Song hành với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, sự
phát triển của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đã tạo ra hoạt động dịch vụ tài
chính mới, trong đó có hoạt động môi giới bảo hiểm. Hoạt động môi giới bảo
hiểm với vai trò làm cầu nối giữa người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo
hiểm ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy các giao dịch bảo hiểm,
nâng cao hiệu quả hoạt động của DNBH cũng như đem lại nhiều lợi ích cho bên
mua bảo hiểm, qua đó, thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển.
Tại Việt Nam, các ngành dịch vụ tài chính nói chung, ngành bảo hiểm nói
riêng so với các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế còn khá mới mẻ. Để phát
huy hơn nữa vai trò của các kênh phân phối qua môi giới bảo hiểm, việc nghiên
cứu toàn diện các vấn đề liên quan đến môi giới bảo hiểm là rất cần thiết. Do
hoạt động môi giới bảo hiểm là một trong những hoạt động phân phối có những
đặc thù riêng, việc giám sát hoạt động môi giới bảo hiểm đòi hỏi phải có nghiên
cứu sâu sắc và toàn diện.
Trong bối cảnh đó, để phù hợp với bản chất của bảo hiểm là tấm lá chắn
giúp ổn định tài chính cho đối tượng tham gia bảo hiểm trước các nguy cơ rủi ro,
đồng thời, để đảm bảo cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển lành mạnh,
an toàn và hiệu quả, cung cấp các luận cứ khoa học cho hoạt động giám sát,
việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác giám sát đối với lĩnh vực
môi giới bảo hiểm tại Việt Nam ” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc
84 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác giám sát đối với lĩnh vực môi giới bảo hiểm tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------------------------
TRẦN THỊ THANH HOA
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT ĐỐI VỚI LĨNH VỰC
MÔI GIỚI BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM
Nghành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ XUÂN BÌNH
Hà Nội, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn
TRẦN THỊ THANH HOA
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 01
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔI GIỚI BẢO HIỂM VÀ KINH
NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT ĐỐI VỚI LĨNH VỰC
MÔI GIỚI BẢO HIỂM ....................................................................................... 04
1.1. Lý luận cơ bản về môi giới bảo hiểm ...................................................... 04
1.2. Kinh nghiệm quốc tế về môi giới bảo hiểm ............................................ 15
Kết luận chương 1 ................................................................................................. 26
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT ĐỐI VỚI LĨNH VỰC
MÔI GIỚI BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM ........................................................... 27
2.1. Thực trạng công tác giám sát đối với lĩnh vực môi giới bảo hiểm ....... 27
2.2. Tồn tại và nguyên nhân trong công tác giám sát đối với lĩnh vực môi
giới bảo hiểm ................................................................................................ 43
Kết luận chương 2 ................................................................................................. 52
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT ĐỐI VỚI
LĨNH VỰC MÔI GIỚI BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM .................................... 54
3.1. Mục tiêu, định hướng công tác giám sát đối với lĩnh vực môi giới bảo
hiểm tại Việt Nam ........................................................................................... 54
3.2. Hệ thống các giải pháp hoàn thiện .......................................................... 56
Kết luận chương 3 ................................................................................................. 73
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 76
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bancassurance : Kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng
CEO : Giám đốc điều hành
CIRC : Ủy ban quản lý bảo hiểm Trung Quốc
CBRC : Ủy ban quản lý giám sát ngân hàng Trung Quốc
DNBH : Doanh nghiệp bảo hiểm
DNMGBH : Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
EU : Cộng đồng chung Châu Âu
EIPS : Hệ thống thanh toán đầu tư liên ngân hàng
FTA : Hiệp định thương mại tự do
HĐBH : Hợp đồng bảo hiểm
HĐQT : Hội đồng quản trị
ICPs : Những nguyên tắc cơ bản về bảo hiểm
IBA : Luật kinh doanh bảo hiểm
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
TBH : Tái bảo hiểm
VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Phí bảo hiểm tại Malaysia .............................................................. 21
Bảng 2.1: Tỷ lệ phí bảo hiểm thu xếp qua MGBH PNT (2010 - 2014) ........ 33
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh chia theo khối doanh nghiệp (2010 - 2014) ... 35
Bảng 3.1: Trách nhiệm, nghĩa vụ theo quan hệ ủy quyền, ủy nhiệm ............. 61
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ Phí BH thu xếp qua MG của BH PNT (2014) .................. 29
Sơ đồ 2.1: Hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động KDBH ........................ 36
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Song hành với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, sự
phát triển của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đã tạo ra hoạt động dịch vụ tài
chính mới, trong đó có hoạt động môi giới bảo hiểm. Hoạt động môi giới bảo
hiểm với vai trò làm cầu nối giữa người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo
hiểm ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy các giao dịch bảo hiểm,
nâng cao hiệu quả hoạt động của DNBH cũng như đem lại nhiều lợi ích cho bên
mua bảo hiểm, qua đó, thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển.
Tại Việt Nam, các ngành dịch vụ tài chính nói chung, ngành bảo hiểm nói
riêng so với các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế còn khá mới mẻ. Để phát
huy hơn nữa vai trò của các kênh phân phối qua môi giới bảo hiểm, việc nghiên
cứu toàn diện các vấn đề liên quan đến môi giới bảo hiểm là rất cần thiết. Do
hoạt động môi giới bảo hiểm là một trong những hoạt động phân phối có những
đặc thù riêng, việc giám sát hoạt động môi giới bảo hiểm đòi hỏi phải có nghiên
cứu sâu sắc và toàn diện.
Trong bối cảnh đó, để phù hợp với bản chất của bảo hiểm là tấm lá chắn
giúp ổn định tài chính cho đối tượng tham gia bảo hiểm trước các nguy cơ rủi ro,
đồng thời, để đảm bảo cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển lành mạnh,
an toàn và hiệu quả, cung cấp các luận cứ khoa học cho hoạt động giám sát,
việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác giám sát đối với lĩnh vực
môi giới bảo hiểm tại Việt Nam ” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có một số đề tài của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về lĩnh
vực môi giới bảo hiểm.
Ngoài nước:
Munich Personal RePEc Archive (2007): “The role of an insurance broker an
their position on the insurance market in the Czech republic” - Vai trò môi giới
bảo hiểm đối với thị trường bảo hiểm tại Cộng Hòa Séc.
2
Peter Maas (2006): “ How insurance brokers create values - a functional
approach” - Giá trị tạo ra của MGBH
Trong nước:
Đề tài: “Môi giới bảo hiểm và hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt
Nam” nhóm sinh viên khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Tài chính kế
toán Quảng Ngãi năm 2014;
Đề tài: “Hoạt động của trung gian bảo hiểm” nhóm sinh viên khoa Ngân
hàng, Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh năm 2004;
Đề tài: “Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển”của học
viên Bùi Hồng Anh, Trường Đại học Ngoại thương năm 2003;
Đề tài: “Thực trạng hoạt động môi giới bảo hiểm trong thị trường Việt
Nam”..
Tuy nhiên, hầu hết các đề tài trên chủ yếu là các luận văn đại học mang
tính thực tiễn chưa cao, nặng tính lý luận, chưa có đề tài nào dưới dạng luận văn
thạc sỹ đi sâu vào nghiên cứu một cách đầy đủ về công tác giám sát đối với lĩnh
vực môi giới bảo hiểm. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài làm luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Quản trị kinh doanh .
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm nghiên cứu về hệ thống lý luận về
môi giới bảo hiểm và công tác giám sát môi giới bảo hiểm, đánh giá thực trạng
công tác giám sát môi giới bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra được
một số giải pháp để hoàn thiện công tác giám sát đối với lĩnh vực môi giới bảo
hiểm tại Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống lại cơ sở lý luận về môi giới bảo hiểm và công tác giám sát môi
giới bảo hiểm, nêu thực trạng công tác giám sát môi giới bảo hiểm tại Việt Nam
hiện nay, cuối cùng là đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác giám sát
3
đối với lĩnh vực môi giới bảo hiểm tại Việt Nam, phù hợp với các thông lệ và
chuẩn mực quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu về môi giới bảo hiểm và công tác giám sát môi giới
bảo hiểm.
Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả chủ yếu tập trung tổng hợp, đánh giá
các vấn đề về công tác giám sát về lĩnh vực môi giới bảo hiểm, phân tích hệ
thống khuôn khổ pháp luật, hoạt động giám sát đứng ở góc độ của cơ quan giám
sát hơn là hoạt động giám sát của các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp và bản thân
của các DNMGBH.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tổng hợp: Đề tài vận dụng các phương pháp đánh
giá tổng hợp kết hợp với hệ thống hoá để nhận định đầy đủ về tình hình hoạt
động chung và nêu các điểm mạnh, điểm yếu trong công tác giám sát đối với
lĩnh vực môi giới bảo hiểm trong giai đoạn hiện tại và đưa ra các đề xuất trong
tương lai.
Phương pháp so sánh đối chiếu: đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn, giữa
thực trạng Việt Nam và quốc tế để tìm ra và giải quyết những khó khăn, thách
thức trong công tác giám sát đối với lĩnh vực môi giới bảo hiểm
Ngoài ra, đề tài còn vận dụng một số phương pháp trong quá trình nghiên
cứu đề tài như phương pháp thống kê, thu thập và phân tích số liệu để làm rõ
những nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Với phạm vi nghiên cứu về lĩnh vực môi giới bảo hiểm từ những vấn đề
lý luận cho tới thực tiễn hoạt động môi giới bảo hiểm, đề tài là nguồn tài liệu
quan trọng về môi giới bảo hiểm đối với các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh
vực bảo hiểm. Đồng thời, những lý luận, kinh nghiệm quốc tế đề tài đúc kết
được, đánh giá nhận định về hoạt động môi giới bảo hiểm trong thời gian qua sẽ
là cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện công tác giám sát đối với lĩnh vực môi
giới bảo hiểm ở Việt Nam trong thời gian tới.
4
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về môi giới bảo hiểm và kinh nghiệm quốc tế
về công tác giám sát đối với lĩnh vực môi giới bảo hiểm.
Chương 2: Thực trạng công tác giám sát đối với lĩnh vực môi giới bảo
hiểm tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác giám sát đối với lĩnh vực môi
giới bảo hiểm tại Việt Nam
5
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔI GIỚI BẢO HIỂM VÀ KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT ĐỐI VỚI LĨNH VỰC
MÔI GIỚI BẢO HIỂM
1.1. Lý luận cơ bản về môi giới bảo hiểm
1.1.1. Khái niệm, nội dung, phân loại hoạt động của môi giới bảo hiểm
1.1.1.1. Khái niệm môi giới bảo hiểm
Theo Tiến sỹ David Bland "MGBH là một cá nhân hoặc một công ty mà
toàn bộ thời gian làm việc của họ là thu xếp bảo hiểm với các DNBH. Nhà
MGBH không làm việc cho DNBH mà làm việc cho những người mua các sản
phẩm bảo hiểm” [8,tr. 250].
Tổ chức, cá nhân MGBH thực hiện các hoạt động tư vấn giúp khách hàng
đánh giá rủi ro cần phải bảo hiểm; cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo
hiểm về sản phẩm, điều kiện, mức phí và DNBH; các công việc liên quan đến
đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bên mua (bao gồm hỗ trợ việc giải
quyết và thương lượng bồi thường...), giúp cho cả DNBH và khách hàng tiết
kiệm thời gian và chi phí giao dịch bảo hiểm, đồng thời tạo mối quan hệ tin
tưởng lẫn nhau giữa DNBH và bên mua bảo hiểm.
Hoạt động MGBH giúp người mua bảo hiểm hiểu và lựa chọn hình thức
bảo hiểm phù hợp và DNBH uy tín, tránh được những rủi ro lớn có thể xảy ra,
gây thiệt hại cho người mua bảo hiểm. Qua đó có thể thấy rằng, bản chất của
MGBH là cầu nối giữa người mua bảo hiểm với người bảo hiểm với tư cách là
đại diện chủ yếu cho quyền lợi khách hàng và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng
(bên mua bảo hiểm) chứ không phải cho DNBH (bên bán bảo hiểm).
1.1.1.2. Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm
Hoạt động MGBH thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm,
DNBH cho bên mua bảo hiểm; Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh
giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo
6
hiểm; Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa DNBH và bên mua
bảo hiểm; Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp
đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm: Tư vấn quản lý rủi ro ngoài
hoạt động MGBH; Tư vấn cho DNBH xây dựng sản phẩm bảo hiểm mới; Thực
hiện hoạt động MGBH nhưng không thu phí tư vấn trực tiếp từ khách hàng cũng
như không thu hoa hồng MGBH từ DNBH...
Với vai trò là người MGBH, đại diện cho khách hàng thực hiện thu xếp
các hợp đồng bảo hiểm với DNBH, MGBH phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với
bên mua bảo hiểm về các lỗi liên quan đến hoạt động tư vấn của mình. Điều đó
cho thấy trách nhiệm của DNMGBH là rất lớn và theo quy định của các nước
trên thế giới, các doanh nghiệp môi giới bắt buộc phải tham gia bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động môi giới với các mức trách nhiệm khác
nhau. Loại hình bảo hiểm này nhằm đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho người được
bảo hiểm và giúp cho các DNMGBH cũng được bảo hiểm khi xảy ra những sơ
xuất trong hoạt động nghề nghiệp.
1.1.1.3. Phân loại môi giới bảo hiểm
Căn cứ vào đối tượng khách hàng mà MGBH có thể phân thành 3 loại:
MGBH gốc, môi giới TBH và môi giới hỗn hợp (composite). Cụ thể như sau:
MGBH gốc: Là MGBH chịu trách nhiệm tư vấn, tổ chức dàn xếp bảo
hiểm giữa khách hàng và DNBH gốc. MGBH gốc có trách nhiệm làm việc với
khách hàng để xác định nhu cầu bảo hiểm, sau đó đàm phán, thỏa thuận với
DNBH để có được phạm vi bảo hiểm và phí bảo hiểm tốt nhất, thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng. MGBH gốc thực hiện nhiều công việc cho DNBH và được
nhận môi giới phí từ DNBH hoặc trực tiếp từ khách hàng. MGBH bảo hiểm gốc
có thể được phân loại theo nghiệp vụ BH môi giới, thành MGBH nhân thọ và
MGBH phi nhân thọ tùy theo mức độ, yêu cầu giám sát.
Môi giới TBH: Môi giới TBH có vai trò hỗ trợ, giúp đỡ các DNBH gốc
làm việc việc các DN tái bảo hiểm trong việc bảo hiểm cho chính các DNBH
gốc. Môi giới tái bảo hiểm có trách nhiệm tư vấn các DNBH gốc khi các rủi ro
được bảo hiểm quá lớn so với khả năng tài chính của họ trong việc thanh toán
7
bồi thường tổn thất nếu rủi ro xảy ra. Đối với các rủi ro tiềm ẩn lớn, môi giới tái
bảo hiểm giúp DNBH phân tích phạm vi rủi ro để thu xếp tái bảo hiểm khi cần
thiết. Hoạt động tư vấn của môi giới tái bảo hiểm sẽ giúp các DNBH có được sự
an toàn về tài chính, do đó sẽ có khả năng bảo vệ khách hàng lớn hơn và đem lại
sự ổn định cao hơn cho xã hội.
MGBH hỗn hợp (composite) được phép thực hiện đồng thời 02 nghiệp vụ
MGBH gốc và môi giới tái bảo hiểm.
Căn cứ vào đối tượng sản phẩm/nghiệp vụ mà môi giới tổ chức phân phối,
tư vấn, MGBH được chia thành MGBH con người và MGBH tài sản.
1.1.2. Vai trò của môi giới bảo hiểm
1.1.2.1. Đối với người mua bảo hiểm
MGBH tư vấn giúp khách hàng đánh giá những rủi ro của khách hàng,
phân tích những rủi ro có thể được loại trừ, có thể được giữ lại và những rủi ro
cần phải bảo hiểm, giúp khách hàng lựa chọn các DNBH có đầy đủ khả năng
cung cấp những sản phẩm bảo hiểm, những dịch vụ bảo hiểm phù hợp theo yêu
cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đồng thời cũng giúp người tham gia thực
hiện đàm phán với các DNBH để có thể thu xếp được những điều kiện, điều
khoản, mức phí bảo hiểm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó,
MGBH cũng hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm trong việc bổ sung hồ sơ bảo
hiểm, giúp khách hàng các thủ tục yêu cầu bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xảy
ra, giúp cho khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch bảo hiểm.
1.1.2.2. Đối với DNBH
Thông qua họat động của mình, môi giới trở thành cầu nối giữa người
mua bảo hiểm và DNBH, giữa DNBH gốc và doanh nghiệp tái bảo hiểm. Theo
đó, các DNBH có thể cung cấp sản phẩm của mình cho người mua bảo hiểm,
làm tăng trưởng doanh thu và thúc đẩy họat động kinh doanh của mình.
Đồng thời, doanh nghiệp môi giới là doanh nghiệp có quan hệ tốt với người
tham gia bảo hiểm. Do đó, trong nhiều trường hợp, DNBH đã uỷ quyền cho
MGBH thực hiện công tác quản lý khách hàng của DNBH, thực hiện thu hộ phí
8
bảo hiểm và thanh toán bồi thường cho khách hàng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Hoạt động này đã tiết kiệm được nhiều chi phí cho DNBH trong việc tìm kiếm
khách hàng, chi phí đánh giá rủi ro, chi phí quản lý khách hàng,... và tạo điều
kiện cho DNBH tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm và đưa ra được
nhiều loại hình sản phẩm bảo hiểm mới.
1.1.2.3. Đối với thị trường bảo hiểm
MGBH thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Thông qua hoạt
động MGBH, thị trường bảo hiểm sẽ nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng
phục vụ của các DNBH, thúc đẩy các giao dịch bảo hiểm phát triển. MGBH
thúc đẩy giao dịch công bằng và cạnh tranh có trật tự trên thị trường bảo hiểm.
Với hoạt động của mình, công ty MGBH sẽ tạo thêm nhiều chuyên gia giỏi
về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm bảo hiểm. Đây sẽ là đóng góp
quan trọng của công ty MGBH với thị trường bảo hiểm phát triển nhanh nhưng
còn thiếu nhiều những chuyên gia về bảo hiểm đối với các thị trường bảo hiểm
mới phát triển như Việt Nam.
Thông qua các khả năng chuyên môn của mình cũng như sự hiểu biết về
người cung cấp dịch vụ cũng như người sử dụng dịch vụ, các công ty môi giới
có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng, hành vi trục lợi
bảo hiểm mang lại sự phát triển lành mạnh cho thị trường bảo hiểm.
1.1.2.4. Đối với xã hội
Hoạt động MGBH phát triển trước hết góp phần tạo thêm công ăn việc
làm cho toàn xã hội thông qua việc phát triển hệ thống MGBH. Đồng thời, thông
qua các hoạt động MGBH từng bước nâng cao nhận thức của người dân và của
toàn xã hội về những vai trò, lợi ích của hoạt động bảo hiểm, từ đó thúc đẩy thị
trường bảo hiểm phát triển.
1.1.3. Công tác giám sát đối với lĩnh vực môi giới bảo hiểm
1.1.3.1. Các chủ thể liên quan trong hoạt động giám sát môi giới bảo hiểm
Các chủ thể liên quan đến công tác giám sát lĩnh vực MGBH bao gồm tất
cả các bên tham gia vào quá trình tổ chức và hoạt động của MGBH, bao gồm:
9
Chủ thể giám sát bao gồm cơ quan giám sát bảo hiểm của nhà nước, các
cơ quan nhà nước liên quan như thanh tra, cơ quan công an, điều tra, tố tụng,,
các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng và truyền thông.
Trong đó các chủ thể là cơ quan, tổ chức của nhà nước thực hiện chức năng
giám sát theo những quyền hạn, nhiệm vụ hành pháp, tư pháp do nhà nước giao
phó. Trong khi đó, các tổ chức hội nghề nghiệp, tổ chức bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, cơ quan báo chí là lực lượng thứ tư bên cạnh các cơ quan lập pháp,
hành pháp và tư pháp, thực hiện vai trò giám sát độc lập trong một nhà nước
pháp quyền và xã hội dân sự .
Chủ thể chịu sự giám sát bao gồm các tổ chức, cá nhân MGBH. Tuy nhiên,
các chủ thể này đồng thời cũng thực hiện vai trò giám sát nội bộ lẫn nhau. Ví dụ:
DNMGBH thực hiện giám sát hoạt động của các nhân viên trực tiếp thực hiện
hoạt động môi giới.
(1) Cơ quan giám sát bảo hiểm
Bảo hiểm là một lĩnh vực hoạt động kinh doanh rất đặc thù trong các dịch
vụ tài chính. Hầu hết các quốc gia đều thiết lập một cơ quan giám sát chuyên
ngành đối với lĩnh vực hoạt động kinh doanh bảo hiểm (hoặc độc lập, hoặc trực
thuộc). 03 mục tiêu chính của hoạt động giám sát của cơ quan giám sát bảo
hiểm là:
Duy trì sự phát triển ổn định cho thị trường bảo hiểm góp phần giữ ổn định
của toàn bộ thị trường tài chính và hệ thống tài chính.
Đảm bảo sự phát triển lành mạnh của các chủ thể tham gia thị trường, tuân
thủ các chuẩn mực, qui định giám sát, giúp cho các chủ thể có đủ sức chống đỡ
với các biến động của thị trường, các rủi ro, các cú sốc về chính sách.
Giám sát thị trường nhằm đảm bảo cho quyền lợi hợp pháp của người tiêu
dùng, ngăn ngừa và hạn chế các quyền lợi này bị xâm hại bởi các chủ thể tham
gia thị trường.
Xuất phát từ ba mục tiêu chính như trên, hoạt động giám sát của các cơ
quan giám sát tài chính được thực hiện chủ yếu thông qua việc:
10
Xây dựng, ban hành và giám sát thực hiện các quy định/khung pháp lý.
Đây là công cụ chính để thực hiện việc giám sát của các Cơ quan quản lý;
Xây dựng, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các định hướng, chính sách
phát triển thị trường;
Nghiên cứu, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho thị trường; tuy