Trong những năm gần đây kinh tếnước ta dần dần đi lên đểhội nhập
vào nền kinh tếtrong khu vực và thếgiới, hiện nay với nhiều mặt hàng nông
nghiệp xuất khẩu như: cà phê, tiêu, điều, cao su, gạo sản xuất nông nghiệp
đã đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tếquốc dân, cùng với
những thành tựu to lớn đạt được trong sản xuất nông nghiệp, ngành sản xuất
hoa lan cũng có những bước tiến đáng kể. Ởmột sốnước trên thếgiới ngành
trồng hoa cây cảnh nói chung và hoa lan nói riêng là một ngành sản xuất
công nghiệp đem lại hiệu quảkinh tếcao.
Hoa lan thực sựtrởthành sản phẩm nông nghiệp có giá trịkinh tếcao, nó
thúc đẩy ngành sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ: Thái Lan, Singapore,
Malaysia, Indonesia trong đó Thái Lan có kim ngạch xuất khẩu hoa lan cắt
cành năm 1987 là 21 triệu USD, năm 1990 26 triệu USD, năm 1991 là 30 triệu
USD, Singapore thu lợi nhuận từhoa cắt cành mỗi năm là 10 triệu USD.
Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với sựphát triển nhanh
chóng của nền kinh tế, xã hội Nhu cầu sửdụng hoa nói chung và hoa lan
nói riêng cũng tăng nhanh, không chỉdùng trong những dịp lễtết nhưtrước
đây mà nhu cầu vềhoa trong cuộc sống thường ngày của người dân cũng rất
lớn, bên cạnh nhu cầu vềsốlượng cũng đòi hỏi ngày càng cao, sốliệu thống
kê cho thấy các loài hoa có chất lượng cao xuất hiện trên thịtrường chủyếu
nhập từĐài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, được tiêu thụnhiều nhất ởcác đô
thị, thành phốlớn. Điều này cho thấy sản xuất hoa ởViệt Nam chưa đáp ứng
được nhu cầu thịhiếu của người dân.
Trong những năm gần đây, một sốloài lan lai được nhập nội ngày
càng nhiều vào nước ta (Catteya, Phalaenopis, Dendrobium, Vanda ) trong
đó lan HồĐiệp có chất lượng cao, màu sắc đa dạng, cánh môi hấp dẫn được
tiêu thụmạnh nhất.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹkhoa học Nông nghiệp 2
Hiện nay Lan HồĐiệp là một trong những loại phong lan được trồng
phổbiến trên thếgiới, so với đa sốcác loại lan khác thì HồĐiệp khá nổi bật
bởi các đặc tính đa dạng, kích thước hoa to, màu sắc hấp dẫn, lâu tàn và ra
hoa quanh năm, lan HồĐiệp được mệnh danh là hoàng hậu của các loại lan.
Lan HồĐiệp có nguồn gốc ởTây Á, trải rộng trên những núi cao từTrung
Quốc, Tây Tạng đến Úc Châu, cây tăng trưởng và phát triển tốt ởnhững
vùng có độ ẩm cao và nhiệt độkhoảng 15 – 30
0
C, cây lan HồĐiệp gồm một
trục đơn thân, tạo ra bởi một đỉnh sinh trưởng hoạt động liên tục, có hai hàng
lá được tách ra từnhững đốt thân ngắn, không có giảhành, cây có 4 – 5 lá,
mỗi trục lá có ít nhất hai chồi, chồi bên cho phát hoa.
Đất nước ta là một trong hai khu vực xuất phát các loài lan quý trên
thếgiới. Do vịtrí địa lý mà khí hậu, ẩm độ, nhiệt độvà cường độánh sáng
của nước ta rất thích hợp cho sựtăng trưởng và phát triển của cây lan, Khánh
Hòa cũng là là một trong những tỉnh có điều kiện tựnhiên đểphát triển
ngành trồng lan. Trong quá trình điều tra và nuôi trồng thửnghiệm các loại
lan tại tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi nhận thấy lan HồĐiệp có khảnăng phát
triển thuận lợi vềđiều kiện tựnhiên việc phát triển lan tại tỉnh Khánh Hòa còn
nhiều khó khăn: chưa có đơn vịchuyên sâu nghiên cứu phong lan, chưa cung
cấp được nguồn lan tại chỗ, kỹthuật chăm sóc còn yếu kém, chưa quan tâm
nhiều đến phân bón và giá thể, chưa có phòng nuôi cấy mô hiện đại, đặc biệt
là rất khó khăn trong khâu nhân giống và chăm sóc, do đó tỷlệsống, sinh
trưởng phát triển còn thấp ởthời kỳvườn ươm. Tại Khánh Hòa việc nhân
giống lan bằng nuôi cấy mô tếbào chưa phát triển, giống cây con chủyếu
nhập từthành phốHồChí Minh, Đà Lạt do đó giá thành cây con rất cao.
Xuất phát từnhu cầu thực tếkhách quan trên cũng nhưgóp phần phát
triển ngành trồng lan tại tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Hiện trạng sản xuất hoa lan và nghiên cứu một sốbiện pháp nhằm
nâng cao chất lượng lan HồĐiệp ởthời kỳvườn ươm tại tỉnh Khánh Hòa”.
132 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8466 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiện trạng sản xuất hoa lan và nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng lan hồ điệp ở thời kỳ vườn ươm tại tỉnh Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
------------------
LÊ ĐẶNG TRUNG TUYẾN
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT HOA LAN VÀ NGHIÊN CỨU
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
LAN HỒ ĐIỆP Ở THỜI KỲ VƯỜN ƯƠM
TẠI TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG NGỌC THUẬN
HÀ NỘI, 2007
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Lê Đặng Trung Tuyến
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về
nhiều mặt của các cấp lãnh đạo, tập thể, cá nhân của Tổng Công ty Khánh
Việt.
Tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới PGS-TS.
Hoàng Ngọc Thuận, người đã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến
quan trọng từ những bước nghiên cứu ban đầu và trong quá trình thực hiện
viết luận văn.
Tôi xin cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Nông Học, đặc biệt là
các thầy cô trong bộ môn Rau – Hoa – Quả - Trường Đại học Nông Nghiệp I
– Hà Nội đã trực tiếp đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tác giả hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình,
người thân, và toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã cỗ vũ, động viên giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 2007
Tác giả
Lê Đặng Trung Tuyến
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích, yêu cầu 3
1.3. Ý nghĩa 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Giới thiệu chung về cây hoa lan 5
2.2. Tình hình sản xuất lan trên thế giới và việt nam 30
2.3. Tình hình nghiên cứu hoa lan trên thế giới và Việt Nam 33
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
3.1. Địa điểm và thời gian 40
3.2. Vật liệu nghiên cứu 40
3.3. Nội dung 42
3.4. Phương pháp nghiên cứu 43
3.5. Xử lý số liệu 46
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
4.1. Điều kiện tự nhiên và hiện trạng sản xuất hoa lan của tỉnh
Khánh Hòa 47
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa 47
4.1.2. Tài nguyên sinh vật, sinh thái và du lịch 48
4.2. Hiện trạng sản xuất hoa lan tại tỉnh Khánh Hòa 48
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv
4.3. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể khác
nhau trên nền phân bón Pomior (0,3%) đến tỷ lệ sống, khả năng sinh
trưởng của giống phong lan Hồ Điệp ở thời kỳ vườn ươm 58
4.4. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng một số loại phân bón lá
đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của cây lan Hồ Điệp ở
thời kỳ vườn ươm 64
4.5. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của phân phức hữu cơ Pomior có nồng
độ khác nhau đến sinh trưởng của cây lan con ở thời kỳ vườn ươm 68
4.6. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng phân bón lá Pomior có
nồng độ khác nhau trên nền phân vi sinh Bảo Đắc đến tỷ lệ
sống và sinh trưởng của lan Hồ Điệp ở thời kỳ vườn ươm 71
4.7. Thí nghiệm 5: Nghiên cứu Ảnh hưởng phân bón lá Pomior có
nồng độ khác nhau trên nền phân vi sinh Bảo Đắc đến khả năng
sinh trưởng của lan Hồ Điệp 6 tháng tuổi 76
4.8. Một số sâu bệnh hại chính 81
4.9. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng lan Hồ
Điệp ở thời kỳ vườn ươm 83
4.10. Hiệu quả kinh tế của một số giá thể đến năng suất, giá trị kinh
tế của lan Hồ Điệp ở vườn sản xuất 84
4.11. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân Pomior
có nồng độ khác nhau trên nền vi sinh Bảo Đắc 85
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 87
5.1. Kết luận 87
5.2. Đề nghị 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 93
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT: Công thức
Đ/C: Đối chứng
Ph.: Phalaenopsis
TB: Trung bình
TN: Tự nhiên
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
4.1. Cơ cấu các loại lan ở các điểm điều tra 50
4.2. Một số loài lan được nuôi trồng phổ biến ở Khánh Hòa 51
4.3. Một số đặc điểm lá của các loài phong lan rừng được trồng phổ
biến ở tỉnh Khánh Hòa 53
4.4. Một số đặc điểm chính của các loài phong lan rừng được nuôi
trồng phổ biến ở tỉnh Khánh Hòa 54
4.5. Một số đặc điểm thực vật của một số giống lan Hồ Điệp được
nuôi trồng phổ biến tại Khánh Hoà (cây trưởng thành) 55
4.6. Một số đặc điểm chất lượng hoa của một số giống lan Hồ Điệp
được trồng phổ biến tại tỉnh Khánh Hoà 56
4.7. Ảnh hưởng của giá thể và phân bón Pomior (0,3%) đến tỷ lệ
sống của lan Hồ Điệp loài P.amabilis ở thời kỳ vườn ươm 59
4.8. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến tốc độ tăng trưởng lá lan
Hồ Điệp con ở thời kì vườn ươm 60
4.9. Ảnh hưởng của một số giá thể đến động thái tăng trưởng thân
của lan Hồ Điệp ở thời kỳ vườn ươm 62
4.10. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến số lá trên cây của lan Hồ
Điệp ở thời kỳ vườn ươm 63
4.11. Ảnh hưởng của một số phân bón lá đến tỷ lệ sống và tỷ lệ cây
xuất vườn của cây lan Hồ Điệp ở thời kỳ vườn ươm 65
4.12. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng lá, rễ
của cây phong lan Hồ Điệp ở thời kì vườn ươm 66
4.13. Ảnh hưởng của nồng độ Pomior đến tăng trưởng kích thước lá
lan Hồ Điệp ở thời kỳ vườn ươm 68
4.14. Ảnh hưởng của phân bón lá Pomior có nồng độ khác nhau đến
đường kính cây lan Hồ Điệp ở thời kỳ vườn ươm 69
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii
4.15. Ảnh hưởng của phân bón Pomiorcó nồng độ khác nhau đến
chiều cao cây lan Hồ Điệp ở thời kỳ vườn ươm 70
4.16. Ảnh hưởng của phân bón Pomior có nồng độ khác nhau trên nền
phân vi sinh Bảo Đắc đến tỷ lệ sống của lan con Hồ Điệp ở thời kỳ
vườn ươm 72
4.17. Ảnh hưởng phân bón lá Pomior có nồng độ khác nhau trên nền phân
vi sinh Bảo Đắc đến tăng trưởng lá Hồ Điệp ở thời kỳ vườn ươm 73
4.18. Ảnh hưởng phân bón lá Pomior có nồng độ khác nhau trên nền
phân vi sinh Bảo Đắc đến số rễ và chiều dài rễ lan Hồ Điệp ở
thời kỳ vườn ươm 74
4.19. Ảnh hưởng phân bón lá Pomior có nồng độ khác nhau trên nền
phân vi sinh Bảo Đắc đến đường kính cây và chiều cao cây 75
4.20. Ảnh hưởng của phân bón thức hữu cơ Pomior có nồng độ khác
nhau trên nền phân vi sinh Bảo Đắc đến động thái tăng trưởng
đường kính thân của lan Hồ Điệp 77
4.21. Ảnh hưởng của phân bón lá phức hữu cơ Pomior có nồng độ
khác nhau trên nền phân vi sinh Bảo Đắc đến động thái tăng
trưởng lá của lan Hồ Điệp 6 tháng tuổi 78
4.22. Ảnh hưởng của phân bón lá phức hữu cơ Pomior có nồng độ khác
nhau trên nền phân vi sinh Bảo Đắc đến động thái tăng trưởng số rễ
trung bình và chiều dài rễ trung bình của lan Hồ Điệp 6 tháng tuổi 80
4.23. Một số bệnh hại chủ yếu trên lan Hồ Điệp 82
4.24. Một số sâu hại chủ yếu trên lan Hồ Điệp 82
4.25. Hiệu quả kinh tế của một số giá thể đến năng suất, giá trị kinh tế
của lan Hồ Điệp ở vườn sản xuất 84
4.26. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân Pomior có nồng độ
khác nhau trên nền phân vi sinh Bảo Đắc 85
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
4.1. Cơ cấu các loại lan ở các địa điểm điều tra 50
4.2a. Tăng trưởng chiều dài lá 61
4.2b. Tăng trưởng chiều rộng lá 61
4.3. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến tăng trưởng thân của lan
Hồ Điệp ở thờ kỳ vườn ươm 63
4.4. Động thái tăng trưởng chiều dài lá và rộng lá của phân Pomior
ở các nồng độ khác nhau 69
4.5. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón Pomior đến chiều cao cây
lan Hồ Điệp ở thời kỳ vườn ươm 71
4.6. Ảnh hưởng của phân phức hữu cơ Pomior có nồng độ khác
nhau trên nền phân vi sinh Bảo Đắc đến đường kính thân lan Hồ
Điệp 6 tháng tuổi 78
4.7. Ảnh hưởng của phân phức hữu cơ Pomior có nồng độ khác
nhau trên nền phân vi sinh Bảo Đắc đến động thái tăng trưởng
lá của lan Hồ Điệp 6 tháng tuổi 79
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây kinh tế nước ta dần dần đi lên để hội nhập
vào nền kinh tế trong khu vực và thế giới, hiện nay với nhiều mặt hàng nông
nghiệp xuất khẩu như: cà phê, tiêu, điều, cao su, gạo… sản xuất nông nghiệp
đã đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cùng với
những thành tựu to lớn đạt được trong sản xuất nông nghiệp, ngành sản xuất
hoa lan cũng có những bước tiến đáng kể. Ở một số nước trên thế giới ngành
trồng hoa cây cảnh nói chung và hoa lan nói riêng là một ngành sản xuất
công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hoa lan thực sự trở thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, nó
thúc đẩy ngành sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ: Thái Lan, Singapore,
Malaysia, Indonesia… trong đó Thái Lan có kim ngạch xuất khẩu hoa lan cắt
cành năm 1987 là 21 triệu USD, năm 1990 26 triệu USD, năm 1991 là 30 triệu
USD, Singapore thu lợi nhuận từ hoa cắt cành mỗi năm là 10 triệu USD.
Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh
chóng của nền kinh tế, xã hội… Nhu cầu sử dụng hoa nói chung và hoa lan
nói riêng cũng tăng nhanh, không chỉ dùng trong những dịp lễ tết như trước
đây mà nhu cầu về hoa trong cuộc sống thường ngày của người dân cũng rất
lớn, bên cạnh nhu cầu về số lượng cũng đòi hỏi ngày càng cao, số liệu thống
kê cho thấy các loài hoa có chất lượng cao xuất hiện trên thị trường chủ yếu
nhập từ Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, được tiêu thụ nhiều nhất ở các đô
thị, thành phố lớn. Điều này cho thấy sản xuất hoa ở Việt Nam chưa đáp ứng
được nhu cầu thị hiếu của người dân..
Trong những năm gần đây, một số loài lan lai được nhập nội ngày
càng nhiều vào nước ta (Catteya, Phalaenopis, Dendrobium, Vanda…) trong
đó lan Hồ Điệp có chất lượng cao, màu sắc đa dạng, cánh môi hấp dẫn được
tiêu thụ mạnh nhất.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2
Hiện nay Lan Hồ Điệp là một trong những loại phong lan được trồng
phổ biến trên thế giới, so với đa số các loại lan khác thì Hồ Điệp khá nổi bật
bởi các đặc tính đa dạng, kích thước hoa to, màu sắc hấp dẫn, lâu tàn và ra
hoa quanh năm, lan Hồ Điệp được mệnh danh là hoàng hậu của các loại lan.
Lan Hồ Điệp có nguồn gốc ở Tây Á, trải rộng trên những núi cao từ Trung
Quốc, Tây Tạng đến Úc Châu, cây tăng trưởng và phát triển tốt ở những
vùng có độ ẩm cao và nhiệt độ khoảng 15 – 300C, cây lan Hồ Điệp gồm một
trục đơn thân, tạo ra bởi một đỉnh sinh trưởng hoạt động liên tục, có hai hàng
lá được tách ra từ những đốt thân ngắn, không có giả hành, cây có 4 – 5 lá,
mỗi trục lá có ít nhất hai chồi, chồi bên cho phát hoa.
Đất nước ta là một trong hai khu vực xuất phát các loài lan quý trên
thế giới. Do vị trí địa lý mà khí hậu, ẩm độ, nhiệt độ và cường độ ánh sáng
của nước ta rất thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cây lan, Khánh
Hòa cũng là là một trong những tỉnh có điều kiện tự nhiên để phát triển
ngành trồng lan. Trong quá trình điều tra và nuôi trồng thử nghiệm các loại
lan tại tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi nhận thấy lan Hồ Điệp có khả năng phát
triển thuận lợi về điều kiện tự nhiên việc phát triển lan tại tỉnh Khánh Hòa còn
nhiều khó khăn: chưa có đơn vị chuyên sâu nghiên cứu phong lan, chưa cung
cấp được nguồn lan tại chỗ, kỹ thuật chăm sóc còn yếu kém, chưa quan tâm
nhiều đến phân bón và giá thể, chưa có phòng nuôi cấy mô hiện đại, đặc biệt
là rất khó khăn trong khâu nhân giống và chăm sóc, do đó tỷ lệ sống, sinh
trưởng phát triển còn thấp ở thời kỳ vườn ươm. Tại Khánh Hòa việc nhân
giống lan bằng nuôi cấy mô tế bào chưa phát triển, giống cây con chủ yếu
nhập từ thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt… do đó giá thành cây con rất cao.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan trên cũng như góp phần phát
triển ngành trồng lan tại tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Hiện trạng sản xuất hoa lan và nghiên cứu một số biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng lan Hồ Điệp ở thời kỳ vườn ươm tại tỉnh Khánh Hòa”.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, điều tra thực trạng một số loại
phân bón và giá thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của trồng lan cũng như thực
trạng nuôi trồng lan tại tỉnh Khánh Hòa.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón và giá thể phù hợp
với điều kiện sinh thái môi trường nuôi trồng lan Hồ Điệp tại tỉnh Khánh
Hòa.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định loại giá thể phù hợp với sinh trưởng của lan Hồ Điệp ở thời
kỳ vườn ươm.
- Xác định loại phân bón nâng cao chất lượng của lan Hồ Điệp ở thời
kỳ vườn ươm.
1.3. Ý nghĩa
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Với những lý do đã nêu trên: “Hiện trạng sản xuất hoa lan và nghiên
cứu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng lan Hồ Điệp ở thời kỳ vườn
ươm tại tỉnh Khánh Hòa”.
- Xác định loại giá thể, phân bón phù hợp là cơ sở để xây dựng quy
trình trồng lan Hồ Điệp tại Khánh Hòa.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung thêm những tài liệu
khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học về cây lan.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Các kết quả nghiên cứu được sẽ được áp dụng vào thực tiễn nuôi
trồng và chăm sóc lan Hồ Điệp để góp phần phát triển sản xuất.
- Tạo ra mô hình kiểu mẫu để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vùng
nông nghiệp đô thị và ven đô thị.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4
- Nhằm bổ sung những hiểu biết về đặc tính sinh vật học của cây lan
Hồ Điệp ở thời kỳ vườn ươm trong những vùng sinh thái nhất định.
- Một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống
lan ở thời kỳ cây con, góp phần quyết định vào thành công của sản xuất sau
này trong điều kiện sinh thái cụ thể ở Khánh Hòa.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây hoa lan
2.1.1. Nguồn gồc lịch sử - vị trí phân bố -phân loại và đặc điểm thực vật
của cây hoa lan
2.1.1.1. Nguồn gốc lịch sử
Cây hoa lan được biết đến đầu tiên ở phương Đông, nói về hoa lan là
phải nói đến người Trung Hoa, họ đã biết về lan vào khoảng 2500 năm về
trước tức là ở thời đại của Đức Khổng Tử (551-479 trước công nguyên ).Ở
phương Đông lan được chú ý đến vì vẻ đẹp duyên dáng của lá, hương thơm
của hoa do đó Khổng Tử đề cao lan là vua của những loài cỏ cây có hương
thơm. Theo các tác giả Trần Hợp (1990) [7], Nguyễn Tiến Bân (1997) [1],
Võ Văn Chi – Dương Đức Tiến (1978) [2], Nguyễn Văn Chương, Trịnh Văn
Thịnh (1991) [3], cây lan Orchida thuộc họ lan Orchidaceae, bộ lan
Orchidales, lớp một lá mầm Monoctyledoneae, họ lan Orchidaceae ở trong
lớp đơn tử diệp, thuộc ngành ngọc lan, thực vật hạt kín Magoliophyta, phân
lớp hành Lilidae, có thể nói theo Pharastus (376-285 trước công nguyên) là
cha đẻ ngành học và ông cũng là người đầu tiên dùng từ orchid để chỉ một
loại lan có củ tròn, Người đạt nền tảng hiện đại cho môn học về lan là
Joanlind (1979-1985), năm 1936 ông đã công bố sắp xếp các tông họ lan (A
Tabuler view of the tribes of orchidaler) và tên của họ lan do ông đưa ra
được dùng cho đến ngày nay (dẫn theo Trần Hợp, 1990) [7].
2.1.1.2. Vị trí phân bố
Cây hoa lan mọc khắp mọi nơi trên thế giới từ miền gió tuyết đến sa
mạc nóng bỏng khô cằn từ miền núi cao rừng thẳm đến đồng cỏ miền Bình
Nguyên và ngay cả các vùng sình lầy cũng có lan, qua lịch sử biến đổi, cho
đến ngày nay, người ta đã biết họ lan có một số lượng loài rất lớn khoảng
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6
15.000 – 35.000 loài phân bố chủ yếu ở 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam (nằm gần
cực Bắc như Thụy Điển, Alasksa) xuống đến các đảo cuối cùng của cực Nam
ở Australia.
Tuy nhiên, phân bố chính của họ này là trên các vĩ độ nhiệt đới đặc
biệt là châu Mỹ và Đông Nam Á. Đa số lan mọc tập trung ở các rừng nhiệt
đới, ở các nước châu Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam… như
Phalaenopsis, Vanda, Archinis… ở châu Mỹ như Costarica, Colombia,
Venezuela… có các giống Cattleya, Odontoglosum…
Theo Briger (1971) [11] vùng trung sinh Bắc bán cầu có 75 chi và 900
loài, Bắc Mỹ có 170 loài. Họ lan (Orchidaceae) thuộc vào một loài hoa đông
đảo với khoảng chừng 750 chi và 30000 loài nguyên thủy và khoảng một
triệu loài lai; là loài hoa có số lượng lớn đứng thứ 2 sau họ cúc (Asteraceae).
Theo Peresley (1981) thì vùng Châu Á nhiệt đới có 250 chi và 6801
loài trong đó chi Dendrobium có 1400 loài, chi Coelogyne có 200 loài, chi
Phalaenopsis có 35 loài. Vùng Châu Mỹ nhiệt đới có 306 chi và 8266 loài.
Trên thế giới có một số nước tập trung nhiều loài hoa như Colombia có 1300
loài, Tân Ghinê có 1450 loài (Phan Thúc Huân) [8].
Ở Việt Nam, dấu vết nghiên cứu về lan ban đầu không rõ rệt lắm,
người đầu tiên có khảo sát về lan ở Việt Nam là Giolas Noureio – Nhà truyền
giáo người Bồ Đào Nha, ông đã mô tả cây lan ở Việt Nam lần đầu tiên vào
năm 1789 trong cuốn “Flora cochin chinensis”, gọi tên các cây lan trong
cuộc hành trình đến nam phần Việt Nam là Aerides, Phaius và
Sarcopodium… đã được Netham và Hooker ghi lại trong cuốn “Genera
Planterum” (1862 – 1883) [9].
Khảo sát sơ bộ ở Việt Nam, chi Dendrobium có khoảng 89 loài,
Paphipoedium có 25 loài, Aerdes có 5 loài, chi Cymbidium có 20 loài, chi
Phalaenopsis có 7 – 8 loài…
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7
2.1.1.3. Phân loại hoa lan
Theo các tác giả Trần Hợp 1990 [7], Nguyễn Tiến Bân 1997 [1], Võ
Văn Chi – Dương Đức Tiến 1978 [2], Phạm Hoàng Hộ (1992) [5], Nguyễn
Văn Chương, Trịnh Văn Thịnh (1991) [3] và Koopwitz (1986) [33], cây hoa
lan thuộc họ lan (Orchidaceae), ở trong lớp đơn tử điệp, lớp 1 lá mầm
(Monocotyledoneae), thuộc ngành ngọc lan – thực vật hạt kín
Magnoliophyta, phân lớp thành Lilidae, bộ lan Orchidales.
Theo Takhtajan (1980), họ lan bao gồm cả họ Apostasicideae và họ
Cypripedicideae chia thành 3 họ phụ khá minh bạch:
Orchidadeae
Cypripedicideae
Apostasicideae
Trong đó họ phụ lan (Orchidadeae) là phức tạp nhất, có nhiều giống
nhiều loài nhất, còn hai họ phụ kia mỗi loại chỉ có một tông, (Phan Thúc
Huân 1989) [8].
Gần đây do phân tích hoa đầy đủ hơn và đi sâu vào đặc tính di truyền,
các nhà khoa học đã chia họ phong lan thành 6 họ phụ.
1. Apostasioideae 4. Orchidioideae
2. Cypripedicideae 5. Epidendroideae
3. Neottioideae 6. Vandoideae
Cả 6 họ phụ này đều phân bố rộng rải trên trái đất. Họ lan của Việt
Nam cũng phong phú, theo thống kê sơ bộ có 140 chi, trên 800 loài. Như vậy,
hoa phong lan đã trở thành một đối tượng cực kỳ phong phú và đặc sắc của hệ
thực vật Việt Nam, chẳng những là một trong những họ thực vật lớn nhất mà
còn đóng góp nhiều về mặt giá trị sử dụng cho nền kinh tế nước nhà. Tuy
nhiên việc phân loại cây trồng hết sức phức tạp, cho đến nay hầu như chưa có
các khóa phân loại cho các đơn vị dưới loài và việc phân loại cho các đơn vị
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8
dưới loài là hết sức quan trọng, nhất là trong họ lan cũng gặp những khó khăn
này (theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997) [21].
2.1.1.4. Đặc điểm thực vật của cây hoa lan
Rễ lan: Ở nhóm lan đa thân, rễ thường được hình thành từ căn
hành. Nhóm đơn thân thì rễ mọc thẳng từ thân và thường xen kẻ với lá.
Khi sống ở đất chúng thường có củ giả, rễ