1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội tồn tại nhiều hoạt động như hoạt động chính trị, văn hoá, kinh tế, quân sự.Hoạt động kinh tế là hoạt động chủ yếu, nó có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của các hoạt động khác. Tiêu thức để phân biệt các hoạt động là căn cứ vào công dụng sản phẩm dịch vụ tạo ra và theo tính chất, mục đích của hoạt động đó.
Hoạt động kinh doanh là hoạt động kinh tế, khi việc tổ chức thực hiện hoạt động đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Trong hoạt động kinh doanh, con người luôn hướng tới mục tiêu là đạt được kết quả và hiệu quả cao nhất.
Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song chính sự chuyển dịch này cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự không ngừng vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường.
Muốn vậy, phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn diện các hiện tượng, các quá trình và yếu tố xảy ra trong hoạt động kinh doanh. Để làm được những vấn đề đó không thể không phân tích, đánh giá các hoạt động trong quá trình kinh doanh để từ đó đề ra những chiến lược, những quyết sách, những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng trên, sau quá trình thực tập tại Công ty TNHH một Thành viên Cảng Sông Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với những kiến thức được các Thầy, Cô Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM truyền dạy, đặc biệt là Thầy TS. Lưu Thanh Tâm đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy. Em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH một Thành viên Cảng Sông Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích của đề tài
Qua việc nghiên cứu đề tài này có thể giúp chúng ta đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, xem xét các quá trình và yếu tố xảy ra trong hoạt động kinh doanh để từ đó rút ra được những mặt mạnh và mặt tồn tại, qua đó đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Một TV Cảng Sông Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng khảo sát : Các số liệu, chỉ tiêu, tài liệu, các yếu tố về hoạt động của Công ty trong các năm 2008 – 2009 - 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài này được thực hiện vào số liệu sơ cấp và thứ cấp, cụ thể thông qua việc phỏng vấn lãnh đạo cùng các bộ phận nghiệp vụ Công ty. Bằng các phân tích kinh tế, các số liệu ghi chép trên sổ sách, chứng từ, các báo cáo tài chính của Công ty, kết hợp suy luận, điều tra, thảo luận đồng thời nghiên cứu một số tài liệu chuyên nghành, từ đó làm cơ sở để thực hiện đề tài này.
80 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên cảng sông Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội tồn tại nhiều hoạt động như hoạt động chính trị, văn hoá, kinh tế, quân sự...Hoạt động kinh tế là hoạt động chủ yếu, nó có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của các hoạt động khác. Tiêu thức để phân biệt các hoạt động là căn cứ vào công dụng sản phẩm dịch vụ tạo ra và theo tính chất, mục đích của hoạt động đó.
Hoạt động kinh doanh là hoạt động kinh tế, khi việc tổ chức thực hiện hoạt động đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Trong hoạt động kinh doanh, con người luôn hướng tới mục tiêu là đạt được kết quả và hiệu quả cao nhất.
Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song chính sự chuyển dịch này cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự không ngừng vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường.
Muốn vậy, phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn diện các hiện tượng, các quá trình và yếu tố xảy ra trong hoạt động kinh doanh. Để làm được những vấn đề đó không thể không phân tích, đánh giá các hoạt động trong quá trình kinh doanh để từ đó đề ra những chiến lược, những quyết sách, những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng trên, sau quá trình thực tập tại Công ty TNHH một Thành viên Cảng Sông Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với những kiến thức được các Thầy, Cô Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM truyền dạy, đặc biệt là Thầy TS. Lưu Thanh Tâm đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy. Em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH một Thành viên Cảng Sông Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích của đề tài
Qua việc nghiên cứu đề tài này có thể giúp chúng ta đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, xem xét các quá trình và yếu tố xảy ra trong hoạt động kinh doanh để từ đó rút ra được những mặt mạnh và mặt tồn tại, qua đó đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Một TV Cảng Sông Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng khảo sát : Các số liệu, chỉ tiêu, tài liệu, các yếu tố về hoạt động của Công ty trong các năm 2008 – 2009 - 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài này được thực hiện vào số liệu sơ cấp và thứ cấp, cụ thể thông qua việc phỏng vấn lãnh đạo cùng các bộ phận nghiệp vụ Công ty. Bằng các phân tích kinh tế, các số liệu ghi chép trên sổ sách, chứng từ, các báo cáo tài chính của Công ty, kết hợp suy luận, điều tra, thảo luận đồng thời nghiên cứu một số tài liệu chuyên nghành, từ đó làm cơ sở để thực hiện đề tài này.
5. Dự kiến kết quả của đề tài
Sau quá trình thu thập số liệu, nghiên cứu, phân tích, và đề ra các giải pháp kiến nghị, toàn bộ nội dung sẽ được tổng hợp hoàn chỉnh thành Luận văn tốt nghiệp và in sao lưu vào đĩa CD.
Do kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, còn nặng nhiều về lý thuyết dựa trên những gì đã được học trên nhà trường nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm, giúp đỡ và chỉ dạy thêm của các Thầy, Cô cùng Ban TGĐ, các phòng chuyên môn nghiệp vụ Công ty để luận văn này cũng như kiến thức của bản thân được hoàn thiện hơn.
Trân trọng
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý, kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp muốn tồn tại trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao, càng có điều kiện mở mang và phát triển sản xuất, đầu tư mua sắm tài sản cố định, nâng cao đời sống người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt kết quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí ít nhất. Hiệu quả kinh doanh phải được xem xét một cách toàn diện cả về thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của nền kinh tế xã hội.
Về thời gian, hiệu quả kinh doanh đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ không được làm giảm sút hiệu quả các giai đoạn, các thời kỳ kinh doanh tiếp theo, không vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài.Về không gian, hiệu quả kinh doanh chỉ có thể coi là đạt được một cách toàn diện khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận, các đơn vị mang lại hiệu quả và không ảnh hưởng đến hiệu quả chung.
Về định lượng, hiệu quả kinh doanh phải được thể hiện ở mối tương quan giữa thu và chi theo hướng tăng thu giảm chi. Có nghĩa là tiết kiệm đến mức tối đa các chi phí kinh doanh (lao động sống và lao động vật hóa) để tạo ra một đơn vị sản phẩm. Đồng thời với khả năng sẵn có làm ra nhiều sản phẩm.
Về góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh doanh của các đơn vị, các bộ phận cũng như toàn bộ các doanh nghiệp đạt được phải gắn chặt hiệu quả toàn xã hội. Đạt được hiệu quả cao cho các đơn vị, bộ phận của các doanh nghiệp chưa đủ, nó còn đòi hỏi phải mang lại hiệu quả cao cho các đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp chưa đủ, nó còn đòi hỏi phải mang lại hiệu quả cho toàn xã hội, cả kinh tế.
Hiệu quả kinh doanh được biểu hiện bằng chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là mục tiêu số một nó chi phối toàn bộ quá trình kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp được hiểu là một đại lượng so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Theo nghĩa rộng hơn, nó là đại lượng so sánh giữa chi phí đầu vào và kết quả đầu ra.
Chi phí đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động và vốn kinh doanh (vốn cố định và vốn lưu động) còn kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như khối lượng sản phẩm (tính bằng hiện vật và giá trị) và lợi nhuận ròng.
1.1.2 Mục đích
Đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là đòi hỏi bức thiết đối với các bộ phận cũng như doanh nghiệp nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở phân tích đánh giá, tăng cường tích lũy để đầu tư tái kinh doanh cả chiều sâu lẫn chiều rộng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
1.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
1.2.1 Chỉ tiêu về sản lượng
Chỉ tiêu này nói lên sản lượng đạt được qua từng năm của doanh nghiệp của từng nhóm khác nhau. Mỗi nhóm chỉ tiêu góp phần không nhỏ vào sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, nhóm chi tiêu này thường được đánh giá qua phương pháp so sánh của mỗi năm hoạt động.
1.2.2 Chỉ tiêu về doanh thu
Chỉ tiêu này nói lên tổng doanh thu hoạt động của doanh nghiệp qua mỗi năm hoạt động ,doanh thu càng cao khả năng doanh nghiệp có lãi càng nhiều , người ta thường dùng phương pháp so sánh doanh thu của năm trước với năm sau để đánh giá sự tăng giảm qua từng năm và đưa ra nhưng phương pháp để tăng doanh thu.
1.2.3 Chỉ tiêu về lợi nhuận
Chỉ tiêu này nói cho ta biết tổng lợi nhuận với chi phí trong kỳ, một doanh nghiệp làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ,chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và ngược lại, nó giúp doanh nghiệp điều chỉnh được chi phí giá thành ,chi phí hoạt động cũng như chi phí quản lý để doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn .
1.2.4 Chỉ tiêu về sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu này đôi khi còn được gọi là số vòng quay vốn cố định , nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt được hiệu quả như thế nào một đồng vốn cố định đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
1.2.5 Chỉ tiêu về hiệu quả tài chính
1.2.5.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu từ sản xuất kinh doanh thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận, sự thay đổi về lợi nhuận có thể phản ánh sự thay đổi về hiệu quả cũng như đường lối kinh doanh.
1.2.5.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu, các nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này ,bởi vì họ quan tâm đến khả năng thu nhận được của lợi nhuận so với vốn họ tự bỏ ra đầu tư.
1.2.6 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
1.2.6.1 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh
Là chỉ tiêu thanh toán ngay các khoản nợ đã đến hạn và quá hạn .Khả năng thanh toán nhanh cho ta thấy những tài sản quay vòng vốn nhanh có thể dùng để trang trải cho các khoản nợ đã đến hạn đủ hay không.
1.2.6.2 Khả năng thanh toán bằng tiền
Ngoài hệ số khả năng thanh toán nhanh, để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn nữa ta sử dụng hệ số khả năng thanh toán bằng tiền. Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sàng thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn .
1.2.6.3 Kỳ thu tiền bình quân
Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho ta biết doanh nghiệp có khả năng thu hồi nợ nhanh hay thấp nó thể hiện vốn của doanh nghiệp bị có bị tồn đọng và bị các đơn vị khác chiếm dụng, gây khó khăn hơn trong việc thanh toán của doanh nghiệp hay không.
1.2.6.4 Vòng quay hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm.
1.2.6.5 Vòng quay vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau như : tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp.
1.2.7 Chỉ tiêu về tiền lương, tiền công
1.2.7.1 Khái niệm về bản chất tiền lương, tiền công
- Tiền lương trong nền kinh tế thị trường: Đó là giá cả của sức lao động, là khoản tiền mà người dử dụng lao động trả cho người lao động trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên (được ghi nhận trong các hợp đồng lao động) và phù hợp Luật lao động của Quốc gia.
- Trong nền kinh tế thị trường giá cả của sức lao động được quyết định bởi giá trị của sức lao động (tình trạng sức khỏe, chuyên môn nghiệp vụ, thâm niên, nghề nghiệp…) và quan hệ cung cầu về sức lao động.
- Tiền công chỉ là một biểu hiện, một tên gọi khác của tiền lương. Tiền công gắn trực tiếp hơn với các quan hệ thỏa thuận mua bán sức lao động và thường được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các hợp đồng dân sự thuê mướn có thời hạn. Tiền công có thể hiểu là số tiền trả cho một đơn vị thời gian lao động cung ứng, tiền trả cho một khối lượng công việc thực hiện. Khái niệm tiền công được sử dụng phổ biến trong những thỏa thuận thuê nhân công trong thị trường tự do và có thể gọi là giá công lao động .
Trong nền kinh tế thị trường về cơ bản khái niệm tiền lương, tiền công được xem đồng nhất về bản chất kinh tế, đó là khoản tiền mà người lao động nhận được khi bán sức lao động của mình.
1.2.7.2 Phụ cấp lương
Trong các doanh nghiệp tiền lương thường được chia làm hai bộ phận:
- Lương chính hay còn gọi là lương cơ bản: Nó là khoản tiền lương trả cho người lao động phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề và trong những điều kiện làm việc bình thường.
- Lương phụ hay còn gọi là phụ cấp lương: Là khoản tiền lương bổ sung trả thêm cho người lao động khi làm việc trong những điều kiện khó khăn, độc hại, tính chất quan trọng hơn so với bình thường. Trong các doanh nghiệp Nhà nước, khoản phụ cấp này được quy định cụ thể thành nhiều mức và nhiều loại phụ cấp khác nhau. Ngược lại, trong các doanh nghiệp ngoài thành phần Nhà nước khi thuê mướn người lao động, mức lương chi trả cho người lao động đã tính gộp luôn các yếu tố khó khăn, độc hại… cho nên thường không duy trì hệ thống các loại phụ cấp lương.
1.2.7.3 Tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế
Trong nền kinh tế thị trường, còn tồn tại quan hệ hàng hóa – tiền tệ nên còn phạm trù tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.
- Tiền lương danh nghĩa: là tổng số tiền người lao động nhận được sau một thời kỳ làm việc nhất định.
Trong thực tế, bản thân tiền lương danh nghĩa chưa phản ảnh đầy đủ mức trả công cho người lao động. Thu nhập của người lao động không chỉ phụ thuộc vào mức lương danh nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả hàng hóa, dịch vụ và mức thuế thu nhập theo quy định của Nhà nước.
- Tiền lương thực tế: Được hiểu là toàn bộ những tư liệu sinh hoạt và các loại dịch vụ mà người lao động trao đổi được từ tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đóng các khoản thuế theo quy định của Nhà nước. Tiền lương thực tế phản ánh rõ mức sống của người lao động và giá trị tiền lương mà họ nhận được.
Trong một thời kỳ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế có mối quan hệ với nhau thông qua chỉ số giá cả trong thời kỳ đó:
ITLTT = ITLDN/IGC
Trong đó:
ITLTT : Chỉ số tiền lương thực tế
ITLDN : Chỉ số tiền lương danh nghĩa
IGC : Chỉ số giá cả
1.2.7.4 Mức lương tối thiểu
- Mức lương tối thiểu được hiểu là mức tiền lương thấp nhất Nhà nước quy định để trả cho lao động giản đơn nhất trong điều kiện làm việc bình thường để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động và gia đình họ.
- Trong một chế độ tiền lương, mức lương tối thiểu được xem là cơ sở, là nền tảng để xác định mức lương trả cho các loại lao động khác.
- Mức lương tối thiểu Nhà nước quy định là cơ sở pháp lý đảm bảo cho đời sống cho người lao động.
+ Mức tăng (theo %) tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng (theo %) năng suất lao động bình quân được tính theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội
+ Phải có lợi nhuận, lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề.
1.2.8 Các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản trong tổ chức tiền lương
1.2.8.1 Các yêu cầu cơ bản tổ chức tiền lương
- Tiền lương tiền công phải trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, thể hiện trong hợp đồng lao động.
- Tổ chức tiền lương, tiền công phải tuân thủ những quy định của Luật lao động hiện hành về tiền lương, tiền công.
- Đảm bảo tai sản xuất sức lao động không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
- Nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh cho đơn vị.
- Tạo sự hợp lý giữa các bộ phận l/động, các t/viên trong một tập thể lao động.
- Đảm bảo tính đơn giản, cụ thể rõ ràng và dễ hiểu.
1.2.8.2 Các nguyên tắc tổ chức tiền lương
* Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương.
- Nguyên tắc này bắt nguồn từ mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, yêu cầu của nguyên tắc này là tiêu không thể vượt quá khả năng làm ra mà cần phải đảm bảo tích lũy. Trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, tốc độ tăng tiền lương về cơ bản phụ thuộc trực tiếp vào tốc độ tăng năng suất lao động, ngược lại tăng năng suất lao động không chỉ là điều kiện cần thiết để thực hiện tăng tiền lương nhằm cải thiện đời sống cho người lao động mà còn là điều kiện tiên quyết để thực hiện tích lũy đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để cạnh tranh… Do vậy năng suất lao động bình quân cần phải tăng nhanh hơn tiền lương bình quân.
* Chống chủ nghĩa bình quân trong trả công, đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa các loại lao động, các loại nghành nghề trong cùng một doanh nghiệp.
- Nguyên tắc này đòi hỏi việc trả lương phải có sự phân biệt giữa lao động phổ thông và lao động kỹ thuật, lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao phải được đãi ngộ xứng đáng.
* Trả công theo công việc đảm nhận của người lao động.
- Người lao động làm việc làm việc gì thì phải trả lương theo công việc ấy, tiền lương phải gắn được với kết quả lao động và hiệu quả công việc với các hình thức trả lương thích hợp do người sử dụng lao động lựa chọn và duy trì trong một thời gian nhất định.
* Kết hợp hài hòa các dạng lợi ích
- Xuất phát từ mối quan hệ giữa lợi ích người lao động, lợi ích người sử dụng lao động và lợi ích người tiêu dùng sản phẩm. Vì vậy, yêu cầu trả lương ngoài việc căn cứ vào những đóng góp cá nhân, còn phải tính đến lợi ích tập thể, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xã hội.
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
CẢNG SÔNG TP.HCM
2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Trước giải phóng Công ty TNHH Một Thành viên Cảng sông TP.HCM có tên gọi là Ty Cầu Tàu trực thuộc Nha thương Cảng Sài Gòn. Hệ thống kênh Đôi, kênh Tẻ và kênh Tàu Hủ được hình thành cách đây trên ba thế kỷ. Dưới chế độ củ con kênh này nằm trong hệ thống thương Cảng Sài Gòn, việc quản lý do Nhà thủy văn và Ty cầu tàu đảm nhận. Vẫn áp dụng hệ thống quản lý Nhà nước về đường thủy trên địa bàn thuộc các nhánh kênh. Kênh Tẻ – Kênh Đôi bắt đầu từ vàm cầu Tân Thuận đến ngã ba sông Rạch Cát. Kênh Bến Nghé – Kênh Tàu Hủ bắt đầu từ cầu Bắc Bình Dương đến ngã ba Sông Rạch Cát.
Ty Cầu Tàu trước đây quản lý toàn bộ các bến sông, cầu tàu, nằm bất cứ quận huyện nào trong Thành phố. Tên của bến được gắn liền với tên của đường như bến Tôn Thất Thuyết (đường Tôn Thất Thuyết), Bến Hàm Tử (đường Hàm Tử), Bến Nguyễn Duy (đường Nguyễn Duy), Bến Lê Quang Liêm (đường Lê Quang Liêm)…Ở mỗi bến đều có nhân viên kiểm soát mà ngày nay gọi là Cảng vụ (hoặc quản lý bến) đảm nhiệm. Mọi nhu cầu khai thác sử dụng bến bãi đều phải xin phép và nộp thuế cho Ty Cầu Tàu kiểm soát toàn bộ bè ra vào, neo đậu trong khu vực kênh. Quản lý việc xây cất x/dựng hết sức nghiêm ngặt. Không ai được phép xây dựng nếu không được sự chấp thuận của Ty Cầu Tàu.
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, theo chủ trương của Ủy ban quân quản Sài Gòn thì các ngành tiếp quản các cơ sở tùy theo chức năng của đối phương để lại. Tổng Cục Giao thông vận tải Miền Nam bằng quyết định số 52/TC ngày 10/9/1975 đã chuyển giao Ty Cầu Tàu thuộc Nha thương Cảng Sài Gòn cho Cục đường sông quản lý và đổi tên là Cảng Bình Đông.
Sau đó bằng quyết định số 860/TC-UB ngày 06/11/1976 của Bộ Giao Thông Vận Tải giao Cảng Bình Đông cho Sở Giao thông Công chánh Thành phố quản lý. Ngày 11/11/1998 theo Quyết định 6004/QĐ-UBKT đã đổi tên Cảng Bình Đông thành Cảng Sông Thành phố Hồ Chí Minh và sự ra đời của Quyết định 172/2004/QĐUB ngày 15/7/2004 Cảng không chịu sự quả