Nước ta hiện vẫn là một nước nông nghiệp, nông dân đang chiếm gần 74% dân số
và chiếm đến 60,7% lao động xã hội. “Thu nhập hộ nông dân hịên chỉ bằng 1/3 so với
dân cư khu vực thành thị, ở vùng núi có tỉ lệ mù chữ trên 22,6%, hiện còn 2,25 triệu hộ
nghèo (90% ở nông thôn), 300.000 hộ thường xuyên thiếu đói, 400.000 hộ đồng bào
dân tộc thiểu số sống du canh” [44, tr.248]. Trong khi đó nông nghiệp nông thôn
đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân với 20% GDP, trên 25% giá trị kim ngạch
xuất khẩu. Mặc dù vậy, các chính sách phát triển nông nghiệp trước đây thường
thiên về thúc đẩy phát triển ngành, có phần xem nhẹ vai trò, lợi ích của chủ thể
chính, động lực chính của phát triển nông nghiệp là nông dân. Phần lớn các chính
sách hầu như chưa quan tâm xử lý tổng thể và hợp lý mối quan hệ giữa các vùng,
các lĩnh vực trong ngành, giữa nông thôn và thành thị, chưa đặt ra và giải quyết triệt
để mối quan hệ giữa các yếu tố chính của mô hình phát triển nông nghiệp nông thôn
Đây là nguyên nhân chủ yếu, khiến cho sau nhiều thập kỷ chuyển đổi nền nông
nghiệp sang thị trường, đến nay về cơ bản nông nghiệp, nông thôn Việt Nam vẫn
mang tính khép kín, tự cấp tự túc.
Khi nước ta gia nhập WTO, tham gia vào các diễn đàn hợp tác kinh tế lớn của
khu vực và thế giới, sức ép của hội nhập và phát triển ngày một lớn, đặt ra yêu cầu
rất cao đối với nền kinh tế nước ta, trong đó lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực phải
đối mặt với nhiều thách thức nhất. Trước yêu cầu phát triển và hội nhập hiện nay,
thực hiện mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đã đến lúc
đòi hỏi phải có nhiều chính sách đột phá và đồng bộ nhằm giải quyết toàn diện các
vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông
nghiệp và nông thôn có ý nghĩa chiến lược đối với sự ổn định và phát triển đất
nước.
110 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3021 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Hoạch định chính sách công trong quá
trình xây dựng mô hình nông thôn mới
trên địa bàn Quảng Nam
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta hiện vẫn là một nước nông nghiệp, nông dân đang chiếm gần 74% dân số
và chiếm đến 60,7% lao động xã hội. “Thu nhập hộ nông dân hịên chỉ bằng 1/3 so với
dân cư khu vực thành thị, ở vùng núi có tỉ lệ mù chữ trên 22,6%, hiện còn 2,25 triệu hộ
nghèo (90% ở nông thôn), 300.000 hộ thường xuyên thiếu đói, 400.000 hộ đồng bào
dân tộc thiểu số sống du canh” [44, tr.248]. Trong khi đó nông nghiệp nông thôn
đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân với 20% GDP, trên 25% giá trị kim ngạch
xuất khẩu. Mặc dù vậy, các chính sách phát triển nông nghiệp trước đây thường
thiên về thúc đẩy phát triển ngành, có phần xem nhẹ vai trò, lợi ích của chủ thể
chính, động lực chính của phát triển nông nghiệp là nông dân. Phần lớn các chính
sách hầu như chưa quan tâm xử lý tổng thể và hợp lý mối quan hệ giữa các vùng,
các lĩnh vực trong ngành, giữa nông thôn và thành thị, chưa đặt ra và giải quyết triệt
để mối quan hệ giữa các yếu tố chính của mô hình phát triển nông nghiệp nông thôn
… Đây là nguyên nhân chủ yếu, khiến cho sau nhiều thập kỷ chuyển đổi nền nông
nghiệp sang thị trường, đến nay về cơ bản nông nghiệp, nông thôn Việt Nam vẫn
mang tính khép kín, tự cấp tự túc.
Khi nước ta gia nhập WTO, tham gia vào các diễn đàn hợp tác kinh tế lớn của
khu vực và thế giới, sức ép của hội nhập và phát triển ngày một lớn, đặt ra yêu cầu
rất cao đối với nền kinh tế nước ta, trong đó lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực phải
đối mặt với nhiều thách thức nhất. Trước yêu cầu phát triển và hội nhập hiện nay,
thực hiện mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đã đến lúc
đòi hỏi phải có nhiều chính sách đột phá và đồng bộ nhằm giải quyết toàn diện các
vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông
nghiệp và nông thôn có ý nghĩa chiến lược đối với sự ổn định và phát triển đất
nước.
ở nước ta thời gian qua, Nhà nước đã phối hợp với các tổ chức quốc tế, các tổ
chức xã hội trong nước đã có nhiều nỗ lực nhằm xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi
trường thiên nhiên và môi trường xã hội ở nông thôn. Như, Chương trình định canh
định cư và xây dựng vùng kinh tế mới (năm 1968); Chương tình mục tiêu quốc gia xóa
đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005; Chương trình phủ xanh đất trống đồi
núi trọc (327/CT) và Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; Chương trình mục tiêu quốc gia
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình phát triển kinh tế- xã hội các
xã đặc biệt khó khăn ở vùng sâu vùng xa. Chủ trương chính sách xem nông nghiệp là
mặt trận hàng đầu, ba chương trình: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất
khẩu; CNH và HDH nông nghiệp, nông thôn; xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư,...
Một trong số chương trình lớn có sự phối hợp, tài trợ của các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài, Chương trình 135 về giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn; các chương
trình quốc gia lớn nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân đã thu hút trên 13,07 triệu
hộ với trên 58,41triệu lượt người ở nông thôn tham gia; các chính sách lớn của
Đảng và Nhà nước ta về đất đai, sản xuất nông sản hàng hoá, kinh tế hợp tác, kinh
tế trang trại,… đã và đang đưa nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá- tập trung - quan
liêu - bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy vậy, nhìn chung, các chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông
thôn chưa thực sự hiệu quả, thiếu bền vững, ở nhiều mặt có thể nói chưa đáp ứng
yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, chưa đưa sản xuất nông nghiệp ở nông
thôn thành sản xuất hàng hoá thực sự.
Một trong những nguyên nhân cơ bản là chưa định hướng rõ mô hình phát
triển, thể hiện ở việc nhận thức chưa thấu đáo các vấn đề như: Tầm nhìn (mục tiêu),
mô hình phát triển và các nguồn lực và thiếu sự xác định lợi ích thực tế của các bên
liên quan trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Vì vậy dẫn đến tình trạng thiếu cụ
thể, thiếu tính khoa học trong quy trình hoạch định và triển khai chính sách; có
nhiều chính sách, nhưng hiệu quả kinh tế, hiệu ứng xã hội của các chính sách không
tương xứng với nguồn lực đầu tư, hoặc thiếu bền vững.
Góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đưa Nghị quyết của
Đảng về nông nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống, đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH
nông nghiệp nông thôn, việc cần làm trong giai đoạn hiện nay là xây dựng cho được
các mô hình nông thôn mới đủ đáp ứng yêu cầu phát huy nội lực của nông dân,
nông nghiệp và nông thôn, đủ điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới.
Để thực hiện các mục tiêu trên, cần có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp
nông thôn mang tính đồng bộ, nhưng trong đó chính sách có ý nghĩa quyết định là
chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới.
Đây là chính sách về một mô hình phát triển của nông nghiệp và nông thôn,
nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều
vấn đề cụ thể, đồng thời phải giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác,
các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục được
tình trạng tuỳ tiện, rời rạc, ngẫu hứng hoặc duy ý chí trong các chính sách nói chung
và chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta nói riêng từ trước đến
nay.
Quảng Nam là một tỉnh nghèo, không nhiều thuận lợi về tài nguyên thiên
nhiên và điều kiện khí hậu, lại vừa mới chia tách từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng
(được 10 năm), cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung còn thiếu hụt, trình độ phát triển
hiện còn thấp so với bình quân cả nước; cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm và
các dịch vụ công cộng thiếu và yếu; số lượng gia đình chính sách xã hội tương đối
đông…Để có bước phát triển nhanh, bền vững, hiện nay tỉnh đang cố gắng hoạch
định và thực thi nhiều chính sách kinh tế xã hội mang tính bứt phá. Trong nông
nghiệp và nông thôn, là một tỉnh nông nghiệp, các cơ quan hoạch định chính sách
đang tìm tòi mô hình phát triển nông thôn thật sự phù hợp, có khả năng đảm bảo ổn
định chính trị, kinh tế xã hội, phát huy được các truyền thống lịch sử văn hoá, thích
ứng nhanh với những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đáp
ứng được yêu cầu CNH, HĐH đất nước và nông nghiệp nông thôn…Mô hình nông
thôn như vậy, thể hiện trong ý tưởng của TƯ Đảng, Chính phủ và Bộ NN & PTNT,
cũng như của Hội Nông dân Việt Nam là Mô hình nông thôn mới.
Xây dựng mô hình nông thôn mới đòi hỏi phải có chính sách cụ thể. Hiện nay,
tuy ý tưởng đã có, Bộ NN & PTNT đã có những chỉ thị, hướng dẫn, các nhà khoa
học đã bắt đầu nghiên cứu và đã có một số đề án thí nghiệm nhằm đưa ra những tiêu
chí của mô hình này…Nhưng vẫn chưa có một chính sách cụ thể. Đối với một địa
phương như Quảng Nam, chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới có ý nghĩa
đặc biệt quan trong trong thực hiện các nhiệm vụ mang tính chiến lược của tỉnh nhà.
Với tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề "Hoạch định
chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn
Quảng Nam" làm luận văn thạc sĩ chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết
vấn đề nông dân là những chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan
lãnh đạo, quản lý, các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học trên thế giới cũng
như ở nước ta.
Trên thế giới, trước hết phải kể đến công trình: “Chính sách nông nghiệp
trong các nước đang phát triển” của tác giả Frans Ellits do Nhà xuất bản nông
nghiệp ấn hành năm 1994. Trong tác phẩm này, tác giả đã nêu lên những vấn đề cơ
bản của chính sách nông nghiệp ở các nước đang phát triển thông qua việc nghiên
cứu lý thuyết và khảo cứu thực tiễn ở nhiều nước Châu á, Châu Phi và Châu Mỹ La
Tinh. Cuốn sách đã đề cập những vấn đề về chính sách phát triển vùng, chính sách
hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, chính sách thương mại nông sản,
những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hoá.
Điều đặc biệt cần lưu ý là công trình này đã xem xét nền nông nghiệp của
các nước đang phát triển trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hoá gắn liền với
thương mại nông sản trên thế giới, đồng thời cũng nêu lên những mô hình thành
công và thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề
nông dân.
Công trình: “Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân nông thôn ở các nước
và Việt Nam” của các tác giả Benedict J.tria kerrkvliet, Jamesscott Nguyễn Ngọc và
Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu, Nxb Hà Nội ấn hành năm 2000. Trong công
trình này, các tác giả đã nghiên cứu về vai trò, đặc điểm của nông dân, thiết chế
nông thôn ở một số nước trên thế giới và những kết quả bước đầu trong nghiên cứu
làng truyền thống ở Việt Nam. Những điểm đáng chú ý của công trình này có giá trị
tham khảo cho việc giải quyết những vấn đề của chính sách phát triển nông thôn
nước ta hiện nay như, tương lai của các trang trại nhỏ; nông dân với khoa học; hệ tư
tưởng của nông dân ở thế giới thứ ba; các hình thức sở hữu đất đai; những mô hình
tiến hoá nông thôn ở các nước nông nghiệp trồng lúa... Đặc biệt lưu ý là những kết
quả nghiên cứu của công trình về làng truyền thống ở Việt Nam; quan hệ làng xóm -
Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế.
ở trong nước, có hàng loạt công trình nghiên cứu, giới thiệu kinh nghiệm
phát triển nông nghiệp, nông thôn của nước ngoài. Theo hướng này, một số nhà
nghiên cứu và chỉ đạo thực tiễn ở nước ta như PGS,TS. Chu Hữu Quý; GS,TS.
Nguyễn Thế Nhã; GS,TS. Phạm Thị Mỹ Dung, GS. Đoàn Trọng Truyến, PGS,TS.
Nguyễn Sinh Cúc... đã có những công trình nghiên cứu công phu và có giá trị.
Điểm chung nhất của các nghiên cứu này và sau khi phân tích thực tiễn giải
quyết vấn đề quản lý Nhà nước nói chung và việc xây dựng chỉ đạo chính sách phát
triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ngoài, các tác giả đều cố gắng gợi mở, nêu lên
những kinh nghiệm để có thể vận dụng cho giải quyết những vấn đề thực tiễn của
Việt Nam.
Tác phẩm: “Gia nhập WTO, Trung Quốc làm gì? được gì?” do TS. Nguyễn
Kim Bảo chủ biên, xuất bản năm 2004. Những phân tích, đánh giá của công trình
này về những việc đã làm của Trung Quốc, những kết quả bước đầu cũng như
những vấn đề đặt ra cần được giải quyết về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và
phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng, đã cung cấp những thông tin có giá trị
tham khảo cho Việt Nam. Đặc biệt trong công trình này, tác giả cảnh báo những
thách thức, những khó khăn trong phát triển kinh tế - đặc biệt là phát triển nông
nghiệp nông thôn trước và sau khi Trung Quốc gia nhập WTO.
Tác phẩm: “Vai trò của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp của Thái
Lan” của các tác giả GS, TS. Nguyễn Thế Nhã và TS. Hoàng Văn Hoan do Nxb
Nông nghiệp ấn hành năm 1995. Trong công trình này các tác giả đã đi sâu phân
tích quá trình hoạch định và chỉ đạo thực hiện chính sách nông nghiệp của Thái Lan
từng thời kỳ. Trong đó một số nội dung được các tác giả đề cập có giá trị tham khảo
rất tốt cho Việt Nam như chính sách phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, chính
sách xuất khẩu nông sản, chính sách tín dụng và đặc biệt là những chính sách liên
quan đến hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp.
Những công trình liên quan đến chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông dân
ở nước ta có khối lượng rất đồ sộ, cách thức tiếp cận cũng rất đa dạng.
Công trình: “Phát triển nông thôn" do GS. Phạm Xuân Nam (chủ biên) Nxb
Khoa học xã hội ấn hành năm 1997, là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về
phát triển nông thôn. Trong công trình này, tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số
Comment [U1]:
nội dung về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nước ta như dân số, lao động, việc
làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; vấn đề sử dụng và quản lý nguồn lực tài nguyên
thiên nhiên; vấn đề phân tầng xã hội và xoá đói giảm nghèo… Trong lúc phân tích
những thành tựu, yếu kém và thách thức đặt ra trong phát triển nông nghiệp, nông
thôn nước ta, các tác giả đã chỉ ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cách
thức chỉ đạo của Nhà nước trong quá trình vận động của nông thôn.
Về mô hình nông nghiệp, nông thôn trong lịch sử dân tộc là vấn đề rất được
nhiều nhà khoa học quan tâm. Đây cũng là vấn đề không thể thiếu vắng khi xác
định mô hình nông thôn mới hiện nay.
Công trình: “Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử”
do GS. Phan Đại Doãn và PGS. Nguyễn Quang Ngọc làm chủ biên, Nxb Chính trị
Quốc gia ấn hành năm 1994, là công trình nghiên cứu những vấn đề lịch sử trong
phát triển nông thôn nước ta. Sau khi nêu lên sự quan tâm của Nhà nước trong các
thời kỳ về quản lý làng xã và xây dựng thiết chế chính trị - xã hội nông thôn nước
ta, các tác giả đã trình bày khá toàn diện về quản lý nông thôn nước ta trong lịch sử
như vấn đề Nhà nước quản lý nông thôn trong các thế kỷ XVI - XVIII; nhà Nguyễn
đối với vấn đề nông thôn trong thế kỷ XIX; phát triển nông thôn trong thời kỳ Pháp
thuộc (1945 - 1954); cơ cấu quản lý hành chính làng xã Việt Nam từ 1954 - 1975.
Công trình còn đề cập mô hình phát triển làng xã nông thôn Việt Nam ở các vùng
cụ thể ở nước ta nhất là ở Bắc bộ và Nam bộ. Công trình đã cung cấp những sử liệu
rất có gía trị về vai trò của Nhà nước, tính cộng đồng và tính bền vững của mô hình
làng xã Việt Nam; những nhân tố tác động những việc hình thành thiết chế làng xã
và mô hình hoạt động của chúng.
Những nghiên cứu chuyên sâu về chính sách phát triển kinh tế xã hội nói
chung và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng cũng được các tác
giả Việt Nam rất quan tâm. GS. Hồ Văn Thông; PGS, TS. Phạm Chi Mai; PGS,TS.
Ngô Đức Cát v.v... đã trình bày những công trình có tính lý thuyết về hoạch định
chính sách phát triển kinh tế xã hội.
Công trình nghiên cứu: “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới”
của PGS,TS. Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống kê, năm 2003. Đây là công trình nghiên
cứu dài hơi rất công phu của tác giả bởi ngoài những phân tích có tính thuyết phục
về quá trình đổi mới nông nghiệp Việt Nam sau gần 20 năm, công trình còn cung
Comment [U2]: chính trị - xã hội
cấp hệ thống tư liệu về phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta như là một Niên
giám thống kê nông nghiệp thu nhỏ. Công trình đã luận giải rõ quá trình đổi mới,
hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm đổi mới,
những thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam. Những gợi mở về những vấn đề cần giải quyết của phát triển
nông nghiệp, nông thôn nước ta như vấn đề đầu tư, vấn đề phân hoá giàu nghèo,
vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh, xuất khẩu nông sản... đã được tác giả lý giải
với nhiều luận cứ có tính thuyết phục.
Công trình nghiên cứu của PGS, TS. Nguyễn Văn Bích và TS. Chu Tiến Quang
do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1996 với tiêu đề: “Chính sách kinh tế và vai
trò của nó đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” đã luận giải nhiều nội
dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu như khái niệm về chính sách, các nội dung của
chính sách kinh tế và quá trình thay đổi chính sách nông nghiệp Việt Nam trong 10
năm đổi mới và những tác động của chúng.
Công trình nghiên cứu: “Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau Nghị quyết
X của Bộ Chính trị” do PGS,TSKH Lê Đình Thắng chủ biên do Nxb Chính trị Quốc
gia ấn hành năm 1998 đã đề cập nhiều nội dung quan trọng liên quan đến chủ đề
nghiên cứu như phân tích quá trình phát triển nông nghiệp của Việt Nam dưới sự tác
động của hệ thống chính sách, đi sâu phân tích một số chính sách cụ thể như chính
sách đất đai, chính sách phân phối trong phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta.
Về những mô hình hợp tác xã nông nghiệp nước ta, được coi là một mô hình
phát triển nông nghiệp nông thôn trong quan niệm xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu
Xô viết, cũng được một tập thể các nhà khoa học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh nghiên cứu khá sâu sắc trong Đề tài tổng kết thực tiễn "Mô hình hợp tác
xã nông nghiệp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta" (2003) do
GS,TS Lưu Văn Sùng làm chủ nhiệm
Đặc biệt công trình nghiên cứu do PGS. TS. Vũ Trọng Khải chủ trì được
Nxb nông nghiệp ấn hành năm 2004 là một công trình nghiên cứu công phu về mô
hình phát triển của nông thôn Việt Nam. Công trình nghiên cứu này được xuất bản
trên cơ sở đề tài cấp Nhà nước do tác giả làm chủ nhiệm với tiêu đề: “Tổng kết và
xây dựng mô hình phát triển kinh tế- xã hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống
làng xã với văn minh thời đại”.
Việc hội nhập kinh tế quốc tế của nông nghiệp Việt Nam cũng đã bước đầu
được nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm. Một số tác giả như GS,TS Bùi Xuân
Lưu; GS,TS Nguyễn Điền, TS. Nguyễn Từ; Th.s Nguyễn Thu Hằng...
Công trình nghiên cứu: “Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế” do GS,TS Bùi Xuân Lưu, Nxb Thống kê ấn hành
năm 2004. Trong công trình này, các tác giả đã phân tích những đặc trưng của hội
nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp; phân tích khái quát những thành tựu cũng
như hạn chế của nông nghiệp nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời
khuyến nghị về sửa đổi các chính sách và hoàn thiện vai trò của Nhà nước để nông
nghiệp, nông thôn nước ta hội nhập thành công.
Công trình nghiên cứu: “Tăng cường năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho
ngành nông nghiệp” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng tổ chức
Ausaid nghiên cứu đã đi sâu phân tích những quy định của WTO về thương mại
nông sản. Qua đó dự báo khả năng tương thích của hệ thống chính sách nông
nghiệp Việt Nam so với những quy định của WTO, khuyến nghị những sửa đổi về
chính sách để phát triển nông nghiệp Việt Nam khi trở thành thành viên WTO.
Công trình nghiên cứu: “Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó đến
phát triển nông nghiệp Việt Nam” là một dự án nghiên cứu tập thể do TS. Nguyễn
Từ phụ trách. Trong công trình này, các tác giả đã tập trung phân tích các liên kết
kinh tế quốc tế về thương mại và đầu tư trong nông nghiệp; đánh giá chính sách
phát triển nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam; đồng
thời khuyến nghị những giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt các tác giả đã tập trung
phân tích những quy định của WTO về chính sách nông nghiệp của các nước đang
phát triển và nêu những hướng bổ sung, sửa đổi chính sách nông nghiệp của Việt
Nam để hội nhập thành công.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn không thể tách rời các nhân tố phát triển
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá và môi trường...Rất nhiều tác giả quan tâm đến
khía cạnh này của vấn đề. GS,TS Hoàng Chí Bảo về "hệ thống chính trị ở cơ sở
nông thôn" (Nxb CTQG. H. 2004); "Các đoàn thể nhân dân trong đảm bảo dân chủ
cơ sở" của PGS, TSKH Phan Xuân Sơn (Nxb. CTQG. H. 2002), TS. Nguyễn Văn
Sáu và GS. Hồ Văn Thông về "Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và xây dựng chính
quyền cấp xã ở nước ta hiện nay" (Nxb. CTQG. H. 2003). PGS,TSKH Phan Xuân
Sơn và Th.S Lưu Văn Quảng đã trực tiếp bàn về chính sách, hơn nữa lại là chính
sách liên quan đến nông nghiệp nông thôn và chính sách dân tộc trong cuốn "Những
vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay" (Nxb LLCT. H. 2005)…
Những công trình đó đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ liệu rất
quan trọng cho việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải
quyết vấn đề nông dân trong thời kỳ mới ở nước ta. Tuy nhiên, các công trình ấy không
đi sâu nghiên cứu quá trình hoạch định chính sách công về nông nghiệp, nông thôn nói
chung và mô hình nông thôn mới của một tỉnh (Quảng Nam) của Việt Nam. Những kết
quả nghiên cứu đã nêu cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mà tác giả tiếp thu
và sử