Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất trù phú ởtận cùng phía Nam tổquốc,
là phần cuối cùng của lưu vực sông Mêkong, với diện tích tựnhiên 3,96 triệu hecta,
bao gồm 13 tỉnh, đó là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà
Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà
Mau. So với cả nước, diện tích ĐBSCL chiếm 12%, trong số đó diện tích nông
nghiệp chiếm 33% (diện tích trồng lúa chiếm 48,8%), diện tích nuôi trồng thuỷsản
chiếm 53%. Dân sốvùng ĐBSCL là 17,4 triệu người, chiếm 21,3% dân sốcủa cả
nước, với 1,3 triệu đồng bào dân tộc Khơme [2]. Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo
nơi đây vẫn còn là vùng trũng của cảnước, chất lượng nguồn nhân lực, mặt bằng
dân trí còn thấp, lao động qua đào tạo chỉchiếm 20%, (trong khi cảnước là 26% -
năm 2006). Do đó, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho vùng đồng bằng
sông Cửu Long là thực sựcấp thiết. Việc thành lập và phát triển Trường Đại học
Tiền Giang đã góp một phần nhỏvào sựnghiệp phát triển nguồn nhân lực cho đồng
bằng sông Cửu Long nói chung và khu vực Bắc sông Tiền nói riêng. Trường Đại
học Tiền Giang đã nỗlực phát huy nội lực của mình, từng bước đổi mới nội dung
chương trình phù hợp với nhu cầu xã hội, bồi dưỡng giảng viên, xây dựng có sởvật
chất, tích cực góp phần vào sựnghiệp giáo dục cho khu vực Bắc sông Tiền.
Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh chóng nhưhiện nay,
các tổchức thành công là các tổchức sẵn sàng ứng phó với những điều kiện thay
đổi và có định hướng chiến lược phát triển phù hợp với sựthay đổi đó. Chỉnhững
tổchức có hoạch định chiến lược đúng đắn thì mới có thểtồn tại và phát triển lâu
dài. Chiến lược đúng đắn giúp tổchức phát huy điểm mạnh và khắc phục những
điểm yếu của mình, đồng thời tận dụng tốt các cơhội và hạn chếcác rủi ro có thể
xảy ra. Điều này cũng không ngoại lệ đối với các trường đại học. Việc quản lý của
các trường đại học cũng không thể có kết quả nếu chỉ tập trung vào những hoạt
động bên trong nhà trường. Để đối phó với những áp lực thay đổi hàng ngày của
13
môi trường bên ngoài, các trường đại học cần đầu tưvào lập kếhoạch chiến lược,
nhấn mạnh việc duy trì các mục tiêu và chức năng chính của nhà trường trên cơsở
khai thác những cơhội mới xuất hiện và tìm cách giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu
cực của môi trường bên ngoài. Ngày nay, việc xây dựng và thực hiện các chiến lược
là một phần quan trọng trong hoạt động quản lý trường đại học. Các trường đại học
phải xác định hướng đi, mục tiêu phù hợp với yêu cầu sinh viên, người sửdụng lao
động, nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của đời sống kinh tếxã hội và huy
động có hiệu quảcác nguồn lực có giới hạn
108 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4090 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược phát triển trường đại học Tiền Giang đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
LÊ HỒNG PHƯỢNG
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
ĐẾN NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH 2009
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
LÊ HỒNG PHƯỢNG
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐÀO DUY HUÂN
TP. HỒ CHÍ MINH 2009
3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu, giúp tôi
tiếp cận tư duy khoa học, nâng cao trình độ phục vụ cho công tác và cuộc sống.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn thực hiện luận văn
- PGS.TS. Đào Duy Huân. Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn của
mình, dưới sự hướng dẫn tận tình, nghiêm túc, có bài bản khoa học của PGS.TS.
Đào Duy Huân, tôi đã được trang bị thêm những kiến thức và phương pháp nghiên
cứu khoa học bổ ích.
Tôi vô cùng cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, động
viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận
văn nghiên cứu của mình.
Người viết
Lê Hồng Phượng
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Nội dung của nghiên cứu này chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
LÊ HỒNG PHƯỢNG
5
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...................................................................12
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................13
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................13
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................14
V. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ....................................................14
V. KẾT CẤU LUẬN VĂN................................................................................14
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ..............................15
1.1. KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ..............15
1.1.1. Khái niệm.............................................................................................15
1.1.2. Vai trò của hoạch định chiến lược.........................................................15
1.2. CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC.....................16
1.2.1. Nghiên cứu môi trường hoạt động ........................................................16
1.2.1.1. Môi trường bên ngoài.....................................................................16
1.2.1.1.1. Môi trường vĩ mô.....................................................................16
1.2.1.1.2. Môi trường vi mô.....................................................................18
1.2.1.2. Môi trường bên trong .....................................................................20
1.2.2. Xác định mục tiêu của tổ chức..............................................................22
1.2.3. Xây dựng chiến lược, lựa chọn chiến lược then chốt.............................22
1.3. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ CHO VIỆC XÁC ĐỊNH, LỰA CHỌN CHIẾN
LƯỢC................................................................................................................22
1.3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE .......................................23
1.3.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh .................................................................24
1.3.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE.........................................24
1.3.4. Ma trận SWOT (Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats)....25
1.3.5. Ma trận QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrix)......................26
KẾT LUẬN CHƯƠNG I.......................................................................................28
6
Chương II: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC
ĐỘNG ĐẾN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG ................................................29
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG .......29
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Tiền Giang ......29
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Tiền Giang .........................32
2.1.2.1. Chức năng của Trường Đại học Tiền Giang ...................................32
2.1.2.2. Nhiệm vụ của Trường Đại học Tiền Giang.....................................32
2.1.3. Ngành nghề đào tạo của Trường Đại học Tiền Giang............................32
2.2. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG.33
2.2.1. Về công tác đào tạo ..............................................................................33
2.2.2. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng GV và CBQL ......................................36
2.2.3. Về công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ................37
2.2.4. Về hợp tác quốc tế ................................................................................38
2.2.5. Về công tác quản lý học sinh, sinh viên ................................................39
2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI VÀ BÊN
TRONG TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2015 .39
2.3.1. Phân tích môi trường bên trong của Trường Đại học Tiền Giang ..........39
2.3.1.1. Tuyển sinh - đào tạo.......................................................................39
2.3.1.2. Nguồn nhân lực..............................................................................40
2.3.1.3. Công tác tổ chức quản lý ................................................................41
2.3.1.4. Marketing.......................................................................................42
2.3.1.5. Cơ sở vật chất, thiết bị....................................................................42
2.3.1.6. Tài chính-Kế toán...........................................................................43
2.3.1.7. Nghiên cứu khoa học......................................................................43
2.3.1.8. Văn hóa..........................................................................................44
2.3.1.9. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của Trường Đại học Tiền Giang....44
2.3.1.9.1. Điểm mạnh ..............................................................................44
2.3.1.9.2. Điểm yếu .................................................................................44
2.3.1.10. Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong–IFE ...................45
7
2.3.2. Phân tích môi trường vĩ mô ..................................................................46
2.3.2.1. Yếu tố kinh tế.................................................................................46
2.3.2.2. Yếu tố luật pháp, chính trị ..............................................................47
2.3.2.3. Yếu tố văn hoá - xã hội ..................................................................49
2.3.2.4. Yếu tố dân số .................................................................................49
2.3.2.5. Yếu tố công nghệ - kỹ thuật ...........................................................50
2.3.2.6. Yếu tố tự nhiên...............................................................................51
2.3.3. Phân tích môi trường ngành..................................................................51
2.3.3.1. Khách hàng ....................................................................................51
2.3.3.2. Đối thủ cạnh tranh..........................................................................52
2.3.3.3. Các nhóm áp lực ............................................................................52
2.3.3.4. Rào cản xâm nhập ngành................................................................53
2.3.3.5. Xác định các cơ hội và mối đe doạ .................................................53
2.3.3.5.1. Các cơ hội................................................................................53
2.3.3.5.2. Các mối đe dọa ........................................................................53
2.3.3.6. Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE..................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG II .....................................................................................56
Chương III: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2015 ...................................................................57
3.1. SỨ MẠNG, TẦM NHÌN VÀ MỤC TIÊU CỦA TRƯỜNG ĐHTG ............57
3.1.1. Sứ mạng ...............................................................................................57
3.1.2. Tầm nhìn ..............................................................................................57
3.1.3. Mục tiêu của Trường ĐHTG đến năm 2015..........................................57
3.2. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2015 ..................58
3.2.1. Xây dựng chiến lược thông qua ma trận SWOT....................................58
3.2.2. Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM.....................................60
3.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 201573
3.3.1. Đào tạo .................................................................................................73
3.3.1.1. Các chỉ tiêu chính...........................................................................73
8
3.3.1.2. Các giải pháp chủ yếu ....................................................................74
3.3.2. Nguồn nhân lực ....................................................................................75
3.3.2.1. Các chỉ tiêu chính...........................................................................75
3.3.2.2. Các giải pháp chủ yếu ....................................................................75
3.3.3. Cơ sở vật chất .......................................................................................76
3.3.3.1. Các chỉ tiêu chính...........................................................................76
3.3.3.2. Các giải pháp chủ yếu ....................................................................76
3.3.4. Tài chính ..............................................................................................77
3.3.4.1. Các chỉ tiêu chính...........................................................................77
3.3.4.2. Các giải pháp chủ yếu ....................................................................78
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ................................................................................78
3.4.1. Kiến nghị đối với Bộ Giáo dục – Đào tạo .............................................78
3.4.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Tiền Giang ............................................79
KẾT LUẬN CHƯƠNG III ....................................................................................80
KẾT LUẬN...........................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................84
PHỤ LỤC 1...........................................................................................................85
PHỤ LỤC 2...........................................................................................................87
PHỤ LỤC 3.........................................................................................................100
PHỤ LỤC 4.........................................................................................................101
9
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CB : Cán bộ
CBGD : Cán bộ giảng dạy
CBQL : Cán bộ quản lý
CBVC : Cán bộ viên chức
CĐ : Cao đẳng
CĐCĐ : Cao đẳng Cộng đồng
CĐSP : Cao đẳng Sư phạm
CH : Cao học
CNKT : Công nhân kỹ thuật
CSVS : Cơ sở vật chất
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐH : Đại học
ĐHTG : Đại học Tiền Giang
EFE : Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
GV : Giảng viên
GD : Giáo dục
GDĐH : Giáo dục đại học
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
HS : Học sinh
HS-SV : Học sinh – sinh viên
IFE : Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NCKH : Nghiên cứu khoa học
NCS : Nghiên cứu sinh
PPGD : Phương pháp giảng dạy
QSPM : Quantitative Strategic Planning Matrix
SĐH : Sau đại học
10
SV : Sinh viên
SWOT : Ma trận SWOT (Strengths – Weaknesses – Opportunities –
Threats)
TC : Trung cấp
TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp
UBND : Ủy ban nhân dân
11
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Sự gia tăng số lượng CBVC theo trình độ từ 2005 – 2009
Bảng 2.2: Các đề tài NCKH, sáng kiến kinh nghiệm, tập bài giảng và chương trình
giáo dục nghiệm thu giai đoạn 2006 -2009
Bảng 2.3: Ma trận đánh giá nội bộ (IFE) Trường Đại học Tiền Giang
Bảng 2.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Trường Đại học Tiền Giang
Bảng 3.1: Ma trận SWOT và các chiến lược
Bảng 3.2: Ma trận QSPM cho nhóm S/O
Bảng 3.3: Ma trận QSPM cho nhóm S/T
Bảng 3.4: Ma trận QSPM cho nhóm W/O
Bảng 3.5: Ma trận QSPM cho nhóm W/T
Bảng 3.6: Quy mô đào tạo đến năm 2015
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện của Fred R. David
Hình 1.2: Các lực lượng điều khiển cuộc cạnh tranh trong ngành
Hình 1.3: Ma trận SWOT
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Đại học Tiền Giang
Hình 2.2: Cơ cấu nhân lực Trường ĐHTG
Hình 2.3: Cơ cấu CBGD theo chức danh
Hình 2.4: Cơ cấu CBGD theo trình độ
12
PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất trù phú ở tận cùng phía Nam tổ quốc,
là phần cuối cùng của lưu vực sông Mêkong, với diện tích tự nhiên 3,96 triệu hecta,
bao gồm 13 tỉnh, đó là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà
Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà
Mau. So với cả nước, diện tích ĐBSCL chiếm 12%, trong số đó diện tích nông
nghiệp chiếm 33% (diện tích trồng lúa chiếm 48,8%), diện tích nuôi trồng thuỷ sản
chiếm 53%. Dân số vùng ĐBSCL là 17,4 triệu người, chiếm 21,3% dân số của cả
nước, với 1,3 triệu đồng bào dân tộc Khơ me [2]. Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo
nơi đây vẫn còn là vùng trũng của cả nước, chất lượng nguồn nhân lực, mặt bằng
dân trí còn thấp, lao động qua đào tạo chỉ chiếm 20%, (trong khi cả nước là 26% -
năm 2006). Do đó, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho vùng đồng bằng
sông Cửu Long là thực sự cấp thiết. Việc thành lập và phát triển Trường Đại học
Tiền Giang đã góp một phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực cho đồng
bằng sông Cửu Long nói chung và khu vực Bắc sông Tiền nói riêng. Trường Đại
học Tiền Giang đã nỗ lực phát huy nội lực của mình, từng bước đổi mới nội dung
chương trình phù hợp với nhu cầu xã hội, bồi dưỡng giảng viên, xây dựng có sở vật
chất, tích cực góp phần vào sự nghiệp giáo dục cho khu vực Bắc sông Tiền.
Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay,
các tổ chức thành công là các tổ chức sẵn sàng ứng phó với những điều kiện thay
đổi và có định hướng chiến lược phát triển phù hợp với sự thay đổi đó. Chỉ những
tổ chức có hoạch định chiến lược đúng đắn thì mới có thể tồn tại và phát triển lâu
dài. Chiến lược đúng đắn giúp tổ chức phát huy điểm mạnh và khắc phục những
điểm yếu của mình, đồng thời tận dụng tốt các cơ hội và hạn chế các rủi ro có thể
xảy ra. Điều này cũng không ngoại lệ đối với các trường đại học. Việc quản lý của
các trường đại học cũng không thể có kết quả nếu chỉ tập trung vào những hoạt
động bên trong nhà trường. Để đối phó với những áp lực thay đổi hàng ngày của
13
môi trường bên ngoài, các trường đại học cần đầu tư vào lập kế hoạch chiến lược,
nhấn mạnh việc duy trì các mục tiêu và chức năng chính của nhà trường trên cơ sở
khai thác những cơ hội mới xuất hiện và tìm cách giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu
cực của môi trường bên ngoài. Ngày nay, việc xây dựng và thực hiện các chiến lược
là một phần quan trọng trong hoạt động quản lý trường đại học. Các trường đại học
phải xác định hướng đi, mục tiêu phù hợp với yêu cầu sinh viên, người sử dụng lao
động, nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của đời sống kinh tế xã hội và huy
động có hiệu quả các nguồn lực có giới hạn.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, chúng tôi nhận thấy, Trường Đại học
Tiền Giang cần phải xác định cho mình một hướng đi đúng đắn, một kế hoạch chiến
lược phù hợp mới có thể tồn tại, phát triển lâu dài và góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cho đồng bằng sông Cửu
Long cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, chúng tôi
chọn đề tài “Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm
2015” để làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nhằm định hướng, xây dựng chiến lược
phát triển và đề ra giải pháp thực hiện chiến lược cho Trường Đại học Tiền Giang
đến năm 2015. Từ đó, giúp Trường thích ứng được với những biến động của môi
trường, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình và đạt được mục tiêu đề ra, đảm
bảo giữ vững vị thế cạnh tranh của mình và ngày càng phát triển ổn định, bền vững.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp hệ thống: để nghiên cứu đầy đủ các đối tượng khác nhau, có mối liên
hệ qua lại với nhau cùng tác động đến một tổ chức là trường đại học.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia về những yếu tố
tác động và mức độ tác động của các yếu tố đó đối với tổ chức là trường đại học.
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic: để tổng hợp số liệu,
dữ liệu nhằm xác định mục tiêu cũng như lựa chọn phương án, giải pháp chiến lược.
14
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Trường Đại học Tiền Giang.
- Luận văn nghiên cứu hoạt động của Trường Đại học Tiền Giang, cụ thể là hoạt
động giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
V. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Về mặt khoa học, luận văn trình bày một phương pháp tiếp cận để hoạch định
chiến lược phát triển một tổ chức phi lợi nhuận và vận dụng vào điều kiện cụ thể
của Trường Đại học Tiền Giang. Từ đó, góp phần mang lại những kinh nghiệm
hoạch định chiến lược phát triển cho các trường đại học Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn, vận dụng quy trình hoạch định chiến lược, xác định những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với hoạt động của Trường Đại học Tiền
Giang. Sau đó, định hướng chiến lược và đề ra giải pháp thực hiện chiến lược phát
triển Trường Đại học Tiền Giang.
V. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được
chia làm ba chương:
Chương I: Lý luận cơ bản về chiến lược, hoạch định chiến lược hoạt động
Chương II: Phân tích môi trường hoạt động của Trường Đại học Tiền Giang
Chương III: Hoạch định chiến lược phát triển của Trường Đại học Tiền Giang đến
năm 2015
15
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
1.1. KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
1.1.1. Khái niệm
Tùy quan điểm của tác giả, có nhiều cách định nghĩa chiến lược khác nhau:
- Theo Fred R. David, chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài
hạn [4].
- Theo Hofer và Schendel, chiến lược thể hiện những đặc trưng của sự phù hợp giữa
nhiệm vụ của tổ chức với môi trường thực hiện xung quanh nó. Chiến lược, do vậy,
được coi là công cụ chính để đương đầu với những thay đổi của môi trường bên
ngoài và bên trong [8].
Chiến lược giữ vai trò rất quan trọng trong các tổ chức. Bất kỳ tổ chức nào
cũng cần hoạch định chiến lược. Theo Ford T.M., hoạch