Bất kỳ một doanh nghiệp nào, quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất hay thương mại đều phải chú trọng đến khâu tiêu thụ. Việc thực
hiện tốt khâu tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ có vị trí rất quan trọng trong
việc xác định hiệu quả kinh doanh, ổn định tài chính và đẩy nhanh tốc độ lưu
chuyển vào vốn lưu động.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được hiệu quả
cao thì kế toán với vai trò như một công cụ quản lý đắc lực, có nhiệm vụ thu
thập, xử lý thông tin một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời giúp những người
điều hành ra quyết định đúng đắn. Đặc biệt đối với khâu tiêu thụ sản phẩm thì
kế toán phải phản ánh, giám sát chặt chẽ các chi phí và thu nhập có liên quan
đến tiêu thụ nhằm xác định kết quả kinh doanh hợp lý.
Là một đơn vị chuyên cung cấp dược phẩm với nhiệm vụ chủ yếu là
chăm lo sức khỏe của người dân nên công tác tiêu thụ và xác định kết quả ti êu
thụ của chi nhánh Công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà tại Hà Nội luôn được
kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Trên cơ sở đó, công tác kế toán tiêu thụ và xác
định kết quả tiêu thụ đã cung ứng những thông tin chính xác, kịp thời cho
công tác quản lý.
Xuất phát từ vai trò và thực trạng về công tác kế toán tiêu thụ và xác định
kết quả tiêu thụ của chi nhánh Công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà tại Hà
Nội. Không nhằm ngoài mục đích tiếp cận với thực tế, góp phần hoàn thiện
công tác kế toán tại Công ty. Trong thời gian thực tập tại Công ty em xin đi sâu
nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
của chi nhánh Công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà tại Hà Nội". Với nội
dung như sau:
Chương I: Các vấn đề chung
Chương II: Thực tế công tác kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định
kết quả bán hàng của Công ty.
Chương III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán.
3
Chương I: những vấn đề chung về kế toán
74 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1937 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của chi nhánh Công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định
kết quả tiêu thụ của chi nhánh Công ty
Cổ phần dược phẩm Nam Hà tại Hà Nội
2
Lời nói đầu
Bất kỳ một doanh nghiệp nào, quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất hay thương mại đều phải chú trọng đến khâu tiêu thụ. Việc thực
hiện tốt khâu tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ có vị trí rất quan trọng trong
việc xác định hiệu quả kinh doanh, ổn định tài chính và đẩy nhanh tốc độ lưu
chuyển vào vốn lưu động.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được hiệu quả
cao thì kế toán với vai trò như một công cụ quản lý đắc lực, có nhiệm vụ thu
thập, xử lý thông tin một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời giúp những người
điều hành ra quyết định đúng đắn. Đặc biệt đối với khâu tiêu thụ sản phẩm thì
kế toán phải phản ánh, giám sát chặt chẽ các chi phí và thu nhập có liên quan
đến tiêu thụ nhằm xác định kết quả kinh doanh hợp lý.
Là một đơn vị chuyên cung cấp dược phẩm với nhiệm vụ chủ yếu là
chăm lo sức khỏe của người dân nên công tác tiêu thụ và xác định kết quả tiêu
thụ của chi nhánh Công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà tại Hà Nội luôn được
kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Trên cơ sở đó, công tác kế toán tiêu thụ và xác
định kết quả tiêu thụ đã cung ứng những thông tin chính xác, kịp thời cho
công tác quản lý.
Xuất phát từ vai trò và thực trạng về công tác kế toán tiêu thụ và xác định
kết quả tiêu thụ của chi nhánh Công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà tại Hà
Nội. Không nhằm ngoài mục đích tiếp cận với thực tế, góp phần hoàn thiện
công tác kế toán tại Công ty. Trong thời gian thực tập tại Công ty em xin đi sâu
nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
của chi nhánh Công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà tại Hà Nội". Với nội
dung như sau:
Chương I: Các vấn đề chung
Chương II: Thực tế công tác kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định
kết quả bán hàng của Công ty.
Chương III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán.
3
Chương I: những vấn đề chung về kế toán tiêu thụ và xác
định kết quả.
1.Bản chất và nội dung kinh tế của tiêu thụ.
Trong nền kinh tế thị trường công tác tiêu thụ và tổ chức tiêu thụ là một
vấn đề hết sức quan trọng của doanh nghiệp. Cơ chế thị trường đã tạo ra một
nền kinh tế cạnh tranh tự do, giá cả và số lượng do quan hệ cung – cầu quyết
định nên mỗi doanh nghiệp phải tự chủ trong việc nghiên cứu thị trường xây
dựng chiến lược lập kế hoạch tiêu thụ cho riêng mình. Hơn thế nữa doanh
nghiệp phải chịu trách nhiệm về mọi kết quả kinh doanh của mình.
- Tiêu thụ là quá trình thực hiện trao đổi thông qua các phương tiện thanh
toán để thực hiện giá trị của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong quá trình đó
doanh nghiệp chuyển giao sản phẩm hàng hoá cho khách, còn khách hàng trả
cho doanh nghiệp khoản tiền tương đối với giá bản của sản phẩm hàng hoá
theo giá trị đã thoả thuận. Quá trình tiêu thụ kết thúc khi cả hai điều kiện sau
được đảm bảo:
- Doanh nghiệp chuyển giao sản phẩm và quyền sở hữu sản phẩm cho
người mua.
- Đơn vị trả tiền mua hoặc chấp nhận trả tiền.
Điều đó có nghĩa là trong quá trình tiêu thụ phải có sự thay đổi, thoả
thuận giữa hai bên mua và bán. Phải có sự thay đổi về quyền sở hữu sản phẩm
và cả hai bên đều thực hiện quá trình chuyển đổi giữa hàng và tiền:
Trong quá trình tiêu thụ, giá ghi trên hoá đơn bán hàng hoặc giá thoả
thuận giữa người mua và người bán được gọi là giá bán. Doanh thu bán hàng là
tổng giá trị thực hiện, do việc bán hàng hoá sản phẩm cho khách hàng. Thời
điểm xác định doanh thu bán sẽ tuỳ thuộc vào từng phương thức bán hàng và
phương thức thanh toán tiền hàng do vậy khi xem xét tại một thời điểm xác
định thì doanh thu bán hàng và số tiền bán hàng có thể không trùng nhau. Số
4
tiền bán hàng mà số thực thu của doanh nghiệp về bán hàng hoá còn doanh thu
bán hàng là số tiền doanh nghiệp thu được theo giá bán như trên hoá đơn:
- Kết quả của hoạt động tiêu thụ là khoản lỗ – lãi về tiêu thụ. Đó chính là
số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận là 3 chỉ tiêu cơ bản mà
mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Như
vậy hoạt động tiêu thụ trong mỗi doanh nghiệp có liên hệ chặt chẽ đến lợi
nhuận và ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Kết quả hoạt động kinh doanh là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ doanh
nghiệp nào. Nó phụ thuộc vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp và tác
động trở lại hoạt động này. Còn hoạt động tiêu thụ sản phẩm với vị trí là khâu
cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với kết
quả kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh là
căn cứ để doanh nghiệp đưa ra quyết định về tiêu thụ. Có thể khẳng định rằng
kết quả kinh doanh là khâu cuối cùng của doanh nghiệp còn tiêu thụ là
“Phương tiện trực tiếp để thực hiệ mục tiêu đó”.
2.ý nghĩa nhiệm vụ của công tác kế toán tiêu thụ.
Mục đích cuối cùng của bất cứ doanh nghiệp nào cũng là tối đa hoá lợi
nhuận mà việc đó chỉ thông qua tiêu thụ và chỉ thông qua tiêu thụ mới đánh giá
được chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Trên cơ sở kết quả tiêu thụ doanh nghiệp
mới thu hồi vốn và lãi để tái sản xuất giản đơn hay mở rộng. Chính vì vậy mà
tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp và cả đối với nền kinh tế
quốc dân. Đối với doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tốt sẽ đảm bảo
thu hồi vốn nhanh, tăng tốc độ quay vòng của vốn, tiết kiệm vốn lưu động và
bổ xung nguồn vốn cho việc mở rộng và hiện đại hoá sản xuất. Quá trình tiêu
thụ tốt không những làm cho hoạt động SXKD tốt mà còn tác động trực tiếp
đến thành viên trong doanh nghiệp, thu nhập cao sẽ là động lực thúc đẩy mọi
5
người làm việc tốt hơn. Như vậy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá có vai trò to lớn
đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường.
Đối với nền kinh tế quốc dân là tiền đề cân đối cho sản xuất và tiêu dùng,
cân đối tiền hàng trong lưu thông cũng như cân đối giữa các ngành các khu
vực trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp có mối liên hệ với nhau sản phẩm của
ngành này có thể là tư liệu của ngành kia. Do vậy tiêu thụ có ảnh hưởng trực
tiếp tới sự cân đối sản xuất giữa các ngành các đơn vị sản xuất và tác động đến
quan hệ cung cầu trên thị trường.
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm, hàng
hóa đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp đòi
hỏi doanh nghiệp phải tổ chức khâu tiêu thụ một cách hợp lý. Để thực hiện
được yêu cầu đó đòi hỏi công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm hàng hoá phải
chính xác, kịp thời đầy đủ. Muốn cho công tác tiêu thụ đạt hiệu quả cao, lợi
nhuận đạt tới mức tối đa thì điều đó phụ thuộc vào việc đảm bảo kiểm soát
chặt chẽ các khoản doanh thu, chi phí của từng loại sản phẩm, hàng hoá. Ngoài
ra thì cần phải đưa ra những thông tin chính xác cụ thể, kịp thời cho nhà quản
lý để từ đó họ có thể phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án kinh doanh tốt
nhất. Để làm được như vậy thì đòi hỏi người làm công tác kế toán tiêu thụ phải
có kinh nghiệm, tìm hiểu, học hỏi nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình
trong công việc. Điều đó đặt ra nhiệm vụ cho người làm công tác hạch toán
tiêu thụ, sản phẩm – hàng hoá là phải tổ chức như thế nào để có thể đáp ứng
yêu cầu của nhà quản lý về mặt tinh thần tiêu thụ từng sản phẩm, mặt hàng tình
hình doanh thu chi phí, thanh toán với khách hàng, với ngân sách xác định
chính xác kết quả tiêu thụ trong kỳ cụ thể:
- Phản ánh, giám đốc tình hình kế hoạch tiêu thụ từng loại mặt hàng, mỗi
loại nhập, xuất tồn bao nhiêu. Đồng thời xác định giá vốn hàng hoá xuất
bán:
6
- Phản ánh, giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ thanh toán với
khách hàng, thanh toán với ngân sách, lập dự phòng các khoản phải thu
khó đòi.
- Phản ánh và giám sát các khoản chi phí phát sinh khi bán hàng, CPQL
và xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ.
Để thực hiện nhiệm vụ đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận kế toán
và bộ phận quản lý kho, bộ phận cung ứng, bộ phận kế hoạch.
3.Các phương pháp xác định giá gốc hàng tiêu thụ.
Doanh nghiệp phải xác định giá thành sản phẩm làm căn cứ ghi nhập
kho hàng hoá. Trong kỳ hoạch toán, hàng hoá thường được nhập kho nhiều
lần, mỗi lần số lượng và giá thành khác nhau nên khi xuất hàng hoá đi tiêu thụ
doanh nghiệp phải hạch toán giá hàng xuất theo một phương nhất định để
hạch toán chính xác và tiết kiệm thời gian. Xác định chính xác giá vốn sẽ giúp
cho doanh nghiệp hạch toán chính xác khoản thu nhập của doanh nghiệp, xác
định được lãi thuần. Để hạch toán chính xác giá vốn thực tế của khối lượng
hàng hoá xuất kho có thể áp dụng một trong các phương pháp sau đây:
- Phương pháp giá bình quân:
- Phương pháp hạch toán
- Phương pháp giá thực tế nhập trước – xuất trước ( EIFO)
- Phương pháp giá thực tế nhập sau - xuất trước ( LIFO)
- Phương pháp giá thực tế đích danh.
- Phương pháp giá bình quân.
* Giá bình quân cả kỳ dự trữ:
Giá đơn vị bq Giá thực tế hàng tồn kho ĐK + Giá thực tế hàng nhập trong
kỳ
=
cả kỳ dự trữ Lượng hàng tồn ĐK + Lượng hàng nhập trong kỳ
7
- Giá đơn vị bình quân cuối trước:
Giá đơn vị bq Giá thực tế hàng tồn ĐK (hoặc cuối kỳ trước)
=
cuối kỳ trước Lượng thực tế hàng tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)
8
* Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập:
Giá đơn vị bp Giá thực tế hàng tồn sau mỗi lần nhập
=
Sau mỗi lần nhập Lượng thực tế hàng tồn sau mỗi lần nhập
*Phương pháp giá hạch toán:
Giá thực tế hàng hoá Giá thực tế hàng hoá
= x hệ số giá
xuất trong kỳ xuất dùng
Giá thực tế hàng tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ
Hệ số giá =
Giá hạch toán hàng tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ
* Phương pháp giá thực tế nhập trước trước xuất trước (FIFO)
Phương này giả định rằng số hàng nào nhập trước thì xuất trước xuất hết
số nhập trước thì đến số hàng nhập sau .
*Phương giá thực tế nhập sau xuất trước (LIFO)
Phương này giả định rằng số hàng nào nhập vào sau cùng thì được xuất
ra trước tiên.
* Phương pháp giá thực tế đích danh.
Số hàng xuất được xác định giá trị theo lô hoặc theo chiếc như giá lúc
nhập vào.
Trên đây là một số phương pháp để xác định hàng tiêu thụ. Tuỳ thuộc
vào đặc điểm của từng loại hàng kinh doanh và tuỳ vào từng yêu cầu của
doanh nghiệp mà áp dụng vào một trong các phương pháp trên. Việc xác định
giá vốn cần phải được tiến hành một cách nghiêm túc và chính xác. Các doanh
9
nghiệp thương mại thường căn cứ vào giá vốn của hàng hoá và các chi phí
khác bỏ ra để xác định giá bán nhằm bù đắp chi phí và có lãi trong kinh doanh.
4.Kế toán chi tiết quá trình tiêu thụ.
Hạch toán chi tiết tiêu thụ hàng hoá đòi hỏi phản ánh về cả giá trị, số
lượng, chất lượng của từng loại hàng hoá theo từng kho và từng người phụ
trách vật chất. Trong thực tế hiện nay có 3 phương pháp hạch toán chi tiết
tiêu thụ hàng hoá sau đây:
* Phương pháp thẻ song song (sơ đồ 1).
Sơ đồ hạch toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp thẻ song song.
* Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. ( Sơ đồ 2)
Sơ đồ hạch toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp sổ đối chiếu
luân chuyển.
Phiếu nhập
kho
Thẻ kho
Phiếu xuất
kho
Thẻ
hoặc
sổ
chi
tiết
hàng
hoá
Bảng tổng
hợp nhập
xuất tồn
hàng hoá
Kế toán
tổng hợp
Phiếu nhập
kho
Thẻ kho
Phiếu xuất
kho
Sổ đối
chiếu luân
Bảng kê
nhập
Kế toán
tổng hợp
Bảng kê
xuất
10
11
* Phương pháp số dư (sơ đồ 3)
Sơ đồ hạch toán hàng hoá theo phương pháp sổ số dư
*Ghi chú: Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối tháng
5. Kế toán tổng hợp tiêu thụ
5.1 Hệ thống tài khoản sử dụng để hạch toán quá trình tiệu thụ
-Để hạch toán quá trình tiêu thụ theo các phương thức khác nhau kế
toán sử dụng các tài khoản sau :
-TK 156: “hàng hóa” dùng để hạch toán tình hình tăng ,giảm và tồn kho
hàng hoá : 1561:giá mua hàng hoá
1562:CF thu mua hàng hóa
Bên nợ :trị giáhàng hoá tồn kho cuối kỳ
Bên có : Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ
Phiếu nhập
kho
Thẻ kho
Phiếu xuất
kho
Kế toán
tổng hợp
Phiếu giao
nhận chứng
từ nhập
Bảng luỹ kế
N-X-T kho
HH
Phiếu giao
nhận CT
xuất
Sổ số
dư
12
-TK 157:”hàng gửi đi bán “: tài khoản này được sử dụng để theo dõi trị
giá sản phẩm dịch vụ (theo giá thành công xưởng ) và hàng hoá (theo trị giá
mua ) mà doanh nghiệp tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng hoạc giá trị sản
phẩm ,hàng hoá nhờ bán đại lý ,ký gửi hay giá trị dịch vụ đã hoàn thành bàn
giao cho
người đặt hàng ,người mua nhưng chưa dược chấp nhận thanh toán .Số
hàng hoá ,sản phẩm này vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị .TK 157 được mở
chi tiết theo từng mặt hàng ,từng lần gửi hàng ,từng người mua
Bên nợ : Giá vốn sản phẩm ,hàng hoá ,dịch vụ gửi bán ,gửi đại lý hoạc
đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận
Bên có :Giá vốn sản phẩm hàng hoá ,dịch vụ đã được khách hàng chấp
nhận thanh toán hoạc thanh toán ,giá vốn hàng bán bị trả lại
Dư nợ : Giá trị hàng gửi bán chưa chấp nhận
TK 511: “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ “ TK này được dùng
để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp
đã thực hiện và các khoản giảm doanh thu .Từ đó tính ra doanh thu thuần về
tiêu thụ trong kỳ .Tổng số doanh thu bán hàng ghi nhận ở đây có thể là tổng
giá thanh toán (với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp cũng như đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT )hoạc giá bán
không có thuế GTGT (với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ )
Bên nợ :Số thuế phải nộp (thuế TTĐB,thuế xuất khẩu và thuế GTGT
nếu tính theo phương pháp trực tiếp ) tính trên doanh số bán trong kỳ
- Số chiết khấu thương mại giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán
bị trả lại kết chuyển trừ và doanh thu
- Kết chuyển số doanh thu thuần về tiêu thụ
Bên có : Tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát
sinh trong kỳ
13
-TK 152: “Doanh thu nội bộ “ TK này dùng để phản ánh doanh thu và
các khoản ghi giảm doanh thu về số hàng hoá dịch vụ sản phẩm tiêu thụ nội bộ
giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty .tổng công ty ,tập đoàn ,liên
hợp xí nghiệp ..hạch toán toàn nghành .Ngoài ra TK này còn sử dụng để theo
dõi các khoản một số nội dung được coi là tiêu thụ nội bộ khác như sử dụng
sản phẩm ,hàng hoá dịch vụ vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay trả lương
thưởng ..cho công nhân viên chức vv...
- TK 512: “chiết khấu hàng bán “ Tk này dùng để phản ánh toàn bộ số
doanh thu bán hàng chiết khấu trong kỳ của đơn vị
Bên nợ : tập hợp các khoản chiết khấu bán hàng ( bớt giá ,hồi khấu )
chập thuận người mua trong kỳ
Bên có : kết chuyển toàn bộ số chiết khấu bán hàng vào bên nợ
Tk511,512
-TK 531: “ Hàng bán bị trả lại “ tài khoản này dùng để phản ánh trị giá
của số hàng hoá ,thành phẩm đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại
Bên nợ : Tập hợp doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại
Bên có : kết chuyển doanh thu của số hàng bán bị trả lại
Ngoài những tài khoản trên còn có các Tk sau ;
-TK532:” giảm giá hàng bán “
-TK333: “thuế và các khoản phải nộp nhà nước “
-TK632: “giá vốn hàng bán “
5.2 Thủ tục chứng từ kế toán của kế toán qua trình tiêu thụ
Nguyên tắc kế toán ban đầu là mỗi nghiệp vụ phát sinh ở bất cứ bộ
phận trong doanh nghiệp đều phải lập chứng từ gốc theo mẫu của bộ tài chính
quy định .Quâ trình tiêu thụ thường sử dụng các mẫu sau :
- Hoá đơn GTGT:Dùng cho việc bán hàng tại cửa hàng hoạc kho của
doanh nghiệp .Hoá đơn này do người bán lập thành 3 liên
+ Một liên lưu lại cuống
14
+ Một liên dùng cho khách hàng
+ Một liên dùng để thanh toán
- Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho :Dùng cho việc bán hàng tại
kho của doanh nghiệp và do thủ kho lập
- Hoá đơn dùng để xuất kho nội bộ
5.3 Sổ sấch kế toán
Trong công tác kế toán giai đoạn tiêu thụ hàng hoá .Kế toán bán hàng
ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách theo một trong bốn hình
thức sổ :
- Nhật ký – sổ cái
- Chứng từ – ghi sổ
- Nhật ký - chứng từ
- Nhật ký chung
Trong mỗi một hình thức ghi sổ đều có hình thức sổ kế toán tổng hợp và
hệ thống sổ chi tiết tương ứng .Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh mà mỗi
doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một hình thức chứng từ ghi sổ thích
hợp
Chẳng hạn đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ
thì hệ thống sổ ,thẻ kế toán chi tiết liên quan đến hoạt động bán hàng có thể mở
bao gồm :
- Sổ chi tiết vật liệu ,sản phẩm, hàng hoá
- Thẻ kho (ở kho vật liệu ,sản phẩm ,hàng hoá )
- Sổ chi tiết tài khoản (sổ chi tiết TK 511,632....)
- Sổ chi tiết thanh toán với ngân sách nhà nước
6.Các phương thức tiêu thụ hàng hoá và kế toán
Phương thức tiêu thụ hàng hoá là một cách thức trao đổi sản phẩm tiền
tệ giữa người mua và người bán .do nền kinh tế phát triển mạnh nên hình thức
bán hàng hiện nay rất đa dạng và phong phú .Trên thực tế việ xuất hàng và
15
doanh nghiệp thu được tiền về thông thường không xảy ra đồng thời mà chúng
có sự khác nhau cả về không gian lẫn thời gian .Vì vậy mỗi phương thức tiêu
thụ lại có phương thức thanh toán khac nhau
-Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt
- Thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng với điều kiện
người mua chấp nhận trả
- Người mua ứng trước tiền hàng
- Thanh toán chậm với điều kiện là người mua chấp nhận trả .Do
vậy khi thực hiện kế hoạch tiêu thụ thành phẩm ,căn cứ vào điều kiện cụ thể ,tổ
chức ký hợp đồng giữa các bên giúp cho việc tiêu thụ thành phẩm nhanh và có
kế hoạch
Khi hàng hoá xác định là tiêu thụ kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng
.doanh thu bán hàng là tổng giá trị thực hiện do việc bán hàng hoá sản phẩm
,cung cấp lao vụ dịch vụ cho khách hàng
Đối với doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ ,doanh thu bán hàng là doanh thu không có thuế GTGT và được xác định là
Doanh thu Số lượng hàng hoá đơn giá bán
= x
bán hàng tiêu thụ (không thuế GTGT)
Để tăng khối lượng bán ra doanh nghiệp có thể sử dụng một số chính
sách "ưu đãi" trong bán hàng. Lúc đó kế toán phải theo dõi khoản giảm trừ để
xác định doanh thu thuần. Doanh thu thuần là số chênh lệch doanh thu bán
hàng với các khoản giảm trừ, chiết khấu bán hàng, doanh số của hàng bán bị
trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có).
Doanh thu ;thuần = Doanh thu ;bán hàng - Triết khấu; bán hàng -
Giảm giá; hàng bán - Hàng bán; bị trả lại -Thuế xuất khẩu; TTTĐB
16
6.1. Phương thức tiêu thụ trực tiếp.
6.1.1. Khái niệm phương thức tiêu thụ trực tiếp.
Là hình thức bán hàng mà bên mua hàng cứ 1 đại diện của mình đến
nhận hàng tại kho của bên bán hàng.
6.1.2. Cơ đồ trình tự hạch toán tiêu thụ theo phương pháp bán hàng trực
tiếp. (sơ đồ 4)
6.2. Phương thức tiêu thụ thông qua đại lý ký gửi.
6.2.1. Khái niệm.
Bán hàng đại lý ký gửi là phương thức mà bên chủ hàng (bên có hàng
gửi đại lý) xuất hàng cho bên nhận đại lý ký gửi (gọi là bên đại lý) để bán. Bên
đại lý sẽ hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
Theo luật thuế GTGT nếu bên đại lý bán hàng theo đúng giá do bên
giao đại lý quy định tính theo tỉ lệ thoả thuận trên phần doanh thu chưa có
thuế GTGT thì toàn bộ thuế GTGT do chủ hàng chịu. Bên đại lý không phải
TK 632
TK 511 TK 111,112,131
TK 133
TK 3331
TK 1561
TK 1512
Xuất kho
bán trực
tiếp
CP thu mua
hàng hoá
Thuế VAT đầu
ra
Bán hàng thu ngay
tiền hoặc bán
chịu cho khách
Thuế VAT được
khấu trừ
17
chịu. Thuế GTGT trên phần hoa hồng được hưởng. Ngược lại nếu bên đại lý
hưởng hoa hồng tính theo tỉ lệ thoả thuận trên tổng giá thanh toán (gồm cả thuế
GTGT) hoặc bên đại lý hưởng khoản chênh lệch giá thì bên đại lý sẽ phải chịu
thuế GTGT tính trên phần giá trị GTGT này, bên chủ hàng chỉ chịu thuế
GTGT trong phạm vi doanh thu của mình.