Ngân hàng thếgiới (World Bank) - một định chếtài chính đa quốc gia rất nổi
tiếng trong lĩnh vực tài trợdựán ởkhắp nơi trên thếgiới đã đưa ra định nghĩa như
sau vềdựán: “Dựán là tổng thểcác chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với
nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian
nhất định”.
Tổchức Tiêu chuẩn quốc tế(ISO 8402) thì đưa ra định nghĩa: “Dựán là một
quá trình bao gồm các hoạt động được phối hợp thực hiện và quản lý trong một giai đoạn
xác định nhằm đạt được một mục tiêu cụthểtrong điều kiện hạn chếvềnguồn lực”.
Ởnước ta hiện nay, theo quy chếquản lý đầu tưvà xây dựng do Chính phủ
Việt Nam ban hành thì dựán được hiểu nhưsau: Dựán là một tập hợp những đề
xuất có liên quan đến việc bỏvốn đểtạo mới, mởrộng hoặc cải tạo cơsởvật chất
nhằm đạt được sựtăng trưởng vềsốlượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất
lượng sản phẩm hoặc dịch vụtrong khoảng thời gian xác định.
Từcác định nghĩa trên đây chúng ta có thểrút ra được các yếu tốcơbản sau
đây hình thành nên một dựán đầu tư:
- Các chính sách, giải pháp và đềxuất vềviệc bỏvốn, chi phí hay nguồn
lực phải được hoạch định, lập kếhoạch, tính toán cụthể.
- Các mục tiêu mà dựán cần phải đạt được là mục tiêu tăng trưởng, cải
tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. và/hoặc lợi ích kinh tếxã hội.
- Dựán phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian xác định.
-2-
1.1.2. Các loại hình dựán đầu tư
Tùy theo đối tượng và mục tiêu nghiên cứu người ta phân loại các dựán đầu
tưtheo các tiêu thức sau đây:
- Căn cứvào chủthể đầu tư: gồm dựán đầu tưtrong nước, dựán đầu tư
nước ngoài.
- Căn cứvào trình tựlập dựán: Dựán tiền khảthi và dựán khảthi.
- Căn cứvào tính chất của dựán, gồm các loại: dựán độc lập, dựán phụ
thuộc và dựán loại trừ(hay thay thế) lẫn nhau.
- Căn cứvào mục đích đầu tư, người ta phân loại thành dựán đầu tưmở
rộng; dựán thay thế; dựán phát sinh để đáp ứng các yêu cầu vềpháp lý, sức khỏe
và an toàn. Đây là tiêu chí phân loại phổbiến mà chủ đầu tưvà các nhà tài trợquan tâm.
+ Các dựán đầu tưmởrộng: Do hầu hết các sản phẩm hiện có cuối cùng
đều trởthành lỗi thời, tăng trưởng của một doanh nghiệp tùy thuộc vào việc triển
khai và tiếp thịcác sản phẩm mới. Điều này đưa đến việc phát sinh các đềxuất đầu
tưvào nghiên cứu phát triển, đầu tưnghiên cứu thịtrường, đầu tưtiếp thịthửsản
phẩm và có thểngay cả đầu tưvào các nhà máy, tài sản và thiết bịmới.
+ Các dựán thay thế: Nếu sản phẩm trởnên lỗi thời theo thời gian thì nhà
máy, tài sản, thiết bịvà các quy trình sản xuất cũng vậy. Việc sửdụng thường
xuyên làm hoạt động của các nhà máy lâu năm trởnên tốn kém hơn do chi phí bảo
trì cao hơn và thời gian ngưng việc nhiều hơn. Hơn nữa, việc triển khai các công
nghệmới làm cho các thiết bịhiện hữu trởnên lỗi thời vềmặt kinh tế. Các yếu tố
này tạo nên cơhội cho các đầu tưtiết giảm chi phí, bao gồm việc thay thếcác máy
móc thiết bịcũkỹ, lỗi thời bằng các máy móc thiết bịmời hơn có năng suất cao
hơn.
+ Các dựán phát sinh để đáp ứng các yêu cầu pháp lý, các tiêu chuẩn sức
khỏe và an toàn: Các dựán này bao gồm các đềxuất đầu tưcho những thiết bịkiểm
soát ô nhiễm, an toàn lao động, bảo vệmôi trường
64 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác thẩm định rủi ro tài chính trong tín dụng dự án đầu tư tại các ngân hàng Thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1-
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH RỦI RO TÀI CHÍNH
TRONG TÍN DỤNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Dự án đầu tư và phân loại dự án đầu tư
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư
Ngân hàng thế giới (World Bank) - một định chế tài chính đa quốc gia rất nổi
tiếng trong lĩnh vực tài trợ dự án ở khắp nơi trên thế giới đã đưa ra định nghĩa như
sau về dự án: “Dự án là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với
nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian
nhất định”.
Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO 8402) thì đưa ra định nghĩa: “Dự án là một
quá trình bao gồm các hoạt động được phối hợp thực hiện và quản lý trong một giai đoạn
xác định nhằm đạt được một mục tiêu cụ thể trong điều kiện hạn chế về nguồn lực”.
Ở nước ta hiện nay, theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ
Việt Nam ban hành thì dự án được hiểu như sau: Dự án là một tập hợp những đề
xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo cơ sở vật chất
nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất
lượng sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.
Từ các định nghĩa trên đây chúng ta có thể rút ra được các yếu tố cơ bản sau
đây hình thành nên một dự án đầu tư:
- Các chính sách, giải pháp và đề xuất về việc bỏ vốn, chi phí hay nguồn
lực phải được hoạch định, lập kế hoạch, tính toán cụ thể.
- Các mục tiêu mà dự án cần phải đạt được là mục tiêu tăng trưởng, cải
tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.. và/hoặc lợi ích kinh tế xã hội.
- Dự án phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian xác định.
-2-
1.1.2. Các loại hình dự án đầu tư
Tùy theo đối tượng và mục tiêu nghiên cứu người ta phân loại các dự án đầu
tư theo các tiêu thức sau đây:
- Căn cứ vào chủ thể đầu tư: gồm dự án đầu tư trong nước, dự án đầu tư
nước ngoài.
- Căn cứ vào trình tự lập dự án: Dự án tiền khả thi và dự án khả thi.
- Căn cứ vào tính chất của dự án, gồm các loại: dự án độc lập, dự án phụ
thuộc và dự án loại trừ (hay thay thế) lẫn nhau.
- Căn cứ vào mục đích đầu tư, người ta phân loại thành dự án đầu tư mở
rộng; dự án thay thế; dự án phát sinh để đáp ứng các yêu cầu về pháp lý, sức khỏe
và an toàn. Đây là tiêu chí phân loại phổ biến mà chủ đầu tư và các nhà tài trợ quan tâm.
+ Các dự án đầu tư mở rộng: Do hầu hết các sản phẩm hiện có cuối cùng
đều trở thành lỗi thời, tăng trưởng của một doanh nghiệp tùy thuộc vào việc triển
khai và tiếp thị các sản phẩm mới. Điều này đưa đến việc phát sinh các đề xuất đầu
tư vào nghiên cứu phát triển, đầu tư nghiên cứu thị trường, đầu tư tiếp thị thử sản
phẩm và có thể ngay cả đầu tư vào các nhà máy, tài sản và thiết bị mới.
+ Các dự án thay thế: Nếu sản phẩm trở nên lỗi thời theo thời gian thì nhà
máy, tài sản, thiết bị và các quy trình sản xuất cũng vậy. Việc sử dụng thường
xuyên làm hoạt động của các nhà máy lâu năm trở nên tốn kém hơn do chi phí bảo
trì cao hơn và thời gian ngưng việc nhiều hơn. Hơn nữa, việc triển khai các công
nghệ mới làm cho các thiết bị hiện hữu trở nên lỗi thời về mặt kinh tế. Các yếu tố
này tạo nên cơ hội cho các đầu tư tiết giảm chi phí, bao gồm việc thay thế các máy
móc thiết bị cũ kỹ, lỗi thời bằng các máy móc thiết bị mời hơn có năng suất cao
hơn.
+ Các dự án phát sinh để đáp ứng các yêu cầu pháp lý, các tiêu chuẩn sức
khỏe và an toàn: Các dự án này bao gồm các đề xuất đầu tư cho những thiết bị kiểm
soát ô nhiễm, an toàn lao động, bảo vệ môi trường…
-3-
1.2. Thẩm định tín dụng dự án đầu tư
1.2.1. Ý nghĩa và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với dự án đầu tư
Tín dụng là một chức năng cơ bản của ngân hàng, vì vậy trên cơ sở tiếp cận
theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu là một giao dịch về
tài sản (tiền tệ hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài
chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó
bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất
định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi
vay cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với nhau hoặc
giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức kinh tế, cá nhân khác. Đây là hình thức
chủ yếu chiếm vị trí đặc biệt trong nền kinh tế.
a. Ý nghĩa của tín dụng ngân hàng đối với dự án đầu tư
- Trước hết đó là loại đầu tư có hoàn trả trực tiếp, do vậy nó thúc đẩy việc
sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm và có hiệu quả.
- Là hình thức đầu tư linh họat có thể xâm nhập vào nhiều ngành nghề với
những quy mô lớn, vừa và nhỏ, do vậy nó cho phép thỏa mãn nhiều nhu cầu đầu tư
xây dựng cơ bản, đổi mới trang thiết bị, thay đổi dây chuyền công nghệ...
- Đầu tư qua tín dụng là đầu tư bằng nguồn vốn tiết kiệm và tích lũy trong
xã hội, vì vậy nó cho phép khai thác và sử dụng triệt để các nguồn vốn trong xã hội
để tận dụng và khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên
nhằm phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
b. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với dự án đầu tư
Tín dụng dự án đầu tư nói riêng và tín dụng nói chung là hình thức cấp tín
dụng góp phần đem lại lợi nhuận cho hoạt động ngân hàng. Ngân hàng cần nhận
thức rõ rằng tín dụng dự án đầu tư là một loại sản phẩm quan trọng cung cấp cho
khách hàng nhằm mục đích đem lại lợi nhuận. Việc nhận thức tín dụng như là một
sản phẩm tiêu thụ nhằm mục đích sinh lợi giúp cho ngân hàng thấy được trách
-4-
nhiệm của mình và nỗ lực phục vụ khách hàng của mình tốt hơn. Vai trò của tín
dụng ngân hàng đối với dự án đầu tư thể hiện ở các yếu tố chủ yếu sau:
- Tài trợ vốn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thực hiện các dự án
đầu tư nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh, các doanh
nghiệp ra đời theo luật doanh nghiệp ngày càng nhiều, nền kinh tế đang rất cần vốn
cho đầu tư. Phần lớn các doanh nghiệp đang trong tình trạng máy móc thiết bị cũ
kỹ, công nghệ lạc hậu, dẫn đến đầu tư cho chất lượng sản phẩm chưa cao, chất
lượng cạnh tranh kém.
- Giúp các doanh nghiệp mở rộng và phát triển thị trường, tăng cường khả
năng cạnh tranh:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc trước hết vào chất lượng và
giá cả sản phẩm. Chất lượng và giá cả lại phụ thuộc vào công nghệ, kỹ thuật và
trình độ quản lý. Muốn có được kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến đòi hỏi phải
có vốn lớn. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp phải chủ động lập
dự án đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn...
Điều này chỉ có thể làm được khi có vốn. Nhờ vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng,
các nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để mở rộng quy
mô sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị nhằm tăng năng lực cạnh tranh.
- Giúp các chủ dự án chủ động trong việc huy động và thanh toán vốn:
+ Để huy động vốn thực hiện dự án của mình, các doanh nghiệp có thể tiến
hành kêu gọi góp vốn, liên doanh hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Tuy nhiên các
hình thức này có các hạn chế:
+ Phải phân chia quyền hạn và lợi ích hoặc công bố thông tin về mình hoặc
đang ở trong điều kiện thị trường không có lợi cho việc phát hành.
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế về khả năng tìm nguồn vốn trên
thị trường tài chính.
+ Thông qua tín dụng ngân hàng, các nhà đầu tư không lo ngại việc phải
thanh toán nợ trong cùng một thời hạn như trái phiếu. Mặt khác, trong quá trình sử
-5-
dụng vốn, các nhà đầu tư có thể chủ động hơn trong việc sử dụng theo tiến độ xây
dựng, sản xuất kinh doanh, vốn chưa sử dụng chưa phải chịu lãi vay, có thể trả nợ
trước hạn và thậm chí không phải bị phạt, có thể thương lượng lại các điều khoản
một cách trực tiếp với người cho vay.
+ Thời hạn của các khoản vay dự án thường ngắn hơn thời hạn của các trái
phiếu, do đó có thể có lợi cho doanh nghiệp ở những thời kỳ lãi suất cao.
+ Đối với vay đầu tư dự án người đi vay không phải tốn chi phí đăng ký,
chi phí bảo lãnh và chi phí bán chứng khoán ra thị trường. Vì vậy trong một số
trường hợp chọn con đường đi vay sẽ có chi phí thấp hơn phát hành trái phiếu.
1.2.2. Vai trò của thẩm định tín dụng dự án đầu tư
Hoạt động tín dụng đa dạng nhưng rủi ro của nó cũng được thể hiện ở nhiều
mặt với nhiều mức độ khác nhau. Riêng về lĩnh vực cho vay đối với các tổ chức
kinh tế được chia thành các khâu liên kết trong dây chuyền tín dụng, từ khâu quyết
định cho vay, giải ngân đến khâu thu nợ. Chất lượng của các khoản tín dụng được
đảm bảo khi quyết định cho vay là đúng đắn, mà một quyết định là đúng đắn khi các
yếu tố liên quan đã được thẩm định đầy đủ rõ ràng.Vì thế thẩm định tín dụng không
chỉ là một khâu trong quá trình hoạt động tín dụng mà còn là điều kiện tiên quyết,
một yếu tố không thể thiếu tính cân nhắc của ngân hàng.
a. Khái niệm
Thẩm định tín dụng dự án đầu tư là việc tổ chức thu thập và xử lý thông tin
một cách khách quan, toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính
khả thi của dự án đầu tư làm căn cứ để quyết định cho vay.
b. Vai trò của thẩm định tín dụng dự án đầu tư
Thẩm định tín dụng dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng, được coi là giai
đoạn khởi đầu cho quá trình đầu tư tín dụng. Qua thẩm định có thể đánh giá một
cách khách quan về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án, nhờ đó có biện
pháp để quản lý tốt quá trình cho vay, thu nợ nhằm hạn chế các rủi ro, nâng cao
hiệu quả đầu tư tín dụng. Mặt khác, thông qua thẩm định có thể tư vấn cho đơn vị
-6-
vay vốn có phương hướng và biện pháp xử lý các vấn đề liên quan đến dự án một
cách tốt nhất. Giúp các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được sự cần thiết và tính
phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, xác định được
những lợi ích và thiệt hại của dự án khi đi vào hoạt động dựa trên các khía cạnh
công nghệ, vốn, ô nhiễm môi trường và các lợi ích xã hội khác.
c. Mục đích thẩm định tín dụng dự án đầu tư
Đối với doanh nghiệp hay chủ đầu tư, mục đích của việc thẩm định dự án
đầu tư là nhằm đánh giá dự án có khả thi hay không để quyết định đầu tư và huy
động nguồn tài trợ. Còn đối với ngân hàng hay nhà tài trợ thì mục đích của việc
thẩm định tín dụng đầu tư theo dự án là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích
nhằm kiểm tra đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của dự án mà khách hàng đề nghị
vay vốn, nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.
Khác với lập dự án đầu tư, thẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểu
được tính chất khả thi thực sự của dự án về mặt kinh tế đứng trên góc độ của ngân
hàng. Khi lập dự án, khách hàng do mong muốn được vay vốn, có thể đã thổi phồng
và dẫn đến ước lượng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án. Do vậy, thẩm
định tín dụng cần phải xem xét đánh giá đúng thực chất của dự án. Tuy nhiên không
phải vì thế mà tín dụng ước lượng dự án một cách quá bi quan khiến cho hiệu quả
dự án bị giảm sút đến nỗi quyết định không cho vay.
Mục đích của thẩm định tín dụng là thu thập thông tin và đánh giá lại dự án
nhằm phục vụ cho quyết định cho vay. Do vậy thẩm định tín dụng cần phải đạt
được các mục tiêu sau:
- Đánh giá mức độ tin cậy của dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp
cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
- Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.
- Giảm xác suất của hai loại sai lầm khi quyết định cho vay: (1) cho vay
một dự án tồi và (2) từ chối cho vay một dự án tốt.
- Góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và giữ cho nợ quá hạn trong
vòng kiểm soát.
-7-
1.2.3. Các quan điểm khi thẩm định dự án đầu tư
Một dự án đầu tư phải được thẩm định đầy đủ các phương diện: Thị trường -
Kỹ thuật - Nhân sự và quản lý - Tài chính - Kinh tế - Xã hội. Từ các phương diện
thẩm định này có thể phân chi thành các quan điểm thẩm định như: Quan điểm tài
chính - Quan điểm kinh tế - Quan điểm phân phối thu nhập và Quan điểm nhu cầu
cơ bản.
Ngoài việc phân chia theo các quan điểm thẩm định như trên, dự án còn có
thể được thẩm định theo các quan điểm của các cá nhân và tổ chức như : Chủ đầu
tư, ngân hàng và các định chế tài chính khác, cơ quan quản lý ngân sách hay quốc gia.
Việc thẩm định dự án theo các quan điểm khác nhau là rất quan trọng vì
chúng cho phép các nhà thẩm định xác định xem các thành viên có liên quan tới dự
án thấy có đáng tài trợ, đáng tham gia hay thực hiện dự án hay không. Nếu kết quả
dự án là hấp dẫn đối với chủ đầu tư nhưng không hấp dẫn đối với các tổ chức tài
chính hay các cơ quan quản lý ngân sách của chính quyền thì dự án có thể gặp khó
khăn trong khâu xét duyệt hoặc tìm nguồn tài trợ. Ngược lại, nếu dự án là có lợi
theo quan điểm của ngân hàng hay của cơ quan quản lý ngân sách nhưng không có
lợi cho chủ đầu tư thì dự án có thể gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.
Nói tóm lại, để đảm bảo cho việc phê chuẩn và thực hiện thành công một dự án cần
hấp dẫn đối với tất cả các nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan tới dự án.
Dưới đây là bảng biểu diễn các quan điểm thẩm định của các chủ thể tham
gia vào dự án:
Quan điểm thẩm định Tài chánh
Kinh tế
xã hội
Phân phối
thu nhập
Nhu cầu cơ
bản
Ngân hàng + - + -
Chủ sở hữu + - + -
Cơ quan ngân sách + - + -
Quốc gia - + + +
-8-
Từ các quan điểm thẩm định trên đây cho thấy, thẩm định kinh tế, phân phối
thu nhập và nhu cầu cơ bản là thẩm định theo quan điểm của quốc gia nên các quan
điểm thẩm định này không được chủ đầu tư và ngân hàng quan tầm nhiều lắm.
Ngược lại, chủ đầu tư, ngân hàng và cơ quan quản lý ngân sách quan tâm đến thẩm
định theo quan điểm tài chính. Sau đây ta xem xét cụ thể từng quan điểm thẩm định
nêu trên.
- Quan điểm tổng đầu tư (TIPV – Total Investment Point of View):
Theo quan điểm của tổng đầu tư (mà đại diện là quan điểm của ngân hàng),
xem xét một dự án là nhằm đánh giá sự an toàn của số vốn vay mà dự án có thể cần.
Do đó quan điểm tổng đầu tư là nhằm xác định hiệu quả sinh ra từ toàn bộ số vốn
đầu tư ban đầu thông qua xem xét tới tổng dòng ngân lưu chi cho dự án (kể cả phần
đóng thuế) và tổng dòng ngân lưu thu về (kể cả phần trợ cấp trợ giá). Từ sự phân
tích này các ngân hàng (nhà tài trợ) sẽ xác định được tính khả thi về mặt tài chính,
nhu cầu vay vốn cũng như khả năng trả nợ của dự án. Nói cách khác, quan điểm
tổng đầu tư còn được xem là đại diện cho bất cứ thành viên nào muốn tham gia vào
dự án. Một cách tổng quát, quan điểm tổng đầu tư có thể được diễn tả như sau:
A = Lợi ích tài chính trực tiếp – Chi phí tài chính trực tiếp – Chi phí cơ hội
- Quan điểm của chủ đầu tư (EPV - Equity Investment Point of View):
Theo quan điểm của chủ sở hữu (còn gọi là quan điểm của chủ đầu tư hay
quan điểm của cổ đông), mục đích là xem xét giá trị thu nhập ròng còn lại của dự án
so với những gì họ có được trong trường hợp không thực hiện dự án, hay nói cách
khác là xem xét dòng tiền còn lại có đủ bù đắp được chi phí cơ hội của vốn chủ sở
hữu hay không. Khác với quan điểm tổng đầu tư, quan điểm phân tích của chủ sở
hữu khi tính toán dòng ngân lưu phải tính đến, tức là phải cộng vốn vay ngân hàng
cho dòng ngân lưu vào và khoản trả lãi vay và nợ gốc cho dòng ngân lưu ra. Tổng
quát, dòng tiền theo quan điểm chủ sở hữu có thể diễn tả như sau:
B = A + Vay - Trả nợ gốc và lãi vay
-9-
- Quan điểm của cơ quan quản lý ngân sách (Government Budget Point of
View):
Đối với cơ quan quản lý ngân sách, một dự án ra đời có thể cần được ngân
sách trợ giá hay trợ cấp đối với các sản pẩhm đầu ra hay sử dụng yếu tố đầu vào của
dự án và ngân sách cũng có thể thu được từ dự án các khoản phí và thuế trực tiếp
hay gián tiếp. Do đó, dòng tiền theo quan điểm này có thể diễn tả như sau:
C = Phí, thuế trực tiếp và gián tiếp - Trợ giá, trợ cấp trực tiếp và gián tiếp
- Quan điểm của nền kinh tế (Economic Point of View):
Khi sử dụng phân tích kinh tế để tính toán mức sinh lợi của dự án theo quan
điểm của toàn quốc gia, các nhà phân tích sử dụng “giá cả kinh tế” để xác định giá
trị thực của các yếu tố nhập lượng và xuất lượng của dự án. Những giá cả kinh tế
này có tính đến thuế và trợ cấp. Ngoài ra còn phải tính đến các ngoại tác tích cực và
tiêu cực mà dự án gây ra. Một số dự án thuộc lĩnh vực công như: bệnh viện, trường
học, công viên, cơ sở hạ tầng, đường giao thông miễn phí…, thẩm định dự án về
mặt tài chính có rất ít hoặc không có ý nghĩa mà chủ yếu là thẩm định về mặt kinh
tế. Lợi ích ròng của dự án theo quan điểm nền kinh tế có thể diễn tả như sau:
D = Tổng lợi ích kinh tế - Tổng chi phí kinh tế
- Quan điểm phân phối thu nhập (Social Distribution Point of View):
Theo quan điểm này, nhà thẩm định tính toán lợi ích tài chính ròng mà dự án
mang lại cho những nhóm đối tượng khác nhau khi họ bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp bởi dự án sau khi đã trừ chi phí cơ hội của họ.
Thẩm định phân phối thu nhập được xây dựng trên cơ sở của thẩm định kinh
tế và tài chính có tính đến các ngoại tác do dự án mang lại làm thay đổi thu nhập
của các đối tượng khác nhau trong xã hội.
- Quan điểm nhu cầu cơ bản (Basic Needs Point of View):
Theo quan điểm này, các nhà thẩm định quy ra một lợi ích ngoại tác khi dự
án tạo ra được một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đáng khuyến khích như giáo
dục, y tế hay dinh dưỡng và trong trường hợp đó, nhà thẩm định sẽ cộng thêm một
-10-
khoản tiền thưởng cho mỗi giá trị hàng hóa gia tăng đáp ứng nhu cầu cơ bản của xã
hội. Ngược lại, nếu dự án tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ đáng trách cho xã hội
chẳng hạn như thuốc lá thì sẽ quy ra một khoản tiền phạt cho mỗi đơn vị giá trị
hàng hóa gia tăng gây hại cho xã hội.
1.2.4. Các nội dung của thẩm định tín dụng dự án đầu tư
Thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng đầu tư theo dự án nói
riêng được khái quát qua các nội dung sau:
- Thẩm định tính pháp lý, tư cách của đơn vị vay vốn. Căn cứ thẩm định là
dựa trên cơ sở hồ sơ pháp lý do khách hàng cung cấp, thông qua phỏng vấn, hồ sơ
lưu trữ… Đây là yếu tố mang tính tiền đề khi ra quyết định tín dụng.
- Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của đơn
vị vay vốn. Cơ sở thẩm định là tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của doanh
nghiệp, phân tích tình hình tài chính dựa trên các báo cáo tài chính gồm các nhóm
chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu thanh toán; nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn; nhóm chỉ
tiêu lợi nhuận; nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính. Đây là yếu tố mang tính tham khảo
khi ra quyết định tín dụng.
- Thẩm định dự án đầu tư. Đây là yếu tố mang tính quyết định khi ra quyết
định tín dụng.
- Thẩm định tài sản đảm bảo. Đây là yếu tố mang tính dự phòng khi ra
quyết định tín dụng.
1.3. Thẩm định rủi ro tài chính dự án đầu tư
1.3.1. Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư
Một dự án đầu tư được đánh giá là rất tốt khi dự án đó phải tạo ra được mức
lợi nhuận tuyệt đối - tức khối lượng của cải ròng lớn nhất; có tỷ suất sinh lời cao – ít
nhất phải cao hơn lãi suất vay hoặc tỷ suất sinh lời mong muốn hoặc tỷ suất chiết
khấu bình quân ngành hoặc thị trường; khối lượng và doanh thu hòa vốn thấp và dự
án phải nhanh chóng thu hồi vốn - để hạn chế những rủi ro bất trắc.
-11-
Xuất phát từ suy nghĩ đơn giản và thông thường đó, người ta có những tiêu
chuẩn tương ứng dùng để thẩm định tính hiệu quả của dự án. Có nhiều tiêu chuẩn
khác nhau được dùng để đánh giá kết quả dự kiến của các dự án đầu tư nhưng trên
thực tế có ba chỉ tiêu được sử dụng nhiều nhất trong thẩm định dự án đầu tư đại
diện cho các tiêu chuẩn hiệu quả về mặt tuyệt đối, tương đối và thời gian, đó là các
tiêu chuẩn: hiện giá ròng - NPV; tiêu chuẩn tỷ suất sinh lời nội bộ - IRR và tiêu
chuẩn thời gian hoàn vốn đầu tư.
a. Tiêu chuẩn hiện giá ròng – NPV
- Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá