1.1. Chuyển trường nghĩa là một hiện tượng khá ñặcbiệt trong sử dụng ngôn
ngữ. Nó tạo ra những giá trị biểu ñạt mới cho từ, theo ñó tạo ra nhiều liên tưởng bất
ngờ về ý nghĩa cho câu và văn bản. Hiện tượng này khi xuất hiện một cách tập trung
và có chủ ý sẽ khiến cho cuộc giao tiếp ngôn ngữ mang một sắc thái khác lạ. Để
thoát khỏi quán tính của thói quen trong giao tiếp ngôn ngữ người ta có thể có nhiều
lựa chọn khác nhau. Việc sử dụng từ vựng chuyển ñổitrường nghĩa là một trong
những cách thức ñộc ñáo và hiệu quả. Lời nói thườngngày mà dùng ñến phương
thức này nhiều khi làm tổn hại ñến tính phổ thông (vốn là một thuộc tính cơ bản của
tín hiệu ngôn ngữ). Tuy nhiên, trong sáng tác nghệ thuật, việc dùng từ vựng theo
phương thức chuyển ñổi trường nghĩa lại ñược các nhà nghệ sĩ ngôn từ ñặc biệt ưa
dùng. Vì vậy, có thể nói, chuyển ñổi trường nghĩa từ vựng có thể ñược coi là một
biện pháp tu từ hiệu quả trong sáng tác văn chương.
1.2. Xuân Diệu là một tác gia lớn trong Văn học Việt Nam hiện ñại. Bằng
phong cách rất riêng, ông ñã ñể lại cho ñời một thành tựu nghệ thuật ñồ sộ với nhiều
tác phẩm thơ ca ñặc sắc. Nói về Xuân Diệu, người tathường nhắc ñến thơ ông với
những cách tân ñộc ñáo, thú vị, bất ngờ và lạ lẫm. Trong những “cái mới” mà Xuân
Diệu ñưa ñến cho nền thi ca Việt Nam hiện ñại, có lẽ, ấn tượng nhất là những cách
tân ngôn ngữ. Ở thơ ông, ta thấy một số lượng lớn từ vựng ñược sử dụng trong bối
cảnh chuyển ñổi ý nghĩa. Sự chuyển ñổi trường khôngnhững ñã khiến cho thơ ông
thoát ra ngoài quy luật dùng từ ngữ sáo mòn mà còn giúp cho những tác phẩm thơ
vượt lên trên các giới hạn của phong trào thơ ñương ñại. Trong sáng tác thi ca,
Xuân Diệu ñã gắn kết các từ ngữ khác trường nghĩa lại với nhau, tạo ra rất nhiều
kiểu chuyển nghĩa, chuyển trường của từ. Sự chuyển trường ấy tạo nên những kết
hợp phi lôgic thông thường, làm cho người ta ngỡ ngàng từ câu chữ cho ñến ý nghĩa
ẩn chứa bên trong chúng.
171 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 7325 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
VŨ HOÀNG CÚC
HIỆN TƯỢNG CHUYỂN TRƯỜNG NGHĨA
TRONG THƠ XUÂN DIỆU
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI, 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
VŨ HOÀNG CÚC
HIỆN TƯỢNG CHUYỂN TRƯỜNG NGHĨA
TRONG THƠ XUÂN DIỆU
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ VIỆT HÙNG
HÀ NỘI, 2011
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Chuyển trường nghĩa là một hiện tượng khá đặc biệt trong sử dụng ngôn
ngữ. Nó tạo ra những giá trị biểu đạt mới cho từ, theo đó tạo ra nhiều liên tưởng bất
ngờ về ý nghĩa cho câu và văn bản. Hiện tượng này khi xuất hiện một cách tập trung
và có chủ ý sẽ khiến cho cuộc giao tiếp ngôn ngữ mang một sắc thái khác lạ. Để
thoát khỏi quán tính của thói quen trong giao tiếp ngôn ngữ người ta có thể có nhiều
lựa chọn khác nhau. Việc sử dụng từ vựng chuyển đổi trường nghĩa là một trong
những cách thức độc đáo và hiệu quả. Lời nói thường ngày mà dùng đến phương
thức này nhiều khi làm tổn hại đến tính phổ thông (vốn là một thuộc tính cơ bản của
tín hiệu ngôn ngữ). Tuy nhiên, trong sáng tác nghệ thuật, việc dùng từ vựng theo
phương thức chuyển đổi trường nghĩa lại được các nhà nghệ sĩ ngôn từ đặc biệt ưa
dùng. Vì vậy, có thể nói, chuyển đổi trường nghĩa từ vựng có thể được coi là một
biện pháp tu từ hiệu quả trong sáng tác văn chương.
1.2. Xuân Diệu là một tác gia lớn trong Văn học Việt Nam hiện đại. Bằng
phong cách rất riêng, ông đã để lại cho đời một thành tựu nghệ thuật đồ sộ với nhiều
tác phẩm thơ ca đặc sắc. Nói về Xuân Diệu, người ta thường nhắc đến thơ ông với
những cách tân độc đáo, thú vị, bất ngờ và lạ lẫm. Trong những “cái mới” mà Xuân
Diệu đưa đến cho nền thi ca Việt Nam hiện đại, có lẽ, ấn tượng nhất là những cách
tân ngôn ngữ. Ở thơ ông, ta thấy một số lượng lớn từ vựng được sử dụng trong bối
cảnh chuyển đổi ý nghĩa. Sự chuyển đổi trường không những đã khiến cho thơ ông
thoát ra ngoài quy luật dùng từ ngữ sáo mòn mà còn giúp cho những tác phẩm thơ
vượt lên trên các giới hạn của phong trào thơ đương đại. Trong sáng tác thi ca,
Xuân Diệu đã gắn kết các từ ngữ khác trường nghĩa lại với nhau, tạo ra rất nhiều
kiểu chuyển nghĩa, chuyển trường của từ. Sự chuyển trường ấy tạo nên những kết
hợp phi lôgic thông thường, làm cho người ta ngỡ ngàng từ câu chữ cho đến ý nghĩa
ẩn chứa bên trong chúng.
2
1.3. Giá trị của thơ Xuân Diệu có thể được nhìn nhận từ các góc độ khác
nhau. Nghiên cứu thơ ông từ hiện tượng chuyển trường nghĩa cũng là một hướng đi
cần thiết và đầy sức hút.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Hiện tượng chuyển trường nghĩa
trong thơ Xuân Diệu” làm luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Vấn đề trường nghĩa
Lí thuyết về trường nghĩa đã được các nhà ngôn ngữ trên thế giới quan tâm
từ rất sớm, có thể kể đến các tác giả như F. De. Saussure, J.Trier, L. Weisgerber...
Các tác giả này đã đưa ra các quan niệm, các khía cạnh khác nhau về trường nghĩa
xuất phát từ những góc nhìn riêng của mình.
Ở Việt Nam cũng có không ít nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu trường
nghĩa từ vựng. Trong đó, tiêu biểu là GS. Đỗ Hữu Châu, PGS. Đỗ Việt Hùng. Các
tác giả đã cụ thể hóa trường từ vựng - ngữ nghĩa bằng cứ liệu tiếng Việt trong các
chuyên luận và giáo trình. Đây chính là cơ sở lí thuyết và thực tiễn cho vấn đề mà
Đề tài đặt ra.
2.1. Vấn đề hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu
Ở nước ta, đã có rất nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về thơ Xuân
Diệu. Hầu hết chúng đề cập đến những đặc trưng về mặt nội dung và nghệ thuật của
thơ ông, khẳng định tài năng và phong cách của ông. Tuy nhiên, từ một góc nhìn
hẹp, chưa có công trình, bài viết nào đề cập đến hiện tượng chuyển trường nghĩa
trong thơ Xuân Diệu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Thứ nhất, xác nhận các vấn đề
thuộc về cách thức và đặc điểm của hiện tượng trường nghĩa và chuyển di trường
nghĩa của từ; Thứ hai, tập trung khảo sát hiện tượng sử dụng từ ngữ chuyển trường
nghĩa ở tần số cao và hiện tượng chuyển di trường nghĩa của từ trong thơ Xuân
Diệu. Trong đó, chúng tôi giới hạn việc tìm hiểu sự chuyển trường nghĩa trên bình
diện ngữ nghĩa học và dụng học.
3
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là tìm hiểu sâu hơn về những đóng góp của Xuân Diệu
trong sáng tạo ngôn ngữ thơ ở một góc hẹp: sử dụng trường nghĩa từ vựng và
chuyển di trường nghĩa từ vựng (từ lí thuyết ngữ nghĩa và ngữ dụng). Qua đó, đề tài
góp thêm một sự lí giải về giá trị của thơ Xuân Diệu từ góc nhìn của ngôn ngữ học.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Xác định cơ sở lý luận của đề tài
- Thống kê các từ ngữ trong thơ Xuân Diệu theo trường nghĩa để xác định
các trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu.
- Khảo sát các kết hợp cụ thể để tìm ra các hiện tượng chuyển trường nghĩa.
- Qua phân tích các kết hợp được tạo ra do hiện tượng chuyển nghĩa của từ,
rút ra những giá trị biểu đạt nhất định và đặc điểm phong cách thơ Xuân Diệu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng chủ yếu hai phương
pháp sau:
- Phương pháp miêu tả để miêu tả đặc điểm chuyển trường của từ và cấu tạo
của các kết hợp được tạo ra do sự chuyển trường ấy.
- Phương pháp phân tích (phân tích ngữ nghĩa và phân tích ngữ cảnh) để làm
rõ giá trị biểu hiện của từ trong từng trường hợp chuyển trường cụ thể, đồng thời chỉ
ra giá trị của hiện tượng chuyển trường nghĩa trong việc thể hiện nội dung và nghệ
thuật của thơ Xuân Diệu.
Ngoài hai phương pháp trên, luận văn còn sử dụng thủ pháp thống kê,
phân loại.
+ Thủ pháp thống kê dùng để tổng hợp ngữ liệu, qua đó, nắm được một cách
khái quát về hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu.
+ Thủ pháp phân loại dùng để phân loại ngữ liệu và xác định các đặc điểm
của hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu.
4
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Từ lý thuyết trường nghĩa Luận văn đặt ra nhiệm vụ xác định sự chuyển
trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu.
6.2. Làm rõ vai trò của việc sử dụng phương thức chuyển di trường nghĩa từ
vựng trong sáng tác thi ca của Xuân Diệu, từ đó khẳng định những đóng góp của
ông về sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật.
6.3. Góp phần làm sáng tỏ thêm lý thuyết chuyển trường nghĩa trong sáng tạo
ngôn ngữ nghệ thuật.
7. Cấu trúc của luận văn
Tương ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần Mở đầu và
phần Kết luận, nội dung Luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Các trường nghĩa và hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ
Xuân Diệu
Chương 3: Giá trị biểu đạt của hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ
Xuân Diệu
Sau cùng là phần Phụ lục và Tài liệu tham khảo
5
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Về khái niệm trường nghĩa
Trường nghĩa còn được gọi là trường ngữ nghĩa, trường từ vựng ngữ nghĩa
(semantic filed, lexcal filed). Lí thuyết về các trường được các nhà ngôn ngữ Đức
và Thuỵ Sĩ đưa ra vào những thập kỉ 20 và 30 của thế kỉ XX. Lí thuyết này bắt
nguồn từ những tư tưởng về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong ngôn ngữ của
W. Humboldt, M. Pokrovxkij, Meyer. Nhưng tiền đề thúc đẩy một cách quyết định
sự hình thành nên lí thuyết về các trường là những nguyên lí của F. De Saussure,
đặc biệt là luận điểm “giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố xung
quanh quy định” [6, 243] và “chính phải xuất phát từ cái toàn thể làm thành một
khối để phân tích ra những yếu tố mà nó chứa đựng” [6, 244] của ông.
Nói đến lí thuyết về trường nghĩa, ta phải nhắc đến tên tuổi của hai nhà ngôn
ngữ người Đức là J. Trier và L. Weisgerber. Với J. Trier (theo đánh giá của S.
Ullmann), lịch sử ngữ nghĩa học đã mở ra một giai đoạn mới. Ông là người đầu tiên
đưa ra thuật ngữ “trường” vào ngôn ngữ học và đã thử áp dụng quan điểm cấu trúc
vào lĩnh vực từ vựng ngữ nghĩa. J. Trier cho rằng, trong ngôn ngữ, mỗi từ tồn tại
trong một trường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ khác trong trường quyết
định. Còn L. Weisgerber, ông lại có một quan điểm rất đáng chú ý về các trường –
theo ông, cần phải tính đến các “góc nhìn” khác nhau mà tác động giữa chúng sẽ
cho kết quả là sự ngôn ngữ hoá một lĩnh vực nào đó của cuộc sống.
Các trường kiểu của J. Trier và L. Weisgerber là những trường có tính chất
đối vị, gọi tắt là trường trực tuyến (dọc).
Ngoài hai tác giả trên, trường trực tuyến cũng được nhiều nhà ngôn ngữ khác
đề cập đến. Có thể kể đến các tác giả như Cazarès, P. M Roget, R. Hallig, W. Von
Warburg, W. P. Zaleskij, Duchacek, H. Husgen, K. Reuning.
Khác với các nhà nghiên cứu trên, W. Porzig lại xây dựng quan niệm về các
trường tuyến tính hay trường ngang. Theo ông, trường là những cặp từ có quan hệ
6
kiểu như “gehen” – “fuber” (“đi” – “chân”), “greifen” – “hand” (“cầm” – “tay”),
“sechen” – “auge” (“nhìn” – “mắt”) Đây không phải là những quan hệ chung
nhất, những quan hệ ngữ nghĩa tạo nên “các trường cơ bản của ý nghĩa”. Trung tâm
của “các trường cơ bản của ý nghĩa” là các động từ và tính từ vì chúng thường đảm
nhiệm chức năng vị ngữ trong câu, do đó chúng thường ít nghĩa hơn các danh từ.
Ở Việt Nam, trường nghĩa cũng được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu
như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Đỗ
Việt Hùng Trong đó, Đỗ Hữu Châu là người đi đầu trong việc đưa ra lí thuyết về
trường nghĩa cũng như những phạm trù ngôn ngữ liên quan đến trường nghĩa. Ông
đã vận dụng lí thuyết về trường nghĩa của các tác giả nước ngoài để xây dựng
những quan niệm của mình về trường nghĩa. Đỗ Hữu Châu định nghĩa: Mỗi tiểu hệ
thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là tập hợp những từ đồng nhất
với nhau về ngữ nghĩa [8, 171]. Quan điểm này lấy tiêu chí ngữ nghĩa làm cơ sở cho
việc phân lập trường nghĩa. Đây là quan niệm có tính chất định hướng cho các quan
niệm về trường nghĩa của các tác nhà Việt ngữ khác sau ông.
Luận văn của chúng tôi lấy quan niệm về trường nghĩa của Đỗ Hữu Châu
làm cơ sở lí thuyết để nghiên cứu.
1.2. Phân loại trường nghĩa
Dựa vào hai quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ là quan hệ dọc (quan hệ trực
tuyến, quan hệ hình) và quan hệ ngang (quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính,
quan hệ ngữ đoạn), Đỗ Hữu Châu chia trường nghĩa tiếng Việt thành các loại khác
nhau: trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm (hai trường nghĩa dựa vào quan
hệ dọc); trường nghĩa tuyến tính (dựa vào quan hệ ngang) và trường nghĩa liên
tưởng (dựa vào sự kết hợp giữa quan hệ dọc và quan hệ ngang).
1.2.1. Trường nghĩa biểu vật
Trường nghĩa biểu vật là “một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu
vật” [8; 172]. Chẳng hạn, trường nghĩa biểu vật về tay: cổ tay, bàn tay, cánh tay,
ngón tay, hoa tay, vân tay, búp măng, dùi đục, cầm, nắm, xé Đây là các đơn vị từ
có cùng phạm vi biểu vật tay.
7
Mỗi một trường nghĩa biểu vật thường có từ trung tâm là danh từ. Danh từ này
có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật, như người, động
vật, thực vật, vật thể, chất liệuCác danh từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có
tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp
ý nghĩa của từ. Dựa vào danh từ trung tâm, người ta xác lập trường nghĩa biểu vật.
Ở ví dụ trường biểu vật về tay trên, dựa vào danh từ tay, ta tập hợp được rất nhiều
từ về tay – nằm trong trường nghĩa tay.
Các trường nghĩa biểu vật lớn có thể phân chia thành các trường nghĩa biểu
vật nhỏ. Đến lượt mình, các trường nghĩa biểu vật nhỏ này cũng có thể phân chia
thành các trường nghĩa biểu vật nhỏ hơn nữa. Chẳng hạn, trường nghĩa biểu vật về
tay có thể chia thành các trường nhỏ: trường biểu vật về bàn tay (gồm: ngón tay,
vân tay, hoa tay, đốt ngón tay, chỉ tay, mu bàn tay), trường biểu vật về cánh tay
(gồm: cổ tay, xương cánh tay, cùi chỏ)
Số lượng từ ngữ và cách tổ chức của các trường nghĩa biểu vật rất khác nhau.
Sự khác nhau này diễn ra giữa các trường lớn với nhau và giữa các trường nhỏ trong
một trường lớn. Nếu so sánh các trường cùng một tên gọi trong các ngôn ngữ với
nhau thì sự khác nhau trên còn rõ hơn nữa.
Nếu tạm gọi một trường nhỏ (hay một nhóm nhỏ trong một trường nhỏ) là
một “miền” của trường, thì thấy, các miền thuộc các ngôn ngữ rất khác nhau. Có
những miền trống - tức không có từ ngữ - ở ngôn ngữ này nhưng không trống ở
ngôn ngữ kia, có miền có mật độ cao trong ngôn ngữ này nhưng lại thấp trong ngôn
ngữ kia.
Vì từ có nhiều nghĩa biểu vật, cho nên, từ có thể nằm trong nhiều trường biểu
vật khác nhau, hệ quả là các trường nghĩa biểu vật có thể “giao thoa”, “thẩm thấu”.
Xét trường biểu vật về người và trường biểu vật về động vật, ta sẽ thấy rất rõ điều
này. Trường nghĩa người sẽ gồm các từ: đầu, tóc, mắt, cổ, bụng, tay, chân, mũi,
miệng, mồm, răng, lưỡi, ruột, dạ dày, da, máu, xương, thịt, lông, ăn, uống, đi, chạy,
nhảy, khóc, cười, nói, hát, hét, ngủ, nằm, to, nhỏ Trường nghĩa động vật sẽ gồm
các từ: đầu, đuôi, sừng, gạc, cổ, bụng, mắt, chân, mũi, mồm, răng, lưỡi, ruột, dạ
8
dày, da, máu, xương, thịt, lông, ăn, uống, đi, chạy, nhảy, hót, hí, ngủ, nằm, to, nhỏ
Hầu hết các từ nằm trong trường động vật đều nằm trong trường người, ví dụ các
từ: đầu, cổ, bụng, mắt, chân, mũi, mồm, răng, lưỡi, ruột, dạ dày, da, ăn, uống, đi,
chạy, nhảy Ta nói trường người và trường động vật giao thoa, thẩm thấu vào
nhau. Mức độ giao thoa của các trường tỉ lệ thuận với số lượng từ chung giữa các
trường với nhau.
Quan hệ của các từ ngữ đối với một trường nghĩa biểu vật không giống nhau.
Có những từ điển hình cho trường được gọi là các từ hướng tâm, có những từ không
điển hình cho trường được gọi là các từ hướng biên. Từ hướng tâm gắn rất chặt với
trường làm thành cái lõi trung tâm quy định những đặc trưng ngữ nghĩa của trường.
Từ hướng biên gắn bó lỏng lẻo hơn và mỗi lúc một đi xa khỏi lõi, liên hệ với trường
mờ nhạt đi. Ở ví dụ về trường người và trường động vật trên, các từ hướng tâm là
các từ chỉ có ở trường này mà không có ở trường kia, từ hướng tâm của trường
người như khóc, cười, buồn, hát, từ hướng tâm của động vật là các từ hí, hót,
đuôi Từ hướng biên của chúng là những từ xuất hiện ở cả hai trường như đầu,
chân, mắt, mũi, ruột, da, dạ, dày, xương, máu, chạy, nằm, uống, ăn, đi,
1.2.2. Trường nghĩa biểu niệm
Trường nghĩa biểu niệm là “một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu
niệm [8,178]. Chẳng hạn, trường nghĩa biểu niệm (vật thể nhân tạo) (thay thế hoặc
tăng cường công tác lao động) (bằng tay): dao, cưa, búa, đục, khoan, lưới, nơm,
dao, kiếm
Cũng như các trường nghĩa biểu vật, các trường biểu niệm lớn có thể phân
chia thành các trường nghĩa biểu niệm nhỏ và cũng có những “miền” với những mật
độ khác nhau.
Từ có nhiều nghĩa biểu niệm, bởi vậy, một từ có thể đi vào nhiều trường nghĩa
biểu niệm khác nhau. Vì thế, cũng giống như trường nghĩa biểu vật, các trường
nghĩa biểu niệm cũng có thể giao thoa, thẩm thấu vào nhau và cũng có lõi trung tâm
với các từ điển hình và những từ ở những lớp kế cận trung tâm, những từ ở lớp
ngoại vi.
9
1.2.3. Trường nghĩa tuyến tính
Trường nghĩa tuyến tính là tập hợp từ có thể kết hợp với một từ gốc để tạo ra
các chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ. Chẳng hạn,
trường nghĩa tuyến tính của từ tay là búp măng, mềm, ấm, lạnhnắm, cầm, khoác
Để xác lập trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất
cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp
nhận được trong ngôn ngữ.
Cùng với các trường nghĩa dọc (trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu
niệm), các trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc
ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những đặc điểm hoạt
động của từ.
1.2.4. Trường nghĩa liên tưởng
Trường nghĩa liên tưởng là tập hợp từ có chung một nét nghĩa ấn tượng tâm lí
được một từ gợi ra. Chẳng hạn, trường nghĩa liên tưởng của từ xanh gồm các đơn vị
từ vựng: lục, lam, xanh lơ, cây cối, núi rừng, đồng bằng, bầu trời, sự sống, tuổi trẻ,
người lính, hòa bình...
Các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hoá, cố định bằng từ các ý
nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm.
Các từ trong một trường liên tưởng trước hết là những từ cùng nằm trong
trường biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ có quan hệ
cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm. Song, trong trường liên
tưởng còn có nhiều từ khác được liên tưởng tới do xuất hiện đồng thời với từ trung
tâm trong những ngữ cảnh có chủ đề tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại. Điều này
khiến cho các trường liên tưởng có tính dân tộc, tính thời đại và tính cá nhân.
1.3. Sự dịch chuyển trường nghĩa
1.3.1. Khái niệm sự chuyển trường nghĩa
Sự chuyển trường nghĩa là hiện tượng “một từ ngữ thuộc một trường ý niệm
này được chuyển sang dùng cho các sự vật thuộc một trường ý niệm khác” [3, 68]
10
Do nhu cầu giao tiếp ngày càng đa dạng và phức tạp của con người, từ (đơn
hoặc phức) lúc mới xuất hiện chỉ có một nghĩa biểu vật nhưng sau khi được sử dụng
một thời gian nó có thêm nhiều nghĩa biểu vật mới. Đó là sự chuyển biến ý nghĩa
biểu vật của từ. Khi nghĩa biểu vật của từ thay đổi thì nghĩa biểu niệm của từ cũng
có nhiều khả năng thay đổi. Từ đó, nghĩa biểu thái của từ cũng có thể thay đổi theo.
Sự chuyển nghĩa trên của từ chính là cơ sở của sự chuyển trường nghĩa của từ.
Không phải bất cứ hiện tượng chuyển nghĩa nào cũng dẫn đến sự chuyển trường
nghĩa của từ, nhưng có thể khẳng định rằng, sự chuyển trường nghĩa bắt đầu từ sự
chuyển nghĩa của từ. Bởi vì, từ chuyển nghĩa - nội dung biểu thị của từ thay đổi - thì
từ cũng chuyển sang trường nghĩa mới tương ứng với nội dung biểu thị mới của nó.
Chẳng hạn từ mũi là từ có nhiều nghĩa, mỗi lần chuyển biến ý nghĩa, từ lại
chuyển sang một trường nghĩa khác.
1. Bộ phận của cơ quan hô hấp (mũi người, mũi mèo)
→ Từ thuộc trường con người hoặc trường động vật
2. Bộ phận nhọn của vũ khí (mũi dao, mũi súng)
→ Từ thuộc trường đồ vật
3. Phần trước của tàu thuyền (mũi tàu, mũi thuyền)
→ Từ thuộc trường phương tiện giao thông
4. Phần đất nhô ra ngoài biển (mũi đất, mũi Cà Mau)
→ Từ thuộc trường đất đai
5. Đơn vị quân đội (mũi quân bên trái, mũi quân tiên phong)
→ Từ thuộc trường quân sự
Khi các từ ngữ chuyển từ trường nghĩa này sang trường nghĩa khác, chúng
mang theo những đặc điểm vốn có của nó ở trường nghĩa ban đầu. Chẳng hạn, ở ví
dụ từ mũi trên, nét nghĩa về sự vật “nhọn, nhô ra trước hết so với cái toàn thể” của
từ mũi trong trường đầu tiên đã chuyển vào nghĩa của các từ thuộc các trường nghĩa
còn lại.
11
1.3.2. Các phương thức chuyển trường nghĩa
Như đã trình bày ở trên, hiện tượng chuyển trường nghĩa bắt đầu từ sự chuyển
nghĩa của từ. Bởi thế, phương thức chuyển trường nghĩa cũng chính là phương thức
chuyển nghĩa của từ.
Hai phương thức chuyển trường (chuyển nghĩa) phổ biến của từ trong tất cả
ngôn ngữ trên thế giới là ẩn dụ và hoán dụ. Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu, ẩn dụ và
hoán dụ được hiểu như sau:
Cho A là một hình thức ngữ âm, x và y là những ý nghĩa biểu vật. A vốn là
tên gọi của x (tức x là ý nghĩa biểu vật chính của A). Phương thức ẩn dụ là phương
thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu như x và y giống nhau. Còn
hoán dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu như x
và y đi đôi với nhau trong thực tế.
Trong trường hợp ẩn dụ, các sự vật được gọi tên, tức x và y, không có liên hệ
khách quan, chúng thuộc những phạm trù hoàn toàn khác hẳn nhau. Sự chuyển tên
gọi diễn ra tuỳ thuộc vào nhận thức của con người về sự giống nhau giữa chúng.
Trái lại, trong trườn