Danh ngôn Trung Quốc có câu: "Phụ nữ đỡ nửa bầu trời". Sự đúc kết
đó đã nói lên vai trò đặc biệt quan trọng, không thểthiếu của người phụnữ
trong xã hội. Lẽtất yếu, vai trò xã hội đòi hỏi vịtrí xã hội tương ứng. Tuy
nhiên, hàng ngàn năm nay, ởkhắp nơi trên thếgiới, phụnữvẫn phải chịu
những thiệt thòi vềmặt vịtrí xã hội so với nam giới. Điều đó đặc biệt thểhiện
ởsựbất bình đẳng với phụnữtrong việc hưởng thụcác quyền chính trị.
Cuộc đấu tranh cho vịthếbình đẳng của phụnữso với nam giới xuất
phát từnghịch lý kểtrên, bắt đầu từbuổi bình minh của chế độphụquyền.
Phát triển từthấp đến cao, từtựphát đến tựgiác, cho đến ngày nay, đấu tranh
cho vịthếbình đẳng của phụnữvới nam giới, trong đó đặc biệt là quyền
chính trịcủa phụnữ, đã không còn là vấn đềriêng biệt của mỗi quốc gia, mà
đã trởthành mối quan tâm chung của toàn nhân loại và được thểchếhóa
trong nhiều công ước quốc tếvềquyền con người.
ỞViệt Nam hiện nay, phụnữchiếm 50,8% dân sốvà 48% lực lượng
lao động xã hội. Phụnữnước ta trước đây đã có những đóng góp hết sức to
lớn vào công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm giành và giữgìn độc lập, xây
dựng Tổquốc. Trong sựnghiệp Đổi mới hiện nay, phụnữViệt Nam vẫn luôn
sát cánh cùng nam giới phấn đấu vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh"và có những đóng góp đáng kểtrong các lĩnh
vực xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định xã hội cũng nhưnhững
cống hiến xuất sắc trong việc chăm lo xây dựng gia đình, nuôi dưỡng các thế
hệcông dân tương lai của đất nước. Không những vậy, nhiều phụnữcòn
mang lại những vinh quang lớn cho đất nước trong các lĩnh vực văn hóa, giáo
dục, khoa học, nghệthuật, thểthao.
2
Nhận thức rõ vịtrí và vai trò quan trọng của người phụnữtrong xã
hội nên ngay từkhi nước nhà mới giành được độc lập, các quyền của công
dân nói chung và quyền của phụnữnói riêng đã được pháp luật Việt Nam ghi
nhận và khẳng định, trong đó có các quyền bình đẳng vềchính trịcủa phụ
nữ. Điều đó đã tạo điều kiện căn bản cho phụnữtham gia tích cực và hiệu
quảvào các hoạt động kinh tế, xã hội và đóng góp vào sựnghiệp xây dựng và
bảo vệTổquốc. Từkhi đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phụnữtham gia ngày càng nhiều và hiệu quả
hơn vào lĩnh vực chính trị; nhờvậy, phụnữViệt Nam ngày càng có nhiều cơ
hội và nhiều đại diện tham gia vào hệthống chính trị, cũng nhưvào việc đề
xuất, hoạch định, thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật
của Nhà nước. Xét chung trên toàn thếgiới và khu vực, Việt Nam là quốc gia
được đánh giá cao vềmức độbảo đảm quyền bình đẳng vềchính trịcủa phụ
nữ, thểhiện ởtỷlệ đại biểu nữtrong Quốc hội ởmức tương đối cao.
Mặc dù vậy, trên thực tế ởViệt Nam, quyền bình đẳng vềchính trịcủa
phụnữvẫn chưa được bảo đảm một cách tương xứng so với vai trò và khả
năng của phụnữtrong xã hội. Điều đó thểhiện ởchỗvẫn còn khoảng cách
lớn giữa tỷlệ đại biểu nữvà nam trong các cơquan dân cử(Quốc hội, Hội
đồng nhân dân các cấp) và sốlượng hạn chếphụnữnắm giữcác vịtrí then
chốt có quyền ra quyết định trong các cơquan của hệthống chính trị(xem
phụlục 1 đến phụlục 7). Đơn cử, mặc dù ởmức cao trên thếgiới, song tỷlệ
đại biểu Quốc hội nữkhóa XI mới chỉ đạt 27,3%, tỷlệ đại biểu nữ ởHội đồng
nhân dân cấp xã nhiệm kỳ(2004-2007) là 20,1% [17, tr. 3-5]. Rõ ràng, tỷlệ
đại biểu nữhiện nay chưa thể đáp ứng đầy đủyêu cầu là đại diện giới mình
trong việc xây dựng và hoạch định chính sách, pháp luật liên quan đến việc
giải quyết các quyền lợi chính đáng cho phụnữ.
Thực tếkểtrên đặt ra nhu cầu cấp thiết phải nghiên cứu tìm ra các
giải pháp tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện quyền bình đẳng của phụnữtrên
3
lĩnh vực chính trị, qua đó giúp phụnữtham gia và đóng góp ngày càng hiệu
quảhơn vào sựnghiệp xây dựng và phát triển của đất nước, cũng nhưbảo
đảm thực hiện các cam kết quốc tếcó liên quan của Nhà nước ta, mà một
trong những hướng tiếp cận cơbản là hoàn thiện hệthống các quy định pháp
luật trên lĩnh vực này. Vì vậy, tác giảchọn đềtài: "Hoàn thiện pháp luật về
quyền chính trịcủa phụnữ ởViệt Nam hiện nay"làm đềtài luận văn thạc sĩ
chuyên ngành lý luận và lịch sửnhà nước và pháp luật tại Học viện Chính trị
quốc gia HồChí Minh.
127 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3361 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Danh ngôn Trung Quốc có câu: "Phụ nữ đỡ nửa bầu trời". Sự đúc kết
đó đã nói lên vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu của người phụ nữ
trong xã hội. Lẽ tất yếu, vai trò xã hội đòi hỏi vị trí xã hội tương ứng. Tuy
nhiên, hàng ngàn năm nay, ở khắp nơi trên thế giới, phụ nữ vẫn phải chịu
những thiệt thòi về mặt vị trí xã hội so với nam giới. Điều đó đặc biệt thể hiện
ở sự bất bình đẳng với phụ nữ trong việc hưởng thụ các quyền chính trị.
Cuộc đấu tranh cho vị thế bình đẳng của phụ nữ so với nam giới xuất
phát từ nghịch lý kể trên, bắt đầu từ buổi bình minh của chế độ phụ quyền.
Phát triển từ thấp đến cao, từ tự phát đến tự giác, cho đến ngày nay, đấu tranh
cho vị thế bình đẳng của phụ nữ với nam giới, trong đó đặc biệt là quyền
chính trị của phụ nữ, đã không còn là vấn đề riêng biệt của mỗi quốc gia, mà
đã trở thành mối quan tâm chung của toàn nhân loại và được thể chế hóa
trong nhiều công ước quốc tế về quyền con người.
Ở Việt Nam hiện nay, phụ nữ chiếm 50,8% dân số và 48% lực lượng
lao động xã hội. Phụ nữ nước ta trước đây đã có những đóng góp hết sức to
lớn vào công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm giành và giữ gìn độc lập, xây
dựng Tổ quốc. Trong sự nghiệp Đổi mới hiện nay, phụ nữ Việt Nam vẫn luôn
sát cánh cùng nam giới phấn đấu vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh" và có những đóng góp đáng kể trong các lĩnh
vực xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định xã hội cũng như những
cống hiến xuất sắc trong việc chăm lo xây dựng gia đình, nuôi dưỡng các thế
hệ công dân tương lai của đất nước. Không những vậy, nhiều phụ nữ còn
mang lại những vinh quang lớn cho đất nước trong các lĩnh vực văn hóa, giáo
dục, khoa học, nghệ thuật, thể thao.
2
Nhận thức rõ vị trí và vai trò quan trọng của người phụ nữ trong xã
hội nên ngay từ khi nước nhà mới giành được độc lập, các quyền của công
dân nói chung và quyền của phụ nữ nói riêng đã được pháp luật Việt Nam ghi
nhận và khẳng định, trong đó có các quyền bình đẳng về chính trị của phụ
nữ... Điều đó đã tạo điều kiện căn bản cho phụ nữ tham gia tích cực và hiệu
quả vào các hoạt động kinh tế, xã hội và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Từ khi đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều và hiệu quả
hơn vào lĩnh vực chính trị; nhờ vậy, phụ nữ Việt Nam ngày càng có nhiều cơ
hội và nhiều đại diện tham gia vào hệ thống chính trị, cũng như vào việc đề
xuất, hoạch định, thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật
của Nhà nước. Xét chung trên toàn thế giới và khu vực, Việt Nam là quốc gia
được đánh giá cao về mức độ bảo đảm quyền bình đẳng về chính trị của phụ
nữ, thể hiện ở tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội ở mức tương đối cao.
Mặc dù vậy, trên thực tế ở Việt Nam, quyền bình đẳng về chính trị của
phụ nữ vẫn chưa được bảo đảm một cách tương xứng so với vai trò và khả
năng của phụ nữ trong xã hội. Điều đó thể hiện ở chỗ vẫn còn khoảng cách
lớn giữa tỷ lệ đại biểu nữ và nam trong các cơ quan dân cử (Quốc hội, Hội
đồng nhân dân các cấp) và số lượng hạn chế phụ nữ nắm giữ các vị trí then
chốt có quyền ra quyết định trong các cơ quan của hệ thống chính trị (xem
phụ lục 1 đến phụ lục 7). Đơn cử, mặc dù ở mức cao trên thế giới, song tỷ lệ
đại biểu Quốc hội nữ khóa XI mới chỉ đạt 27,3%, tỷ lệ đại biểu nữ ở Hội đồng
nhân dân cấp xã nhiệm kỳ (2004-2007) là 20,1% [17, tr. 3-5]. Rõ ràng, tỷ lệ
đại biểu nữ hiện nay chưa thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu là đại diện giới mình
trong việc xây dựng và hoạch định chính sách, pháp luật liên quan đến việc
giải quyết các quyền lợi chính đáng cho phụ nữ.
Thực tế kể trên đặt ra nhu cầu cấp thiết phải nghiên cứu tìm ra các
giải pháp tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trên
3
lĩnh vực chính trị, qua đó giúp phụ nữ tham gia và đóng góp ngày càng hiệu
quả hơn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước, cũng như bảo
đảm thực hiện các cam kết quốc tế có liên quan của Nhà nước ta, mà một
trong những hướng tiếp cận cơ bản là hoàn thiện hệ thống các quy định pháp
luật trên lĩnh vực này. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: "Hoàn thiện pháp luật về
quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ
chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật tại Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm gần đây, đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu
xoay quanh vấn đề quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam, tiếp cận từ nhiều
khía cạnh như quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia vào quản lý nhà nước và
các tổ chức xã hội của phụ nữ... Tiêu biểu trong đó có thể kể như:"Quyền bầu
cử và ứng cử của công dân trong chế độ ta" của Đàm Văn Hiếu (Tạp chí Luật
học, số 3, 1975; "Công ước về việc loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối
với phụ nữ" của TS. Ngô Bá Thành (Tạp chí Luật học, số 2, 1982); "Phụ nữ:
những ưu ái và thiệt thòi- nhìn từ góc độ xã hội, pháp lý" của TS. Hoàng Thị
Kim Quế (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9, 2003); "Về một số vấn đề công
tác cán bộ nữ trong tình hình mới (Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị
37-CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII)" của Hà Thị Khiết
(Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 3, 2004); "Quyền chính trị của phụ nữ trong
Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trong pháp
luật Việt Nam" của TS. Nguyễn Văn Mạnh; "Công ước của Liên hợp quốc và
pháp luật Việt Nam về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ" của Viện Nghiên
cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp. Riêng cuốn sách: "Vai trò của nữ cán bộ
quản lý nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của TS. Võ
Thị Mai đề cập kỹ hơn, sâu hơn về một phần nội dung của đề tài đó là phụ nữ
tham gia vào quản lý nhà nước.
4
Tuy các bài viết, công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến một số nội
dung liên quan đến đề tài luận văn, nhưng đều chưa nghiên cứu một cách hệ
thống cơ sở lý luận cũng như các quy phạm pháp luật và những giải pháp cụ
thể góp phần hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ. Đề tài:
"Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay" là
công trình khoa học độc lập, không trùng lắp với các công trình nêu trên,
nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật và thực
hiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ và đề xuất các giải pháp hoàn
thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay. Trong quá
trình nghiên cứu những nội dung của đề tài, tác giả có kế thừa, tham khảo kết
quả nghiên cứu ở các công trình khoa học nêu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích của luận văn là đề xuất những phương hướng, giải pháp
hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ, phù hợp với hoàn cảnh
thực tiễn của nước ta và các chuẩn mực quốc tế có liên quan mà Nhà nước ta
đã cam kết thực hiện.
- Để thực hiện được mục đích trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm
vụ sau:
(1) Phân tích khái quát cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về
quyền chính trị của phụ nữ để làm tiền đề đánh giá và đề xuất các giải pháp
hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ.
(2)Tập hợp và phân tích hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành
liên quan đến việc bảo đảm quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam;
(3) Trên cơ sở những nhiệm vụ (1) và (2), chỉ ra những thành tựu và
hạn chế của pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở
Việt Nam và đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
về quyền chính trị của phụ nữ trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền
cũng như xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
5
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn
Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam là một
vấn đề có phạm vi rộng, không chỉ liên quan đến pháp luật, mà còn gắn liền
với nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, xã hội và văn hóa. Tuy nhiên, với khuôn
khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu về hệ thống các
quy phạm pháp luật liên quan đến việc bảo đảm các quyền chính trị cơ bản
của phụ nữ ở Việt Nam, trong đó tập trung vào các quyền bầu cử và ứng cử
vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; quyền tham gia quản lý nhà
nước, xã hội và quyền tham gia các tổ chức chính trị - xã hội.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về Nhà nước và pháp luật trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là đường lối, chủ
trương đổi mới của Đảng về nhận thức chính trị, về quyền chính trị của phụ
nữ trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Các phương pháp cụ thể mà tác giả sử dụng để nghiên cứu đề tài bao
gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh, thống kê...
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
So sánh với các công trình khoa học khác trực tiếp hoặc gián tiếp liên
quan đến vấn đề về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam, luận văn có một
số đóng góp mới về khoa học như sau:
- Về cách tiếp cận: Luận văn lần đầu tiên tiếp cận nghiên cứu về quyền
chính trị của phụ nữ ở Việt Nam thông qua việc gắn các quy định pháp luật có
liên quan với vấn đề bình đẳng giới và quyền của phụ nữ trong pháp luật quốc tế.
- Về nội dung: Trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn pháp
lý có liên quan và các điều kiện tác động về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa
ở Việt Nam, luận văn lần đầu tiên khái quát hóa, phân tích và đánh giá một
6
cách có hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành về quyền chính trị của
phụ nữ ở Việt Nam cũng như việc thực hiện những quy định này trong thực
tế... Luận văn cũng đề xuất các phương hướng và luận chứng những giải pháp
cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam
hiện nay, nhất là sự cần thiết phải ban hành Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam,
trong đó có những quy định về sự bình đẳng trong lĩnh vực chính trị của phụ
nữ.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Với kết quả luận văn đạt được, tác giả hy vọng sẽ góp phần làm sáng
tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật và tổ chức
thực hiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam trong thời
gian tới.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy về vấn đề liên quan đến quyền chính trị của phụ nữ trong các trường
đào tạo cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói riêng của Đảng và Nhà nước.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN CHÍNH TRỊ CỦA PHỤ NỮ
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CHÍNH TRỊ CỦA PHỤ NỮ VÀ PHÁP
LUẬT VỀ QUYỀN CHÍNH TRỊ CỦA PHỤ NỮ
Ngày nay quyền của phụ nữ tham gia hoạt động chính trị đã được tôn
trọng và thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Sự tham gia của họ vào đời
sống chính trị xuất phát từ giá trị phổ quát của quyền con người. Cũng như
nam giới, phụ nữ, với tư cách là con người, có quyền được hưởng tất cả các
quyền mà "tạo hóa đã ban cho họ" và quyền tham gia đời sống chính trị - xã
hội. Nhưng tất cả những quyền đó chỉ thực sự có ý nghĩa và trở thành hiện
thực khi chúng được bảo đảm bằng pháp luật. Nói cách khác, quyền chính trị
của phụ nữ sẽ được hiện thực hóa khi chúng được thể chế hóa trong pháp luật
và bảo đảm cho các quy định của pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ
được thực hiện trong thực tế. Như vậy, để nghiên cứu đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ trước hết phải
nghiên cứu cơ sở lý luận về quyền chính trị và pháp luật về quyền chính trị của
phụ nữ.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm quyền chính trị của phụ nữ
1.1.1.1. Khái niệm quyền chính trị và quyền chính trị của phụ nữ
Để làm rõ khái niệm về quyền chính trị của phụ nữ, trước hết cần phải
làm rõ các khái niệm chính trị, quyền chính trị.
Chính trị là một khái niệm vừa phản ánh quy luật phát triển của lịch
sử, vừa mang tính triết học sâu sắc. Xét từ góc độ khoa học lịch sử, chính trị
luôn là nội dung bao hàm trong mọi cuộc đấu tranh giai cấp, gắn liền với quá
8
trình hình thành và phát triển của nhà nước và xã hội. Cả C.Mác và Ph.Ăngghen
đều cho rằng lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến nay chỉ là lịch sử
đấu tranh giai cấp [21, tr. 596-597]. Do vậy, chính trị không tách rời khỏi lịch
sử phát triển của mọi xã hội và đấu tranh giai cấp. Xét từ góc độ triết học,
chính trị được cho là sự tham gia vào các công việc của Nhà nước, việc quy
định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước. Lĩnh vực
chính trị bao hàm các vấn đề chế độ nhà nước, quản lý đất nước, lãnh đạo các
giai cấp, vấn đề đấu tranh đảng phái, v.v... [35, tr. 161]. Nói cách khác, nói đến
chính trị là nói đến quyền lực nhà nước. Từ phân tích trên, xét ở góc độ chung
nhất, có thể thấy chính trị thực chất là quan hệ giữa các giai cấp, trong đó chủ
yếu là quan hệ giữa giai cấp cầm quyền với các giai cấp khác trong xã hội mà
nội dung của quan hệ đó là vấn đề chính quyền thuộc về ai, của ai và vì ai.
Xét ở góc độ riêng, chính trị chỉ thực sự có nghĩa khi nó được hiện thực hóa
gắn với chủ thể là con người, là giai cấp cụ thể. Và khi nói đến con người thì
không thể không gắn đến quyền. Quyền ở đây không mang nghĩa là vương
quyền hay thần quyền, mà là quyền vốn có và tự nhiên của mỗi con người,
không phải do bất kỳ ai hoặc thế lực nào ban phát. Sự kết hợp giữa nội dung
của chính trị với bản chất của quyền con người chính là cơ sở dẫn đến sự thừa
nhận về quyền chính trị.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quyền chính trị. Trong giáo trình đại
cương phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy của trường Waynesboro ở
bang Pennsylvania (Mỹ), quyền chính trị được định nghĩa một cách đơn giản: là
những yêu cầu pháp lý của công dân được tham gia trong chính quyền và được
đối xử công bằng [53]. Giáo trình này cũng chỉ rõ, quyền chính trị bao gồm
quyền được bỏ phiếu, khởi kiện, họp và tham gia cơ quan nhà nước.
Từ định nghĩa trên, có thể thấy quyền chính trị trước hết là một quyền
pháp lý, được thừa nhận và bảo vệ bằng pháp luật. Bên cạnh đó, theo định
nghĩa này, quyền chính trị gắn và chỉ gắn với những cá nhân có tư cách công
9
dân; những người không có quốc tịch, nhập cư bất hợp pháp, người nước
ngoài cư trú và làm việc trên lãnh thổ nước khác, người tỵ nạn... sẽ không có
hoặc chỉ được hưởng một cách hạn chế các quyền chính trị, đặc biệt là không
được hưởng "quyền được bỏ phiếu, khởi kiện, họp và tham gia cơ quan nhà
nước".
Từ điển Luật học Mỹ (Black Law Dictionary) định nghĩa, quyền chính
trị: "Là những quyền có thể được thực hiện trong quá trình thành lập hay
quản lý chính quyền. Các quyền của công dân được xác lập hoặc công nhận
bởi Hiến pháp dành cho họ quyền tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc
thành lập hoặc trong quản lý chính quyền" [51, tr. 1159]. Định nghĩa này
khẳng định chắc chắn thêm về mặt pháp lý đối với quyền chính trị, vì trước
tiên, nó là "quyền của công dân" và sau đó là, "được xác lập hoặc công nhận
bởi Hiến pháp". Tuy nhiên, phạm vi quyền chính trị ở đây lại tương đối hẹp,
vì nó chỉ bao gồm "quyền tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc thành
lập hoặc trong quản lý chính quyền".
Một định nghĩa khác trong Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Từ điển
Bách khoa của Việt Nam ấn hành năm 1999 cho rằng, quyền chính trị là quyền
tham gia quản lý nhà nước của công dân. Đó là quyền quan trọng nhất của công
dân, bảo đảm cho công dân thực hiện quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội
được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như công dân có quyền bầu cử,
quyền ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước. Nhân dân có quyền đóng
góp ý kiến vào việc xác định các chính sách để xây dựng và phát triển mọi
mặt kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, đối nội, đối ngoại của đất
nước. Nhân dân có quyền tham gia xây dựng pháp luật, tham gia giám sát
hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, kiến nghị với cơ
quan nhà nước biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý [40, tr. 415].
So với hai định nghĩa trên, định nghĩa này khá sâu sắc và toàn diện, thể hiện
được vị trí quan trọng và nội dung cụ thể của quyền chính trị trong số các
10
quyền con người. Tuy nhiên, nó lại "bỏ quên" một vấn đề có ý nghĩa then chốt
mà có thể bảo đảm cho quyền chính trị được thực hiện trong thực tiễn, đó là
vấn đề quyền chính trị phải được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật. Bất kỳ
quyền con người nào muốn được thực hiện phải được quy định trong pháp
luật và bảo đảm cho các quy định đó được thực hiện trên thực tế.
Từ những định nghĩa trên đây, có thể rút ra một khái niệm chung về
quyền chính trị như sau:
Quyền chính trị là một trong những quyền quan trọng nhất của công
dân, được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ; nó xác lập năng lực pháp lý của
công dân trong việc tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quản lý nhà nước,
quản lý xã hội.
Như vậy, khái niệm này cho thấy, thực hiện quyền chính trị là phải
bảo đảm được hai nội dung sau:
Thứ nhất, công dân tham gia trực tiếp vào quản lý nhà nước và quản
lý xã hội.
Thứ hai, công dân tham gia gián tiếp vào quản lý nhà nước và quản lý
xã hội.
Tăng cường sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của công dân vào
quản lý nhà nước và xã hội chính là tăng cường chế độ dân chủ trong xã hội,
bảo đảm sự tham gia rộng rãi của mọi giới, không có bất cứ sự phân biệt đối
xử nào. Trực tiếp tham gia quản lý nhà nước và xã hội là việc người dân trực
tiếp đảm nhận các cương vị trong bộ máy chính quyền nhà nước, các tổ chức
xã hội, đồng thời cũng là người trực tiếp thực hiện các chính sách và pháp luật
của nhà nước. Còn gián tiếp tham gia quản lý nhà nước và xã hội là việc
người dân thông qua các cơ quan đại diện của Nhà nước, tổ chức xã hội để
bày tỏ ý kiến, quan điểm vào việc xây dựng và hoạch định chính sách, pháp
luật.
11
Bảo đảm thực hiện quyền chính trị của công dân qua hai nội dung trên
cũng chính là thực hiện tốt phương thức: "dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra". Dân ở đây bao gồm cả nam và nữ. Vì thế phụ nữ cũng là chủ thể
của phương thức trên và cũng có quyền chính trị.
Vậy quyền chính trị của phụ nữ là gì? Thực tế, theo khái niệm quyền
chính trị nêu trên, đối tượng hưởng thụ quyền là công dân, tức bao gồm tất cả
những người có quốc tịch của một quốc gia, không phân biệt giới tính và tuổi
tác, thì nội hàm của quyền chính trị của phụ nữ cũng chính là nội hàm của
khái niệm quyền chính trị nói chung. Tuy nhiên, xuất phát từ góc độ bình
đẳng giới và quyền con người của phụ nữ, có thể rút ra một khái niệm về
quyền chính trị của phụ nữ như sau:
Quyền chính trị của phụ nữ là một trong những quyền con người quan
trọng nhất của phụ nữ, được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ; nó xác lập năng
lực pháp lý bình đẳng của phụ nữ với nam giới trong việc tham gia trực tiếp
hoặc gián tiếp vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
1.1.1.2. Đặc điểm của quyền chính trị của phụ nữ
Xem xét quyền chính trị của phụ nữ trong mối tương quan với các
quyền khác trong hệ thống các quyền con người, cũng như trong sự phát triển
chung của mọi xã hội, có thể rút ra ba đặc điểm của quyền chính trị của phụ
nữ như sau:
- Quyền chính trị của phụ nữ là yếu tố xác lập vị thế pháp lý bình
đẳng của phụ nữ với nam giới trong đời sống chính trị - xã hội.
Khi xem xét quyền chính trị của phụ nữ, không thể không nhìn từ
góc độ bình đẳng giới và pháp luật. Việc bảo đảm quyền chính trị là cơ sở để
xác lập địa vị pháp lý bình đẳng của người phụ nữ với nam giới, bởi chỉ
thông qua đó, phụ nữ mới được tham gia vào quá trình ra nh