Luận văn Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên

Trong quá trình hội nhập và xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác phục vụ cho việc điều hành, quản lý và ra các quyết định sản xuất kinh doanh. Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính của một đơn vị, một tổ chức ngày càng giữ vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế của các đơn vị và có ý nghĩa quan trọng cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin tuỳ theo mục đích khác nhau. Xuất phát từ yêu cầu và tính chất của thông tin cung cấp, thông tin kế toán được chia thành thông tin kế toán tài chính và thông tin kế toán quản trị. Thông tin kế toán tài chính chủ yếu cung cấp cho các đối tượng bên ngoài đơn vị sử dụng để ra các quyết định hữu ích tuỳ từng đối tượng, còn thông tin kế toán quản trị chỉ cung cấp cho các nhà quản trị nội bộ đơn vị để ra quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán quản trị mới được phát triển trong giai đoạn gần đây nhưng đã thực sự trở thành một công cụ khoa học giúp nhà quản trị trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị. Ở Việt Nam, kế toán quản trị còn khá mới mẻ, các doanh nghiệp mới chỉ có hệ thống kế toán tài chính hoàn chỉnh, còn hệ thống kế toán quản trị phục vụ cho công tác quản lý và ra quyết định hầu như chưa có. Đồng thời, việc triển khai ứng dụng kế to án quản trị trong các doanh nghiệp vào hoạt động quản lý chưa được quan tâm đúng mức. Hơn nữa, về mặt luật pháp, Nhà nước ta mới chỉ ban hành những văn bản pháp quy, chế độ hướng dẫn về hệ thống kế toán tài chính áp dụng bắt buộc cho các doanh nghiệp, còn kế toán quản trị mới chỉ được đề cập và vận dụng không bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong thời gian gần đây.

pdf149 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 4108 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------o0o------------------ LÊ VIỆT HÙNG hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng giao thông i thái nguyên CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.PHẠM THỊ GÁI HÀ NỘI - 2010 2 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------o0o------------------ LÊ VIỆT HÙNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN XÂY DỰNG GIAO THÔNG I THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ 3 HÀ NỘI - 2010 4 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN i MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP 5 1.1.Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị chi phí 5 1.1.1.Khái niệm kế toán quản trị chi phí 5 1.1.2.Bản chất của kế toán quản trị chi phí 7 1.2.Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp 8 1.2.1.Phân loại chi phí 9 1.2.2.Các phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ 19 1.2.3.Dự toán chi phí trong doanh nghiệp 27 1.2.4.Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí 28 1.2.5.Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận 34 1.2.6.Mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp 36 1.3.Kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị của một số nƣớc phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam 38 1.3.1.Kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị của một số nước phát triển trên thế giới 38 1.3.2.Bài học kinh nghiệm vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam 41 CHƢƠNG 2.THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG I THÁI NGUYÊN 43 2.1.Tổng quan về Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên 43 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên 43 2.1.2.Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh 45 2.2.Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên 57 5 2.2.1.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 57 2.2.2.Phương pháp xác định chi phí 59 2.2.3.Công tác lập dự toán chi phí 71 2.2.4.Tổ chức hệ thống báo cáo chi phí 74 2.2.5.Ứng dụng phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận cho quá trình ra quyết định 80 2.3.Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên 81 2.3.1.Những kết quả đạt được 81 2.3.2.Một số tồn tại và những nguyên nhân chủ yếu 82 CHƢƠNG 3.HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG I THÁI NGUYÊN 87 3.1.Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên 87 3.1.1.Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên 87 3.1.2.Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên 88 3.2.Nội dung hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên 90 3.2.1.Phân loại chi phí phục vụ cho kế toán quản trị 90 3.2.2.Hoàn thiện tổ chức vận dụng phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất phục vụ kế toán quản trị chi phí 93 3.2.3.Hoàn thiện hệ thống định mức chi phí và lập dự toán chi phí 101 3.2.4.Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí 103 3.2.5.Ứng dụng phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận phục vụ cho việc ra quyết định 109 3.2.6.Xây dựng mô hình tổ chức kế toán quản trị để thu nhận và xử lý thông tin 111 3.3.Điều kiện cơ bản để thực hiện các giải pháp 115 3.3.1.Về phía Nhà nước và ngành chủ quản 115 3.3.2.Về phía các tổ chức đào tạo, tư vấn về kế toán, tài chính và quản lý kinh tế 117 3.3.3.Về phía doanh nghiệp 118 KẾT LUẬN 121 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hội nhập và xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác phục vụ cho việc điều hành, quản lý và ra các quyết định sản xuất kinh doanh. Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính của một đơn vị, một tổ chức ngày càng giữ vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế của các đơn vị và có ý nghĩa quan trọng cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin tuỳ theo mục đích khác nhau. Xuất phát từ yêu cầu và tính chất của thông tin cung cấp, thông tin kế toán được chia thành thông tin kế toán tài chính và thông tin kế toán quản trị. Thông tin kế toán tài chính chủ yếu cung cấp cho các đối tượng bên ngoài đơn vị sử dụng để ra các quyết định hữu ích tuỳ từng đối tượng, còn thông tin kế toán quản trị chỉ cung cấp cho các nhà quản trị nội bộ đơn vị để ra quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán quản trị mới được phát triển trong giai đoạn gần đây nhưng đã thực sự trở thành một công cụ khoa học giúp nhà quản trị trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị. Ở Việt Nam, kế toán quản trị còn khá mới mẻ, các doanh nghiệp mới chỉ có hệ thống kế toán tài chính hoàn chỉnh, còn hệ thống kế toán quản trị phục vụ cho công tác quản lý và ra quyết định hầu như chưa có. Đồng thời, việc triển khai ứng dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vào hoạt động quản lý chưa được quan tâm đúng mức. Hơn nữa, về mặt luật pháp, Nhà nước ta mới chỉ ban hành những văn bản pháp quy, chế độ hướng dẫn về hệ thống kế toán tài chính áp dụng bắt buộc cho các doanh nghiệp, còn kế toán quản trị mới chỉ được đề cập và vận dụng không bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong thời gian gần đây. 7 Mặc dù vậy, kế toán quản trị vẫn được coi là một hoạt động thiết yếu trong một tổ chức để giúp lãnh đạo xem xét, đánh giá các hoạt động của tổ chức nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả nhất. Hơn nữa, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh việc quản lý tốt chi phí luôn được doanh nghiệp quan tâm và đặt lên hàng đầu. Kiểm soát và quản lý tốt chi phí là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý, hiệu quả nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí là rất cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn đứng vững trên thương trường. Ngành xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Việc triển khai và ứng dụng kế toán quản trị vào công tác quản lý tại các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xây lắp nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Qua quá trình nghiên cứu thực tế tổ chức công tác kế toán tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên cũng không nằm ngoài xu thế đó và công tác kế toán quản trị cũng còn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định cần phải hoàn thiện. Việc hoàn thiện công tác kế toán quản trị nói chung, kế toán quản trị chi phí nói riêng tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên là cần thiết, điều đó sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành của công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng hội nhập và canh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kế toán quản trị nói chung, kế toán quản trị chi phí nói riêng cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên " nhằm góp phần vào việc nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên và các doanh nghiệp xây lắp nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hoá làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng. 8 - Đề tài vận dụng những lý luận và phương pháp phân tích khoa học để nghiên cứu thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên, từ đó đánh giá thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty về ưu nhược điểm và đưa ra nguyên nhân khách quan và chủ quan. - Trên cơ sở lý luận và thực trạng đã nghiên cứu để đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên góp phần phục vụ công tác quản lý công ty hiệu quả hơn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Với mục đích đã xác định, đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận chung về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên. Đề tài chủ yếu khảo sát và sử dụng tài liệu của Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên trong năm 2009 để minh hoạ cho bài viết. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó đặc biệt chú trọng quan điểm lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp hạch toán kế toán và các phương pháp khác để làm rõ đối tượng nghiên cứu. 5. Những đóng góp của đề tài - Hệ thống hoá được cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xây lắp nói riêng. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên. - Đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên, góp phần tích cực phục vụ cho nhà quản trị công ty đưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương: 9 Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên Chương 3: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty Cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên 10 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị chi phí 1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị chi phí Kế toán ra đời là tất yếu khách quan của nền sản xuất xã hội để phục vụ quản lý kinh tế. Khi nền sản xuất xã hội phát triển với trình độ ngày càng cao cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì kế toán không ngừng phát triển và hoàn thiện về nội dung, phương pháp cũng như hình thức tổ chức để đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao của nền sản xuất xã hội. Kế toán thực sự trở thành môn khoa học trong hệ thống khoa học quản lý. Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong các đơn vị nhằm kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó. Chức năng của kế toán là cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của một đơn vị, một tổ chức cho các đối tượng sử dụng thông tin nhằm cung cấp các báo cáo tài chính, hoạch định các kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của đơn vị, kiểm soát kết quả các hoạt động của đơn vị. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, đối tượng sử dụng thông tin ngày càng mở rộng, nhu cầu thông tin càng tăng với các mục đích cụ thể khác nhau. Điều đó đã thúc đẩy kế toán phát triển và hình thành các loại kế toán khác nhau. Xét theo phạm vi cung cấp thông tin và đối tượng sử dụng thông tin, kế toán được chia thành kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kế toán tài chính cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài là chủ yếu để đưa ra quyết định hữu ích cho từng đối tượng, kế toán quản trị chỉ cung cấp cho các cấp quản trị trong nội bộ đơn vị để đưa ra các quyết định điều hành các hoạt động kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đạt được mục tiêu cuối cùng là thu được lợi nhuận tối đa trên mỗi sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp cần phải nắm rõ sản 11 xuất, kinh doanh mặt hàng nào, sản phẩm nào có lãi, mặt hàng nào, sản phẩm nào sẽ bị lỗ bằng cách tính toán, phân tích, tổng hợp từng yếu tố chi phí để so sánh với doanh thu của từng nhóm sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải được cung cấp những thông tin đặc biệt khác nhau từ kế toán quản trị. Xuất phát điểm của kế toán quản trị là kế toán chi phí, nghiên cứu chủ yếu về quá trình tính toán giá phí sản phẩm như giá phí tiếp liệu, giá phí sản xuất; nhằm đề ra các quyết định cho phù hợp, xác định giá trị hàng tồn kho và kết quả kinh doanh theo từng hoạt động. Cho đến nay, khi bàn về bản chất của kế toán quản trị có nhiều quan điểm khác nhau, chẳng hạn như: Theo Ronald W. Hilton, Giáo sư Đại học Cornell (Mỹ): "Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong một tổ chức mà nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức" [21, tr.9] Theo Ray H. Garrison: "Kế toán quản trị có liên hệ với việc cung cấp tài liệu cho các nhà quản lý là những người bên trong tổ chức kinh tế và có trách nhiệm trong việc điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức đó" [21, tr.9] Theo các Giáo sư đại học South Florida là Jack L. Smith, Robert M. Keith và William L. Stephens: "Kế toán quản trị là một hệ thống kế toán cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin định lượng mà họ cần để hoạch định và kiểm soát" [21, tr.9] Theo quan điểm của Giáo trình Kế toán quản trị - Trường Đại học kinh tế quốc dân xuất bản năm 2002: "Kế toán quản trị là qui trình định dạng, đo lường, tổng hợp, phân tích, lập báo biểu, giải trình và thông đạt các số liệu tài chính và phi tài chính cho ban giám đốc để lập kế hoạch, đánh giá, theo dõi việc thực hiện kế hoạch trong phạm vi nội bộ một doanh nghiệp và để đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu quả các tài sản và quản lý chặt chẽ các tài sản này" [16, tr. 7] Theo Điều 4 Luật Kế toán Việt Nam năm 2003: "Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán" [2, tr. 15] 12 Từ những quan điểm trên có thể rút ra khái niệm chung về kế toán quản trị như sau: Kế toán quản trị là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp những thông tin định lượng kết hợp với định tính về các hoạt động của một đơn vị cụ thể, giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị. Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp tồn tại và hoạt động phải chi nhiều khoản chi phí khác nhau trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, vấn đề được đặt ra là làm sao có thể kiểm soát được tất cả các khoản chi phí. Kế toán quản trị chi phí là công cụ hữu hiệu đáp ứng nhu cầu thông tin chi phí cho các nhà quản trị để đưa ra các quyết định kinh doanh, cơ sở cho kiểm soát, sử dụng chi phí của đơn vị một cách có hiệu quả. Như vậy, kế toán quản trị chi phí là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin về chi phí của doanh nghiệp nhằm giúp các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện tốt các chức năng quản trị chi phí trong quá trình kinh doanh. 1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị chi phí Trước khi nghiên cứu bản chất của kế toán quản trị chi phí, ta xem xét bản chất của kế toán quản trị nói chung: - Kế toán quản trị là một bộ phận của công tác kế toán nói chung của doanh nghiệp, đồng thời là công cụ quan trọng không thể thiếu đối với công tác quản trị nội bộ doanh nghiệp. Kế toán quản trị được coi như một hệ thống nhằm trợ giúp cho các nhà quản lý ra quyết định, là phương tiện để thực hiện kiểm soát quản lý trong doanh nghiệp. - Kế toán quản trị chỉ cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế tài chính trong phạm vi yêu cầu quản lý nội bộ của một doanh nghiệp. Những thông tin đó chỉ có ý nghĩa đối với những người, những bộ phận và những nhà điều hành, quản lý doanh nghiệp, không có ý nghĩa đối với các đối tượng bên ngoài. 13 - Thông tin kế toán quản trị chủ yếu cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp để đưa ra các quyết định điều hành sản xuất kinh doanh. - Thông tin kế toán quản trị thường cụ thể và mang tính định lượng vì nó gắn với các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. - Mục đích sử dụng thông tin kế toán quản trị là để hoạch định và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, nó được cụ thể hoá thành các chức năng cơ bản của nhà quản trị: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, phân tích đánh giá và ra quyết định. Theo thông tư số 53/2006/TT- BTC ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Bộ tài chính: "Kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, như: Chi phí của từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng công việc, sản phẩm; Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ; Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận; Lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định đầu tư ngắn hạn và dài hạn; Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh;... nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế". Xét từ phương diện kế toán, thông tin chủ yếu nhất mà kế toán quản trị xử lý và cung cấp cho các nhà quản trị là thông tin về chi phí. Trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp, chi phí thường xuyên phát sinh, gắn liền với mọi hoạt động và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được. Hơn nữa, trên giác độ quản lý, chi phí phần lớn phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, chịu sự chi phối chủ quan của nhà quản trị, do vậy, kiểm soát và quản lý tốt chi phí là mối quan tâm hàng đầu của họ. Mặt khác, kế toán quản trị chi phí với nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp thông tin toàn diện và đầy đủ về chi phí cho các nhà quản trị trong quá trình thực hiện các chức năng quản trị. Như vậy, bản chất của kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán quản trị chuyên thực hiện việc xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin về chi phí nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà quản trị như hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra quyết định. 1.2. Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp 14 1.2.1. Phân loại chi phí 1.2.2.1. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Cách “ứng xử” của chi phí là thuật ngữ để biểu thị sự thay đổi của chi phí tương ứng với các mức độ hoạt động đạt được. Trong doanh nghiệp sản xuất, các chỉ tiêu thể hiện mức độ hoạt động như: khối lượng công việc đã thực hiện, khối lượng sản phẩm sản xuất, số giờ máy hoạt động,... Xét theo cách ứng xử, chi phí của doanh nghiệp được chia thành 3 loại: Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Biến phí (Chi phí khả biến/chi phí biến đổi) Biến phí là những chi phí xét về mặt tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi hoạt động. Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy hoạt động, doanh thu bán hàng thực hiện.... Trong doanh nghiệp sản xuất, biến phí tồn tại khá phổ biến như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng.... Trong doanh nghiệp thương mại, biến phí thường bao gồm: Giá vốn hàng bán, hoa hồng cho người bán.... Biến phí thường có các đặc điểm sau: - Biến phí đơn vị thường không thay đổi. Dựa vào đặc điểm này các nhà quản trị xây dựng định mức biến phí góp phần kiểm soát các khoản chi phí. - Xét về tổng số biến phí thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động. - Trong trường hợp doanh nghiệp không hoạt động thì biến phí không phát sinh. - Biến phí
Luận văn liên quan