Ngày nay, ngân sách Nhà nước (NSNN) đã trởthành công cụ điều chỉnh
kinh tếvĩmô cực kỳquan trọng của Nhà nước, nó giữvai trò quyết định chi phối
đến sựphát triển kinh tế, thực hiện công bằng xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế
nhiều thành phần, vận động theo cơchếthịtrường có sựquản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủnghĩa; đểquản lý ngân sách một cách hiệu quả, trước
hết cần phải nhận thức lại những vấn đềlý luận vềngân sách Nhà nước, đổi mới
nội dung hoạt động của nó gắn với điều kiện của cơchếthịtrường và định hướng
phát triển kinh tế- xã hội.
Chi ngân sách là một trong hai nội dung cấu thành NSNN, giữvai trò bảo
đảm cho các cấp chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụchính trị, kinh tế
- xã hội trên địa bàn. Trong quản lý, điều hành ngân sách, điều chỉnh tỷtrọng các
nội dung chi trong cơcấu chi NSNN sẽcó tác động rất lớn đến mối tương quan
giữa tích lũy với tiêu dùng, giữa mục tiêu tăng trưởng với đảm bảo công bằng xã
hội. Do vậy, hoàn thiện cơcấu chi NSNN là một trong những giải pháp quan trọng
đểchuyển dịch cơcấu kinh tếtheo hướng CNH – HĐH.
Thời gian qua, công tác điều hành cơcấu chi NSNN của tỉnh Bình Thuận
đã có những thay đổi theo hướng tích cực, mặc dù cân đối ngân sách còn rất khó
khăn nhưng tỷtrọng cơcấu chi đầu tưphát triển trong cơcấu chi NSNN hàng năm
không ngừng tăng, góp phần đáng kểvào việc chuyển dịch cơcấu kinh tếtạo đà
cho tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội. Tuy vậy, bên cạnh mặt tích cực
vẫn còn bộc lộnhững tồn tại trong điều hành cơcấu chi NSNN, đó là: việc hoạch
định kếhoạch chi ngân sách còn chưa đãm bảo tình khoa học, một sốnội dung
trong cơcấu chi NSNN còn chưa phù hợp, chưa đáp ứng đầy đủnhiệm vụphát
triển kinh tế- xã hội của địa phương. Do vậy, tiếp tục hoàn thiện cơcấu chi NSNN
để đáp ứng những đòi hỏi phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn mới vẫn đang
là vấn đềmang tính cấp bách.
72 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1900 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận theo hướng CNH - HĐH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài
Ngày nay, ngân sách Nhà nước (NSNN) đã trở thành công cụ điều chỉnh
kinh tế vĩ mô cực kỳ quan trọng của Nhà nước, nó giữ vai trò quyết định chi phối
đến sự phát triển kinh tế, thực hiện công bằng xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế
nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa; để quản lý ngân sách một cách hiệu quả, trước
hết cần phải nhận thức lại những vấn đề lý luận về ngân sách Nhà nước, đổi mới
nội dung hoạt động của nó gắn với điều kiện của cơ chế thị trường và định hướng
phát triển kinh tế - xã hội.
Chi ngân sách là một trong hai nội dung cấu thành NSNN, giữ vai trò bảo
đảm cho các cấp chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế
- xã hội trên địa bàn. Trong quản lý, điều hành ngân sách, điều chỉnh tỷ trọng các
nội dung chi trong cơ cấu chi NSNN sẽ có tác động rất lớn đến mối tương quan
giữa tích lũy với tiêu dùng, giữa mục tiêu tăng trưởng với đảm bảo công bằng xã
hội. Do vậy, hoàn thiện cơ cấu chi NSNN là một trong những giải pháp quan trọng
để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH.
Thời gian qua, công tác điều hành cơ cấu chi NSNN của tỉnh Bình Thuận
đã có những thay đổi theo hướng tích cực, mặc dù cân đối ngân sách còn rất khó
khăn nhưng tỷ trọng cơ cấu chi đầu tư phát triển trong cơ cấu chi NSNN hàng năm
không ngừng tăng, góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo đà
cho tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội. Tuy vậy, bên cạnh mặt tích cực
vẫn còn bộc lộ những tồn tại trong điều hành cơ cấu chi NSNN, đó là: việc hoạch
định kế hoạch chi ngân sách còn chưa đãm bảo tình khoa học, một số nội dung
trong cơ cấu chi NSNN còn chưa phù hợp, chưa đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do vậy, tiếp tục hoàn thiện cơ cấu chi NSNN
để đáp ứng những đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới vẫn đang
là vấn đề mang tính cấp bách.
Xuất phát từ yêu cầu về thực tiễn quản lý NSNN tại địa phương đang công
tác, sau ba năm được học tập và trang bị những kiến thức lý luận sau đại học, tôi
chọn đề tài luận văn “Hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách để chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh Bình Thuận theo hướng CNH - HĐH”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nội dung của đề tài tự bản thân nó đã mang ý nghĩa rộng lớn cả về mặt cơ
sở lý luận lẫn thực tiễn. Mục tiêu của đề tài là đề ra những phương hướng, giải
Trang 1
pháp và kiến nghị cụ thể về tiếp tục hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách tại tỉnh Bình
Thuận để quản lý và sử dụng các khoản chi ngân sách của tỉnh một cách hợp lý,
hiệu quả nhất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nhằm đạt được mục tiêu cơ bản trên đây, Luận văn tập trung nghiên cứu,
hệ thống lại những vấn đề cơ sở lý luận về ngân sách Nhà nước, lý luận về cơ cấu
chi NSNN, Luật NSNN; phân tích thực trạng về cơ cấu chi NSNN của tỉnh Bình
Thuận trong thời gian qua, rút ra những mặt tích cực, mặt còn hạn chế, tìm ra
những nguyên nhân tồn tại; đề xuất những giải pháp cơ bản tiếp tục hoàn thiện cơ
cấu chi NSNN của tỉnh để phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH – HĐH .
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt của Luận văn là phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Với cơ sở phương pháp luận trên, NSNN được xem
như là một công cụ kinh tế của Nhà nước luôn biến đổi và phát triển; do vậy cần
được thường xuyên nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển. Các kết luận và giải pháp
đề xuất được đúc kết từ quá trình thu thập, khảo sát và tổng hợp các thông tin, tư
liệu; qua đó đối chiếu với cơ sở lý luận để làm sáng tỏ những nội dung nghiên cứu.
Ngoài ra để bảo đảm tính khoa học, Luận văn cũng tuân thủ một số nguyên
tắc và phương pháp cơ bản như nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện,
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ thống.
5. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài lời mở đầu và phần kết luận gồm có 3 chương :
Chương I: Lý thuyết cơ bản về NSNN và cơ cấu chi NSNN với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
Chương II: Thực trạng về cơ cấu chi ngân sách của tỉnh Bình Thuận
Chương III: Các giải pháp hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách để chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận theo hướng CNH - HĐH.
Do khả năng và thời gian còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi còn
nhiều sai sót. Nhiều vấn đề trong Luận văn đặt ra nhưng chưa được nghiên cứu,
giải quyết thật thấu đáo. Kính mong các Thày, Cô, các đồng nghiệp quan tâm, cho
ý kiến để Luận văn được hoàn thành và mang ý nghĩa thiết thực hơn.
CHƯƠNG I
LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ NSNN VÀ CƠ CẤU CHI NSNN
Trang 2
VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1. Ngân sách Nhà nước
1.1.1. Bản chất NSNN
1.1.1.1. Khái niệm về NSNN
NSNN là một bộ phận quan trọng nhất của tài chính Nhà nước (TCNN).
Tuy nhiên, TCNN đã hình thành trước và từ rất lâu so với NSNN, nó gắn liền với
sự ra đời của Nhà nước và cùng với sự xuất hiện của tiền tệ, làm tiền tệ hóa các
khoản thuế và chi tiêu của Nhà nước.
Nguyên nhân xuất hiện của TCNN: Quá trình sản xuất xã hội trải qua bốn
khâu là sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng.
Trong lịch sử phát triển của loài người, ở giai đoạn đầu chưa có sự phân
công lao động, mọi người trong cộng đồng làm chung và cùng hưởng sản phẩm
làm ra dưới hình thức phân phối bình quân trực tiếp. Đến giai đoạn sau của chế độ
cộng sản nguyên thủy, mặc dù đã có sự phân công lao động xã hội nhưng hình thức
phân phối vẫn là bình quân trực tiếp nên chưa xuất hiện trao đổi hàng hóa và chưa
cần thiết phải hình thành Nhà nước.
Khi phân công lao động xã hội đã phát triển, nền sản xuất hàng hóa giản
đơn ra đời cùng với sự xuất hiện sản phẩm thặng dư và yêu cầu trao đổi hàng hóa.
Xã hội phân hóa thành các tầng lớp giàu, nghèo, từ đó hình thành nên các giai cấp.
Sự xuất hiện của giai cấp và đấu tranh giai cấp đã làm Nhà nước xuất hiện với bộ
máy Nhà nước, mà Nhà nước muốn tồn tại được thì phải có TCNN.
Như vậy, sản xuất hàng hóa là nguồn gốc hay nguyên nhân sâu xa quyết
định sự ra đời của phạm trù TCNN. Nhà nước sử dụng TCNN để nuôi dưỡng bộ
máy Nhà nước và làm công cụ để thực hiện tốt chức năng cai trị, do đó Nhà nước
là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của phạm trù TCNN.
TCNN gắn liền với sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hóa, gắn với sự ra
đời và tồn tại của Nhà nước nên TCNN là một phạm trù kinh tế lịch sử, chỉ khi sản
xuất hàng hóa không còn cần thiết và Nhà nước diệt vong thì mới không còn phạm
trù TCNN.
NSNN xuất hiện muộn hơn rất nhiều so với TCNN, nó chỉ ra đời và tồn tại
khi mà: TCNN đã tồn tại và hoạt động; vai trò của TCNN không chỉ còn bó hẹp
trong việc nuôi dưỡng bộ máy Nhà nước, mà còn thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ khác của xã hội; thể chế xã hội đã có sự biến đổi từ “Quân chủ” sang “Cộng
hòa”, tức là đã có sự tách rời giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp; luật
pháp đã được hoàn chỉnh ở mức độ nhất định.
Trang 3
Khi ra đời, chính NSNN đã tập hợp và cân đối thu - chi của Nhà nước, quy
định bắt buộc mọi khoản chi phải theo dự toán, mọi khoản thu phải theo luật định,
chấm dứt sự tùy tiện trong quản lý thu- chi của Nhà nước.
Khi nói về ngân sách Nhà nước, trên thế giới có nhiều cách định nghĩa về
ngân sách, chẳng hạn như:
Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô (cũ) viết: ngân sách là bảng liệt
kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của Nhà nước. Mọi
kế hoạch thu chi bằng tiền của bất kỳ một xí nghiệp, cơ quan hay một cá nhân nào
trong một giai đoạn nhất định.
Theo từ điển Novean Petit Lavosse của Pháp thì ngân sách được giải thích
là bảng liệt kê dự kiến các khoản thu nhập và chi trả của một cơ quan hay một công
xã.
Theo từ điển của nước Anh giải thích thuật ngữ ngân sách là bảng kế toán
về khả năng thu nhập (tiền thu vào) và chi tiêu (tiền xuất ra) trong một giai đoạn
nhất định của tương lai, thường là một năm.
Một nhà kinh tế học người Anh khác lại cho rằng NSNN là bảng kê các
khoản dự thu và dự chi trong thời kỳ nào đó, thường là một năm.
Ở nước ta, một số ý kiến trước đây cho rằng NSNN là kế hoạch tài chính cơ
bản của Nhà nước, là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, là bộ phận chủ
đạo trong hệ thống tài chính.
Tất cả những cách nhìn nhận như trên về NSNN là chưa thật sự đầy đủ cả
về mặt xác định khái niệm cũng như làm rõ bản chất NSNN.
Khái niệm về NSNN được hiểu đầy đủ theo Luật NSNN là toàn bộ các
khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định
và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ
của Nhà nước.
1.1.1.2. Bản chất NSNN
Các biểu hiện của NSNN rất phong phú, đa dạng nhưng cũng rất rời rạc; đó
là bảng tổng hợp các khoản thu, khoản chi của Nhà nước, là mức động viên các
nguồn lực tài chính vào tay Nhà nước, những khoản đóng góp của các thành viên
trong xã hội cho Nhà nước và cấp phát kinh phí của Nhà nước cho mỗi thành viên,
mỗi tổ chức. NSNN tuy có những biểu hiện rời rạc, phân tán nhưng hoạt động của
nó không hề mang tính tự phát mà nằm trong sự kiểm soát của Nhà nước. Các nội
dung bên trong của NSNN có mối quan hệ ràng buộc rất chặt chẽ, các khoản thu
Trang 4
ngân sách phần lớn mang tính chất bắt buộc, còn các khoản chi lại mang tính cấp
phát. Chính những nội dung này đóng vai trò quyết định sự tồn tại của NSNN.
Hoạt động của NSNN là hoạt động phân phối các nguồn tài chính, là quá
trình giải quyết các quyền lợi kinh tế giữa Nhà nước với xã hội. Từ đó, các nguồn
tài chính được chia thành hai phần là phần nộp vào NSNN và phần để lại cho xã
hội. Phần nộp vào ngân sách tiếp tục được phân phối lại thông qua các khoản cấp
phát từ ngân sách cho tiêu dùng và đầu tư.
Quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân đã làm xuất hiện hệ thống các
quan hệ tài chính thể hiện ở phần thu và phần chi NSNN. Hệ thống các quan hệ tài
chính tạo nên bản chất của NSNN. Các quan hệ tài chính này bao gồm: Quan hệ
kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; quan hệ kinh tế giữa
NSNN với các đơn vị thuộc lĩnh vực phi sản xuất vật chất; quan hệ kinh tế giữa
NSNN với hộ gia đình và dân cư; quan hệ kinh tế giữa NSNN với thị trường tài
chính.
Như vậy, mặc dù các biểu hiện của NSNN rất phong phú và đa dạng nhưng
về thực chất chúng phản ảnh các nội dung cơ bản là:
Thứ nhất, như đã phân tích ở trên, NSNN là một phạm trù kinh tế.
Thứ hai, xét theo nội dung vật chất NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất
của Nhà nước, được sử dụng để phục vụ các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Quỹ tiền tệ này thể hiện lượng tiền huy động từ thu nhập quốc dân để đáp
ứng cho các khoản chi tiêu của Nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả. Quỹ tiền
tệ tập trung của ngân sách Nhà nước có cả hai mặt là mặt tĩnh và mặt động. Mặt
tĩnh thể hiện số liệu các nguồn tài chính được tập trung vào ngân sách Nhà nước
mà chúng ta có thể xác định được vào bất kỳ thời điểm nào. Mặt động thể hiện các
quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với quỹ tiền tệ tập trung của ngân
sách Nhà nước, đó là số lượng các nguồn tài chính được tập trung vào ngân sách và
từ ngân sách phân bổ các nguồn tài chính cho nền kinh tế quốc dân.
Thứ ba, xét về nội dung quản lý thì NSNN là kế hoạch tài chính cơ bản của
Chính phủ. NSNN là một kế hoạch tài chính bao gồm các khoản thu và chi của
Nhà nước được mô tả dưới hình thức cân đối bằng giá trị tiền tệ bao quát ba khu
vực chủ yếu của nền kinh tế là Nhà nước, doanh nghiệp và hộ gia đình. Phần thu
thể hiện các nguồn tài chính được huy động vào ngân sách Nhà nước. Phần chi thể
hiện chính sách phân phối các nguồn tài chính đã huy động để thực hiện các mục
tiêu kinh tế vĩ mô của quốc gia. Ngân sách Nhà nước được lập và thực hiện cho
một thời gian nhất định, thường là một năm, được Quốc hội phê chuẩn và thông qua.
Trang 5
Thứ tư, xét về mặt pháp lý thì NSNN là một đạo luật tài chính có thời hạn
trong thời gian là một năm.
Thứ năm, cơ sở quyết định của ngân sách là kết quả hoạt động của nền kinh
tế quốc dân.
Từ đó, có thể đi đến kết luận một cách toàn diện và khoa học: Bản chất của
NSNN, đó là tổng thể các mối quan hệ kinh tế được phát sinh trong quá trình phân
phối bằng giá trị tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để hình thành quỹ
tiền tệ tập trung nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ kinh tế - xã hội của
Nhà nước trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
1.1.2. Cơ cấu NSNN
NSNN là một chỉnh thể kinh tế - xã hội được hợp thành bởi hai nội dung cơ
bản là thu và chi; các nội dung lớn đó lại được hình thành từ các nội dung nhỏ. Do
vậy, có thể nói NSNN là một chỉnh thể kinh tế - xã hội bao gồm nhiều nội dung thu
- chi được sắp xếp theo một cơ cấu nhất định. Nói cách khác, cơ cấu NSNN chỉ
mối quan hệ giữa các nội dung thu – chi của NSNN trong những khoảng thời gian
nhất định nhằm phục vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Cơ cấu NSNN được thể hiện qua các mối quan hệ như sau:
Thứ nhất, cơ cấu NSNN được thể hiện qua các mối quan hệ dưới giác độ
tổng thể như quan hệ giữa tổng thu với tổng chi, giữa tổng thu và tổng chi với tổng
sản phẩm xã hội, giữa tổng thu và tổng chi với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu,
giữa tốc độ tăng thu và tăng chi với tốc độ tăng trưởng kinh tế ….
Mối quan hệ giữa tổng thu với tổng chi được xem là quan trọng và cơ bản
nhất. Trong điều hành NSNN, có nhiều quan điểm xử lý về mối quan hệ giữa tổng
thu với tổng chi, tùy theo giai đoạn và tình trạng phát triển kinh tế:
Quan điểm “một ngân sách tốt nhất là luôn luôn cân bằng” phù hợp với thời
kỳ nền kinh tế còn ở trình độ chưa phát triển, Nhà nước chưa can thiệp gì vào các
hoạt động kinh tế và ngân sách chủ yếu sử dụng cho nhiệm vụ hành chính và cai
trị.
Quan điểm “một ngân sách tốt nhất là ngân sách không cân bằng” lại phù
hợp với giai đoạn Nhà nước đã kiểm soát và làm chủ ngân sách, sử dụng NSNN
như một công cụ để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, do vậy quan điểm
điều hành ngân sách lúc này mang tính tích cực hơn. Cùng theo quan điểm này
nhưng khi xác định về mối tương quan giữa thu và chi ngân sách, mỗi nước lại đưa
ra những phương châm khác nhau:
Trang 6
Đối với những nước có nền kinh tế chưa phát triển, thu chưa đáp ứng đủ chi
thì thực hiện theo phương châm: thu quyết định chi, chi phụ thuộc vào thu. Trong
trường hợp này, bội chi ngân sách trước đây được các nước sử dụng biện pháp
khắc phục chủ yếu bằng cách in thêm tiền giấy phát hành vào lưu thông. Tuy nhiên
biện pháp này không những không giải quyết được nguồn gốc của vấn đề mà còn
làm cho đồng tiền mất giá nhanh, lạm phát cao và bội chi ngân sách ngày càng
tăng. Ngày nay, các nước thường sử dụng biện pháp thắt chặt chi tiêu, vay trong
nước hoặc nước ngoài để bù đắp thiếu hụt ngân sách thông qua tín dụng Nhà nước;
đây được coi như biện pháp tốt nhất để khắc phục bội chi ngân sách.
Đối với những nước có nền kinh tế đã phát triển, nguồn thu ngân sách dồi
dào, đã vượt quá nhu cầu chi thì lại thực hiện theo phương châm: chi quyết định
thu, thu bao nhiêu là do nhu cầu chi quyết định.
Mối quan hệ giữa tổng thu và tổng chi với tổng sản phẩm xã hội được thể
hiện thông qua tỷ lệ động viên vào NSNN trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay
tổng sản phẩm quốc gia (GNP). Tổng thu NSNN càng lớn nếu GDP hay GNP và tỷ
lệ động viên càng cao. Tỷ lệ động viên vào NSNN ở mỗi nước trong từng thời kỳ
là không giống nhau. Tại các nước có nền kinh tế phát triển cao, tỷ lệ động viên
vào NSNN có thể lên tới trên 50%, tuy nhiên tại các nước kém phát triển thì tỉ lệ
này chỉ vào khoảng từ 10% – 25%.
Thứ hai, cơ cấu NSNN được xem xét trong các mối quan hệ bên trong với
các nội dung cơ bản của nó là thu và chi.
Thu NSNN là một số tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị
ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Phần lớn các
khoản thu NSNN đều mang tính chất cưỡng bức (bắt buộc), phần còn lại là các
nguồn thu khác của Nhà nước.
Thu NSNN được cấu thành bởi nhiều nội dung cụ thể khác nhau như thu từ
thuế, phí, lệ phí; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện
trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Trong đó, thuế là khoản thu
cơ bản và chủ yếu của NSNN.
Ở nước ta trong thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây,
nguồn thu từ thuế chưa được coi trọng nên kết quả thuế thường chỉ đóng góp dưới
50% trong tổng thu NSNN. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, chúng ta đã xác
định đúng vai trò của thuế và coi đây là nguồn thu chủ yếu của NSNN; các khoản
thu từ thuế đã chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu NSNN, góp phần làm
cho thu NSNN hàng năm tăng ổn định.
Trang 7
Chi NSNN bao gồm các khoản chi nhằm phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm an ninh quốc phòng, bảo đảm cho hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước,
chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp
luật.
Cơ cấu chi NSNN là nội dung chủ yếu trong phần lý luận của đề tài nên sẽ
được trình bày cụ thể hơn tại mục 1.2 dưới đây.
1.1.3. Chức năng của NSNN
Bản chất của NSNN từ nhiều góc độ được thể hiện qua chức năng của nó,
do đó nghiên cứu chức năng của NSNN sẽ làm cho bản chất của nó được bộc lộ rõ
hơn.
Trước đây, các nhà kinh tế ở nước ta cho rằng TCNN nói chung và NSNN
nói riêng có hai chức năng là phân phối và giám đốc. Sau này đã có nhiều ý kiến
cho rằng phạm trù phân phối còn mang ý nghĩa rất chung chung, không thể hiện
đúng vị trí, chức năng của NSNN. Nhận định trên có phần đúng vì cho tới nay, khi
phân tích chức năng phân phối NSNN đa số chúng ta mới chỉ nhìn nhận nó ở ý
nghĩa số học của quá trình phân chia mà chưa chú ý đến ý nghĩa tổng hợp và bao
quát của nó.
Chức năng của NSNN bắt nguồn từ bản chất của NSNN, mà nguyên nhân
ra đời, tồn tại của NSNN lại gắn liền với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước. Một
Nhà nước muốn ra đời, tồn tại trước hết cần phải có các nguồn tài chính chi tiêu
cho bộ máy quản lý Nhà nước; chi phí cho cảnh sát và quân đội; các khoản chi
thực hiện các chức năng của Nhà nước như chi về văn hóa, giáo dục – đào tạo, y tế,
phúc lợi xã hội, chi đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng,
đầu tư phát triển sản xuất …. Tất cả các nhu cầu chi tiêu tài chính này của Nhà
nước đều được đáp ứng bằng các nguồn thu từ thuế và các nguồn thu khác.
Như vậy, có thể thấy chức năng của NSNN gồm:
Thứ nhất, NSNN có chức năng huy động các nguồn tài chính và bảo đảm
các nhu cầu chi tiêu theo dự toán của NSNN.
Thứ hai, NSNN có chức năng thực hiện cân đối giữa các khoản thu và các
khoản chi bằng tiền của Nhà nước.
1.1.4. Vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường
Vai trò của NSNN được xác định trên cơ sở bản chất, chức năng và các
nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng giai đoạn. Nói một cách khác, vai trò của NSNN
chính là sự vận dụng các chức năng của nó vào hoạt động thực tiễn. Xuất phát từ
Trang 8
quan điểm trên, có thể thấy vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường hiện nay
như sau:
1.1.4.1. NSNN có vai trò khai thác các nguồn lực tài chính để đảm bảo
nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện chức năng quản
lý Nhà nước.
Các nguồn lực tài chính mà NSNN cần khai thác hiệu quả bao gồm cả
những nguồn lực tài chính hữu hình lẫn các nguồn lực tài chính vô hình trong nền
kinh tế quốc dân.
Các nguồn lực tài chính hữu hình là những nguồn vốn bằng tiền hoặc đang
luân chuyển hoặc đang tích lũy cần khai thác có hiệu quả để đầu tư phát triển.
Trong đó, vốn đang luân chuyển gồm thuế, vốn lưu động, vốn cố định, vốn đang
luân chuyển trên thị trường tài chính của ngân hàng, các công ty tài chính, thị
trường chứng khoán. Vốn đang tích lũy gồm dự trữ quốc gia, dự trữ bắt buộc, tiền
tiết kiệm, các quỹ dự phòng, quỹ tích lũy của các doanh nghiệp, bảo hiểm