền (Baud Rate)
0 0 0 : Tốc độ truyền 110bps (bit per second)
0 0 1 : Tốc độ truyền 150bps (bit per second)
0 1 0 : Tốc độ truyền 300bps (bit per second)
0 1 1 : Tốc độ truyền 600bps (bit per second)
1 0 0 : Tốc độ truyền 1200bps (bit per second)
1 0 1 : Tốc độ truyền 2400bps (bit per second)
1 1 0 : Tốc độ truyền 4800bps (bit per second)
1 1 1 : Tốc độ truyền 9600bps (bit per second)
III _ MODEM RỖNG CỦA RS232C
13
Mặc dù chuẩn RS_232C của EIA được dành riêng để áp dụng kết nối
giữa Modem với thiết bị đầu cuối, nhưng một thuê bao của RS_232C cũng
thường được sử dụng khi hai thiết bị đầu cuối được nối với nhau, hoặc một
máy tính và một máy in mà không sử dụng các Modem.
Trong những trường hợp như vậy, các đường TxD và RxD phải được
đặt chéo nhau và các đường điều khiển cần thiết phải được đặt ở TRUE hoặc
phải được tráo đổi thích hợp bên trong cáp kết nối. Sự nối lắp cáp của
RS232C mà có sự tráo đổi đường dây được gọi là Modem rỗng (null Modem).
Cáp như vậy thích hợp để nối trực tiếp 2 thiết bị DTE qua các port
RS232C. Hai sơ đồ có thể kết nối lẫn nhau được trình bày trong hính 2-5 và
hình 2-6 chú ý rằng trong trường hợp đơn giản nhất chỉ cần kết nối 4 dây lẫn
nhau, trong thực tế 2 đường dây đất (SIG GND 0 và CHAS GND) thường
được kết hợp lại, mặc dù điều này không được đề cập tới.
IV _ CÁC IC KÍCH PHÁT VÀ THU CỦA RS232C
Nhờ tính phổ biến của giao tiếp, người ta đã chế tạo các IC kích phát và
thu. Hai vi mạch như vậy được Motorola sản xuất là IC kích phát MC 1488 có
dạng vỏ vuông. Và MC 1489.Mỗi IC kích phát 1488 nhận một tín hiệu mức
TTL và chuyển thành tín hiệu ở ngõ ra tương thích với mức điện áp của
RS232C. IC 1489 phát hiện các mức vào của RS232C và chuyển chúng thành
các ngõ ra có mức TTL.
V _ MINH HỌA THÔNG TIN NỐI TIẾP BẤT ĐỒNG BỘ
Đối với các máy PC, các cổng liên lạc nối tiếp (serial port) còn được
gọi là các cổng COM. Hoàn toàn có thể sử dụng các cổng này để kết nối máy
PC với các máy tính khác, với các Modem, các máy in, máy vẽ, các thiết bị
điều khiển, mouse, mạng …
Tất cả các máy tính PC có khả năng làm việc tối đa là 4 cổng nối tiếp
khi sử dụng các card giao tiếp I/O chuẩn. Các cổng nối tiếp thường được thiết
kế theo các qui định RS-232 theo các yêu cầu về điện và về tín hiệu. BIOS chỉ
hỗ trợ các cổng nối tiếp RS-232C. Còn các