Nhượng quyền thương mại được nhìn nhận như là một hệ thống đầu tiên ở
Mỹ vào giữa thế kỷ 19. Hiện nay, hệ thống nhượng quyền thương mại đã có mặt ở
nhiều nước trên thế giới và đang tiếp tục tăng trưởng cả về số lượng lẫn qui mô ở
khắp mọi nơi. Theo thống kê của Hội đồng nhượng quyền thương mại thế giới
(WFC), trên thế giới có trên 19.000 hệ thống nhượng quyền thương mại hoạt động
trong hơn 100 lĩnh vực khác nhau. Doanh thu hàng năm từ hoạt động của hệ thống
nhượng quyền là trên 2.000 tỷ USD tăng gấp đôi so với năm 2000 và tạo hơn 20
triệu việc làm [22]. Kết quả thực tiễn tại nhiều nước trên thế giới cũng đã chứng
minh hoạt động của hệ thống nhượng quyền thương mại đã đóng vai trò quan trọng
đối với sự phát triển của cả một nền kinh tế.
ở Việt Nam, hệ thống nhượng quyền thương mại xuất hiện từ những năm 90
của thế kỷ 20. Theo thống kê của WFC năm 2004, Việt Nam có khoảng 70 hệ thống
nhượng quyền hoạt động, trong đó đa phần là các thương hiệu nước ngoài. Đến năm
2006, Việt nam có khoảng 530 hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại trong
nhiều lĩnh vực khác nhau [2].
Tuy nhiên, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới
và đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) với cam
kết mở cửa thị trường dịch vụ, hoạt động của hệ thống nhượng quyền thương mại sẽ
tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng 25-30% trong 2-3 năm tới [2].
Có thể thấy rằng do lĩnh vực nhượng quyền còn khá mới mẻ tại Việt Nam
nên chỉ có một số ít thương hiệu Việt đã và đang áp dụng hình thức này như cà phê
Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô, Foci, Ninomaxx, T&T, Mặc dù vẫn còn nhiều
hạn chế trong việc hình thành và phát triển hệ thống này nhưng hiệu quả của nó là
không thể phủ nhận.
Khi hoạt động nhượng quyền còn đang trong quá trình xây dựng một hệ
thống hoàn chỉnh, từ lý luận, hành lang pháp lý đến các nguyên tắc căn bản, thì một
hệ thống nhượng quyền thương mại chuẩn mực cho các doanh nghiệp Việt nam là
vô cùng quan trọng và hữu ích. Chính vì thế nghiên cứu tổng quan về hệ thống
2
nhượng quyền thương mại, phân tích hệ thống nhượng quyền của một số công ty
điển hình trên thế giới và Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp phát triển hệ thống kinh
doanh này tại Việt Nam là một vấn đề thời sự, mang tính lý luận và thực tiễn cao
trong giai đoạn hiện nay. Do vậy tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hệ thống nhượng
quyền thương mại của một số công ty trên thế giới và khả năng phát triển vào
Việt nam’’ làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình
96 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hệ thống nhượng quyền thương mại của một số công ty trên thế giới và khả năng phát triển vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
NGUYỄN VĂN GIANG
HỆ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CỦA
MỘT SỐ CÔNG TY TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHẢ NĂNG
PHÁT TRIỂN VÀO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 60.31.07
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VŨ CHÍ LỘC
HÀ NỘI – 2008
Tên thành phố-năm
i
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
VỀ HỆ THỐNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI 4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 4
1.2. Lý luận chung về hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại 7
1.3. Xây dựng, phát triển và bảo vệ hệ thống nhƣợng quyền 20
1.3.1. Bảo vệ tài sản trí tuệ 20
1.3.2. Lựa chọn mô hình phát triển nhƣợng quyền thƣơng mại 20
1.3.3. Xây dựng tính đồng bộ của hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại 21
1.3.4. Phát triển hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại 22
CHƢƠNG II: HỆ THỐNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ
CÔNG TY TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM 29
2.1. Hệ thống nhƣợng quyền của một số công ty trên thế giới 29
2.1.1. Tổng quan hệ thống nhƣợng quyền một số nƣớc trên thế giới 29
2.1.2. Hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại của một số công ty
trên thế giới và Việt Nam 34
2.2. Hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại tại Việt nam 52
2.2.1. Thực trạng hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại tại Việt Nam 52
2.2.2. Các quy định pháp lý về nhƣợng quyền thƣơng mại tại Việt nam 56
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀO VIỆT NAM 58
3.1. Cơ hội và thách thức đối với việc phát triển nhƣợng quyền tại Việt Nam 58
3.1.1. Cơ hội đối với việc phát triển nhƣợng quyền thƣơng mại tại Việt Nam 61
3.1.2. Thách thức đối với việc phát triển nhƣợng quyền thƣơng mại
tại Việt Nam 62
ii
3.2. Một số giải pháp phát triển hệ thống nhƣợng quyền vào Việt Nam 65
3.2.1. Nhóm các giải pháp về phía Nhà nƣớc 65
3.2.2. Nhóm các giải pháp về phía Doanh nghiệp 70
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LỜI CẢM ƠN
iii
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Vũ Chí Lộc - Chủ tịch Hội
đồng Trƣờng đại học ngoại thƣơng đã tận tình hƣớng dẫn tác giả hoàn thành luận
văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè
đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
NGUYỄN VĂN GIANG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCFA: China Chain Store & Franchise Association
Hiệp hội nhƣợng quyền thƣơng mại và chuỗi cửa hàng Trung Quốc
CFA: Canadian Franchise Association
iv
Hiệp hội nhƣợng quyền thƣơng mại Canada
FLE: Franchising and Licensing Association (Singapore)
Hiệp hội nhƣợng quyền và chuyển giao quyền sử dụng Singapore
IFA: International Franchise Association
Hiệp hội Nhƣợng quyền thƣơng mại quốc tế
ITPC: Investment & Trade Promotion Centre, Ho Chi Minh City
Trung tâm xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ thành phố Hồ Chí Minh
JFA: Japan Franchise Association
Hiệp hội nhƣợng quyền thƣơng mại Nhật Bản
KFC: Kentucky Fried Chicken
Gà rán Kentucky
PEA: Philippine Franchise Association
Hiệp hội nhƣợng quyền thƣơng mại Philippine
UFOC: Uniform Franchise Offering Circular
Bản tài liệu chào bán nhƣợng quyền thống nhất
VFA: Viet Nam Franchise Association
Hiệp hội Nhƣợng quyền thƣơng mại Việt Nam
WFC: World Franchise Council
Hội đồng Nhƣợng quyền thƣơng mại thế giới
WTO: World Trade Organization
Tổ chức thƣơng mại thế giới
YRI: YUM ! Restaurant International
Tập đoàn YUM
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TRAN
G
v
BẢNG
Bảng 1.1 Mƣời nghành kinh doanh có hệ thống nhƣợng quyền
thƣơng mại nhiều nhất trên thế giới
5
Bảng 2.1 Mƣời hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại hàng đầu của Mỹ 29
Bảng 2.2 Cửa hàng nhƣợng quyền thƣơng mại 7-Eleven trên thế giới 47
Bảng 2.3 Một số hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại của Việt Nam 54
Bảng 3.1 Top 10 thị trƣờng bán lẻ có sức hấp dẫn nhất năm 2007 59
BIỂU ĐỒ
Biểu đổ 2.1 Sự phát triển nhƣợng quyền thƣơng mại ở Trung Quốc 31
Biểu đồ 2.2 Sự phát triển nhƣợng quyền thƣơng mại ở Nhật Bản 34
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nhượng quyền thương mại được nhìn nhận như là một hệ thống đầu tiên ở
Mỹ vào giữa thế kỷ 19. Hiện nay, hệ thống nhượng quyền thương mại đã có mặt ở
nhiều nước trên thế giới và đang tiếp tục tăng trưởng cả về số lượng lẫn qui mô ở
khắp mọi nơi. Theo thống kê của Hội đồng nhượng quyền thương mại thế giới
(WFC), trên thế giới có trên 19.000 hệ thống nhượng quyền thương mại hoạt động
trong hơn 100 lĩnh vực khác nhau. Doanh thu hàng năm từ hoạt động của hệ thống
nhượng quyền là trên 2.000 tỷ USD tăng gấp đôi so với năm 2000 và tạo hơn 20
triệu việc làm [22]. Kết quả thực tiễn tại nhiều nước trên thế giới cũng đã chứng
minh hoạt động của hệ thống nhượng quyền thương mại đã đóng vai trò quan trọng
đối với sự phát triển của cả một nền kinh tế.
ở Việt Nam, hệ thống nhượng quyền thương mại xuất hiện từ những năm 90
của thế kỷ 20. Theo thống kê của WFC năm 2004, Việt Nam có khoảng 70 hệ thống
nhượng quyền hoạt động, trong đó đa phần là các thương hiệu nước ngoài. Đến năm
2006, Việt nam có khoảng 530 hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại trong
nhiều lĩnh vực khác nhau [2].
Tuy nhiên, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới
và đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) với cam
kết mở cửa thị trường dịch vụ, hoạt động của hệ thống nhượng quyền thương mại sẽ
tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng 25-30% trong 2-3 năm tới [2].
Có thể thấy rằng do lĩnh vực nhượng quyền còn khá mới mẻ tại Việt Nam
nên chỉ có một số ít thương hiệu Việt đã và đang áp dụng hình thức này như cà phê
Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô, Foci, Ninomaxx, T&T,… Mặc dù vẫn còn nhiều
hạn chế trong việc hình thành và phát triển hệ thống này nhưng hiệu quả của nó là
không thể phủ nhận.
Khi hoạt động nhượng quyền còn đang trong quá trình xây dựng một hệ
thống hoàn chỉnh, từ lý luận, hành lang pháp lý đến các nguyên tắc căn bản, thì một
hệ thống nhượng quyền thương mại chuẩn mực cho các doanh nghiệp Việt nam là
vô cùng quan trọng và hữu ích. Chính vì thế nghiên cứu tổng quan về hệ thống
2
nhượng quyền thương mại, phân tích hệ thống nhượng quyền của một số công ty
điển hình trên thế giới và Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp phát triển hệ thống kinh
doanh này tại Việt Nam là một vấn đề thời sự, mang tính lý luận và thực tiễn cao
trong giai đoạn hiện nay. Do vậy tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hệ thống nhượng
quyền thương mại của một số công ty trên thế giới và khả năng phát triển vào
Việt nam’’ làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu trong bối cảnh hệ thống nhượng quyền thương mại
đã được xây dựng, duy trì và phát triển thành công ở nhiều công ty nước ngoài.
Trên thế giới, có nhiều đề tài nghiên cứu, sách giáo khoa, báo, tạp chí và các trang
web viết về nhượng quyền thương mại, trong đó có thể kể đến cuốn “Franchising
for dummies” của tác giả Dave Thomas & Michael Seid, cuốn “Tips & traps when
buying a franchise” của tác giả Mary E.Tomzack, cuốn “Franchising & Licensing:
Two Powerful Way to Grow Business in Any Economy” của tác giả Andrew
J.Sherman. ở Việt Nam, có thể kể đến cuốn “Franchise- Bí quyết thành công bằng
mô hình nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam”, cuốn “ Mua franchise- Cơ hội mới
dành cho các doanh nghiệp Việt Nam” của TS. Lý Quí Trung hay cuốn “Franchise
chọn hay không?” của tác giả Nguyễn Khánh Trung và một số đề tài nghiên cứu về
nhượng quyền thương mại của các nhà khoa học, các bài viết có liên quan đến hệ
thống nhượng quyền thương mại của các chuyên gia kinh tế Việt Nam và đây sẽ là
luận văn thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu về hệ thống nhượng quyền thương mại một
cách hoàn chỉnh.
3. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống nhượng quyền thương
mại, hệ thống nhượng quyền thương mại của một số công ty trên thế giới và thực
trạng tại Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp tăng cường khả năng áp dụng và
phát triển vào Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích nói trên, đề tài có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
3
- Nghiên cứu tổng quan hệ thống nhượng quyền và hệ thống hoá các vấn đề lý
luận cơ bản về hệ thống nhượng quyền thương mại.
- Phân tích hệ thống nhượng quyền thương mại của một số công ty điển hình
trên thế giới và Việt Nam.
- Phân tích thực trạng hệ thống nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
- Phân tích cơ hội và thách thức đối với sự phát triển hệ thống nhượng quyền
thương mại tại Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp để tăng cường khả năng áp dụng và phát triển hệ
thống nhượng quyền thương mại vào Việt nam.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống nhượng quyền thương mại của một số công
ty điển hình trên thế giới và tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Do khuôn khổ có hạn, đề tài chỉ nghiên cứu một số lý
luận chung về hệ thống nhượng quyền thương mại, phân tích hệ thống
nhượng quyền thương mại của một số công ty điển hình trên thế giới kết hợp
với việc phân tích thực trạng hệ thống nhượng quyền thương mại tại Việt
Nam .
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài dựa trên phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác- Lênin về
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, đề tài còn áp dụng các phương
pháp nghiên cứu khác như: phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp phân
tích-tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, diễn giải-quy nạp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại.
Chƣơng 2: Hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại của một số Công ty trên
thế giới và thực trạng tại Việt Nam.
Chƣơng 3: Một số giải pháp phát triển hệ thống nhƣợng quyền thƣơng
mại vào Việt nam.
4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
VỀ HỆ THỐNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Nhượng quyền thương mại được nhìn nhận như là một hệ thống đầu tiên là
ở Mỹ nhưng khởi sự phát triển như là hình thức nhượng quyền thương mại dường
như được nhận thấy là ở Trung Quốc. Khi mà một số những điểm bán hàng nhỏ lẻ
từ 2-3 cửa hàng được hình thành tại các tỉnh thành khác nhau nhưng của cùng một
dòng họ, họ tuân thủ cách bài trí, bảng hiệu, bí quyết bán hàng, nguồn hàng hóa và
duy trì các mối quan hệ rất bền chặt để cùng phát triển. Tất nhiên, đây chỉ là những
thỏa thuận ngầm giữa họ và gần như không hề có văn bản hay giấy tờ nào qui định
về sự thỏa thuận này. Tuy nhiên, điều này cũng được coi là tiền đề cho sự hình
thành và phát triển của hệ thống nhượng quyền thương mại hiện nay.
Hiện nay, hệ thống nhượng quyền thương mại đã có mặt ở rất nhiều nước
trên thế giới và đang tiếp tục tăng trưởng cả về số lượng lẫn qui mô ở khắp mọi nơi.
Tùy theo tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và đặc thù của mỗi nước mà hệ thống
nhượng quyền thương mại có tốc độ và qui mô phát triển mạnh yếu khác nhau.
Theo thống kê của WFC, trên thế giới hiện nay có trên 19.000 hệ thống nhượng
quyền thương mại hoạt động trong hơn 100 lĩnh vực khác nhau và đang không
ngừng phát triển. Có thể nói những con số thống kê trên đây chỉ có tính chất tương
đối vì thống kê ở mỗi nước có thể đã không loại trừ được hết những hệ thống cùng
xuất hiện ở nhiều nước khác nhau. Tuy nhiên, điều này vẫn không làm mất đi giá trị
mà hệ thống này mang đến cho thế giới. Doanh thu hàng năm của hoạt động
nhượng quyền trên thế giới là trên 2.000 tỷ USD tăng gấp đôi so với năm 2000 và
tạo hơn 20 triệu việc làm. Cũng theo tổ chức này, có ít nhất 100 công ty nhượng
quyền nổi tiếng đang có mặt ở 29 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới [22].
Ngày nay, hệ thống nhượng quyền thương mại phát triển mở rộng lĩnh trên
rất nhiều ngành nghề khác nhau. Theo dòng lịch sử hệ thống nhượng quyền có thể
thấy những ngành kinh doanh phổ biến nhất như thức ăn nhanh, cửa hàng bán lẻ,
5
dịch vụ, xe hơi, nhà hàng, bảo trì, xây dựng, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và rất nhiều
ngành nghề khác nữa… Đặc biệt, tại một số các quốc gia mới phát triển hệ thống
nhượng quyền tập trung trong một số lĩnh vực mới vốn là thế mạnh đặc thù của mỗi
nước như hệ thống siêu thị, bán lẻ, giáo dục của Singapore và Thái Lan, phân phối
của Trung Quốc hay hệ thống kinh doanh các sản phẩm từ trái cây của Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến những năm đầu thế kỷ 21, ngành kinh doanh có doanh
thu lớn nhất, số lượng cửa hàng nhiều nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất vẫn là
thức ăn nhanh với những thương hiệu rất nổi tiếng như McDonald‟s, KFC, Burger
King … Qua tìm hiểu tình hình phát triển hệ thống nhượng quyền trên thế giới, hiện
đang có hai xu hướng tăng trưởng khác nhau trong cơ cấu các ngành nhượng quyền
tại các nước trên thế giới. Tại các nước có hệ thống nhượng quyền thương mại phát
triển tương đối sớm như Mỹ, Anh, Nhật…, mặc dù ngành thực phẩm, bán lẻ vẫn
chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các ngành nhượng quyền, nhưng tốc độ tăng trưởng
của chúng chậm lại so với những năm trước đây. Trong khi đó, ngành dịch vụ lại có
tốc độ tăng trưởng rất cao, có khi gấp nhiều lần tốc độ tăng trưởng của ngành thực
phẩm, bán lẻ. Còn tại các quốc gia có hệ thống nhượng quyền non trẻ như Trung
Quốc, Thái Lan, Việt Nam… thì tốc độ tăng trưởng cả thị phần của ngành thực
phẩm, bán lẻ luôn chiếm tỉ trọng cao.
Bảng 1.1: Mƣời ngành kinh doanh sử dụng hình thức
nhƣợng quyền nhiều nhất trên thế giới
TT Ngành kinh doanh TT Ngành kinh doanh
1 Thức ăn nhanh 6 Bảo dưỡng
2 Cửa hàng bán lẻ 7 Xây dựng
3 Dịch vụ 8 Cửa hàng bán lẻ thức ăn
4 Dịch vụ tự động 9 Kinh doanh dịch vụ
5 Nhà hàng 10 Dịch vụ cho thuê nơi tạm trú
Nguồn: Thống kê của Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh quốc tế (IFA)
Hầu hết các hệ thống nhượng quyền nổi tiếng đều xuất phát từ các nước có
nền kinh tế phát triển mạnh như Anh, úc, Canada… và đặc biệt là tại Mỹ. Các hệ
thống này thường dành ưu tiên để đầu tư, củng cố mạnh và vững hệ thống của mình
6
ở thị trường nội địa, sau đó mới thâm nhập dần vào thị trường mới ở các nước khác.
Điều này lý giải vì sao những nước có hoạt động nhượng quyền mạnh thường có số
lượng hệ thống nhượng quyền cũng như số lượng các cửa hàng nhượng quyền là rất
lớn, lớn hơn hẳn so với các quốc gia còn lại.
Khi tốc độ phát triển vượt ra ngoài phạm vi một nước thì các nhà nhượng
quyền tại các nước này thường chọn các vùng, miền, khu vực hay quốc gia rất gần
gũi hoặc về địa lý hoặc về mặt văn hóa để phát triển hệ thống của mình. Điều này
có thể hiểu là nhà nhượng quyền cần nắm rõ các qui định về thuế, luật qui định về
hoạt động nhượng quyền tại mỗi nước để quyết định hệ thống được phát triển hay
không. Các kết quả này là cơ sở để các nhà nhượng quyền quyết định chiến lược
phát triển của hệ thống và thời điểm thâm nhập. Chẳng hạn KFC thường là nhà tiên
phong trong việc thâm nhập vào các thị trường mới trong khi McDonald‟s thì ngược
lại.
Các hệ thống nhượng quyền mạnh hiện nay đều là những hệ thống hoặc là có
sản phẩm nhượng quyền gọn, không quá phức tạp hoặc là những sản phẩm có giá
thành thấp. Ví dụ như hệ thống thức ăn nhanh của KFC, McDonald‟s hay hệ thống
chuỗi cửa hàng tiện ích 7-Eleven, những tên tuổi làm nên diện mạo hàng đầu của hệ
thống nhượng quyền Mỹ, lại có những sản phẩm nhượng quyền rất đơn giản hay giá
bán rất phù hợp ở những nơi mà họ phát triển hệ thống. Nhưng điều cần quan tâm là
từ những sản phẩm tưởng chừng đơn giản đó, họ đã thổi vào đó các triết lý, các
chương trình đào tạo, quản lý, kiểm soát… rất phù hợp, khiến cho hệ thống của họ
không ngừng phát triển trên phạm vi toàn thế giới.
Cơ hội tốt nhất dành cho các công ty nhượng quyền có sản phẩm giá thành
thấp là nhượng quyền đến các quốc gia đang phát triển hoặc những nước có mức
thu nhập thấp. Chúng ta có thể thấy hệ thống này phát triển rất tốt ở các nước Nam
Mỹ và Châu Phi. Điều này không có nghĩa rằng ở các quốc gia có thu nhập cao
không phát triển hình thức này. Nhưng rõ ràng, tốc độ và số lượng của các hệ thống
nhượng quyền có giá thành thấp phát triển rất nhanh tại các quốc gia đang phát triển
hoặc có thu nhập thấp. Suy cho cùng, điều này cũng thật dễ hiểu vì khi thực hiện
nhượng quyền các hệ thống nhượng quyền như vậy, họ biết khách hàng của họ là ai.
7
Mặc dù hệ thống của những nhà nhượng của các công ty trên thế giới phát
triển rộng khắp trên thế giới nhưng các qui trình vận hành, hình ảnh, thương hiệu…
và đặc biệt là sản phẩm đầu vào luôn được kiểm soát. Không có sự khác nhau cơ
bản nào từ cửa hàng KFC được bán tại Việt Nam so với Thái Lan hay Singapore từ
sản phẩm đến biểu tượng ông già trước cửa hàng hay màu sắc. Điểm khác biệt có
thể nhận thấy là qui mô các cửa hàng, chiều cao của ông già ở mỗi nơi là khác nhau
do vị trí, diện tích các địa điểm mà các quán này hình thành… Nhưng hầu như
khách hàng không cảm nhận được sự khác biệt nào đáng kể từ những thay đổi này.
Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát
triển, đang dành sự quan tâm đúng mực đến hình thức kinh doanh này và nhiều hiệp
hội, tổ chức nhượng quyền đã được thành lập, đánh dấu một bước ngoặt mới của
hình thức kinh doanh nhượng quyền trên toàn thế giới. Chẳng hạn, Hiệp hội nhượng
quyền Philipine (PEA) ra đời năm 1995, Hiệp hội nhượng quyền Trung Quốc
(CCFA) được thành lập năm 1997, Hiệp hội nhượng quyền của Singapore (FLE) ra
đời năm 1993 nhưng còn rất nhiều quốc gia khác vì một lý do nào đó chưa thành lập
hiệp hội nhượng quyền hoặc chỉ định một cơ quan nào đó đảm trách… Thống kê
trên thế giới trung bình có khoảng 108 công ty là thành viên của Hiệp hội nhượng
quyền của mỗi quốc gia. Qui mô của các Hiệp hội nhượng quyền cũng rất khác
nhau giữa các khu vực. Cụ thể, Hiệp hội nhượng quyền Bulgaria chỉ có dưới năm
thành viên trong khi hiệp hội nhượng quyền Canada (CFA) có 1.300 thành viên
[22].
Có thể thấy rằng, dù vẫn còn tồn tại đâu đó những mặt chưa phù hợp, nhưng
những đóng góp thiết thực của hệ thống nhượng quyền trên phạm vi toàn thế giới là
rất đáng kể. Ngoài hiệu quả về mặt đầu tư, hệ thống này tạo ra hệ thống công ăn
việc làm rộng khắp thế giới. Hệ thống kinh doanh này len lỏi đến khắp các vùng
miền trên thế giới tạo ra những cơ hội cho rất nhiều mảng đời, rất nhiều công ty trên
thế giới. Hơn nữa, thành công của hệ thống nhượng quyền không đến từ một người,
một đơn vị độc lập mà là tập hợp của của cả một tổ chức, một tập thể. Một tập thể
biết đoàn kết và biết chia sẻ thì tập thể ấy nhất định sẽ rất hùng mạnh, nếu một hệ
8
thống nhượng quyền có sự kết nối các nguồn lực tốt thì hệ thống ấy nhất định sẽ
thành công phát triển.
1.2. Lý luận chung về hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại
Theo thông lệ quốc tế, nhượng quyền thương mại hay Franchise được coi
là một hoạt động thương mại. Trong đó, bên nhượng quyền sẽ chuyển “sản phẩm
nhượng quyền” hay được gọi là các “yếu tố chuyển giao” bao gồm: Mô hình kinh
doanh, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, hệ
thống các qui trình … cho bên nhận quyền. Bên nhận quyền sau khi đồng ý ký hợp
đồng nhượng quyền sẽ được phép khai thác kinh doanh bằng mô hình, thương hiệu
và qui trình… của nhà nhượng quyền trong một không gian địa lý nhất định và phải
trả một khoản phí nhượng quyền cũng như tỷ lệ phần trăm doanh thu định kỳ (phí
vận hành) cho bên nhượng quyền trong một thời gian nhất định. Trong suốt qúa
trình thực hiện hợp đồng nhượng quyền này, nhà nhượng quyền gia tăng liên tục sự
quan tâm của mình đối với hệ thống thông qua các chương trình đào tạo, xúc tiến
bán hàng cũng như kiểm soát hệ thống… nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu
quả và phù hợp với yêu cầu của mình.
Các yếu tố chuyển giao cơ bản được coi là “sống còn” cho sự khởi đầu của
việc phát triển kinh doanh theo hình thức này có thể kể đến là nhà nhượng quyền
cần có một thương h