1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Mỗi doanh nghiệp khi thành lập bao giờ cũng phải thiết kế một cơ cấu tổ chức phù hợp với mục tiêu chiến lược, quy mô về vốn và nhân lực. Khi doanh nghiệp chuyển đổi hình thức kinh doanh cũng cần phải thay đổi cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với hình thức kinh doanh mới. Việc thiết kế cơ cấu tổ chức luôn bắt đầu bằng việc thiết kế sơ đồ cơ cấu tổ chức hay còn gọi là cơ cấu tổ chức căn bản, và thiết lập những hệ thống hỗ trợ quản lý cho cơ cấu tổ chức căn bản này. Có thể thấy cơ cấu tổ chức là một phần rất quan trọng, nó quyết định mọi hoạt động của công ty. Trong thực tế các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc hoàn thành cơ cấu tổ chức nhằm có thể thực hiện tốt hơn những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, vì thời gian và hoàn cảnh mục tiêu của các doanh nghiệp cũng cần thay đổi cho thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế, không thua kém các doanh nghiệp khác. Một cơ cấu tổ chức tốt và thích hợp sẽ là động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực hơn, hiệu quả hơn, do đó các doanh nghiệp muốn hoạt động tốt thì cần có một cơ cấu tổ chức hơp lý.
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco , tôi đã nhận thấy có những vấn đề còn bất cập trong cơ cấu tổ chức của công ty. Sau hơn 18 năm xây dựng và phát triển, công ty đã chuyển đổi từ doanh nghiệp TNHH sang công ty cổ phần được 4 năm nhưng cơ cấu tổ chức của công ty vẫn chưa được thiết kế sao cho phù hợp nhất với hình thức tổ chức mới.
Công ty Cổ phần Sapa - Geleximco tiền thân là chi nhánh công ty GELEXIMCO, được thành lập cùng công ty mẹ ngày 09/01/1993. Tuy nhiên trong cơ cấu tổ chức của công ty vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, công tác điều hành còn thiếu khoa học dẫn đến sự chồng chéo trong quản lý và có ảnh hưởng đến các đơn vị xí nghiệp, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ trong việc thực hiện sản xuất. Các phòng ban nghiệp vụ của công ty giải quyết công việc thiếu chủ động, phối hợp chưa tốt giữa các bộ phận nên chưa kịp thời yêu cầu của công việc SXKD do đó đôi lúc gây ra bức xúc cho các đơn vị xí nghiệp trực tiếp sản xuất của công ty. Do cơ cấu tổ chức có vai trò ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp nên trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Cổ Phần Sapa - Geleximco tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiên cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa – Geleximco” với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu và đề ra những biện pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết vấn đề hoàn thiện cơ cấu tổ chức tại công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco . Công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần năm 2007 trước đây là công ty TNHH sau khi chuyển đổi công ty có một số vấn đề tồn tại về cơ cấu tổ chức. Những vấn đề mà công ty gặp phải là tình trạng của hầu hết các công ty khi chuyển sang cổ phần hóa: cơ cấu tổ chức hoạt động chưa đạt yêu cầu, ảnh hưởng đến hoạt động SXKD, việc phân công, giao trách nhiệm còn có vướng mắc, tình trạng chồng chéo trong quản lý SXKD, sự phối hợp không đồng đều giữa các phòng bạn trong công ty.
Tên đề tài cụ thể là “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa – Geleximco”
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hoàn thành cần đạt được:
Làm rõ một số lý luận cơ bản về cơ cấu tổ chức trong Công ty cổ phần
Những vấn đề tồn tại của công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco về hoàn thiện cơ cấu tổ chức
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco
67 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5700 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Sapa Geleximco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa – Geleximco” cùng với sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía nhà trường, giáo viên hướng dẫn với sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo và CBCNV của công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco.
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo khoa Quản trị doanh nghiệp, các thầy cô bộ môn Nguyên lý quản trị cùng các giáo viên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và CBCNV công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco đã tạo điều kiện cho tôi thực tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Mạnh
Contents MỤC LỤC
Lời cảm ơn 1
Contents MỤC LỤC 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
DANH MỤC SƠ ĐỒ 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 5
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 6
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu 6
1.4. Phạm vi nghiên cứu 6
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung nghiên cứu 7
1.5.1. Một số khái niệm và vai trò của chức năng tổ chức trong hoạt động quản trị 7
1.5.2. Phân định nội dung nghiên cứu 9
1.5.3. Các mô hình cơ cấu tổ chức 12
1.5.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức: 20
1.6. Sự cần thiết hoàn thiện cơ cấu tổ chức: 22
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAPA – GELEXIMCO 23
2.1. PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU 23
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 23
2.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 23
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 24
2.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAPA - GELEXIMCO 24
2.2.1. Đánh giá tổng quan tình hình 24
2.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Sapa – Geleximco 28
2.3. Kết quả phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Sapa – Geleximco 33
2.3.1. Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên sâu: 44
2.3.2. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp 46
CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAPA - GELEXIMCO 55
3.1. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAPA - GELEXIMCO 55
3.1.1. Các kết luận qua nghiên cứu cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa – Geleximco 55
3.1.2. Các phát hiện qua nghiên cứu cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco 58
3.2. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ HÒA THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY SAPA - GELEXIMCO 59
3.2.1. Dự báo triển vọng về hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty: 59
3.2.2. Các quan điểm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco 61
3.3. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY SAPA - GELEXIMCO 62
3.3.1. Các đề xuất về việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco 62
3.3.2. Một số kiến nghị 64
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động SXKD của Công ty qua 3 năm 2008, 2009, 2010
Bảng 2.2: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm
Bảng 2.3: Đánh giá tình hình tuân thủ các nguyên tắc tổ chức
Bảng 2.4: Kết quả điều tra vể cơ cấu tổ chức
Bảng 2.5 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến cơ cấu tổ chức của Công ty
Bảng 3.1: Cơ cấu nhân sự phòng Kinh doanh
Bảng 3.2: cơ cấu nhân sự phòng Tổ chức
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức đơn giản
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức theo chức năng
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm
Sơ đồ 1.4: Cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý
Sơ đồ 1.5: Cơ cấu tổ chức theo khách hàng
Sơ đồ 1.6: Cơ cấu tổ chức dạng ma trận
Sơ đồ 1.7: Cơ cấu tổ chức hỗn hợp
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Sapa – Geleximco
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SXKD : Sản xuất kinh doanh
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
ĐH, CĐ : Đại học, Cao đẳng
QTDN : Quản trị doanh nghiệp
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Mỗi doanh nghiệp khi thành lập bao giờ cũng phải thiết kế một cơ cấu tổ chức phù hợp với mục tiêu chiến lược, quy mô về vốn và nhân lực. Khi doanh nghiệp chuyển đổi hình thức kinh doanh cũng cần phải thay đổi cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với hình thức kinh doanh mới. Việc thiết kế cơ cấu tổ chức luôn bắt đầu bằng việc thiết kế sơ đồ cơ cấu tổ chức hay còn gọi là cơ cấu tổ chức căn bản, và thiết lập những hệ thống hỗ trợ quản lý cho cơ cấu tổ chức căn bản này. Có thể thấy cơ cấu tổ chức là một phần rất quan trọng, nó quyết định mọi hoạt động của công ty. Trong thực tế các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc hoàn thành cơ cấu tổ chức nhằm có thể thực hiện tốt hơn những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, vì thời gian và hoàn cảnh mục tiêu của các doanh nghiệp cũng cần thay đổi cho thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế, không thua kém các doanh nghiệp khác. Một cơ cấu tổ chức tốt và thích hợp sẽ là động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực hơn, hiệu quả hơn, do đó các doanh nghiệp muốn hoạt động tốt thì cần có một cơ cấu tổ chức hơp lý.
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco , tôi đã nhận thấy có những vấn đề còn bất cập trong cơ cấu tổ chức của công ty. Sau hơn 18 năm xây dựng và phát triển, công ty đã chuyển đổi từ doanh nghiệp TNHH sang công ty cổ phần được 4 năm nhưng cơ cấu tổ chức của công ty vẫn chưa được thiết kế sao cho phù hợp nhất với hình thức tổ chức mới.
Công ty Cổ phần Sapa - Geleximco tiền thân là chi nhánh công ty GELEXIMCO, được thành lập cùng công ty mẹ ngày 09/01/1993. Tuy nhiên trong cơ cấu tổ chức của công ty vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, công tác điều hành còn thiếu khoa học dẫn đến sự chồng chéo trong quản lý và có ảnh hưởng đến các đơn vị xí nghiệp, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ trong việc thực hiện sản xuất. Các phòng ban nghiệp vụ của công ty giải quyết công việc thiếu chủ động, phối hợp chưa tốt giữa các bộ phận nên chưa kịp thời yêu cầu của công việc SXKD do đó đôi lúc gây ra bức xúc cho các đơn vị xí nghiệp trực tiếp sản xuất của công ty. Do cơ cấu tổ chức có vai trò ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp nên trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Cổ Phần Sapa - Geleximco tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiên cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa – Geleximco” với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu và đề ra những biện pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty.
Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết vấn đề hoàn thiện cơ cấu tổ chức tại công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco . Công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần năm 2007 trước đây là công ty TNHH sau khi chuyển đổi công ty có một số vấn đề tồn tại về cơ cấu tổ chức. Những vấn đề mà công ty gặp phải là tình trạng của hầu hết các công ty khi chuyển sang cổ phần hóa: cơ cấu tổ chức hoạt động chưa đạt yêu cầu, ảnh hưởng đến hoạt động SXKD, việc phân công, giao trách nhiệm còn có vướng mắc, tình trạng chồng chéo trong quản lý SXKD, sự phối hợp không đồng đều giữa các phòng bạn trong công ty.
Tên đề tài cụ thể là “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa – Geleximco”
Các mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hoàn thành cần đạt được:
Làm rõ một số lý luận cơ bản về cơ cấu tổ chức trong Công ty cổ phần
Những vấn đề tồn tại của công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco về hoàn thiện cơ cấu tổ chức
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco
Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco những năm gần đây, tập trung chủ yếu vào 3 năm 2008, 2009, 2010. Dựa trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty để đáp ứng những thay đổi của nền kinh tế trong những năm tới
Về không gian: đề tài nghiên cứu cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ cấu tổ chức của công ty Sapa- Geleximco, xem xét thực trạng sắp xếp bố trí các phòng, ban của công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco
Một số khái niệm và phân định nội dung nghiên cứu
Một số khái niệm và vai trò của chức năng tổ chức trong hoạt động quản trị
Tổ chức
Khái niệm về tổ chức:
Tổ chức theo tiếng Hy lạp “Organon” nghĩa là “hài hòa”, đó là những hoạt động đem lại bản chất thích nghi với sự sống.
Theo Harold Koontz (“Những vấn đề cốt yếu của quản lý”, năm 1993, trang 267)”: “Công tác tổ chức là việc nhóm gộp các hoạt động cần thiết để đạt được các mục tiêu, là việc giao phó mỗi nhóm cho một người quản lý với quyền hạn cần thiêt để giám sát nó, và là việc tạo điều kiện cho sự liên kết ngang và dọc trong cơ cấu của tổ chức”.
Từ các quan điểm khác nhau, có thể rút ra khái niệm chung nhất:
Tổ chức là quá trình xác định các công việc cần phải làm và những người làm các công việc đó, định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận và cá nhân cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân này trong khi tiến hành công việc, nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục tiêu chung của tổ chức.
Tổ chức là quy định các mối quan hệ chính thức giữa mọi thành viên và các nguồn lực để đạt muc tiêu.
Tổ chức là phân chia các nguồn lực ra thành các bộ phận và quy định các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn để đạt mục tiêu.
Tổ chức là một quá trình hai mặt: một là, phân chia tổ chức ra thành các bộ phận; và hai là xác lập các mối quan hệ về quyền hạn giữa các bộ phận.
Mục đích nghiên cứu của chức năng tổ chức là tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp tốt nhất vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức, cụ thể là:
Làm rõ nhiệm vụ cần phải tiến hành để đạt được mục tiêu.
Xây dựng cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và có hiệu lực.
Xác định vị trí, vai trò của từng cá nhân trong tổ chức.
Xây dựng nề nếp văn hóa của tổ chức.
Phát hiện và điều chỉnh kịp thời mọi hoạt động yếu kém trong tổ chức
Phát huy sức mạnh của các nguồn tài nguyên vốn có của tổ chức
Tạo thế và lực cho tổ chức thích ứng với sự thay đổi của môi trường.
Vai trò của tổ chức :
Tạo “nền móng” cho hoạt động của tổ chức nói chung và cho hoạt động quản trị nói riêng. Công tác hoạch định, lãnh đạo, kiểm soát đều phải dựa trên một cấu trúc tổ chức nhất định, nói cách khác, mọi hoạt động quản trị căn bản trên cũng phải được tổ chức sao cho phù hợp và hiệu quả.
Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, đặc biệt là nguồn lực và cơ sở vật chất kĩ thuật. Việc phân công lao động khoa học, phân quyền hợp lí và xác định tầm hạn quản trị phù hợp sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tốt năng lực sở trường của họ. Mặt khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng và đa dạng hóa tổ chức, nâng cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo cho đội ngũ các nhà quản trị.
Nếu công tác tổ chức không được thực hiện tốt sẽ gây ra nhiều khó khăn, phức tạp cho công tác quản lí. Có khoảng từ 75% - 80% những vấn đề khó khăn, phức tạp trong công tác quản trị phải được xem xét giải quyết bắt đầu từ những nhược điểm của công tác tổ chức. Hơn nữa, phần lớn những khuyết điểm mắc phải trong một tổ chức là do có sự coi thường và vi phạm các quy luật của tổ chức.
Tạo ra văn hóa tổ chức – nền tảng của sự hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức
Cơ cấu tổ chức
Khái niệm cơ cấu tổ chức:
Cấu trúc (hay cơ cấu ) tổ chức là một tập hợp bao gồm các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc nhau, được chuyên môn hóa theo chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu chung đã được xác định.
Vai trò của cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức cho phép sử dụng hợp lý các nguồn lực.
Cơ cấu tổ chức cho phép xác định rõ vị trí, vai trò của các đơn vị, cá nhân, cũng như mối liên hệ giữa các đơn vị và cá nhân này, hình thành các nhóm chính thức trong tổ chức.
Cơ cấu tổ chức phân định rõ các dòng thông tin, góp phần quan trọng trong việc ra quyết định quản trị.
Phân định nội dung nghiên cứu
Đặc điểm của cơ cấu tổ chức:
Tính tập trung: phản ánh mức độ tập trung (hay phân tán) quyền lực của tổ chức cho các cá nhân hay bộ phận. Ví dụ: Nếu quyền lực trong tổ chức được tập trung chủ yếu cho một cá nhân (hoặc một bộ phận), tính tập trung của tổ chức là cao và ngược lại.
Tính phức tạp: Phản ánh số lượng các cấp, các khâu trong cấu trúc tổ chức. Nếu có nhiều cấp, nhiều khâu với nhiều mối quan hệ phức tạp, cấu trúc tổ chức có tính phức tạp cao và ngược lại.
Tính tiêu chuẩn hóa: Phản ánh mức độ ràng buộc các hoạt động, các hành vi của mỗi bộ phận và cá nhân, thông qua các chính sách, thủ tục, quy tắc hay các nội quy, quy chế. Nếu mức độ ràng buộc cao, tính tiêu chuẩn hóa cao sẽ tạo ra sức mạnh của tổ chức
Các nguyên tắc cơ cấu tổ chức
Tương thích giữa hình thức và chức năng:
Khi thiết kế cấu trúc tổ chức, các bộ phận hay các đơn vị cấu thành đều phải nhằm thực hiện chức năng, hay xuất phát từ việc thực hiện các chức năng. “Hình thức phải đi sau chức năng”. Trong tổ chức hoạt động kinh doanh, mỗi bộ phận (hay đơn vị) và cá nhân đều phải có sự tồn tại khách quan và cần thiết, do việc tham gia thực hiện các chức năng của tổ chức. Sự lựa chọn mô hình, sự phân công, phân quyền hay giao trách nhiệm cho các bộ phận, cá nhân… đều phải xuất phát từ việc thực hiện chức năng, thông qua việc thực hiện các mục tiêu đã xác định
Thống nhất chỉ huy:
Theo nguyên tắc này mỗi thành viên trong tổ chức chỉ chịu trách nhiệm báo cáo cho nhà quản trị trực tiếp của mình. Trong cơ cấu tổ chức của công ty đã quy định rõ trách nhiệm của mỗi nhà quản trị, theo cơ cấu đó nhân viên cấp dưới có nhiệm vụ báo cáo lại kết quả công việc cho đúng nhà quản trị có trách nhiệm. Mỗi phòng, ban đều có các Trưởng, phó phòng chịu trách nhiệm quản lý công việc và báo cáo kết quả cho Tổng giám đốc của công ty. Trong công ty thì Tổng giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, đầu tư và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị, do vậy mọi công việc đều phải được báo cáo và xin ý kiến Tổng giám đốc trước khi thực hiện. Đây chính là việc tuân thủ nguyên tắc thống nhất chỉ huy
Cấu trúc tổ chức được xác lập phải đảm bảo mỗi đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo cho nhà quản trị trực tiếp của mình, đảm bảo sự chỉ huy mạng tính thống nhất trong toàn tổ chức, tránh tình trạng chổng chéo, mâu thuẫn
Cân đối:
Tính cân đối ở đây thể hiện sự cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm, cân đối về công việc giữa các đơn vị, cá nhân với nhau. Sự cân đối sẽ tạo ra sự ổn định, bền vững trong quá trình phát triển của tổ chức. Đối với công ty, việc phân công chức năng nhiệm vụ phải có sự tương xứng, không thể chỉ giao trách nhiệm công việc mà không giao cho quyền được xử lý các vấn đề trong quá trình thực hiện. Việc phân công không cân đối dẫn đến quan liêu trong quản lý và hậu quả là kết quả SXKD không đạt yêu cầu đặt ra ban đầu. Mô hình tổ chức của công ty phải có sự cân đối giữa các phòng, ban để tránh hiện tượng chồng chéo trong quản lý công việc. Sự phân công quyền hành cho các nhân viên trong mỗi phòng ban cũng phải có sự tương xứng với năng lực, chức vụ và khả năng thực hiện công việc, tránh tình trạng thiên vị và có tư tưởng phân biệt trong công việc gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của nhân viên
Tin cậy:
Đảm bảo tính chính xác của tất cả các thông tin được sử dụng trong tổ chức, nhờ đó đảm bảo sự thống nhất, ăn khớp về hoạt động giữa các bộ phận, cá nhân trong tổ chức cũng như tính chính xác của các quyết định quản trị được ban hành
Linh hoạt và thích nghi với môi trường:
Cấu trúc tổ chức phải có khả năng thích ứng, đối phó kịp thời với sự thay đổi của môi trường bên ngoài cũng như môi trường bên trong tổ chức. Cơ cấu tổ chức phải linh hoạt để có thể đối phó kịp thời với sự thay đổi của môi trường bên ngoài và nhà quản trị cũng phải linh hoạt trong hoạt động để có những quyết định đáp ứng sự thay đổi của tổ chức. Cơ cấu tổ chức được thiết kế dựa trên mục tiêu của doanh nghiệp, mục tiêu đó được xác định cho một thời gian dài, theo nguyên tắc này thì cơ cấu tổ chức phải có sự thay đổi kịp thời sao cho đáp ứng sự thay đổi của môi trường, của công việc SXKD để vẫn có thể thích ứng với môi trường thay đổi mà vẫn hướng đến mục tiêu ban đầu đã đề ra. Tổ chức công ty cần có sự linh hoạt trong phân công nhiệm vụ các phòng, ban tạo ra sự liên kết chặt chẽ nhưng vẫn có sự độc lập trong thực hiện công việc
Đảm bảo tính hiệu quả quản lý:
Cấu trúc tổ chức phải được xây dựng trên nguyên tắc sử dụng chi phí đạt hiệu quả cao nhất (dựa trên tiêu chuẩn về mối tương quan giữa chi phí dự định bỏ ra và kết quả thu về). Mỗi doanh nghiệp đều muốn đạt kết quả cao nhất trong hoạt động SXKD. Vì vậy khi xây dựng cơ cấu tổ chức cần dựa trên nguyên tắc giảm chi phí. Chi phí thấp nhất nhưng hiệu quả lại lâu dài, có thể sử dụng trong thời gian dài và có tính linh hoạt trong mọi trường hợp. Để thực hiện được nguyên tắc này cần xác định rõ cơ cấu tổ chức của công ty cần những gì, thiện nó như thế nào và từ đó có chi phí hiệu quả cho đúng mục đích. Công ty chỉ cần số phòng, ban vừa đủ theo yêu cầu công việc, thực hiện đầy đủ các công việc với mức chi phí cho phép để thực hiện tốt nhất mục tiêu của công ty
Các mô hình cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức đơn giản (hay cơ cấu tổ chức trực tuyến):
Đặc điểm cơ cấu tổ chức đơn giản:
+ Quyền hành quản trị tập trung cao độ vào tay một người.
+ Có ít cấp quản trị trung gian, số lượng nhân viên không nhiều.
+ Mọi thông tin đều được tập trung về cho người quản lý cao nhất xử lý và mọi quyết định cũng phát ra từ đó.
Mô hình cấu trúc tổ chức đơn giản:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức đơn giản
Ưu điểm:
+ Gọn nhẹ, linh hoạt
+ Không phát sinh tình trạng chồng chéo mệnh lệnh
+ Chi phí quản lý thấp, có thể mang lại hiệu quả cao.
+ Kiểm soát và điều chỉnh dễ dàng, có thể hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng quan liêu giấy tờ.
Nhược điểm:
+ Mỗi nhà quản trị phải làm nhiều công việc khác nhau cùng một lúc, hạn chế tính chuyên môn hóa.
+ Tình trạng quá tải đối với cấp quản trị.
Cấu trúc tổ chức đơn giản chỉ nên áp dụng đối với các tổ chức có quy mô nhỏ, tính chất hoạt động đơn giản.
Cơ cấu tổ chức theo chức năng:
Đặc điểm cơ cấu tổ chức chức năng:
+ Chia tổ chức thành các “tuyến” chức năng, mỗi tuyến là một bộ phận hay đơn vị đảm nhận thực hiện một hay một số chức năng, nhiệm vụ nào đó của tổ chức. Mỗi bộ phận này được đặt dưới sự điều hành của một giám đốc chức năng.
+ Các hoạt động giống nhau hoặc gần giống nhau được tập trung lại trong một tuyến chức năng như hoạt động sản xuất, thương mại, nhân sự, tài chính, marketing…
Mô hình cấu trúc tổ chức chức năng:
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức theo chức năng
Ưu điểm:
+ Phản ánh logic chức năng.
+ Tuân thủ nguyên tắc chuyên môn hóa công việc.
+ Nêu bật vai trò của các chức năng chủ yếu.
+ Đơn giản hóa việc đào tạo và huấn luyện nhân sự.
+ Dễ kiểm soát.
Nhược điểm:
+ Chỉ có cấp quản trị cao nhất mới có trách nhiệm về lợi nhuận của công ty
+ Tầm nhìn của nhà quản trị bị hạn chế.
+ Tính phối hợp giữa các bộ phận chức năng kém.
+ Tính hệ thống bị suy giảm.
+ Kém linh hoạt.
Cấu trúc tổ chức theo chức năng chỉ phát huy tác dụng trong hoạt động của tổ chức tương đối ổn định với cơ cấu sản phẩm duy nhất hoặc hoạt động kinh doanh đòi hỏi trình độ chuyên môn hóa và sử dụng trang thiết bị chuyên dùng công nghệ cao. Ngược lại nó bộc lộ các nhược điểm nếu môi trường kinh doanh không ổn định hoặc kinh doanh dạng hóa sản phẩm
Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm:
Đặc điểm:
+ Chia tổ chức thành các