Luận văn Hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Từ lâu, hợp đồng đã trở thành một công cụ pháp lý để xác lập quan hệ của các chủ thể phát sinh từ các giao lưu dân sự, kinh tế. Chúng ta đều biết rằng, nhu cầu của các tổ chức và cá nhân trong đời sống xã hội vô cùng đa dạng và phong phú. Để đáp ứng nhu cầu đó, con người phảiquan hệ với nhau thông qua các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, vật phẩm. Công việc của các bên được thực hiện thông qua những cam kết đó là hợp đồng. Như vậy, hợp đồng thể hiện trong hầu hết các quan hệ mua bán củacác bên trong nhiều lĩnh vực như dân sự, kinh tế, nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, việc áp dụng những giao dịch, cũng như các nhu cầu về vận dụng pháp luật của nhà nước để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng cũng như giải quyết những tranh chấp liên quan đến hợp đồng là hết sức cần thiết. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, khi mà các quan hệ dân sự kinh tế càng trở nên phức tạp và trong điều kiệnnước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì yêu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Điều này đã đượcminh chứng trong chính các quy định của nhiều văn bản pháp luật, như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Bộ luật Hàng hải Việt Nam. Riêng Bộ luật Dân sự bao gồm 215 điều quy định về hợp đồng dân sự trên tổng số 777 điều luật, chúng ta có thể thấy được tính phức tạp, đa dạng cũng như mức độ quan trọng của quan hệ hợp đồng. Ngoài ra, Bộ luật Dân sự còn chứa đựng rất nhiều quy địnhcó liên quan đến hợp đồng. Tuy hợp đồng là sự thỏa thuận tự nguyện của các bênnhưng để sự tự nguyện đó không không ảnh hưởng tới lợi ích của người khác và lợi ích của cộng đồng thì cần thiết có sự điều chỉnh của pháp luật. Trải qua các thời kỳ kinh tế ư xã hội, pháp luật vềhợp đồng của Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Trong thời kỳ kinh tế tập trung (trước năm 1986) 2 vấn đề hợp đồng chủ yếu mang tính hành chính mà tậptrung nhiều và biểu hiện rõ nét đó là các hợp đồng theo chỉ tiêu pháp lệnh mà không thể hiện đúng bản chất của hợp đồng. Sự ra đời của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, Pháp lệnh Hợp đồng dân sự, Bộ luật Dân sự năm 1995 và đặc biệt sự ra đời Bộ luật Dân sựnăm 2005, chế định hợp đồng đã được hoàn thiện ở một mức độ cơ bản. Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2005 có nhiều quy định mới tiến bộ về hợp đồng nhưng việc áp dụng trong thực tế đang bộc lộ những điểm bất cập, những thiếu sót hạn chế. Thực tế đó đã đặt ra nhu cầu phải nghiên cứu làm rõ các quy định mới của Bộ luật dân sự 2005 liên quan đến hợp đồng; đánh giá sự tác động của chúng đến thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng, phát hiện những quy định bất hợp lý và từ đó đề xuất khắc phục nhằm nâng caohiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ hợp đồng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường Xuất phát từ lý do như vậy mà học viên đã chọn đề tài: "Hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật họ