Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư tại tổng công ty khoáng sản TKV

1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, khái niệm “Dự án” đã và đang được sử dụng ngày càng rộng rãi. Khái niệm “Dự án” không chỉ bao gồm các dự án đầu tưtrong sản xuất kinh doanh, màcòn gồm các dự án không nhằm mục tiêu lợi nhuận và liên quan đến nhiềulĩnh vực kinh tế, xã hội khác. Một cách đơn giản có thể hiểu “Dự án “là một tập hợp các hoạt động cần thiết để tác động vào các nguồn lực hữu hạn, nhằm đạt được một mục tiêu xác định. Để quản lý các hoạt động này nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, từ lâu trên thế giới đã nghiên cứu một môn khoa học đó là khoa học “Quản lý dự án”. Bản chất của Quản lý dự án nằm trong việc áp dụng các thành tựu trong nghiên cứu và kinh nghiệm trong thực tiễn để tổ chức, điều phối các nguồn lực hữu hạn một cách có hiệu quả nhất, trong một giới hạn nhất định về không gian và thời gian nhằm đạt được các mục tiêu của dự án đã được xác định. Trong các dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, Dự án đầu tưlà loại hình dự án được xã hội quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là trong xã hội theo cơ chế thị trường là mô hình xã hội phổ biến trên thế giới hiện nay. Thuật ngữ “Dự án đầu tư” là một thuật ngữ đã được sử dụng từ lâu, ngoài ra có thêm thuật ngữ “Dự án đầu tưxây dựng công trình” mới được sử dụng trong các văn bản pháp quy của Việt Nam trong mấy năm gần đây, là để chỉ các dự án đầu tưcó xây dựng công trình. Bản chất của dự án đầu tưlà việc tập hợp các hoạt động có liên quan đến đầu tưcác nguồn lực hữu hạn của doanh nghiệp /doanh nhân vào một đối tượng xác định để đạt được mục tiêu lợi nhuận. Với chính sách khuyến khích đầu tưcủa Chính phủ hiện nay, các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đang rất tích cực trong phát triển các dự án đầu tưtại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với thế giới, thông qua việc gia nhập nhiều tổ chức kinh tế lớn, trong đó có Tổ chức thương mại thế giới (WTO).Trong đó Tổng công ty Khoáng sản – TKV cũng không nằm ngoài thực tế này. Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam là một trong những Tổng công ty lớn của nhà nước Việt Nam có chức năng nhiệm vụ chính là thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh các loại khoáng sản. Tổng công ty được đổi tên là Tổng công ty Khoáng sản – TKV sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2005 về việc thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam. Đây là Tập đoàn kinh tế đầu tiên của Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ thành lập. Trước khi thành lập Tập đoàn, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam chưa có những dự án đầu tư lớn, chưa phát huy được nhiều về tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong nước. Sau khi thành lập Tập đoàn, Tổng công ty đã có được sự hậu thuẫn lớn của Tập đoàn về nguồn vốn, về quản lývà các nguồn lực khác và đã đẩy mạnh công tác đầu tưthông qua việc thành lập nhiều Công ty mới, đầu tưnhiều dự án mới và có điều kiện để hoàn thành tốt các dự án đang đầu tưdở dang. Sự tăng trưởng trong hoạt động đầu tưcủa Tổng công ty đạt được là dựa trên nhiều yếu tố thuận lợi nhưnguồn vốn, tài nguyên khoáng sản, áp dụng công nghệ mới v.v. Tuy nhiên một đặc thù của các dự án đầu tưtrong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản là việckhai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản – một loại tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, mà trong đó phần lớn là tài nguyên không tái tạo. Đồng thời với nhiệm vụ được Nhà nước giao là quản lý và tổ chức thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, Tổng công ty có một trách nhiệm trước Nhà nước, trước nhân dân về việc sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản nhằm đem lại hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế xã hội của đất nước nói chung và về lợi ích của doanh nghiệp nói riêng. Ngoài ra việc đầu tưtrong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản còn tác động lớn đến môi trường, tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân, góp phầnvào đảm bảo an ninh năng lượng và dự trữ nguyên liệu chiến lược cho quốc gia, cung cấp nguyên liệu và tạo điều kiện cho phát triển các ngành công nghiệp khác. Chính vì vậy việc quản lý các dự án đầu tưtrong lĩnh vực khoáng sản có ý nghĩa rất lớn, không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội. ýnghĩa của công tác quản lý dự án và sự cần thiết hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tưnói chung và các dự án đầu tưtại Tổng công ty Khoáng sản – TKV nói riêng chính làlý do để tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tưtại Tổng công ty Khoáng sản – TKV”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là từcơ sở lý thuyết về quản lý dự án đầu tưvà từ phân tích thực trạng tình hình quản lý các dự án đầu tưtại Tổng công ty, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện những điểm yếu, còn tồn tại trong công tác quản lý dự án đầu tưtại Tổng công ty Khoáng sản – TKV. Việc hoàn thiện công tác quản lý dự án được luận văn nghiên cứu, đề xuất không chỉ ở công tác quản lý tại cơ quan Tổng công ty, mà còn tại các Ban quản lý dự án, đồng thời đề xuất phương hướng phát triển của các Ban quản lý dự án sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đây cũng là một vấn đề cần giải quyết đối với hầu hết các Ban quản lý dự án hiện nay, sau khi kết thúc dự án bàn giao đưa vào sản xuất thì bộ máy quản lý dự ánrất cồng kềnh, đặc biệt là đối với các dự án lớn, khó bố trí được công việc cho các Ban quản lý dự án này. Vì vậy việc nghiên cứu phương án sắp xếp công việc và tổ chức của các Ban quản lý dự án sau đầu tưcũng là việc làm hết sức cần thiết. Sau khi nghiên cứu 2 Ban quản lý dự án lớn của Tổng công tycủa dự án đồng và dự án nhôm, mô hình tổ chức của các Ban quản lý dự án này cũng áp dụng được cho hầu hết các dự án của Tổng công ty, vì tất cả các dự án có tổng mức đầu tưtừ 1 tỷ đồng trở lên đều phải thành lập Ban quản lý dự án. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các dự án đầu tưcủa Tổng công ty Khoáng sản – TKV. Do Tổng công ty được thành lập lại theo quyết định số 90 của Thủ tướng Chính phủ vào năm 1995, trong giai đoạn này các dự án đầu tưcủa Tổng công ty hầu hết có tổng mức đầu tưnhỏ; đến cuối năm 2005 thì Tổng công ty sáp nhập với Tập đoàn Than Việt Nam để thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, giai đoạn này các dự án đầu tư của Tổng công ty tăng lên đáng kể, cả về số lượng và giá trị tổng mức đầu tư. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận văn là hầu hết các dự án đầu tưcủa Tổng công ty đối với giai đoạn 1996 – 2005; đối với giai đoạn 2006 – 2010, luận văn chỉ nghiên cứu các dự án đầu tưchủ yếu của Tổng công ty có tổng mức đầu tưtừ 35 tỷ đồng trở lên. Về đối tượng chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư, luận văn tập trung vào nghiên cứu bộ máy các phòng ban trực tiếp tham gia công tác quản lý dự án đầu tưxây dựng tại cơ quan Tổng công ty – là những người tham mưu trực tiếp cho Lãnh đạo Tổng công ty mà không nghiên cứu cấp quản lý cao hơn. Luận văn cũng tập trung vào nghiên cứu công tác quản lý dự án đầu tưcủa các Ban quản lý dự án của Tổng công ty mà cụ thể là ở 2 Ban quản lý dự án đồng Sin Quyền – Lào Cai và Ban quản lý dự án nhôm Lâm Đồng, là 2 dự án lớn, có tính chất điển hình của Tổng công ty với Tổng mức đầu tưcủa hai dự án này là 1300 và 7800 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong khối lượng đầu tưxây dựng của Tổng công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã áp dụng các kiến thức đã được học trong chương trình đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, có tham khảo thêm các tài liệu trong và ngoài nước trong lĩnh vực đầu tưvà quản lý dự án đầu tư. Để có số liệu cơ sở cho thực hiện đề tài, tôi đã thu thập các số liệu về tình hình thực hiện các dự án đầu tư của Tổng công ty Khoáng sản – TKV từ năm 1995 đến nay và tìm hiểu về quá trình thực hiện công tác quản lý dự án đầu tưcủa Tổng công ty. Ngoài ra tôi cũng đã tham khảo ý kiến của một số lãnh đạo và chuyên viên trực tiếp quản lý về đầu tưcủa Tổng công ty và các chuyên gia khác trong lĩnh vực quản lý đầu tưxây dựng.

pdf122 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5994 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư tại tổng công ty khoáng sản TKV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan