Luận văn Hoàn thiện công tác kết toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại tin học và kỹ thuật công nghệ Tân Dương

Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có những chuyển biến to lớn, Trước xu thế hội nhập toàn cầu hóa các doanh nghiệp trong nước đang đứng trước một thử thách đó là sự cạnh tranh, Khi mà tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp Thương mại phải xác định cho mình hướng kinh doanh đúng đắn. Đứng trước thực tiễn đó, các biện pháp quản lý nói chung, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng cần phải thường xuy ên bổ sung, đổi mới cho phù hợp với sự vận động và phát triển của thị trường lưu thông hàng hóa. Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở các doanh nghiệp đã được tổ chức hoàn thiện dần, nhưng mới chỉ đáp ứng được y êu cầu quản lý của doanh nghiệp. Số liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở nhiều doanh nghiệp chưa là cơ sỏ tin cậy cho công tác quản lý của các cấp có liên quan; chưa là cơ sở tin cậy cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Bởi vậy, cải tiến và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh thương mại nói riêng trong các doanh nghiệp thương mại luôn được đặt ra với mục đích nhằm tổ chức khoa học, hợp lý hơn nữa công tác kế toán này, làm cơ sở cho các thông tin kế toán cung cấp đảm bảo tính đúng đắn và đáng tin cậy. Nhận thức được tầm quan trọng này, đồng thời để đưa kiến thức vào thực tế, nâng cao trình độ hiểu biết bản thân; em đã thực hiện chuyên đề với đề tài : “Hoàn thiện công tác kết toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CPTM tin học &kỹ thuật công nghệ Tân Dương”

pdf101 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2556 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kết toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại tin học và kỹ thuật công nghệ Tân Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Hoàn thiện công tác kết toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CPTM tin học &kỹ thuật công nghệ Tân Dương 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ..................................................................................................................................... 8 1.1 - Đặc điểm của hoạt động sản xuất, kinh doanhThương mại: ............................ 8 1.2 - Những vấn đề lý luận chung về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Thương mại:........................................................................................................... 9 1.2.1 - Bán hàng và đặc điểm của quá trình bán hàng: ............................................ 9 1.2.1.1- Khái niệm: ................................................................................................ 9 1.2.1.2-Đặc điểm .................................................................................................... 9 1.2.2 - Khái niệm doanh thu bán hàng: ................................................................... 9 1.2.3 - Ý nghĩa, vai trò của quá trình bán hàng và XĐKQ bán hàng: .................... 10 1.2.4 - Mối quan hệ giữa bán hàng và XĐKQ bán hàng: ...................................... 11 1.3 - Các phương thức bán hàng và thủ tục chứng từ ban đầu: .............................. 11 1.3.1 - Các phương thức bán buôn: ....................................................................... 11 1.3.1.1- Bán buôn qua kho: .................................................................................. 11 1.3.1.1.1-Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: ..................................... 12 1.3.1.1.2- Bán buôn giao hàng trực tiếp tại kho doanh nghiệp: ............................. 12 1.3.1.2- Bán buôn vận chuyển thẳng:.................................................................... 13 1.3.1.2.1- Bán buôn vận chuyển thẳng trực tiếp: ................................................... 13 1.3.1.2.2-Bán buôn VCT theo hình thức chuyển hàng: ......................................... 13 1.3.2 - Các phương thức bán lẻ: ............................................................................ 14 1.3.2.1- Bán lẻ thu tiền tập trung: ......................................................................... 14 1.3.2.2- Bán lẻ thu tiền trực tiếp: .......................................................................... 14 1.3.2.3-Bán hàng tự động: .................................................................................... 15 1.3.2.4- Bán hàng theo phương thức đặt hàng:...................................................... 15 1.3.2.5-Bán hàng theo phương thức khách hàng tự chọn: ..................................... 16 1.3.2.6- Phương thức bán hàng đại lý: .................................................................. 17 1.3.2.7- Phương thức bán hàng trả góp: ................................................................ 17 2 1.3.2.8-Tiêu thụ theo phương thức hàng đổi hàng:................................................ 18 1.3.2.9-Phương thức tiêu thụ nội bộ: .................................................................... 18 1.4 - Phương pháp xác định KQKD kinh doanh Thương mại: .............................. 19 1.4.1- Cách tính trị giá vốn hàng xuất kho trong trường hợp kế toán chi tiết hàng tồn kho theo giá thực tế: ....................................................................................... 22 1.4.2 Cách tính trị giá vốn hàng xuất kho trong trường hợp kế toán chi tiết hàng tồn kho theo giá hạch toán: ......................................................................................... 23 1.4.3- Chi phí bán hàng: ....................................................................................... 25 1.4.4-Chi phí quản lý doanh nghiệp: ..................................................................... 26 1.5 - Kế toán bán hàng. và XĐKQ kinh doanh Thương mại: ................................ 27 1.5.1 - Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh Thương mại:......................................................................................................... 27 1.5.2. Chi phí bán hàng......................................................................................... 28 1.5.2.1. Tài khoản sử dung. .................................................................................. 28 1.5.2.2. Trình tư hạch toán.................................................................................... 29 1.5.3. Kế toán quản lý doanh nghiệp..................................................................... 31 1.5.3.1. Tài khoản sử dụng. .................................................................................. 31 1.5.3.2. Trình tự hạch toán.................................................................................... 32 1.5.4 - Kế toán bán hàng :..................................................................................... 34 1.5.4.1. Chứng từ sử dụng: ................................................................................... 34 1.5.4.2.Tài khoản sử dụng: ................................................................................... 35 1.5.4.2. Trình tự hạch toán.................................................................................... 40 1.5.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh. ......................................................... 48 1.5.5.1. Tài khoản sử dụng. .................................................................................. 48 1.5.5.2. Trình tự kế toán kết quả kinh doanh Thương mại:.................................... 50 1.6. Tổ chức sổ kế toán: ....................................................................................... 51 1.6.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung................................................................ 51 1.6.2. Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái. ............................................................... 53 1.6.3. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: ............................................................. 54 1.6.4. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ: .......................................................... 55 3 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CPTM TIN HỌC &KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TÂN DƯƠNG ............................................................................................ 58 2.1-Đặc điểm chung của công ty CPTM tin học &kỹ thuât công nghê Tân Dương ............................................................................................................................. 58 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................... 58 2.1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty. ....................................................... 59 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: .............................................................. 60 2.1.4.Hình thức kế toán được áp dụng tại công ty: ................................................ 61 2.1.5.Hệ thống các tài khoản. ............................................................................... 62 2.1.6.Phần mềm áp dụng tại công ty. .................................................................... 62 2.1.7.Chế độ kế toán áp dụng tại công ty. ............................................................. 63 2.1.8. Tài chính của công ty.................................................................................. 64 2.1.9. Thuận lợi và khó khăn của công ty. ............................................................ 64 2.2.Đặc điểm và các phương thức bán hàng: ........................................................ 64 2.2.1. Đặc điểm của bán hàng: .............................................................................. 64 2.2.2. Các phương thức bán hàng. ........................................................................ 65 2.3. Thực trạng công tác kế toán bán hàng và XĐKQKD tại công ty. ................... 65 2.3.1. Kế toán bán hàng. ....................................................................................... 65 2.3.1.1. Thủ tục bán hàng. .................................................................................... 65 2.3.1.2. Phương pháp ghi sổ. ................................................................................ 70 2.3.1.2. Các bút toán và trình tự ghi sổ. ................................................................ 73 2.3.4. Kế toán XĐKQ bán hàng tại công ty CPTMTH & KTCN Tân Dương........ 89 2.3.4.1. Bảng XDKQ. ........................................................................................... 89 2.3.4.2 Trình tự hạch toán xác định kết quả kinh doanh Thương Mại: .................. 92 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆNCÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG & XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY CPTM TIN HỌC &KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TÂN DƯƠNG .............................................................................. 93 3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán bán hàng tại công ty CPTM tin học và kỹ thuật công nghệ Tân Dương. ................................................................................ 93 4 3.1.1.Ưu điểm: ..................................................................................................... 93 3.1.2. Hạn chế: ..................................................................................................... 94 3.1.2.1. Về công tác quản lí bán hàng: .................................................................. 94 3.1.2.2. Về công tác kế toán bán hàng. ................................................................. 95 3.2. Một số ý kiến kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và XĐKQKD tại công ty CPMTTH và KTCN Tân Dương. ............................................................. 95 3.3.Điều kiện thực hiện. ....................................................................................... 98 3.3.1. Về phía nhà nước. ...................................................................................... 98 3.3.2.Về phía công ty. .......................................................................................... 98 5 CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT Ký tự viết tắt Chữ viết đầy đủ BHXH Bảo hiểm y tế KPCD Kinh phí công đoàn CCDC Công cụ dụng cụ GTGT Giá trị gia tăng KKĐK Kê khai định kỳ KKTX Kê khai thường xuyên TSCĐ Tài sản cố định CPTM Cổ phần thương mại XĐKQKD Xác định kết quả kinh doanh SXKD Sản xuất kinh doanh TTNB Tiêu thụ nội bộ ĐK Đầu kỳ CK Cuối kỳ TT Thanh toán T Thu 6 LỜI NÓI ĐẦU  Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có những chuyển biến to lớn, Trước xu thế hội nhập toàn cầu hóa các doanh nghiệp trong nước đang đứng trước một thử thách đó là sự cạnh tranh, Khi mà tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp Thương mại phải xác định cho mình hướng kinh doanh đúng đắn. Đứng trước thực tiễn đó, các biện pháp quản lý nói chung, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng cần phải thường xuyên bổ sung, đổi mới cho phù hợp với sự vận động và phát triển của thị trường lưu thông hàng hóa. Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở các doanh nghiệp đã được tổ chức hoàn thiện dần, nhưng mới chỉ đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Số liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở nhiều doanh nghiệp chưa là cơ sỏ tin cậy cho công tác quản lý của các cấp có liên quan; chưa là cơ sở tin cậy cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Bởi vậy, cải tiến và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh thương mại nói riêng trong các doanh nghiệp thương mại luôn được đặt ra với mục đích nhằm tổ chức khoa học, hợp lý hơn nữa công tác kế toán này, làm cơ sở cho các thông tin kế toán cung cấp đảm bảo tính đúng đắn và đáng tin cậy. Nhận thức được tầm quan trọng này, đồng thời để đưa kiến thức vào thực tế, nâng cao trình độ hiểu biết bản thân; em đã thực hiện chuyên đề với đề tài : “Hoàn thiện công tác kết toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CPTM tin học &kỹ thuật công nghệ Tân Dương” Nội dung của chuyền đề chia làm ba phần chính: 7 CHƯƠNG1:Những vấn đề lý luận chung của công tác hạch toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ. CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CPTM tin học và kỹ thuật công nghệ Tân Dương. CHƯƠNG 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty CPTM tin học và kỹ thuật công nghệ Tân Dương. 8 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1 - Đặc điểm của hoạt động sản xuất, kinh doanhThương mại: Đặc trưng của các doanh nghiệp Thương mại là hoạt động mua, bán vật tư, hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trung gian và nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của xã hội. Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp Thương mại phải tìm hiểu, bám sát thị trường, nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó tác động thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, đảm bảo chất lượng hàng hóa và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong nền kinh tế mở thì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng là hoạt động quan trọng trong ngành Thương mại. Hoạt động của các doanh nghiệp Thương mại chủ yếu là tổ chức thu mua, gia công hàng hóa để xuất khẩu, đồng thời nhập hàng hóa của nước ngoài về nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng. Mặt khác khi nền kinh tế, xã hội phát triển đến một trình độ nhất định thì hoạt động kinh doanh dịch vụ là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tê xã hội. Hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng là hoạt động kinh doanh Thương mại. Hoạt động của các doanh nghiệp thương mại này là hoạt động cung ứng lao vụ, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của sản xuất kinh doanh, nhu cầu về đời sống và sinh hoạt của nhân dân. Song, trong nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành các hoạt động sản xuất, gia công để tăng thêm hàng hóa cả về chất lượng, số lượng và chủng loại, đảm bảo nhu cầu đa dạng hóa khách hàng. 9 1.2 - Những vấn đề lý luận chung về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Thương mại: 1.2.1 - Bán hàng và đặc điểm của quá trình bán hàng: 1.2.1.1- Khái niệm: Bán hàng ở các đơn vị kinh doanh là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ vốn hàng hoá sang vốn bằng tiền và hình thành kết quả tiêu thụ, là kết quả cuối cùng của hoạt động SXKD ở đơn vị, thông qua quá trình bán hàng, nhu cầu của người tiêu dùng về một giá trị sử dụng nào đó được thoả mãn và giá trị của hàng hoá được thực hiện. Bán hàng là quá trình thực hiện giá trị sử dụng của hàng hoá thông qua quan hệ trao đổi, đó là quá trình doanh nghiệp cung cấp hàng hoá cho khách hàng và khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho doanh nghiệp 1.2.1.2-Đặc điểm * Có sự thoả thuận, trao đổi giữa người mua và người bán. Người bán đồng ý bán, người mua đồng ý mua, trả tiền và chấp nhận trả tiền. * Có sự thay đổi quyền sở hữu về hàng hoá: người bán mất quyền sở hữu còn người mua có quyền sở hữu về hàng hoá đã mua bán. * Trong quá trình tiêu thụ hàng hoá các đơn vị kinh tế cung cấp cho khách hàng một khối lượng hàng hoá nhất định và nhận lại từ khách hàng một khoản tiền gọi là doanh thu tiêu thụ hàng hoá. 1.2.2 - Khái niệm doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là số tiền đã thu hoặc phải thu tính theo giá bán của số sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã được xác định đã bán (đã tiêu thụ) Trong mọi hình thái xã hội, mọi ngành nghề và loại hình doanh nghiệp các hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải quan tâm đến kết quả của quá trình hoạt động đó. Kết quả hoạt động kinh doanh Thương mại là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí để có thu nhập. Kết quả hoạt động kinh doanh Thương mại còn gọi là lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh. 10 1.2.3 - Ý nghĩa, vai trò của quá trình bán hàng và XĐKQ bán hàng: Trong nền kinh tế chỉ huy kế hoạch hóa tập trung, việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp được thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo từ trên xuống và không chú trọng đến nhu cầu của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ là linh hồn của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp phải tự tìm thị trường và mọi biện pháp để đạt được mục đích tiêu thụ càng nhiều càng tốt. Quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là quá trình thực hiện quan hệ trao đổi thông qua các phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị của hàng hóa. Thời điểm xác định doanh thu bán hàng tùy thuộc vào từng phương thức bán hàng và phương thức thanh toán tiền bán hàng. Tuy nhiên, điều đó sẽ chi phối việc hạch toán doanh thu và tiền bán hàng, cũng như thanh toán với khách hàng. Tiêu thụ hàng hóa là điều kiện để tái sản xuất xã hội. Qua tiêu thụ giá trị sản phẩm được thực hiện. Do vậy, tiêu thụ khuyến khích tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất phát triển để đạt được sự thích ứng giữa cung và cầu. Thông qua thị trường, tiêu thụ góp phần điều hòa giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa hàng hóa và tiêu thụ trong lưu thông, giữa nhu cầu và khả năng thanh toán... Đồng thời, đó cũng là điều kiện để đảm bảo sự phát triển cân đối trong từng ngành, từng vùng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, tiêu thụ tốt đảm bảo thu hồi được vốn nhanh, tăng tốc độ quay vòng của đồng vốn, tiết kiệm vốn lưu động và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường. Về luân chuyển vốn, tiêu thụ là quá trình chuyển hóa hình thức giá trị của vốn đầu tư, từ hình thức hàng hóa thông thường sang hình thức hàng hóa tiền tệ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại, phát triển hay phá sản của doanh nghiệp. Tiêu thụ cũng là cơ sở của doanh thu và lợi nhuận, tạo ra lợi nhuận để bù đắp chi phí, đồng thời góp phần bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh. 11 1.2.4 - Mối quan hệ giữa bán hàng và XĐKQ bán hàng: Trong quá trình sản xuất, kinh doanh Thương mại bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tuy là khâu cuối cùng nhưng lại đóng vai trò trọng yếu, tác động đến sự thành bại của doanh nghiệp. Do đó, chúng thực sự có sự liên kết và có mối quan hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng đến nhau. Thật vậy, tiêu thụ hàng hóa là cơ sở để xác định kết quả bán hàng. Việc XĐKQ bán hàng đạt được lại chính là cơ sở để xác định chính xác hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ; xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước: như là phần thuế doanh thu phải nộp; xác định được chi phí phục vụ cho sản xuất, kinh doanh sẽ bỏ ra và số lợi nhuận thu về. Mặt khác, kết quả bán hàng sau mỗi kỳ hoạt động có tác động trực tiếp tới doanh nghiệp. Bởi lẽ, bản chất của koạt động kinh doanh Thương mại là buôn bán vật tư, hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của xã hội. Như vậy, bán hàng và kết quả bán hàng có mối liên hệ mật thiết không thể tách rời. Việc bán hàng hóa như thế nào là cơ sở xác định kết quả bán hàng. Ngược lại, kết quả bán hàng là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định sẽ tiếp tục tiêu thụ mặt hàng nào, giảm việc kinh doanh mặt hàng nào không còn thích ứng với nhu cầu của thị trường và giá cả ra sao... Qua đây, ta có thể khẳng định kết quả bán hàng là mục tiêu hàng đầu của đơn vị hướng tới, còn bán hàng chí
Luận văn liên quan