Luận văn Hoàn thiện mô hình quản trị tập đoàn kinh tế tại tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam trước yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế

Trong nền kinh tế ngày nay, cả thế giới đều biết đến những cái tên như General Motors, IBM, Mobil & Exxon của Hoa Kỳ; LG, Sam sung, Daewoo của Hàn Quốc; Honda, Missubisi của Nhật Bản.Các tập đoàn khổng lồ (hay còn được gọi bằng những cái tên như Giant, Blue chip, Cheabol, Zaibatsu, Keiretsu) này đã trở thành biểu tượng sức mạnh kinh tế của các quốc gia. Tập đoàn kinh tế đã trở thành một hình thức phổ biến, đóng vai trò chi phối và tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế ở nhiều nước. Thực tế đã chứng minh sức mạnh của tập đoàn trong xu hướng hội nhập và cạnh tranh gay gắt trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế quốc tế. Do đó, yêu cầu phát triển kinh tế thời kỳ tới không chỉ là nâng cao tốc độ tăng trưởng, mở rộng kinh tế đối ngoại mà còn cần chủ động tạo ra và phát huy những lợi thế so sánh để đi tắt, đón đầu tạo ra những bước đột phá về kinh tế, tránh khỏi nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và quốc tế. Thực tiễn khách quan này đặt ra yêu cầu cần sớm hình thành những Tập đoàn kinh tế mạnh trong một số lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế. Hiện nay, việc thành lập các tập đoàn kinh tế đang diễn ra khá sôi động ở nước ta và là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Song, sự hình thành các tập đoàn kinh tế ở nước ta trong thời gian qua còn nhiều điều đáng bàn.

pdf132 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện mô hình quản trị tập đoàn kinh tế tại tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam trước yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HỒ THỊ THÙY TRANG HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TẠI TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRƯỚC YÊU CẦU HỘI NHẬP NỀN KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội - 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HỒ THỊ THÙY TRANG HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TẠI TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRƯỚC YÊU CẦU HỘI NHẬP NỀN KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.PHẠM THU HƯƠNG Hà Nội - 2008 MỤC LỤC Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………...... 1 CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĐKT ……………. 4 1.1 Khái niệm và đặc điểm của TĐKT …………………………………………. 4 1.1.1 Khái niệm về TĐKT …………………………………………………... 4 1.1.2 Đặc điểm của TĐKT ………………………………………………….. 6 1.2 Phân loại TĐKT …………………………………………………………… 8 1.2.1 Căn cứ vào phƣơng thức hình thành và nguyên tắc tổ chức ………….. 8 1.2.2 Căn cứ vào trình độ liên kết và hình thức biểu hiện …………………... 9 1.3 Tính tất yếu khách quan của việc hình thành các TĐKT và vai trò của các TĐKT đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia ………………………….. 11 1.3.1 Tính tất yếu khách quan của việc hình thành các TĐKT ……………... 11 1.3.2 Vai trò của các TĐKT đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia ... 14 1.4. Chu kỳ phát triển và xu hƣớng phát triển của các TĐKT ………………..... 16 1.4.1 Chu kỳ phát triển của các TĐKT …………………………………….... 16 1.4.2 Xu hƣớng phát triển của các TĐKT …………………………………... 22 1.5 Kinh nghiệm về phát triển TĐKT của một số nƣớc trên thế giới …………... 23 1.5.1 Kinh nghiệm về phát triển TĐKT ở Nhật Bản ………………………... 23 1.5.2 Kinh nghiệm về phát triển TĐKT ở Hàn Quốc ……………………….. 27 1.5.3 Kinh nghiệm về phát triển TĐKT ở Trung Quốc ……………………... 30 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TẬP ĐOÀN TẠI VNPT ……………………….. 34 2.1. Giới thiệu về VNPT ……………………………………………………....... 34 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của VNPT ………………………… 34 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh chính ………………………………………... 37 2.1.3 Mục tiêu hoạt động và ý nghĩa Thƣơng hiệu của VNPT ……………... 38 2.2 Thực trạng hoạt động của VNPT khi áp dụng mô hình quản trị TĐKT ….... 41 2.2.1 Thực trạng họat động của VNPT trƣớc khi áp dụng mô hình quản trị TĐKT …………………………………………………………………………... 41 2.2.2 Thực trạng họat động của VNPT khi áp dụng mô hình quản trị TĐKT 47 2.3 Đánh giá về mô hình quản trị TĐKT đang áp dụng tại VNPT …………...... 61 2.3.1 Ƣu điểm và những kết quả đạt đƣợc khi áp dụng mô hình quản trị Tập đoàn tại VNPT ………………………………………………………………….. 61 2.3.2 Một số vấn đề tồn tại cản trở tới việc triển khai mô hình quản trị Tập đoàn tại VNPT ………………………………………………………………….. 79 CHƢƠNG III: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TẠI VNPT TRƢỚC YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ …………………………………………………………… 84 3.1 Phƣơng hƣớng phát triển của VNPT ……………………………………….. 84 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản trị tập đoàn tại VNPT …... 87 3.3 Một số kiến nghị với Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông ……….. 106 KẾT LUẬN …………………………………………………………………….. 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………… 121 PHỤ LỤC ………………………………………………………………………. 123 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCVT : Bưu chính Viễn thông CNTT : Công nghệ Thông tin DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước HĐQT : Hội đồng quản trị TĐKT : Tập đoàn kinh tế TNHH : Trách nhiệm hữu hạn VNPT : Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế ngày nay, cả thế giới đều biết đến những cái tên như General Motors, IBM, Mobil & Exxon của Hoa Kỳ; LG, Sam sung, Daewoo của Hàn Quốc; Honda, Missubisi của Nhật Bản...Các tập đoàn khổng lồ (hay còn được gọi bằng những cái tên như Giant, Blue chip, Cheabol, Zaibatsu, Keiretsu) này đã trở thành biểu tượng sức mạnh kinh tế của các quốc gia. Tập đoàn kinh tế đã trở thành một hình thức phổ biến, đóng vai trò chi phối và tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế ở nhiều nước. Thực tế đã chứng minh sức mạnh của tập đoàn trong xu hướng hội nhập và cạnh tranh gay gắt trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế quốc tế. Do đó, yêu cầu phát triển kinh tế thời kỳ tới không chỉ là nâng cao tốc độ tăng trưởng, mở rộng kinh tế đối ngoại mà còn cần chủ động tạo ra và phát huy những lợi thế so sánh để đi tắt, đón đầu tạo ra những bước đột phá về kinh tế, tránh khỏi nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và quốc tế. Thực tiễn khách quan này đặt ra yêu cầu cần sớm hình thành những Tập đoàn kinh tế mạnh trong một số lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế. Hiện nay, việc thành lập các tập đoàn kinh tế đang diễn ra khá sôi động ở nước ta và là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Song, sự hình thành các tập đoàn kinh tế ở nước ta trong thời gian qua còn nhiều điều đáng bàn. Với vai trò là một Tập đoàn kinh tế chủ lực của Nhà nước trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ Thông tin, việc hoàn thiện mô hình quản trị tập đoàn kinh tế tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt 2 Nam thành một Tập đoàn kinh tế vững mạnh, là một trong những “quả đấm thép” đóng góp một phần quan trọng đối với việc tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, góp phần đưa đất nước phát triển, hội nhập thành công trong thời đại kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Với ý nghĩa trên người viết xin chọn đề tài: “Hoàn thiện mô hình quản trị tập đoàn kinh tế tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trước yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế” với mục đích kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn vấn đề quản trị thuộc lĩnh vực công tác của bản thân. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình quản trị tập đoàn kinh tế, thực trạng hoạt động của mô hình quản trị Tập đoàn kinh tế tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, luận văn nêu lên định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản trị tập đoàn kinh tế tại tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trước yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế. Nhiệm vụ khoa học của luận văn: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về Tập đoàn kinh tế; - Đánh giá thực trạng hoạt động của mô hình quản trị tập đoàn kinh tế tại tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; - Nêu lên định hướng và các giải pháp thiết thực hoàn thiện mô hình quản trị tập đoàn kinh tế tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Mô hình quản trị tập đoàn kinh tế và vấn đề hoàn thiện mô hình quản trị tập đoàn kinh tế tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Người viết nghiên cứu đề tài xuất phát từ phương pháp luận Mác - Lênin mà nội dung chủ yếu của nó bao gồm: chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chững duy vật. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tập hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp, gắn lý luận với thực tiễn để luận giải và phân tích theo mục đích đề tài, bên cạnh đó cũng áp dụng các phương pháp thống kê, so sánh và cả bảng biểu, sơ đồ để minh hoạ. 5. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa lý luận về tập đoàn kinh tế - Đánh giá sát thực mô hình quản trị tập đoàn kinh tế tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - Nêu lên được định hướng và các giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện mô hình quản trị tập đoàn tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trước yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Riêng phần nội dung có 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tập đoàn kinh tế Chương 2: Thực trạng quá trình xây dựng và hoạt động của mô hình quản trị tập đoàn tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản trị tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 4 CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1 Khái niệm và đặc điểm của Tập đoàn kinh tế 1.1.1 Khái niệm về Tập đoàn kinh tế Là một hình thức tổ chức tiên tiến, đại diện cho trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất, Tập đoàn kinh tế (TĐKT) đã trở thành hình thức phổ biến chi phối trực tiếp và mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế ở nhiều quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Có rất nhiều quan điểm đánh giá tương đối chính xác về sự ra đời của các TĐKT, tuy nhiên tựu trung lại có thể khẳng định sự ra đời của TĐKT có khởi đầu là sự xuất hiện đầu máy tầu hoả chạy bằng hơi nước vào cuối thế kỷ XVIII, do các nhà tư bản cần lượng vốn lớn để đầu tư và xây dựng các tuyến đường sắt ở châu Âu. Quá trình tích tụ, tập trung sản xuất và phát triển rất mạnh vào những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, tạo thành một làn sóng hợp nhất mạnh mẽ để hình thành nên các tập đoàn tư bản cực lớn. Và thuật ngữ “Tập đoàn kinh tế” chính thức xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ XX khi những tập đoàn (Conglomerate) được hình thành từ những đơn vị kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau tạo ra những tập đoàn lớn, có tiềm lực và quy mô hùng mạnh nhằm khai thác tối đa hiệu quả của quy mô. Tuy nhiên, TĐKT chỉ được phát triển nhanh và thuật ngữ “Tập đoàn kinh tế” được phát triển rộng rãi trong vòng 20 năm nay. Đó là một tổ chức kinh tế quy mô lớn, tiềm lực kinh tế - tài chính mạnh, cơ cấu phức tạp, hoạt động trong nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng. TĐKT được coi như là một sản phẩm của lực lượng sản xuất phát triển. Mặc dù có vai trò như vậy, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về TĐKT. Nguyên nhân cơ bản là do có sự khác nhau về 5 phương thức hình thành, nguyên tắc tổ chức, hoạt động và địa vị pháp lý của tập đoàn. Có tập đoàn được hình thành trên cơ sở như một hình thức tổ chức kinh tế lỏng lẻo, ở đó các công ty thành viên ký kết các thoả thuận liên kết kinh tế với nhau để lập nên một tổ chức trong đó có Công ty mẹ đóng vai trò chi phối chiến lược chung của tập đoàn, nhưng các công ty thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập kinh doanh của mình. Có tập đoàn lại được thành lập trên cơ sở sáp nhập hoặc thôn tính theo kiểu cá lớn nuốt cá bé (take over) hình thành một tổ chức thống nhất hoạt động theo nguyên tắc “cứng” như một pháp nhân kinh tế. Cũng có tập đoàn hình thành trên cơ sở các công ty thành viên thoả thuận thành lập một công ty tài chính riêng và công ty này đóng vai trò như một công ty mẹ (Holding Company) chỉ đạo và chi phối hoạt động của các công ty thành viên …. Tuy có sự khác biệt trong quá trình hình thành và với những tên gọi khác nhau ở các nước khác nhau như: Chaebol (ở Hàn Quốc), Keiretsu (ở Nhật Bản), Conglomerate(ở Phương Tây) nhưng về cơ bản khi nói về TĐKT thì phải khẳng định rằng nó là một loại hình tổ chức kinh tế, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và gồm nhiều doanh nghiệp khác nhau, hoạt động trong một hoặc nhiều ngành khác nhau vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận; có thể trên một hoặc nhiều nước tuỳ thuộc vào quy mô của tập đoàn. Mặc dù còn nhiều ý kiến chưa thống nhất nhưng có thể đưa ra một khái niệm chung về tập đoàn như sau: Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay những ngành khác nhau, trong phạm vi một nước hay nhiều nước. Trong đó có một Công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Tập đoàn kinh tế là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận [13, tr.285]. 6 1.1.2 Đặc điểm của TĐKT Ngày nay, TĐKT đã trở thành một hình thức phổ biến với quy mô ngày càng mở rộng, cấu trúc ngày càng phức tạp, hình thức biểu hiện ngày càng đa dạng, phong phú. Tuy vậy, khi nghiên cứu các TĐKT trên thế giới, chúng ta có thể nhận thấy chúng có một số đặc điểm chung như sau: 1.1.2.1 Về quy mô Các TĐKT có quy rất lớn về vốn, lao động, doanh thu và thị trường. Trong tập đoàn, vốn được tập trung từ nhiều nguồn khác nhau, được bảo toàn và phát triển không ngừng, đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn cho tập đoàn. Các TĐKT trên thế giới có hai con đường cơ bản để tạo vốn, đó là: tự tạo vốn theo con đường hướng nội là chủ yếu bằng cách tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế mà nguồn vốn chủ yếu là vốn Nhà nước và tạo vốn theo con đường hướng ngoại là thu hút đầu tư thông qua các dự án đầu tư nước ngoài, liên doanh, liên kết, phát hành cổ phiếu và vốn vay nước ngoài. Với số vốn lớn, tập đoàn có khả năng chi phối và cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Trị giá vốn cổ phiếu của tập đoàn General Electric năm 2007 là hơn 500 tỷ USD, tập đoàn Coca Cola là gần 300 tỷ USD. Nhờ ưu thế về vốn, các tập đoàn có khả năng mở rộng nhanh chóng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm,... do đó có điều kiện thuận lợi để tăng doanh thu và mở rộng thị trường. Chẳng hạn như vào năm 2007 tập đoàn Ford đã đạt doanh thu 280 tỷ USD, tập đoàn Philipmorit đạt 190 tỷ USD. Ngoài ra, nhờ có lợi thế về vốn, doanh thu và thị trường mà các TĐKT thường thu hút được một lượng lớn về lao động. Lực lượng lao động trong các tập đoàn không những lớn về số lượng mà còn có chất lượng cao, được tuyển chọn và đào tạo rất nghiêm ngặt (Các TĐKT ở Mỹ có từ 34.500 - 450.000 lao động) [19]. 1.1.2.2 Về phạm vi hoạt động 7 Phạm vi hoạt động của tập đoàn rất rộng, không chỉ ở phạm vi lãnh thổ một quốc gia mà còn ở nhiều nước thậm chí trên toàn cầu. Thực hiện chiến lược cạnh tranh, chiếm lĩnh và khai thác thị trường quốc tế, các tập đoàn đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra nhiều quốc gia, tăng cường hợp tác và liên kết quốc tế, do đó các tập đoàn kinh tế thường có đến hàng trăm, hàng nghìn chi nhánh trên thế giới. 1.1.2.3 Về ngành và lĩnh vực hoạt động Các TĐKT thường hoạt động đa ngành, trên nhiều lĩnh vực nhằm phân tán rủi ro, tận dụng trang thiết bị để dễ dàng ứng phó với những thay đổi nhanh chóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật và thị trường. Mỗi ngành đều có định hướng ngành chủ đạo, lĩnh vực đầu tư mũi nhọn với những sản phẩm đặc trưng của tập đoàn. Ví dụ như tập đoàn General Motor là một tập đoàn đa quốc gia, đa ngành lớn nhất nước Mỹ nhưng trong đó sản xuất ôtô vẫn là ngành chính (chiếm 80 - 90% tổng doanh thu). Bên cạnh lĩnh vực sản suất hoặc thương mại các tập đoàn kinh tế mở rộng các hoạt động sang lĩnh vực khác như: Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm, Nghiên cứu khoa học.... Hay tập đoàn Petronas của Malaysia ngoài các hoạt động liên quan đến dầu khí còn hoạt động kinh doanh bất động sản, siêu thị, vui chơi giải trí và cả đào tạo nguồn nhân lực. 1.1.2.4 Về cấu trúc và tổ chức Về cấu trúc - tổ chức, hầu hết các TĐKT là một tổ hợp các công ty bao gồm Công ty mẹ và các công ty con, cháu (phần lớn mang họ của Công ty mẹ). Công ty mẹ sở hữu phần lớn số lượng vốn cổ phần trong các công ty con, cháu và chi phối chúng về mặt tài chính, chiến lược phát triển; tạo thành một khối cấu trúc như các vệ tinh xoay quanh hạt nhân. Đồng thời, do trình độ phát triển cao của thị trường tài chính, các công ty con cũng nắm giữ cổ phiếu của nhau và chi phối nhau tạo nên sự phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau. 8 Như vậy, sở hữu vốn của TĐKT là sở hữu vốn hỗn hợp nhưng sẽ có một chủ là công ty mẹ đóng vai trò khống chế, chi phối về tài chính, “hệ thống thần kinh” của tập đoàn. Dạng phổ biến của TĐKT là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và nhìn chung các công ty con, cháu vẫn có tư cách pháp nhân. 1.2 Phân loại tập đoàn kinh tế Hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới, người ta phân chia TĐKT thành nhiều loại hình tổ chức khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau. 1.2.1 Căn cứ vào phƣơng thức hình thành và nguyên tắc tổ chức Nếu căn cứ vào phương thức hình thành và các nguyên tắc tổ chức thì sự phong phú và đa dạng của các TĐKT có thể khái quát thành ba loại hình tổ chức sau: Loại thứ nhất, bao gồm những TĐKT được thành lập trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ trong một tổ chức kinh tế “liên kết cứng”; các công ty thành viên kết hợp trong một tổ chức thống nhất và mất đi tính độc lập tài chính, sản xuất và thương mại. Những TĐKT này được cấu tạo dưới dạng đa sở hữu theo kiểu công ty cổ phần với sự góp vốn của nhiều chủ sở hữu khác nhau. Các công ty thành viên hoạt động trong cùng một ngành hoặc có liên quan với nhau về chu kỳ sản xuất, công nghệ; bổ sung cho nhau trong các quá trình gia công chế biến sản phẩm mang tính liên tục và thống nhất của toàn tập đoàn. Loại thứ hai, hình thành theo nguyên tắc liên kết kinh tế thông qua những Hiệp ước hoặc hợp đồng kinh tế “liên kết mềm”. Các công ty thành viên ký hợp đồng thoả thuận với nhau về những nguyên tắc chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: Xác định quy mô sản xuất, hợp tác nghiên cứu và trao đổi bằng phát minh sáng chế kỹ thuật; quy định giá cả và thị trường tiêu thụ…. Trong cơ cấu tổ chức thường có Ban quản trị chung điều hành các 9 hoạt động phối hợp của tập đoàn theo một đường lối chung thống nhất, nhưng các công ty thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập về tổ chức, sản xuất và thương mại của mình. Tuy nhiên hiện nay những TĐKT dạng này đang là đối tượng điều chỉnh của đạo luật Chống độc quyền và hạn chế cạnh tranh ở rất nhiều quốc gia như: quy định về chống bán phá giá (Anti-dumping, Mỹ); chế định về chống hạn chế cạnh tranh (Anti-Trust, EC). Loại thứ ba, hình thành trên cơ sở xác lập sự thống nhất về tài chính và sự kiểm soát tài chính. Các công ty thành viên ký kết các hiệp định về tài chính để hình thành một công ty gọi là Holding Company. Công ty này trở thành công ty mẹ của tập đoàn và được coi là hình thức phát triển cao của TĐKT. Trong tập đoàn, các công ty không chỉ thống nhất các hoạt động, các lĩnh vực mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác từ tài chính tới các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ khác nhau [13]. 1.2.2 Căn cứ vào trình độ liên kết và hình thức biểu hiện 1.2.2.1 Cartel (Cácten) Đây là hình thức TĐKT giữa các công ty trong một ngành, một lĩnh vực kinh doanh. Các công ty này có mức độ sản xuất hoặc thương mại, dịch vụ giống nhau và thường xuyên cạnh tranh với nhau; cuối cùng đi đến ký kết hợp đồng nhằm thỏa thuận kinh tế với mục đích hạn chế cạnh tranh. Trong Cartel, các công ty này vẫn giữ nguyên tính độc lập về mặt pháp lý, còn tính độc lập về kinh tế sẽ được điều chỉnh bằng hợp đồng đã ký kết; chẳng hạn như: thống nhất về giá cả, phân chia thị trường, các chuẩn mực hàng hoá, chuyên môn hoá sản phẩm…. Đây là hình thức TĐKT có trình độ liên kết kinh tế thấp nhất. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, Cartel thường dẫn đến độc quyền và hạn chế cạnh tranh, do đó sẽ là đối tượng của Chính phủ nhiều nước ngăn cấm. 10 1.2.2.2 Syndicate (Xanhđica) Thực chất, đây là một dạng đặc biệt của Cartel; điểm khác biệt căn bản là trong tập đoàn dạng Syndicate có một văn phòng thương mại chung do một ban quản trị điều hành và tất cảc các công ty phải tiêu thụ hàng hoá của họ thông qua kênh này. Như vậy các doanh nghiệp thành viên giữ vững tính độc lập về sản xuất nhưng hoàn toàn mất tính độc lập về thương mại. Tính liên kết của dạng tập đoàn này chỉ được thực hiện ở khâu tiêu thụ sản phẩm. 1.2.2.3 Trust (Tờrớt) Đây là một hình thức TĐKT không chỉ có l
Luận văn liên quan