1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay tiêu thụ nội địa mới chỉ chiếm 1/4 năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Việc làm thế nào để có thể chiếm lĩnh được thị trường hàng dệt may nội địa đang là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước trước cuộc “đổ bộ” của nhiều nhãn hiệu thời trang danh tiếng nước ngoài đang vào thị trường Việt Nam, trong đó, thách thức lớn nhất là hàng thời trang của Trung Quốc. Đây là những vấn đề đặt ra tại Diễn đàn “Thương hiệu cho doanh nghiệp dệt may tại thị trường nội địa”, do Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tổ chức tại TPHCM, vào ngày 31-5-2007. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, với 85 triệu dân hiện nay và sẽ tăng lên 100 triệu dân trong năm 2015, thị trường tiêu thụ nội địa rất lớn, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may không thể bỏ qua cơ hội để chiếm lĩnh thị trường nội địa. Năm 2006, tổng tiêu thụ nội địa ước đạt 1,8 tỷ USD, trong khi đó, xuất khẩu dệt may đạt gần 6 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trong tiêu thụ hàng nội địa đạt khoảng 15%/năm, nhưng thực tế chỉ chiếm 1/4 năng lực sản xuất. Phần lớn doanh nghiệp dệt may trong nước chỉ chú trọng đầu tư để xuất khẩu là chính, chưa quan tâm nhiều cho phát triển xây dựng thương hiệu tại thị trường nội địa. Các doanh nghiệp phải xác định, dùng thị trường nội địa làm căn bản, thị trường xuất khẩu là động lực phát triển của ngành dệt may. Khi gia nhập WTO, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và đón nhận đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt may. Tuy nhiên, thị trường nội địa cũng sẽ đối mặt với nhiều cạnh tranh mới về giá cả, nhất là đối với hàng thời trang Trung Quốc. Hiện thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc đi qua đường chính ngạch vào Việt Nam chỉ còn 10%, thay vì 40%-50% như trước đây. Mặt khác, sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) mở phiên điều trần giám sát áp thuế chống phá giá đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ (ngày 24-4), các nhà nhập khẩu Mỹ rất e dè, giảm đơn đặt hàng để tránh rủi ro có thể xảy ra. Điều này đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam và nhà nhập khẩu Mỹ.
Trước tình hình đó việc chú trọng thị trường nội địa là một bước đi quan trọng. Công ty Cổ phần May 10 với thương hiệu áo sơmi nam vốn rất nổi tiếng và được ưa chuộng trên thị trường Việt nam, nhất là thị trường Miền Bắc, nay đang mất dần ưu thế. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là hoạt động marketing hỗn hợp cho dòng sản phẩm này của công ty trong thời gian qua còn thiếu nhất quán và chưa có hiệu quả. Trong khi đó các nhãn hiệu lớn như Việt Tiến, Nhà Bè, Pierre Cardin, cũng với sản phẩm chủ lực là áo sơmi nam đang phát triển mạnh và thâm nhập ra thị trường Miền Bắc. Hơn nữa, xu hướng giảm thuế nhập khẩu và sự xâm nhập của dòng hàng chất lượng cao nhập khẩu từ nước ngoài sẽ làm cho thị trường áo sơmi nam cạnh tranh khốc liệt. Điều này, đặt ra cho Công ty yêu cầu cấp thiết phải cải tiến những giải pháp thích hợp để tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm áo sơmi nam của mình, trong đó giải pháp marketing hỗn hợp đối với sản phẩm này có vai trò quan trọng trong việc chiếm lĩnh và khai thác thị trường nội địa đầy tiềm năng của công ty. Xuất phát từ lý do dó em xin lựa chọn đề tài: “Marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam của Công ty Cổ phần May 10 tại thị trường Việt nam” cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nhận thức lý thuyết và thực tiễn về marketing hỗn hợp trong kinh doanh nói chung và kinh doanh sản phẩm áo sơmi nam trên thị trường Việt nam nói riêng.
- Các yếu tố chi phối ảnh hưởng tới hoạt động marketing hỗn hợp của doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng hoạt động marketing hỗn hợp đối với sản phẩm áo sơmi nam của Công ty cổ phần may 10.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các hoạt động marketing hỗn hợp của Công ty cổ phần may 10 cho sản phẩm áo so mi nam, trên cơ sở phân tích môi trường marketing, phân tích cạnh tranh ngành may mặc trên thị trường nội địa và phân tích SWOT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn chỉ tập trung các giải pháp Marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam của Công ty cổ phần may 10 tại thị trường Việt nam, không đề xuất các giải pháp về hoạt động kinh doanh khác cũng như các hoạt động marketing đối với hàng may xuất khẩu và các tuyến sản phẩm khác của công ty.
- Việc phân tích ảnh hưởng môi trường marketing, phân tích cạnh tranh ngành, phân tích mô hình SWOT chủ yếu tập trung đối với sản phẩm áo sơmi nam trên thị trường nội địa.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm công cụ chủ đạo để thực hiện đề tài, đồng thời kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử, logic, phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu phân tích tổng hợp.
- Áp dụng lý thuyết marketing hiện đại.
5. Những đóng góp của luận văn
- Về lý luận: vận dụng lý thuyết marketing hỗn hợp đối với việc kinh doanh sản phẩm áo sơmi nam trên thị trường Việt nam
- Về thực tiễn: đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam của công ty cp may 10.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Thực trạng hoạt động marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam của Công ty Cổ phần May 10 trên thị trường Việt Nam
Chương II: Phân tích các yếu tố chi phối đến marketing hỗn hợp đối với sản phẩm áo sơmi nam của Công ty Cổ phần May 10
Chương III: Hoàn thiện hoạt động marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam trên thị trường Việt Nam của Công ty cổ phần May 10
146 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3654 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hoạt động marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam trên thị trường Việt Nam của công ty cổ phần may 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP CHO SẢN PHẨM ÁO SƠMI NAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 4
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 4
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP May 10 4
1.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 8
1.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MARKETING HỖN HỢP CHO SẢN PHẨM ÁO SƠ MI NAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 10
1.2.1. Chính sách sản phẩm 10
1.2.2. Chính sách giá 19
1.2.3 Chính sách phân phối 23
1.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP 37
1.3.1 Kết quả đạt được 37
1.3.2 Hạn chế 39
1.3.3 Nguyên nhân hạn chế 41
Chương II: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI ĐẾN MARKETING HỖN HỢP ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ÁO SƠMI NAM CỦA CÔNG TY CP MAY 10 44
2.1 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG 44
2.1.1 Đặc điểm sản phẩm áo sơmi nam 44
2.1.2 Đặc điểm thị trường - khách hàng 45
2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG MARKETING 55
2.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 55
2.3 PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 73
2.3.1 Các doanh nghiệp trong nước 73
2.3.2 Đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm ngoại nhập 77
2.4 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 79
2.4.1. Các điểm mạnh và điểm yếu của công ty 79
2.4.2. Các cơ hội và thách thức 82
2.4.3. Các kết hợp điểm mạnh, yếu của công ty để khai thác cơ hội thị trường và khắc phục điểm yếu, hạn chế rủi ro có thể có 85
Chương III: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP CHO SẢN PHẨM ÁO SƠMI NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 87
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY VÀ SẢN PHẨM ÁO SƠMI NAM 87
3.1.1. Quan điểm phát triển của công ty cổ phần May 10 87
3.1.2. Phương hướng và nhiệm vụ của công ty 87
3.1.3 Mục tiêu chiến lược marketing cho áo sơmi nam 89
3.2. CÁC GIẢI PHÁP MARKETING HỖN HỢP ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ÁO SƠMI NAM 91
3.2.1 Chính sách sản phẩm 91
3.2.2 Chính sách giá 99
3.2.3. Chính sách phân phối 102
3.2.4 Chính sách xúc tiến và khuyếch trương 113
3.2.5 Tương tác giữa các biện pháp trong marketing – mix 121
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP LIÊN QUAN NHẰM HỖ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ÁO SƠMI NAM. 123
3.3.1. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên làm công tác Marketing 123
3.3.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin Marketing 124
3.4 KIẾN NGHỊ 126
3.4.1 Kiến nghị với nhà nước 126
3.4.2 Kiến nghị với Tập đoàn dệt may (Vinatex) 128
KẾT LUẬN 130
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức Ban Marketing 7
Sơ đồ 1.2: Các kênh phân phối của công ty cổ phần May 10 23
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ định vị sản phẩm sơmi nam trên thị trường 54
Sơ đồ 2.2 : Qui trình sản xuất áo sơmi nam 60
Sơ đồ 3.1: Xây dựng sơ đồ định vị sản phẩm 90
Sơ đồ 3.2: Cấu trúc kênh phân phối giai đoạn 1 103
Sơ đồ 3.3: Cấu trúc kênh phân phối giai đoạn 2 105
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ hoàn thiện hệ thống thông tin marketing (MIS) 125
Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 8
Bảng 1.2: Doanh thu sản phẩm áo sơmi nam trên thị trường nội địa 9
Bảng 1.3: Bảng thống kê nhãn - mác sản phẩm 12
Bảng 1.4: Nhãn hiệu sản phẩm sơmi nam của công ty May 10 đang áp dụng 14
Bảng 1.5: Giá các dòng sản phẩm sơmi nam của công ty May 10 (tháng 5/2007) 21
Bảng 1.6: Số lượng các đại lý của công ty trên toàn quốc 26
Bảng 1.7: Số cửa hàng, đại lý sản phẩm nội địa của May 10 28
Bảng 1.8: Sản lượng hàng tiêu thụ 29
Bảng 1.9: Bảng tổng kết chương trình quảng cáo trên truyền hình của công ty May 10 34
Biểu 1.10: Bảng tổng kết các kì hội chợ năm 2006 34
Bảng 2.1: Kết quả doanh thu tiêu thụ nội địa theo thị trường 45
Bảng 2.2: Bảng kê tỷ trọng doanh thu áo sơmi nam trên thị trường Hà Nội 46
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động 56
Bảng 2.4: Trình độ tay nghề của công nhân năm 2006 57
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn 62
Bảng 2.6: Các loại nguyên, phụ liệu chủ yếu 64
Bảng 2.7: Mức tiêu dùng ở Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội 66
Bảng 2.8: Ước lượng mức sản lượng (sơ mi) của từng đối thủ 73
Bảng 2.9: Phân tích điểm mạnh/yếu của một số đối thủ mạnh trên thị trường nội địa 74
Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển hệ thống phân phối 90
Bảng 3.2: Chính sách chiết khấu (Bao tiêu) 117
Bảng 3.3: Chính sách chiết khấu (Hoa hồng) 117
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Hiện nay tiêu thụ nội địa mới chỉ chiếm 1/4 năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Việc làm thế nào để có thể chiếm lĩnh được thị trường hàng dệt may nội địa đang là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước trước cuộc “đổ bộ” của nhiều nhãn hiệu thời trang danh tiếng nước ngoài đang vào thị trường Việt Nam, trong đó, thách thức lớn nhất là hàng thời trang của Trung Quốc. Đây là những vấn đề đặt ra tại Diễn đàn “Thương hiệu cho doanh nghiệp dệt may tại thị trường nội địa”, do Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tổ chức tại TPHCM, vào ngày 31-5-2007. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, với 85 triệu dân hiện nay và sẽ tăng lên 100 triệu dân trong năm 2015, thị trường tiêu thụ nội địa rất lớn, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may không thể bỏ qua cơ hội để chiếm lĩnh thị trường nội địa. Năm 2006, tổng tiêu thụ nội địa ước đạt 1,8 tỷ USD, trong khi đó, xuất khẩu dệt may đạt gần 6 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trong tiêu thụ hàng nội địa đạt khoảng 15%/năm, nhưng thực tế chỉ chiếm 1/4 năng lực sản xuất. Phần lớn doanh nghiệp dệt may trong nước chỉ chú trọng đầu tư để xuất khẩu là chính, chưa quan tâm nhiều cho phát triển xây dựng thương hiệu tại thị trường nội địa. Các doanh nghiệp phải xác định, dùng thị trường nội địa làm căn bản, thị trường xuất khẩu là động lực phát triển của ngành dệt may. Khi gia nhập WTO, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và đón nhận đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt may. Tuy nhiên, thị trường nội địa cũng sẽ đối mặt với nhiều cạnh tranh mới về giá cả, nhất là đối với hàng thời trang Trung Quốc. Hiện thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc đi qua đường chính ngạch vào Việt Nam chỉ còn 10%, thay vì 40%-50% như trước đây. Mặt khác, sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) mở phiên điều trần giám sát áp thuế chống phá giá đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ (ngày 24-4), các nhà nhập khẩu Mỹ rất e dè, giảm đơn đặt hàng để tránh rủi ro có thể xảy ra. Điều này đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam và nhà nhập khẩu Mỹ.
Trước tình hình đó việc chú trọng thị trường nội địa là một bước đi quan trọng. Công ty Cổ phần May 10 với thương hiệu áo sơmi nam vốn rất nổi tiếng và được ưa chuộng trên thị trường Việt nam, nhất là thị trường Miền Bắc, nay đang mất dần ưu thế. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là hoạt động marketing hỗn hợp cho dòng sản phẩm này của công ty trong thời gian qua còn thiếu nhất quán và chưa có hiệu quả. Trong khi đó các nhãn hiệu lớn như Việt Tiến, Nhà Bè, Pierre Cardin, … cũng với sản phẩm chủ lực là áo sơmi nam đang phát triển mạnh và thâm nhập ra thị trường Miền Bắc. Hơn nữa, xu hướng giảm thuế nhập khẩu và sự xâm nhập của dòng hàng chất lượng cao nhập khẩu từ nước ngoài sẽ làm cho thị trường áo sơmi nam cạnh tranh khốc liệt. Điều này, đặt ra cho Công ty yêu cầu cấp thiết phải cải tiến những giải pháp thích hợp để tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm áo sơmi nam của mình, trong đó giải pháp marketing hỗn hợp đối với sản phẩm này có vai trò quan trọng trong việc chiếm lĩnh và khai thác thị trường nội địa đầy tiềm năng của công ty. Xuất phát từ lý do dó em xin lựa chọn đề tài: “Marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam của Công ty Cổ phần May 10 tại thị trường Việt nam” cho luận văn thạc sĩ của mình.
Mục đích nghiên cứu
- Nhận thức lý thuyết và thực tiễn về marketing hỗn hợp trong kinh doanh nói chung và kinh doanh sản phẩm áo sơmi nam trên thị trường Việt nam nói riêng.
- Các yếu tố chi phối ảnh hưởng tới hoạt động marketing hỗn hợp của doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng hoạt động marketing hỗn hợp đối với sản phẩm áo sơmi nam của Công ty cổ phần may 10.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các hoạt động marketing hỗn hợp của Công ty cổ phần may 10 cho sản phẩm áo so mi nam, trên cơ sở phân tích môi trường marketing, phân tích cạnh tranh ngành may mặc trên thị trường nội địa và phân tích SWOT.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn chỉ tập trung các giải pháp Marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam của Công ty cổ phần may 10 tại thị trường Việt nam, không đề xuất các giải pháp về hoạt động kinh doanh khác cũng như các hoạt động marketing đối với hàng may xuất khẩu và các tuyến sản phẩm khác của công ty.
- Việc phân tích ảnh hưởng môi trường marketing, phân tích cạnh tranh ngành, phân tích mô hình SWOT chủ yếu tập trung đối với sản phẩm áo sơmi nam trên thị trường nội địa.
Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm công cụ chủ đạo để thực hiện đề tài, đồng thời kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử, logic, phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu phân tích tổng hợp.
- Áp dụng lý thuyết marketing hiện đại.
Những đóng góp của luận văn
- Về lý luận: vận dụng lý thuyết marketing hỗn hợp đối với việc kinh doanh sản phẩm áo sơmi nam trên thị trường Việt nam
- Về thực tiễn: đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam của công ty cp may 10.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Thực trạng hoạt động marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam của Công ty Cổ phần May 10 trên thị trường Việt Nam
Chương II: Phân tích các yếu tố chi phối đến marketing hỗn hợp đối với sản phẩm áo sơmi nam của Công ty Cổ phần May 10
Chương III: Hoàn thiện hoạt động marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam trên thị trường Việt Nam của Công ty cổ phần May 10
Chương I
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP CHO SẢN PHẨM ÁO SƠMI NAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP May 10
Công ty cổ phần May 10 hiện nay là một trong những con chim đầu đàn của ngành dệt may Việt Nam. Trải qua 61 năm trưởng thành và phát triển, một quá trình phấn đấu kiên trì, liên tục và đã cùng đất nước trải qua biết bao giai đoạn biến động, thăng trầm của lịch sử.
- Năm 1946, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ chủ tịch các xưởng quân trang được thành lập với nhiệm vụ phục vụ bộ đội về quân trang.
- Năm 1947- 1954, do điều kiện chiến tranh, các xưởng may quân trang phải dời lên Việt Bắc và được đặt theo các bí số để bảo vệ bí mật. Sau đó các xưởng nhỏ được sát nhập thành xưởng may Hoàng Văn Thụ, rồi đổi tên thành xưởng May 1(X1). Năm 1952, xưởng May được đổi thành xưởng May 10 (X10).
- Năm 1954- 1956, xưởng May X10 sát nhập với xưởng May 40 vẫn lấy tên là xưởng May 10 và chuyển về Sài Đồng- Gia Lâm- Hà Nội.
- Năm 1961, xưởng May 10 đổi tên thành xí nghiệp May 10 do bộ Công nghiệp nhẹ quản lý. Xí nghiệp tiếp tục sản xuất hàng quân trang và quân dụng.
- Năm 1975- 1990, May 10 chuyển hướng may gia công làm hàng xuất khẩu cho Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
- Sau năm 1990, May 10 mở rộng địa bàn hoạt động sang các thị trường: CHLB Đức, Nhật Bản, Bỉ, Đài Loan, Canada,....
- Năm 1992, xí nghiệp May 10 đổi tên thành Công ty May 10 cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới.
- Tháng 1 năm 2005, Công ty May 10 được chuyển thành Công ty Cổ phần May 10 theo quyết định số 105/QĐ-BCN ký ngày 05/10/2004 của Bộ Công nghiệp với 51% vốn của VINATEX. Những thông tin chính về công ty cổ phần May 10:
Tên gọi: Công ty cổ phần May 10
Tên giao dịch quốc tế: Garment 10 joint stock company
Tên viết tắt: Garco 10
Trụ sở chính: Sài Đồng- Long Biên- Hà Nội
Điện thoại: 04 8276923- 04 8276932
Fax: 04 8276925- 04 8750064
Webside: www. Garco10.com Email: Ctmay10@Garco10.com.vn
Diện tích: 28255 m2 Mã số thuế: 0100101308
Công ty cổ phần May 10 là một doanh nghiệp cổ phần chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc thuộc tổng công ty Dệt may Việt Nam, có tư cách pháp nhân và có tài khoản riêng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Gia Lâm.
1.1.2 Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Marketing của Công ty
1.1.2.1 Mục tiêu và nhiệm vụ kinh doanh của công ty.
Công ty cổ phần May 10 là một doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Tập đoàn Dệt –May Việt Nam Vinatex có chức năng chính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc như: áo sơmi, quần âu, áo Veston, áo jacket, quần áo bảo hộ lao động ,... phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các hình thức kinh doanh hiện tại của công ty gồm:
- Gia công hàng may mặc xuất khẩu (chiếm khoảng 35% doanh thu): theo hình thức này, khách hàng cung cấp toàn bộ nguyên phụ liệu và thiết kế mẫu, công ty chỉ gia công theo yêu cầu của họ và nhận tiền công. Hình thức này dễ làm phù hợp với các doanh nghiệp qui mô nhỏ, không có năng lực về thiết kế và năng lực tài chính. Do đó công ty chỉ nhận hàng gia công cho các xí nghiệp của mình tại các tỉnh lẻ và các đơn vị vệ tinh.
- Xuất khẩu trực tiếp theo phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm (chiếm 45% doanh thu): theo phương thức này, công ty tiến hành sản xuất theo mẫu phác thảo của khách hàng và tiến hành mua nguyên phụ liệu để sản xuất và xuất khẩu. Cách làm này có hiệu quả cao hơn và công ty cũng chủ động hơn trong kinh doanh. Trong đó, một phần sản phẩm xuất khẩu trực tiếp là do khách hàng mua lại sản phẩm hoàn chỉnh của công ty (gồm thiết kế, nhãn hiệu và nguyên phụ liệu)
- Sản xuất kinh doanh hàng nội địa (chiếm khoảng 20% doanh thu): Đây là hình thức kinh doanh hiện mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty, với các sản phẩm chủ lực là áo sơmi nam, quần âu, áo veston. ở hoạt động này, công ty phải tham gia đầy đủ nhất các công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh một sản phẩm may mặc gồm: nghiên cứu thị trường, thiết kế, mua nguyên phụ liệu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với thương hiệu của mình.
* Nhiệm vụ của doanh nghiệp:
Trong giai đoạn hiện nay công ty đề ra một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Công ty phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện và không ngừng nâng cao điều kiện làm việc cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật,chính sách của Nhà nước. Xây dựng công ty cổ phần May 10 trở thành một doanh nghiệp may thời trang với tầm vóc lớn trong nước cũng như trong toàn khu vực .
- Phát triển đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh phát huy sản phẩm mũi nhọn và không ngừng nâng cao chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng.
- Hoạch định cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty. Nâng cao thị phần trong nước, ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu.
1.1.2.2 Bộ máy Marketing
Ban Marketing có chức năng và nhiệm vụ đầy đủ:
- Thu thập thông tin marketing để dự báo tình hình thị trường và xác định kích cỡ, tiềm năng ở từng đoạn thị trường. Hoạch định chiến lược kinh doanh cho từng khu vực thị trường.
- Nghiên cứu chính sách marketing- mix với các biến số như: sản phẩm, giá, phân phối, giao tiếp khuyếch trương. Tổ chức thực hiện các chính sách marketing.
- Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động marketing. Báo cáo kết quả hoạt động cho cơ quan Tổng giám đốc và các phòng ban liên quan.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức Ban Marketing
Hình thức tổ chức theo chuyên môn và cơ cấu không gian thị trường này của phòng Marketing sẽ rất thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược đặc thù của khu vực riêng. Từ đó công ty có thể xem xet phần thị trường triển vọng nhất với sản phẩm của mình đồng thời công ty có thể nghiên cứu, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của khách hàng về sản phẩm may mặc nói chung và sản phẩm của công ty nói riêng.
1.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Năm 2007 là năm thứ 3 công ty May 10 hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Ngay từ khi bắt đầu chuyển đổi mô hình kinh doanh, lãnh đạo công ty đã xác định mục tiêu hàng đầu là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận và thu nhập cho người lao động, phát triển May 10 ngày một lớn mạnh. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua đã phần nào phản ánh được sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể công ty để thực hiện mục tiêu, kế hoạch đặt ra.
Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Năm
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
2006
Sản lượng
1000sp
8.962,6
8.503,2
9.131,5
10.472,3
12.520,4
Sơmi
1000sp
7.290,9
6.837,9
7.670,5
8.719,3
9.755,2
Tổng DThu
Tr.đ
355.132
263.990
464.472
550.183
709.486
- Dthu XK
Tr.đ
286.017
190.613
380.458
441.571
538.382
+Dthu XK gia công
Tr.đ
111.030
66.850
179.571
145.149
188.727
+Dthu bán đứt
Tr.đ
174.987
123.763
200.887
296.422
349.655
- Dthu nội địa
Tr.đ
69.115
73.377
84.014
109.612
171.104
Lợi nhuận trước thuế
Tr.đ
5.214
5.880
5.576
13.843
15.390
Lợi nhuận sau thuế
Tr.đ
3.554
4.066
4.005
13.843
15.390
Thu nhập bq
Tr.đ
1,380
1,450
1,502
1,502
1,520
Số LĐ bq
Người
4.150
5.289
5.987
7.151
7.927
(Nguồn :Báo cáo tài chính công ty cổ phần May 10)
Số liệu bảng trên cho thấy, trong 3 năm qua thì tổng sản lượng, tổng doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân,… đều tăng, điều này chứng tỏ hoạt động SXKD của Công ty ngày càng có hiệu quả.
+ Tổng sản lượng tăng 8.262,6 nghìn sản phẩm năm 2002 lên 12.755,2 nghìn sản phẩm, trong đó sản phẩm sơmi chiếm tỷ trọng trên 80% cũng tăng từ 7.290,9 nghìn sản phẩm năm 2002 lên 9.755,2 nghìn sản phẩm năm 2006.
+ Tổng doanh thu tăng từ 355.132 triệu đồng năm 2002 lên 709.486 triệu đồng năm 2006 tăng 354.354 triệu đồng tương đương 99,78% so với năm 2002, trong đó, sản xuất doanh thu xuất khẩu đã góp phần làm tăng tổng doanh thu nhiều nhất, từ 286.017 triệu đồng năm 2002 lên 538.282 triệu đồng năm 2006. Doanh thu nội địa tăng từ 69.155 triệu đồng năm 2002 lên 171.104 triệu đồng năm 2006
+ Lợi nhuận của Công ty cũng tăng rất nhanh, từ 3.554 triệu đồng năm 2002 lên tới 15.390 triệu đồng năm 2006, đặc biệt sau khi cổ phần hoá (năm 2005) lợi nhuận của công ty có tốc độ tăng đột biến từ 4.005 triệu đồng năm 2004 lên 13.843 triệu đồng năm 2005.
+ Mức thu nhập của người lao động tăng đều qua các năm nhưng vẫn còn thấp, tốc độ tăng của thu nhập người lao động thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận, từ 1,38 triệu đồng năm 2002 lên 1,52 triệu đồng năm 2006. Điều này gây khó khăn cho công ty trong việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao.
* Tình hình kinh doanh sản phẩm sơmi nam của Công ty
Bảng 1.2: Doanh thu sản phẩm áo sơmi nam trên thị trường nội địa
Năm
Tổng DT nội địa (Trđ)
DT SP sơmi nam trên thị trường nội địa (Trđ)
Tỷ trọng DT sơmi nam/tổng DT nội địa (%)
2002
69.115
51.406
73,47
2003
73.377
59.170
80,64
2004
84.044
64.700
76,98
2005
115.612
95.214
82,36
2006
171.104
139.241
81,38
Nguồn: Phòng Kinh doanh
Hiện nay sản phẩm áo sơmi nam là sản phẩm chủ lực của công ty trên thị trường nội địa thể hiện ở thể hiện ở doanh thu tiêu thụ sản phẩm áo sơmi nam trên thị trường nội địa chiếm khoảng trên 70% tổng doanh thu nội địa, cụ thể: năm 2002 doanh thu áo sơmi nam nội địa/tổng doanh thu nội địa là 73,46%, các năm tiếp theo đều tăng lên đến năm 2006 là 81,38%.
1.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MARKETING HỖN HỢP CHO SẢN PHẨM ÁO SƠMI NAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10
Chính sách sản phẩm
1.2.1.1 Chủng loại và chất lượng sản phẩm
* Chủng loại sản phẩm
Sơmi nam là loại sản phẩm khó may, nhưng là mặt hàng có truyền thống và đặc biệt có hiệu quả kinh tế cao. Công ty May 10 có một đội ngũ lao động lành nghề, kinh