Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cà Mau từ năm 2008-2016

Ngày 7-11-2006 nước ta trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO), sự kiện này sẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng. Quá trình hội nhập cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam phải chấp nhận những thách thức, những qui định trong thế giới toàn cầu hóa, thực hiện đúng những cam kết trong nền kinh tế thị trường nhất là thị trường dịch vụ tài chính và thị trường bán lẻ, chấp nhận cạnh tranh trong điều kiện vẫn còn hạn chế về vốn, công nghệ, trình độ và kinh nghiệm so với nhiều quốc gia đối tác. Tại đại hội Đảng lần X đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản của việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trên các phương diện nắm vững định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, nâng cao vai trò hiệu lực quản lý của nhà nước, phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại hình thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức SXKD. Vì thế, cạnh tranh là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Ngành ngân hàng cũng không nằm ngòai bức tranh toàn cảnh đó. Các ngân hàng nước ngoài, các tập đoàn tài chính ồ ạt đầu tư vào Việt Nam vì đây là một thị trường tài chính năng động và đầy tiềm năng như HSBC, ANZ, Citigroup, Mizuho Corporate bank còn các ngân hàng trong nước phải đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Thêm vào đó việc gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các dự án được đầu tư vào Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Ngân hàng Á Châu là ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Vì thế nên ngân hàng Á Châu được gọi là “Ngân Hàng của mọi nhà”. Tuy nhiên “Nếu chúng ta không thay đổi hướng đi chắc chắn chúng ta sẽ trở về nơi xuất phát”. Thật vậy nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi, còn đối thủ cạnh tranh luôn luôn biến đổi chiến lược vì trong giai đoạn hiện nay “Khách hàng là thượng đế”, chúng ta bán những sản phẩm dịch vụ mà khách hàng cần chứ không phải bán những gì chúng ta có. Vì vậy làm thế nào để biết và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng? biết khách hàng cần gì? Cà Mau với vị trí, chiến lược của mình về mặt kinh tế và chính trị xã hội, một thị trường đầy tiềm năng, là mảnh đất thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước nên nhiều NHTMCP được thành lập và hoạt động song song với các NHTMQD dẫn đến áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn. Do vậy, việc hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng nhằm tồn tại trong xu thế cạnh tranh hiện nay là một nhu cầu cấp thiết để ngân hàng đạt được lợi nhuận tối đa.

doc99 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2158 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cà Mau từ năm 2008-2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ((( LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CÀ MAU TỪ NĂM 2008-2016 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN Th.s NGUYỄN VĂN DUYỆT VÕ THỊ ĐOAN TRANG MSSV: 4040483 Lớp: Tài Chính-Tín Dụng K30  LỜI CẢM TẠ Qua 4 năm học tập, nghiên cứu rèn luyện ở trường, nhờ sự chỉ dạy tận tình của quí thầy cô ở trường Đại Học Cần Thơ đặc biệt là quí thầy cô ở khoa Kinh Tế-Quản Trị Kinh Doanh đã giúp em có được những kiến thức và hiểu biết trong học tập cũng như trong học trong thực tiễn.Giúp em trở thành một người công dân tốt giúp ích cho xã hội.Và ngày hôm nay khi hoàn thành luận văn này em xin cảm ơn đến: Em chân thành cảm ơn đến Thầy Nguyễn Văn Duyệt đã tận tình hướng dẫn giải đáp những thắc mắc khó khăn để em có thể hoàn thành quyển luận văn này một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Ban Giám Đốc Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cà Mau đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tại ngân hàng. Xin cám ơn các anh chị phòng Kinh Doanh đã tận tình giải đáp những vứơng mắc, những khó khăn, cho em được những kiến thức về ngân hàng cũng như về lĩnh vực tài chính mà trong qua trình học tập em chưa rõ, chỉ dẫn những kiến thức sơ khai trong thực tế về các nghiệp vụ ngân hàng để em có thể vận dụng những kiến thức này hoàn thành luận văn của mình hoàn hảo nhất. Cuối cùng em xin cảm ơn và kinh chúc quí thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đặc biệt là quí thầy cô khoa Kinh Tế-Quản trị Kinh Doanh dồi dào sức khỏe và thành công trong công tác giảng dạy của mình. Kính chúc Ban Giám Đốc cùng tập thể Cán bộ công nhân viên đạc biệt là các anh chị Phòng Kinh Doanh Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cà Mau luông dồi dào sức khoẻ và thành công trong công việc, công tác tốt. Xin chân thành cảm ơn! Cà Mau, ngày 25 tháng 04 năm 2008 Sinh vịên thực hiện  LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài này là trung thực, đề tài này không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 05 tháng 05 năm 2008 Sinh viên thực hiện Võ Thị Đoan Trang MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề. 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2 1.2.1. Mục tiêu chung. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu. 3 1.3.1.Không gian .3 1.3.2. Thời gian. 3 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu. 3 Lược khảo tài liệu có liên quan. 3 2. Phuơng pháp nghiên cứu. 3 2.1. Phương pháp thu thập số liệu. 3 2.2. Phương pháp phân tích số liệu. 4 2.2.1. Phương pháp so sánh. 4 2.2.2. Phương pháp tỷ trọng. 4 2.2.3. Phương pháp đánh giá cá biệt. 4 2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT. 4 2.2.5. Phương pháp đánh giá toàn diện. 4 CHƯƠNG 2 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN. 5 2.1. Khái niệm về ngân hàng thuơng mại. 5 2.2. Hoạch định chiến lược. 5 2.2.1. Khái niệm chiến lược. 5 2.2.2. Nội dung của hoạch định chiến lược. 5 2.2.2.1. Sứ mệnh (nhiệm vụ). 5 2.2.2.2. Những mục tiêu của chiến lược. 6 2.2.2.3. Phân tích môi trường kinh doanh và xác định cơ hội và nguy cơ. 6 A. Môi trường kinh doanh bên ngoài. 6 a. Môi trường vĩ mô. 6 b. Môi trường vi mô. 6 B. Cơ hội và nguy cơ. 7 2.2.2.4. Phân tích môi trường bên trong và xác định điểm mạnh - yếu. 7 A. Môi trường bên trong. 7 B. Xác định điểm mạnh. điểm yếu. 8 2.2.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh. 8 2.2.3.1. Đưa ra chiến lược thay thế.8 a. Nhóm chiến lược tăng trưởng. 8 b. Chiến lược tăng trưởng mở rộng. 9 c. Nhóm chiến lược thu hẹp hoạt động . 9 2.2.3.2. Lựa chọn chiến lược cho sự tiến hành thay đổi. 10 2.2.3.3. Các ma trận sử dụng trong hoạch định chiến lược. 10 a. Ma trận SWOT. 10 b. Ma trận QSPM. 11 2.3. Các dịch vụ của ngân hàng. 12 2.3.1. Khái niệm về dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh, bao thanh toán, chuỵển tiền, thu đổi ngoại tệ. 12 a. Chuyển tiền nước ngoài. 12 b. Phát hành thư tín dụng. 12 c. Cho vay chiết khấu bộ chứng từ (D/A, L/C, D/P). 13 d. Dịch vụ bảo lãnh. 13 e. Bao thanh tóan xuất khẩu. 14 f. Chuyển tiền cá nhân. 15 g. Thu đổi ngoại tệ. 15 h.Vay tài trợ xuất khẩu. 15 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CÀ MAU. 16 3.1. Tổng quan về ngân hàng Á Châu chi nhánh Cà Mau. 16 3.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cà Mau. 16 3.1.2. Quá trình phát triển. 16 3.1.3 Chức năng của ngân hàng. 16 3.1.4. Nhiệm vụ. 17 3.1.5. Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động cụ thể của bộ máy ACB chi nhánh Cà Mau. 17 3.1.5.1 Bộ máy tổ chức và quản lý. 17 3.1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 18 a.Giám đốc. 18 b. Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh. 18 c. Chức năng nhiệm vụ của phòng giao dịch và ngân quỹ. 18 d.Chức năng nhiệm vụ của phòng hành chính. 20 e. Bộ phận kế toán. 20 g. Bộ phận xử lý nợ. 21 3.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Cà Mau. 22 3.2.1. Về doanh thu .23 Về chi phí. 25 Lợi nhuận. 27 Phương hướng và mục tiêu phát triển của chi nhánh trong năm 2008. 28 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HUỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG. 29 4.1. Phân tích môi trường bên ngoài. 29 4.1.1. Yếu tố kinh tế. 29 4.1.1.1. Cơ cấu kinh tế. 29 4.1.1.2 Tốc độ phát triển kinh tế. 30 4.1.1.3 Kim ngạch xuất khẩu. 31 4.1.2. Về chính trị và pháp luật. 34 4.1.2.1. Về chính trị. 34 4.1.2.2. Về pháp luật. 34 4.1.3. Văn hoá – xã hội. 39 4.1.3.1. Quy mô dân số. 39 4.1.3.2. Trình độ, văn hoá xã hội. 39 4.1.4. Đối thủ cạnh tranh. 41 4.1.5. Phân tích khách hàng. 42 4.1.5.1. Những đánh giá của khách hàng đối với những dịch vụ của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. 42 4.1.5.2. Những mong đợi của khách hàng đối với dịch vụ ACB Cà Mau. 44 4.1.5.3. Mức độ hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng. 46 4.1.5.4. Tình hình giao dịch của khách hàng về các SPDV trong năm. 46 4.2. Đánh giá cơ hội và thách thức đối với ACB Cà Mau. 47 4.2.1. Những cơ hội. 47 4.2.2. Những thách thức. 48 4.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh. 49 4.3.1. Chiến lược kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh. 49 4.3.2. Chiến lược giá và sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh 51 a. Lãi suất của các đối thủ cạnh tranh. 51. b. Sản phẩm. 51 4.3.3. Chiến lược chiêu thị. 62 4.3.4. Chiến lược phân phối. 64 4.4. Phân tích môi trường bên trong. 65 4.4.1. Yếu tố tài chính. 65 4.4.2. Yếu tố sản phẩm. 68 4.4.2.1. Dịch vụ bảo lãnh trong nước. 68 4.4.2.2. Dịch vụ thanh toán quốc tế. 69 4.4.2.3. Doanh số cho vay chiết khấu và vay tài trợ XNK qua các năm. 70 4.4.2.4. Dịch vụ bao thanh toán trong nước. 71 4.4.2.5. Dịch vụ chuyển tiền cá nhân và thu đổi ngoại tệ. 72 4.4.3. Yếu tố giá. 72 4.4.4. Yếu tố năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức.75 4.4.4.1. Năng lực quản lý. 75 a. Họat động kinh doanh 75 b. Sự tuân thủ pháp luật. 75 4.4.4.2. Cơ cấu tổ chức. 75 4.4.5. Nhân sự. 76 4.4.6. Hoạt động chiêu thị và chính sách khuyến mãi. 77 a. Hoạt động chiêu thị 77 b. Về quảng cáo. 78 c. Về hình thức khuyến mãi. 78 Mạng lưới phân phối. 79 4.5. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của ACB Cà Mau. 79 4.5.1. Điểm mạnh. 79 4.5.2. Điểm yếu. 80. CHƯƠNG 4 CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC 5.1. Xây dựng chiến lược. 81 5.1.1. Ma trận SWOT. 81 5.1.2. Phân tích chiến lược. 83 5.1.2.1. Chiến lược thâm nhập thị trường. 83 5.1.2.2. Chiến lược phát triển thị trường. 84 5.1.2.3.Chiến lược cạnh tranh dựa vào khách hàng. 84 5.1.2.4. Chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 85 5.1.2.5. Chiến lược phòng thủ. 86 5.1.2.6. Chiến lược Marketing. 86 5.1.3. Lựa chọn chiến lược. 86 5.2. Giải pháp thực hiện chiến lược. 93 5.2.1. Giải pháp về nhân sự. 93 5.2.2. Giải pháp phát triển chính sách Marketing. 94 5.2.3. Giải pháp mở rộng mạng lưới phân phối. 95 5.2.4. Giải pháp về sản phẩm. 95 . Giải pháp về giá. 96 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận. 97 6.2. Kiến nghị. 97 DANH MỤC BẢNG Bảng 1:Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 22 Bảng 2:Mục tiêu phát triển của ngân hàng trong năm 2008 28 Bảng 3: Bảng cơ cấu kinh tế của tỉnh trong 03 năm 29 Bảng 4: Bảng xuất khẩu tôm trong 3 năm 31 Bảng 5: Một số chỉ tiêu ngành thủy sản từ 2006-2010 32 Bảng 6: Dự kiến mặt hàng xuất khẩu đến năm 2010 32 Bảng 7: Tỷ trọng thanh tóan không dùng tiền mặt qua các năm 40 Bảng 8: Đánh giá của khách hàng về sản phẩm 43 Bảng 9: Mong đợi của khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng 44 Bảng 10: Tổng hợp nhu cầu ý kiến của khách hàng 45 Bảng 11: Bảng mức độ hài lòng của khách hàng với ngân hàng 46 Bảng 12: Tình hình giao dịch của khách hàng đối với các SPDV trong năm 47 Bảng 13: Lãi suất của các đối thủ cạnh tranh 51 Bảng 14: Sản phẩm của các ngân hàng 51 Bảng 15: Mức tiền gửi và quà tặng 64 Bảng 16: Mạng lưới phân phối của các ngân hàng 64 Bảng 17: Chỉ số tài chính của ngân hàng trong 3 năm 65 Bảng 18: Doanh số và tình hình thu phí bảo lãnh trong 3 năm 68 Bảng 19: Doanh số thanh tóan quốc tế qua các năm 69 Bảng 20: Tình hình thu phí thanh toán quốc tế qua các năm 69 Bảng 21: Doanh số cho vay chiết khấu và vay tài trợ 70 Bảng 22: Doanh số và tình hình thu phí bao thanh toán qua các năm 71 Bảng 23: Phí chuyển tiền và thu đổi ngoại tệ 72 Bảng 24: Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam 73 Bảng 25: Lãi suất cho vay bằng đồng đô la 73 Bảng 26: Lãi suất cho vay bằng bằng Euro 74 Bảng 27: Biểu phí dịch vụ của ngân hàng 74 Bảng 28: Trình độ nhân viên của chi nhánh 77 Bảng 29: Chi phí cho hoạt động chiêu thị tại chi nhánh 78 Bảng 30: Ma trận SWOT 81 Bảng 31: Ma trận lựa chọn chiến lược 86 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Sơ đồ ma trận SWOT 11 Hình 2: Quy Trình thực hiện bao thanh toán tại ACB 14 Hình 3: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng 17 Hình 4: Biểu đồ thu nhập qua các năm 24 Hình 5: Biểu đồ chi phí qua các năm 27 Hình 6: Biểu đồ biểu thị thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng qua các năm 27 Hình 7: Tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt qua các năm 40 CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết của đề tài. Ngày 7-11-2006 nước ta trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO), sự kiện này sẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng. Quá trình hội nhập cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam phải chấp nhận những thách thức, những qui định trong thế giới toàn cầu hóa, thực hiện đúng những cam kết trong nền kinh tế thị trường nhất là thị trường dịch vụ tài chính và thị trường bán lẻ, chấp nhận cạnh tranh trong điều kiện vẫn còn hạn chế về vốn, công nghệ, trình độ và kinh nghiệm so với nhiều quốc gia đối tác. Tại đại hội Đảng lần X đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản của việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trên các phương diện nắm vững định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, nâng cao vai trò hiệu lực quản lý của nhà nước, phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại hình thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức SXKD. Vì thế, cạnh tranh là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Ngành ngân hàng cũng không nằm ngòai bức tranh toàn cảnh đó. Các ngân hàng nước ngoài, các tập đoàn tài chính ồ ạt đầu tư vào Việt Nam vì đây là một thị trường tài chính năng động và đầy tiềm năng như HSBC, ANZ, Citigroup, Mizuho Corporate bank…còn các ngân hàng trong nước phải đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Thêm vào đó việc gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các dự án được đầu tư vào Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Ngân hàng Á Châu là ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Vì thế nên ngân hàng Á Châu được gọi là “Ngân Hàng của mọi nhà”. Tuy nhiên “Nếu chúng ta không thay đổi hướng đi chắc chắn chúng ta sẽ trở về nơi xuất phát”. Thật vậy nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi, còn đối thủ cạnh tranh luôn luôn biến đổi chiến lược vì trong giai đoạn hiện nay “Khách hàng là thượng đế”, chúng ta bán những sản phẩm dịch vụ mà khách hàng cần chứ không phải bán những gì chúng ta có. Vì vậy làm thế nào để biết và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng? biết khách hàng cần gì? Cà Mau với vị trí, chiến lược của mình về mặt kinh tế và chính trị xã hội, một thị trường đầy tiềm năng, là mảnh đất thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước nên nhiều NHTMCP được thành lập và hoạt động song song với các NHTMQD dẫn đến áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn. Do vậy, việc hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng nhằm tồn tại trong xu thế cạnh tranh hiện nay là một nhu cầu cấp thiết để ngân hàng đạt được lợi nhuận tối đa. Chính vì thế tôi chọn đề tài“Hoạch định chiến lược kinh doanh cho NHTMCP Á Châu chi nhánh Cà Mau từ năm 2008-2016” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 1.2.1. Mục tiêu chung. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm từ 2005-2007 để từ đó đề xuất các giải pháp, chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm 2005-2008 từ đó nêu ra định hướng phát triển của ngân hàng trong năm tới. Xác định được cơ hội và thách thức tác động đến ngân hàng thông qua phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài. Xác định được điểm mạnh, điểm yếu thông qua các yếu tố nội tại trong ngân hàng. Trên cơ sở đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức sử dụng ma trận SWOT nhằm đề xuất giải pháp và kết hợp ma trận QSPM lựa chọn chiến lược cho phù hợp với các điều kiện của ngân hàng. Giải pháp để thực hiện chiến lược đã đề ra. 1.3. Phạm vi nghiên cứu. 1.3.1. Không gian. Đề tài thực hiện được nghiên cứu tại phòng Tín Dụng, phòng Giao Dịch và các phòng khác có liên quan tại Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cà Mau. 1.3.2. Thời gian. Đề tài được thực hiện từ ngày 11/02/2008-25/4/2008. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài chỉ tập trung vào việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là các dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh, bao thanh toán và các dịch vụ khác như chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, đây là các dịch vụ phổ biến mà khách hàng trên địa bàn TP Cà Mau giao dịch tại ngân hàng cũng như những yếu tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng từ đó đề xuất các chiến lược cho phù hợp. 1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan. Nguyễn Anh Ngọc, (2007). Chiến lược kinh doanh, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Tác giả đã trình bày tổng quát các chiến lược cụ thể trong kinh doanh và các công cụ để phân tích, xác định chiến lược. Qua tài liệu giúp em có định hướng để xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng. “ACB - cơ hội kinh doanh” của Lý Xuân Hải - Tổng Giám đốc NHTMCP Á Châu. Trong bài viết này tác giả đã phân tích sâu sắc các yếu tố bên ngoài, tình hình hoạt động kinh doanh, các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức mà ACB đang gặp phải từ đó đề ra chiến lược cụ thể hơn để thực hiện. 1.5. Phuơng pháp nghiên cứu. 1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu. Số liệu được thu thập từ bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và cân đối kế toán qua các năm 05-07 từ phòng kế toán. Các số liệu về dư nợ, vốn huy động, các dịch vụ của ngân hàng được thu thập từ phòng tín dụng, phòng giao dịch và ngân quỹ của ACB Cà Mau. Ngoài ra, thu thập thông tin từ sách, báo, các website trong lĩnh vực ngân hàng và thị trường tài chính với các chuyên đề khác có liên quan. Thu thập ý kiến khách hàng từ phiếu thăm dò Cỡ mẫu: 56 mẫu. Vùng: Địa bàn tỉnh Cà Mau. Phương pháp: Chọn mẫu ngẫu nhiên. Sau đó, thông tin đuợc xử lý từ phần mềm Excel. 1.5.2. Phương pháp phân tích số liệu. 1.5.2.1. Phương pháp so sánh: Nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. Chủ yếu là so sánh kỳ phân tích với kỳ gốc để xác định xu hướng mức độ biến động của tình hình kinh doanh dịch vụ và các yếu tố ảnh hưởng. 1.5.2.2. Phương pháp tỷ trọng: Nhằm nghiên cứu các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận … của ngân hàng. 1.5.2.3. Phương pháp đánh giá cá biệt: Được áp dụng khi thực hiện phân tích từng vấn đề, chỉ tiêu, từng hiện tượng để đánh giá các yếu tố bên ngoài và bên trong ngân hàng. 1.5.2.4. Phương pháp phân tích SWOT: Nhằm đánh giá đúng điểm mạnh điểm yếu của ngân hàng, cơ hội và đe doạ từ môi trường để đề xuất các chiến lược từ đó kết hợp với ma trận QSPM để chọn lựa chiến lược. 1.5.2.5. Phương pháp đánh giá toàn diện: Là đánh giá tổng hợp các mặt hoạt động của ngân hàng. Phương pháp này cũng đi theo thời gian và từng hiện tượng để tìm ra vấn đề. Bên cạnh đó, còn sử dụng các biểu đồ, biểu bảng thể hiện số liệu để dễ dàng mô tả và nhận xét số liệu. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái niệm về ngân hàng thuơng mại. Theo pháp lệnh của các TCTD năm 1990 của Việt Nam thì NHTM được định nghĩa: NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu thường xuyên nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. 2.2. Hoạch định chiến lược. 2.2.1. Khái niệm chiến lược. - Là một chương trình hoạt động tổng thể và dài hạn nhằm tạo ra 1 bước phát triển của ngân hàng. - Là sự cam kết trước về các mục tiêu cơ bản, toàn diện mà một ngân hàng cần phải đạt được và sự phân bố các nguồn lực quan trọng để đạt được các mục tiêu đó. - Là kế hoạch dài hạn. - Không cứng nhắc. - Không phải là đường hướng vô định (cụ thể hướng đi nhất định…) 2.2.2. Nội dung của hoạch định chiến lược. 2.2.2.1. Sứ mệnh (nhiệm vụ). Sứ mệnh kinh doanh của một ngân hàng được định nghĩa như là mục đích hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sứ mệnh kinh doanh trả lời câu hỏi: “Ngân hàng tồn tại và thực hiện những hoạt động kinh doanh trên thị trường để làm gì?”. Một sứ mệnh kinh doanh đúng chuẩn trước tiên là định hướng về khách hàng vì theo lập luận hoàn toàn hợp lý chính khách hàng là người xác định sự tồn tại của ngân hàng vì chỉ có họ mới là người sẵn sàng trả tiền cho ngân hàng về những dịch vụ mà ngân hàng cung ứng. Sự thành bại của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, một sứ mệnh thật sự của ngân hàng được xác định bởi các yếu tố sau: Lịch sử của ngân hàng. Văn hoá ngân hàng. Năng lực cấu trúc. Quyết định cơ bản. Và điều này cũng phụ thuộc vào khả năng kiểm soát và khả năng duy trì chặt chẽ với khách hàng. 2.2.2.2. Những mục tiêu của chiến lược. Những mục tiêu của chiến lược kinh doanh được xác định như là những thành quả mà ngân hàng cần đạt được khi theo đuổi sứ mệnh của mình trong thời kỳ hoạt động tương đối dài (trên một năm). Mục tiêu của ngân hàng cần đảm bảo tính quan trọng, đồng thời cần sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên nào đó, chứ không phải đưa ra một danh mục không có thức tự các mục đích gồm: Cụ thể: Mục tiêu của chiến lược phải rõ ràng, thể hiện kết quả cuối cùng mà ngân hàng cần phải đạt được. Nhất quán: Có nghĩa là việc hoàn thành mục tiêu không bị cản trở việc hoàn thành mục tiêu khác. Định lượng: Có nghĩa là một mục tiêu càng cụ thể thì càng thể hiện rõ ở khả năng đo lường được. Khả thi: Có nghĩa phải thực hiện mục tiêu đề ra. Thách thức. Linh hoạt. 2.2.2.3. Phân tích môi trường kinh doanh và xác định cơ hội và nguy cơ. A. Môi trường kinh doanh bên ngoài. Môi trường kinh doanh của ngân hàng là hoàn cảnh trong đó ngân hàng hoạt động và tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh và bị ảnh hưởng chi phối bởi hoàn cảnh này. Môi trường kinh doanh bên ngoài có thể phân tích thành cấp độ môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. a. Môi trường vĩ mô. Môi trường vĩ mô là các yếu tố tổng quát về kinh tế, chí
Luận văn liên quan