Từ khi tiến hành cuộc đổi mới đến nay, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc phát triển nông nghiệp và nông thôn, góp phần thúc đẩy sản xuất ra nhiều nông sản hàng hoá, một số lượng đáng kể được sản xuất từ nghề chăn nuôi heo.
Ở Việt Nam, thịt heo chiếm 70 % tổng số lượng các loại thịt tiêu thụ hàng
ngày trên thị trường. Do nhu cầu tiêu dùng ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung,
ở Đồng Tháp nói riêng cộng với sức mua ngày càng tăng, đã giúp cho ngành sản
xuất này ngày càng phát triển không ngừng trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên
cạnh những thuận lợi cho việc chăn nuôi heo như điều kiện tự nhiên, sự cần cù lao
động của người chăn nuôi những khó khăn mà người dân đang gặp phải trong
là giá cả đầu ra và thị trường tiêu thụ của sản phẩm heo. Giá cả của heo giống và heo hơi thường xuyên không ổn định, tăng giảm bất thường làm cho nhiều hộ sản xuất không có lợi nhuận.
Cùng với những khó khăn trên, thì thách thức hàng đầu đặt ra đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh sản phẩm heo hiện nay là hệ thống thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Giải quyết được vấn đề tiêu thụ sản phẩm sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển đàn heo, phát triển chăn nuôi cũng như phát triển nông nghiệp ở
Đồng Tháp nói riêng và đồng sông Cửu Long nói chung. Từ đó góp phần tăng thu
nhập người dân và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.
Nhằm mục đích đánh giá thực trạng và đề ra những khuyến cáo hợp lý giúp
người chăn nuôi và kinh doanh nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi, được sự phân
công của Bộ môn Di Truyền Giống Nông Nghiệp - Khoa Nông Nghiệp và SHƯD -
Trường Đại học Cần Thơ, tôi thực hiện đề tài: “Hiệu quả kinh tế của các công
đoạn chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt heo tại tỉnh Đồng Tháp”.
GVHD: Võ Văn Sơn SVTH: Nguyễn Mạnh Duy
Trang 1
Luân văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế của các công đoạn
Mục tiêu đề tài:
Phân tích hiệu quả kinh tế của các công đoạn chăn nuôi, giết mổ và
phân phối sản phẩm thịt heo. Từ đó đề ra các đề xuất nhằm giảm chi phí sản xuất,
hạ giá thành sản phẩm heo, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ chăn nuôi,
tăng hiệu quả kinh doanh cho các thương lái, bán lẻ và lợi ích cho người tiêu dùng.
64 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2499 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệu quả kinh tế của các công đoạn chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt heo tại tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ CHĂN NUÔI - THÚ Y
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC CÔNG ĐOẠN
PHẨM THỊT HEO TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
Giáo Viên Hướng Dẫn: Sinh Viên ThựcHiện:
VÕ VĂN SƠN NGUYỄN MẠNH DUY
MSSV:3022071
Lớp Chăn Nuôi Thú Y Khoá 28
Cần Thơ, 2/2007
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC CÔNG ĐOẠN CHĂN NUÔI, GIẾT MỔ VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM THỊT HEO TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2007 Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2007
Giáo Viên Hướng Dẫn Duyệt Bộ Môn
Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2007 Duyệt Khoa
ii
MỤC LỤC
Trang bìa ... ...i
Trang duyệt ... .ii
Mục lục ... ...iii
Danh mục bảng... .. v
Danh mục biểu đồ... ... vi
Tóm lược ... ... vii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ... .. 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ... .. 3
2.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN KHẢO SÁT ... . 3
2.1.1 Điều kiện tự nhiên: ... . 3
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:... ... 4
2.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp:... .. 5
2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CHĂN NUÔI HEO... .. 8
2.2.1 Đặc điểm cơ bản của loài heo: ... .. 8
2.2.2 Đặc điểm của ngành chăn nuôi heo:... ... 8
2.2.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật:... .. 9
2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT HEO... . 10
2.3.1 Thức ăn: ... ... 10
2.3.2 Giống:... . 10
2.3.3 Thuốc thú y: ... ... 10
2.3.4 Cách và thời gian chăm sóc: ... ... 11
2.4 MỘT SỐ CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH ... . 11
2.4.1 Chi phí:... .. 11
2.4.2 Giá thành:... . 11
2.4.3 Doanh thu:... ... 11
2.4.4 Lợi nhuận: ... ... 12
2.4.5 Tỷ suất lợi nhuận:... . 12
2.5 CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU
THỤ... . 12
2.5.1 Hộ chăn nuôi: ... . 12
2.5.2 Thương lái:... .. 12
2.5.3 Lò mổ:... ... 13
2.5.4 Bán lẻ:... ... 13
iii
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH... . 14
3.1 PHƯƠNG TIỆN... . 14
3.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH... .. 14
3.2.1 Địa điểm:... .. 14
3.2.2 Thời gian:... . 14
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu:... . 14
3.2.4 Phương pháp xử lý:... .. 14
3.2.5 Các chỉ tiêu phân tích: ... ... 15
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN... . 16
4.1. NGƯỜI CHĂN NUÔI... ... 16
4.1.1 Tình hình chung của người chăn nuôi:... ... 16
4.1.2 Chi phí sản xuất 1 kg heo giống:... ... 19
4.1.3 Chi phí chăn nuôi từ lúc nuôi đến lúc xuất chuồng :... . 20
4.1.4 Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi:... .. 21
4.1.5 Hiệu quả kinh tế theo từng loại hình chăn nuôi:... . 25
4.2 THƯƠNG LÁI... ... 27
4.2.1 Tổng quan về thương lái:... .. 27
4.2.2 Hiệu quả kinh tế của thương lái: ... ... 28
4.4. SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA CÁC CÔNG ĐOẠN... .. 37
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ... ... 39
5.1 KẾT LUẬN... .. 39
5.2 ĐỀ NGHỊ... .. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ... . 41
PHỤ LỤC... .. 42
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Quy mô đàn gia súc gia cầm... .. 5
Bảng 2. Diện tích các loại cây trồng... . 6
Bảng 3. Năng suất và sản lượng lúa... . 7
Bảng 4. Tình hình chăn nuôi tại vùng khảo sát... .. 16
Bảng 5. Chi phí sản xuất 1kg heo giống... .. 19
Bảng 6. Chi phí sản xuất 1 kg heo hơi ... . 20
Bảng 7. Lợi nhuận của các người chăn nuôi heo... ... 23
Bảng 8. Tỉ lệ các hộ chăn nuôi lời, lỗ ở vùng khảo sát ... .. 24
Bảng 9. Chi phí chăn nuôi theo từng loại hình... ... 25
Bảng 10. Tỉ lệ các hộ chăn nuôi lời, lỗ theo từng loại hình chăn nuôi ... ... 27
Bảng 11. Cách thức tìm nguồn heo... ... 28
Bảng 12. Giá mua và số lượng heo mua hằng ngày... .. 29
Bảng 14. Tỉ lệ móc hàm và lợi nhuận của thương lái... .. 32
Bảng 15. Các chi phí của bán lẻ ... .. 34
Bảng16. Giá cả mua vào và bán ra của bán lẻ... . 35
Bảng 17. Lợi nhuận/con heo của bán lẻ... .. 36
Bảng 18. Giá trị gia tăng bình quân/con cho chuỗi ngành hàng... ... 37
Bảng 19. Thu nhập bình quân hằng ngày của từng công đoạn ... . 38
v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Các giống heo nuôi... .. 17
Biểu đồ 2: Nguồn heo con giống... .. 18
Biểu đồ 3: Tỉ trọng các loại chi phí cho một heo thịt ... .. 21
Biểu đồ 4: Giá bán heo hơi và heo giống tại các vùng khảo sát... . 22
Biểu đồ 5: Doanh thu của người chăn nuôi ... .. 23
Biểu đồ 6: Chi phí và lợi nhuận của các loại hình chăn nuôi... .. 26
Biểu đồ 7: Lý do chọn nghề thương lái (%)... .. 27
Biểu đồ 8: Sản lượng heo thịt hằng ngày... ... 29
Biểu đồ 9: Tỉ trọng các chi phí giết mổ... ... 31
Biểu đồ 10: Lợi nhuận các thương lái... .. 32
Biểu đồ 11: Tỉ trọng các chi phí của bán lẻ ... .. 34
Biểu đồ 12: Tỉ trọng lợi nhuận từng công đoạn/ngày ... . 38
vi
TÓM LƯỢC
Nhằm mục đích đánh giá thực trạng và đề ra những khuyến cáo giúp người chăn nuôi và kinh doanh nâng cao hiệu quả sản xuất, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Hiệu quả kinh tế của các công đoạn chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt heo tại tỉnh Đồng Tháp”.
Đề tài được thực hiện tại tỉnh Đồng Tháp, thông qua việc khảo sát các hộ chăn nuôi, thương lái và những người bán lẻ tại các huyện, thị của tỉnh Đồng Tháp.
Qua phân tích ta thấy rằng chi phí thức ăn chiếm tỉ trọng cao nhất chiếm 72,73 %, kế đến là chi phí con giống, chiếm tỉ trọng 23,44%. Đây là hai loại chi phí được xem là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của người chăn nuôi.
Qua kết quả khảo sát ta thấy rằng, người chăn nuôi hiện nay có lợi nhuận rất thấp, bình quân đạt 1.800 đồng/kg. Trong khi đó, công việc của thương lái đơn giản hơn nhiều nhưng lại có lợi nhuận cao hơn, bình quân đạt 3.500 đồng/kg. Người bán lẻ là thành phần có lợi nhuận cao nhất trong chuỗi ngành hàng, bình quân đạt 3.900 đồng/kg.
Với giá cả thức ăn tăng cao như hiện nay thì người chăn nuôi hoàn toàn không có lời, thậm chí còn bị lỗ khi tính cả chi phí công lao động. Điều này, chứng tỏ người chăn nuôi có mức lời chủ yếu là lấy công làm lời.
vii
Luân văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế của các công đoạn …
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khi tiến hành cuộc đổi mới đến nay, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc phát triển nông nghiệp và nông thôn, góp phần thúc đẩy sản xuất ra nhiều nông sản hàng hoá, một số lượng đáng kể được sản xuất từ nghề chăn nuôi heo.
Ở Việt Nam, thịt heo chiếm 70 % tổng số lượng các loại thịt tiêu thụ hàng ngày trên thị trường. Do nhu cầu tiêu dùng ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, ở Đồng Tháp nói riêng cộng với sức mua ngày càng tăng, đã giúp cho ngành sản xuất này ngày càng phát triển không ngừng trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cho việc chăn nuôi heo như điều kiện tự nhiên, sự cần cù lao động của người chăn nuôi… những khó khăn mà người dân đang gặp phải trong
là giá cả đầu ra và thị trường tiêu thụ của sản phẩm heo. Giá cả của heo giống và heo hơi thường xuyên không ổn định, tăng giảm bất thường làm cho nhiều hộ sản xuất không có lợi nhuận.
Cùng với những khó khăn trên, thì thách thức hàng đầu đặt ra đối với hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm heo hiện nay là hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm. Giải quyết được vấn đề tiêu thụ sản phẩm sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đàn heo, phát triển chăn nuôi cũng như phát triển nông nghiệp ở Đồng Tháp nói riêng và đồng sông Cửu Long nói chung. Từ đó góp phần tăng thu nhập người dân và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.
Nhằm mục đích đánh giá thực trạng và đề ra những khuyến cáo hợp lý giúp người chăn nuôi và kinh doanh nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi, được sự phân công của Bộ môn Di Truyền Giống Nông Nghiệp - Khoa Nông Nghiệp và SHƯD -Trường Đại học Cần Thơ, tôi thực hiện đề tài: “Hiệu quả kinh tế của các công đoạn chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt heo tại tỉnh Đồng Tháp”.
GVHD: Võ Văn Sơn SVTH: Nguyễn Mạnh Duy
Trang 1
Luân văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế của các công đoạn …
Mục tiêu đề tài:
Phân tích hiệu quả kinh tế của các công đoạn chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt heo. Từ đó đề ra các đề xuất nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm heo, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ chăn nuôi, tăng hiệu quả kinh doanh cho các thương lái, bán lẻ và lợi ích cho người tiêu dùng.
GVHD: Võ Văn Sơn SVTH: Nguyễn Mạnh Duy
Trang 2
Luân văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế của các công đoạn …
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN KHẢO SÁT
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Đồng Tháp là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 3246,1 km2. Vị trí địa lý từ 10o07’ - 10o58’ vĩ độ Bắc đến 105o12’ - 105o56’ độ kinh Đông:
+ Phía Bắc giáp tỉnh PrâyVeng (Campuchia).
+ Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long - thành phố Cần Thơ. + Phía Đông giáp tỉnh Long An - Tiền Giang. + Phía Tây giáp tỉnh An Giang.
Khí hậu: Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có hai mùa rõ rệt
trong năm là mùa khô và mùa mưa:
Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau:
+ Gió mùa Đông Bắc
+ Nhiệt độ bình các tháng từ 30 - 32 oC.
+ Có số giờ nắng trong năm cao vào các tháng 1, 2, 3.
+ Giờ nắng bình là 6,8 giờ/ngày, thuận lợi cho việc thu hoạch và bảo quản lúa.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11: + Gió mùa Tây Nam
+ Mưa tập vào các tháng 9, 10.
+ Lượng mưa bình 1.170 - 1.520 mm, chiếm 90 - 95 % lượng mưa cả
năm.
Đặc điểm khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp toàn
diện.
GVHD: Võ Văn Sơn SVTH: Nguyễn Mạnh Duy
Trang 3
Luân văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế của các công đoạn …
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Đồng Tháp là tỉnh có nền nông nghiệp đang phát triển mạnh mẽ và là một trong những vựa lúa lớn nhất cả nước. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, nắng nhiều, ổn định, ấm quanh năm thích hợp cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển, tạo điều kiện cho việc phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Đồng Tháp là 13,48 % (năm 2005). Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 2.085,2 tỷ đồng, tăng 27,2 % so với năm 2004 (năm 2004 đạt 1.638,9 tỷ đồng). Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2005 đạt 5.397,4 tỷ đồng, tăng 8,5 % so với năm 2004 (năm 2004 đạt
4.975,9 tỷ đồng).
Dân số Đồng Tháp năm 2005 là 1.650.500 người, tăng 0,9 % so với năm 2004 (năm 2004 có 1.639.400 người). Trong đó, khu vực nông thôn chiếm 84,88 % (năm 2005), giảm 0,11 % so với năm 2004 (năm 2004 chiếm 84,99 %).
Về lao động: toàn tỉnh có 34.200 người lao động trong khu vực nhà nước, tăng 2,1 % so với năm 2004 (năm 2004 là 33.500 người).
Về giáo dục: đến cuối năm 2005, Đồng Tháp có 131 trường học, 1.363 lớp
học, 9.478 lớp học, 14.074 giáo viên và 229.399 học sinh đối với giáo dục phổ
thông.
Y tế:
Về cơ sở gồm các bệnh viện, các tâm y tế huyện, các nhà bảo sanh, các phòng khám đa khoa khu vực, các trạm y tế xã, phường và giường bệnh. Năm 2005, toàn tỉnh có 13 bệnh viện, 9 phòng khám đa khoa khu vực, 1 bệnh viện điều dưỡng và 143 trạm y tế xã phường, với 2.518 giường bệnh, tăng 3,3 % so với năm 2004 (năm 2004 có 2.438 giường bệnh).
Về cán bộ y tế gồm các bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ sanh và các dược sĩ đại học, học và dược tá. Trong đó, năm 2005 tỉnh Đồng Tháp có 629 bác sĩ, giảm 11,8 % so với năm 2004 (năm 2004 có 713 người). Số dược sĩ đại học là 187 người, tăng 81,55 % so với năm 2004 (năm 2004 có 103 người).
GVHD: Võ Văn Sơn SVTH: Nguyễn Mạnh Duy
Trang 4
Luân văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế của các công đoạn …
2.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp Tình hình chăn nuôi
Đàn gia súc và gia cầm tỉnh Đông Tháp thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 1. Quy mô đàn gia súc gia cầm
ĐVT:con
STT Giống gia súc- gia cầm 2004 2005
1 Trâu 1.400 1.300
2 Bò 19.400 28.100
3 Heo 304.000 317.300
4 Gà 3.086.000 3.100.000
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bảng 1 cho thấy, đàn gia súc, gia cầm đều có xu hướng tăng (trừ đàn trâu có
xu hướng giảm mạnh). Đàn trâu năm 2005 là 1.300 con, giảm 100 con so với năm
2004. Sự giảm sút này là do sự cơ giới hoá trong nông nghiệp nên việc nuôi trâu để
cày kéo không còn phổ biến nữa. Khác với đàn trâu, đàn bò lại có xu hướng tăng nhanh, năm 2005 có 28.100 con bò, tăng 8.700 con so năm 2004.
Bên cạnh đó, đàn heo cũng có sự gia tăng đáng kể. Năm 2005 có 317.300 con heo, tăng tới 13.300 con so với năm 2004 (năm 2004 có 304.000 con). Riêng đàn gia cầm do dịch cúm đã làm ảnh hưởng lớn đến quy mô đàn. Năm 2005 có
3.100.000 con, tăng 14.000 con so với năm 2004.
Tình hình sản xuất của ngành trồng trọt
Diện tích các loại cây trồng
Diện tích các loại cây trồng ở tỉnh Đồng Tháp được thể hiện ở bảng 2 như
sau:
GVHD: Võ Văn Sơn SVTH: Nguyễn Mạnh Duy
Trang 5
Luân văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế của các công đoạn …
Bảng 2. Diện tích các loại cây trồng
ĐVT: ha
STT Chỉ tiêu 2004 2005
1 Lúa (cả năm) 453.000 467.700
- Đông Xuân 202.500 203.300
- Hè Thu 250.500 264.400
2 Ngô 4.700 5600
3 Khoai lang 500 400
4 Mía 200 100
5 Lạc 200 200
Nguồn:Tổng cục thống kê
Diện tích trồng lúa của tỉnh Đồng Tháp tăng từ 453.000 ha năm 2004 lên 467.700 ha năm 2005, tăng 32.700 ha. Trong đó ở mùa vụ Hè Thu diện tích đất
được canh tác nhiều hơn so với màu vụ Đông Xuân. Diện tích đất trồng lúa vào mùa
vụ Hè thu năm 2005 là 264.400 ha, tăng 13.900 ha so với năm 2004 (năm 2004 là
250.500 ha). Cùng với cây lúa thì diện tích đất dùng để canh tác đối với cây ngô cũng có xu hướng tăng. Năm 2005, diện tích trồng ngô là 5.600 ha, tăng 900 ha so với năm 2004 (năm 2004 là 4.700 ha).
Diện tích đất trồng khoai lang và mía ở Đồng Tháp có xu hướng giảm. Diện tích đất trồng khoai lang năm 2005 là 400 ha, giảm 100 ha so với năm 2004. Còn diện tích trồng mía năm 2005 là 100 ha, giảm 100 ha so với năm 2004 (năm 2004 là 200 ha). Trong khi đó, diện tích đất trồng lạc tương đối ổn định.
Năng suất và sản lượng lúa
Năng suất và sản lượng lúa ở tỉnh Đồng Tháp được thể hiện ở bảng 3 như sau:
GVHD: Võ Văn Sơn SVTH: Nguyễn Mạnh Duy
Trang 6
Luân văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế của các công đoạn …
Bảng 3. Năng suất và sản lượng lúa
STT Chỉ tiêu 2004 2005
1 Năng suất cả năm (tạ/ha) 53,4 55,5
- Đông Xuân 63,8 67
- Hè Thu 45,1 46,7
2 Sản lượng cả năm (tấn) 2.420.900 2.596.400
- Đông Xuân 1.292.100 1.362.800
- Hè Thu 1.128.800 1.233.600
Nguồn:Tổng cục thống kê
Qua bảng 3 ta thấy, sản lượng lúa ở Đồng Tháp năm 2005 đạt 2.596.400 tấn, tăng 175.500 tấn so với năm 2004. Năng suất bình quân năm 2005 là 55,5 tạ/ha, tăng 2,1 tạ/ha so với năm 2004. Năng suất và sản lượng lúa có xu hướng tăng một phần là do việc đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất.
Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp
Thuận lợi
+ Đất đai phì nhiêu và rộng lớn. + Điều kiện khí hậu thuận lợi.
+ Người dân cần cù lao động, chịu khó, ham học hỏi.
Khó khăn
+ Trình độ dân trí thấp nên khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật còn
hạn chế.
+ Vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp còn thấp.
+ Cơ sở hạ tầng còn kém, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. + Trình độ sản xuất còn rất thấp và lạc hậu.
+ Thiếu thông tin thị trường nên việc sản xuất mang tính tự phát.
GVHD: Võ Văn Sơn SVTH: Nguyễn Mạnh Duy
Trang 7
Luân văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế của các công đoạn …
2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CHĂN NUÔI HEO
2.2.1 Đặc điểm cơ bản của loài heo
Heo là loài gia súc đa thai, đẻ từ 8 - 14 con/lứa. Heo mang thai 114 - 116 ngày. Nuôi con 45 ngày , một năm đẻ 2 lứa, heo con cai sữa sau 45 ngày tuổi, heo con bú sữa mẹ sau 8 ngày trọng lượng tăng gấp hai lần.
Heo có khả năng sử dụng nhiều loại thức ăn thô xanh, phụ phế phẩm công nông nghiệp và thực phẩm chế biến. Heo trưởng thành có sức chịu đựng lạnh. Do thuần hoá lâu đời heo được chuyên môn hoá thịt nên các bộ phận trong cơ thể bị mất cân đối. Do phổi kém phát triển nên vào lúc thời tiết quá nóng, heo dễ bị cảm nóng., thường sút sức nhiều và lâu lấy lại sức. Heo là loài vật hay sợ sệt, phản ứng rất nhanh khi thay đổi môi trường sống khác. Heo mới thả vào chuồng thường ăn kém đi, không chịu nghỉ ngơi, ngủ không yên, do đó nhịp độ sinh trưởng chậm lại.
2.2.2 Đặc điểm của ngành chăn nuôi heo
Chăn nuôi heo là một trong những ngành sản xuất quan trọng trong hệ thống
Heo cung cấp cho thị trường thức ăn, lao động và cả lợi nhuận:
+ Nguyên tắc chủ yếu là heo có thể đổi các nguồn thức ăn, phụ phẩm thành thực phẩm có chất lượng cao cho con người.
+ Tạo ra những công ăn việc làm cho người dân, nhất là lúc mùa vụ đã thu hoạch xong.
+ Mức lợi nhuận có thể tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, khi heo phát triển tốt thì khả năng thu lợi nhuận cao.
Heo ảnh hưởng trực tiếp đến giá thị trường của bắp, hoặc các thức ăn khác vì mức sử dụng trong khẩu phần của heo luôn luôn hiện diện ở tỉ lệ lớn. Nhờ đó thúc đẩy ngành sản xuất phát triển hơn.
Heo có thể sử dụng, đúng hơn là tận dụng các thức ăn không tiêu thụ được trên thị trường cho người tiêu dùng. Ngoài ra còn có thể cho heo ăn các phụ phẩm từ công nghiệp chế biến, hoặc các chất thải từ các nhà máy giết mổ gia súc…
Heo giúp gia tăng, thúc đẩy hiệu quả của các ngành khác như công nghiệp chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa. Do việc sử dụng hữu hiệu sữa gạn kem trong khẩu phần của heo con và qua đó tác động gia tăng sản xuất thức ăn cho bò…
GVHD: Võ Văn Sơn SVTH: Nguyễn Mạnh Duy
Trang 8
Luân văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế của các công đoạn …
Heo có thể duy trì sự phì nhiêu của đất khi sử dụng các chất thải từ heo để bón cho cây trồng.
2.2.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật
Để tồn tại và phát triển, heo luôn cần một lượng thức ăn tối thiểu cần thiết và thường xuyên. Do đó, bên cạnh việc đầu tư cơ bản cho đàn vật nuôi đồng thời phải phần đầu tư thường xuyên để duy trì phát triển đàn vật nuôi này.
Có các phương thức chăn nuôi sau: một là, chăn nuôi theo phương thức tự nhiên, dựa vào nguồn thức ăn sẵn có, mức độ đầu tư thấp, phương thức này chỉ tồn tại trong điều kiện tự nhiên còn phong phú. Hai là chăn nuôi công nghiệp, là tối đa hoá khả năng tiếp nhận thức ăn, giảm tối thiểu quá trình vận động, nhằm tiết kiệm hao phí năng lượng, tăng khối lượng và tăng năng suất sản phẩm. Thức ăn là loại chế biến sẵn theo phương thức công nghiệp, có sử dụng các kích thích tố tăng trưởng để được năng suất sản phẩm cao nhất với chu kỳ chăn nuôi ngắn nhất.
Đây là ngành sản xuất ra nhiều sản phẩm. Do vậy, tuỳ theo mục đích sản xuất mà lựa chọn phương hướng đầu tư, quy trình, phương thức chăn nuôi cho phù
2.2.4 Ý nghĩa kinh tế của phát triển chăn nuôi heo
Chăn nuôi là ngành cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, là ngành có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm đặc sản tươi sống. Trong nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chăn nuôi cung cấp cho ngành trồng trọt nguồn phân bón hữu cơ quan trọng. Vai trò của chăn nuôi heo nói chung ngày càng tăng một cách tuyệt đối về số lượng và chất lượng.
GVHD: Võ Văn Sơn SVTH: Nguyễn Mạnh Duy
Trang 9
Luân văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế của các công đoạn …
2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT HEO
2.3.1 Thức ăn
Trong chăn nuôi gia súc nói chung thức ăn là một yếu tố rất quan trọng. Thức ăn chiếm tới 70-75% giá thành sản phẩm nuôi heo vì thế thức ăn có chất lượng và tiết kiệm được sẽ là nguồn quan trọng trong giá thành chăn nuôi. Heo là một loại ăn tạp nên có thể tiêu hoá tất cả các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật và động vật. Như vậy không có nghĩa là heo không thể tăng trọng nhanh được nếu chỉ toàn ăn chất bột đường hoặc rau xanh. Muốn heo tăng trưởng nhanh thì phải cung cấp cho nó đủ những chất cần thiết. Thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh vật, công nghệ hoá học và một số khoáng chất…những sản phẩm này cung cấp các dinh dưỡng cần thiết cho con vật nuôi có thể ăn được để sống, sinh trưởng, phát triển , sinh sản và sản xuất một cách bình thường trong thời gian dài. Thức ăn chỉ có thể sử dụng hữu hiệu khi các chất dinh dưỡng trong nó là cân đối để thoả mãn nhu cầ