Phù hợp với nguyên tắc ở đâu có hoạt động quản lý hành chính nhà nước thì ở đó có thanh tra. Thanh tra luôn gắn liền với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nên sự xuất hiện của hoạt động quản lý hành chính nhà nước theo ngành, lĩnh vực đã tất yếu dẫn đến sự ra đời của một loại hình thanh tra đó là thanh tra chuyên ngành.
Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho thanh tra chuyên ngành, Nhà nước cần ban hành những quy định về tổ chức cũng như hoạt động của thanh tra chuyên ngành. Hiện nay, văn bản quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành ở nước ta là Luật Thanh tra năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, những quy định pháp luật về thanh tra chuyên ngành đã bộc lộ những bất cập, không phù hợp với thực tiễn làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thanh tra chuyên ngành. Làm cho thanh tra chuyên ngành không phát huy được vai trò tích cực của mình trong quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có những giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành. Chính vì lý do trên mà chúng tôi chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
53 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4916 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phù hợp với nguyên tắc ở đâu có hoạt động quản lý hành chính nhà nước thì ở đó có thanh tra. Thanh tra luôn gắn liền với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nên sự xuất hiện của hoạt động quản lý hành chính nhà nước theo ngành, lĩnh vực đã tất yếu dẫn đến sự ra đời của một loại hình thanh tra đó là thanh tra chuyên ngành.
Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho thanh tra chuyên ngành, Nhà nước cần ban hành những quy định về tổ chức cũng như hoạt động của thanh tra chuyên ngành. Hiện nay, văn bản quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành ở nước ta là Luật Thanh tra năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, những quy định pháp luật về thanh tra chuyên ngành đã bộc lộ những bất cập, không phù hợp với thực tiễn làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thanh tra chuyên ngành. Làm cho thanh tra chuyên ngành không phát huy được vai trò tích cực của mình trong quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có những giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành. Chính vì lý do trên mà chúng tôi chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước tuy là một vấn đề mới mẻ nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước theo ngành, lĩnh vực. Cần phải có nhiều công trình nghiên cứu mới có thể giải quyết được một cách toàn diện nội dung của nó. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi chỉ nhằm giải quyết một cách tổng thể, toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước. Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành, từ đó đưa ra các một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước hiện nay.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của khóa luận chúng tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề: Khái niệm thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước; Thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước, đặc điểm, vai trò của thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước; Quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước ; thực trạng về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành hiện nay và những biện pháp hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước. Trong những nội dung nêu trên thì thực trạng về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật hiện hành là nội dung chúng tôi tập trung nghiên cứu sâu nhằm tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về mặt tổ chức cũng như hoạt động của thanh tra chuyên ngành từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước giai đoạn hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được hoàn thành trên cơ sở vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác Lênin và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Với nhiệm vụ nghiên cứu đã được xác định rõ ràng chúng tôi đã sử dụng riêng lẻ cũng như kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp quy nạp, diễn dịch, tư duy logic… nhằm làm sáng tỏ nội dung và phạm vi nghiên cứu đề tài .
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của khóa luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn là: góp phần đưa ra về khái niệm, đặc điểm, vai trò của thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước. Khẳng định thanh tra chuyên ngành là nội dung, là chức năng thiết yếu trong việc quản lý hành chính nhà nước theo ngành, lĩnh vực. Đồng thời đưa ra giải pháp cụ thể đổi mới pháp luật về thanh tra chuyên ngành đáp ứng nhu cầu hiện nay.
Kết cấu của luận văn
Luận văn được bố cục như sau: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước.
Chương II: Thực trạng tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước
Chương III: Phương hướng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước.
Việc nghiên cứu thấu đáo cũng như đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm từng bước hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước là yêu cầu bức xúc cho các nhà lập pháp hiện nay. Đây là công việc phức tạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Chúng tôi rất mong khóa luận của mình sẽ góp một phần nhỏ vào sự xem xét đó.
NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.1 Khái niệm chung về thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước
Quá trình lao động xã hội đòi hỏi sự quản lý nhà nước như một hiện tượng tất yếu. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước (hoạt động của cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp). Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là khái niệm chỉ hoạt động của hệ thống cơ quan hành pháp – cơ quan hành chính nhà nước. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước về tổng quan là một chu trình bao gồm các nội dung là đề ra các chủ trương, cơ chế chính sách, pháp luật, quyết định quản lý để tạo ra công cụ pháp lý cho hoạt động và khuôn khổ cho hành vi của các đối tượng chịu sự quản lý. Để xem xét, đánh giá kết quả những tác động này trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước cần có hoạt động thanh tra, kiểm tra để từ đó phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm của đối tượng bị quản lý đảm bảo mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng; nhiệm vụ, kế hoạch và pháp luật của Nhà nước. Hoạt động thanh tra, kiểm tra còn giúp phát hiện những sai sót, bất hợp lý của những kế hoạch, chính sách, pháp luật đang được triển khai để từ đó kiến nghị với các chủ thể quản lý hành chính nhà nước các biện pháp, cơ chế, chính sách quản lý phù hợp. Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng giúp phát hiện những đối tượng quản lý có thành tích tiêu biểu, thông qua đó biểu dương nhằm khích lệ tinh thần làm việc của những đối tượng quản lý này... Như vậy, Thanh tra giúp cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước luôn luôn được đổi mới, chất lượng hoạt động quản lý ngày được nâng cao. Từ những lý do trên đây có thể thấy, thanh tra là công cụ quan trọng và thiết yếu cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Sự ra đời của thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước là một nhu cầu tất yếu khách quan.
Xuất phát từ nhu cầu khách quan đó, pháp luật cần có những quy định cụ thể về hoạt động thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước như chủ thể, nội dung, hình thức, thủ tục…
Chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước theo quy định của Luật Thanh tra là cơ quan quản lý hành chính nhà nước (Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). Để giúp cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước cùng cấp này thực hiện hoạt động thanh tra nhà nước, các cơ quan thanh tra nhà nước đã được thành lập theo cấp hành chính và thành lập ở cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực (Điều 10 Luật Thanh tra năm 2004). Các cơ quan này tiến hành hoạt động thanh tra nhà nước với nội dung là kiểm tra các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước, trên cơ sở đó đưa ra kết luận chính thức về vụ việc thanh tra cũng như những kiến nghị, biện pháp xử lý phù hợp với quyền hạn của bộ máy thanhh tra theo quy định của pháp luật [7, tr36]. Hoạt động thanh tra phải được tiến hành dựa trên những quy định của pháp luật về thủ tục để tiến hành một cuộc thanh tra: căn cứ ra quyết định thanh tra, hình thức thực hiện cuộc thanh tra, các bước tiến hành hoạt động thanh tra, quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra, quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, biện pháp bảo đảm thực hiện quyết định thanh tra,... những quy định này của pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện hoạt động thanh tra đối với bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra được tiến hành một cách hiệu quả, bảo vệ quyền cũng như lợi ích chính đáng của đối tượng thanh tra tránh sự lạm quyền, lộng quyền hay không thực hiện đúng thẩm quyền của chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra.
Từ những quy định hiện hành về hoạt động này chúng ta có thể thấy hoạt động thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chuyên trách:
Mặc dù theo quy định của pháp luật chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước theo quy định của Luật Thanh tra là cơ quan quản lý hành chính nhà nước (Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nhưng các hoạt động thanh tra này không thể được tiến hành nếu không có sự tham gia của các cơ quan thanh tra nhà nước. Các cơ quan thanh tra nhà nước này được thành lập với chức năng tham mưu, giúp cho cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý của cơ quan đó đảm bảo việc thi hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực của quản lý hành chính nhà nước. Các cơ quan thanh tra nhà nước thực hiện chức năng của mình thông qua đội ngũ thanh tra viên có trình độ và năng lực quy định của pháp luật. Những thanh tra viên này là những công chức chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan Thanh tra nhà nước thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan Thanh tra nhà nước. Khi tiến hành thanh tra họ phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ thanh tra. Như vậy, có thể thấy hoạt động thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chuyên trách.
Thứ hai, thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, luôn gắn liền với quá trình quản lý hành chính nhà nước:
Điều này được giải thích bằng việc thanh tra ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của bản thân nhà nước và sự quản lý hành chính nhà nước. Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định nhà nước tự tiêu vong và kéo theo đó là thanh tra cũng sẽ không còn [6, tr51].
Là một chức năng, một công cụ của quản lý hành chính nhà nước, nên hoạt động Thanh tra nhà nước cũng mang tính quyền uy và mệnh lệnh. Quan hệ giữa chủ thể tiến hành thanh tra và đối tượng bị thanh tra là quan hệ quyền lực - phục tùng. Thể hiện qua việc được tiến hành nhân danh nhà nước, bởi nhà nước và bằng quyền lực Nhà nước. Hoạt động thanh tra Nhà nước chỉ do những cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành; các yêu cầu, kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra có tính bắt buộc phải thực hiện và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Tính quyền lực nhà nước là bảo đảm và là đặc điểm nổi bật của hoạt động thanh tra nhà nước so với hoạt động thanh tra khác là hoạt động thanh tra nhân dân. Bởi không giống như thanh tra Nhà nước, hoạt động thanh tra do các Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn hoặc các Ban thanh tra nhân dân ở các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh của nhà nước tiến hành. Đây là các tổ chức tự quản, khi thực hiện hoạt động thanh tra nếu phát hiện những việc làm trái pháp luật của đối tượng thanh tra, Ban thanh tra nhân dân chỉ có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước để xử lý. Như vậy, có thể thấy hoạt động thanh tra của Ban thanh tra nhân dân không mang tính quyền lực.
Thứ ba, Thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành một cách độc lập:
Mục đích chính là nhằm xác minh những sai phạm của đối tượng quản lý, cho nên hoạt động thanh tra nhà nước cuối cùng phải kết luận rõ đúng sai của các đối tượng này trong việc chấp hành pháp luật. Do đó, để hoạt động này thực sự có hiệu lực, hiệu quả, đòi hỏi hoạt động thanh tra phải được tiến hành một cách độc lập theo đúng thủ tục do pháp luật quy định, bao gồm các quy định về việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, ra quyết định thanh tra, ra kết luận thanh tra; quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể thanh tra (người có thẩm quyền quyết định việc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên) cũng như quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra... Tuy nhiên, do nhiệm vụ của thanh tra là tham mưu cho chủ thể quản lý hành chính nhà nước nên hoạt động của thanh tra phải gắn chặt với chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Chính vì vậy mà thanh tra nhà nước tuy có tính độc lập nhưng tính độc lập này là tương đối với quản lý hành chính nhà nước thể hiện như: Thủ trưởng cơ quan thanh tra do người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; khi kết thúc thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, thanh tra viên chỉ có quyền kiến nghị các biện pháp xử lý còn kết luận chính thức và quyết định xử lý vụ việc thuộc về Thủ trưởng cơ quan quản lý…
Thứ tư, Thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước được tiến hành theo thủ tục hành chính.
Các hoạt động quản lý diễn ra trong lĩnh vực nào được thực hiện theo thủ tục pháp luật quy định trong lĩnh vực đó. Thanh tra nhà nước là một chức năng cơ bản của quản lý hành chính nhà nước vì vậy nó được thực hiện theo thủ tục hành chính. Hoạt động thanh tra nhà nước được thực hiện bởi các chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Để tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc tiến hành hoạt động này tránh sự lạm quyền, lộng quyền hay không thực hiện hết thẩm quyền của chủ thể quản lý. Cũng như nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức là đối tượng của hoạt động thanh tra, Nhà nước buộc phải đưa ra các quy phạm pháp luật hành chính trong đó quy định về trình tự, nội dung, mục đích cũng như cách thức tiến hành hoạt động thanh tra. Chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra sẽ tiến hành các hoạt động căn cứ vào các quy phạm hành chính quy định về vấn đề này.
Qua việc tìm hiểu lý do ra đời cũng như những đặc điểm của thanh tra trong quản lý chúng tôi xin đưa ra định nghĩa về thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước như sau: Thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chuyên trách chủ yếu do các cơ quan thanh tra nhà nước trong bộ máy hành chính nhà nước thực hiện theo thủ tục hành chính, có nội dung là kiểm tra, xem xét, đánh giá và kết luận chính thức về việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý hành chính nhà nước.
Hoạt động thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước được Luật Thanh tra quy định bằng thuật ngữ Thanh tra nhà nước, vì vậy để tiện trong quá trình nghiên cứu và làm Khoá luận, hoạt động thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước sẽ được chúng tôi sử dụng với nghĩa là hoạt động thanh tra nhà nước.
1.2 Thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước
Như đã trình bày ở trên thì có thể thấy rằng hoạt động thanh tra nhà nước xuất hiện như một tất yếu khách quan, nhằm phục vụ cho quản lý hành chính nhà nước.
Xã hội luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, kết quả của sự phát triển đó là sự chuyên môn hóa các hoạt động của con người. Những đơn vị, tổ chức sản xuất – kinh doanh có cùng cơ cấu kinh tế - kỹ thuật hay các tổ chức, đơn vị hoạt động với mục đích giống nhau (như cũng sản xuất ra một loại sản phẩm, cùng thực hiện một loại dịch vụ, hay cùng thực hiện một hoạt động sự nghiệp nào đó…) xuất hiện. Hay nói cách khác đây là chính là sự xuất hiện các loại ngành trong đời sống xã hội. Có sự phân chia các lĩnh vực hoạt động của xã hội thành các ngành dẫn đến việc thực hiện hoạt động quản lý nhà nước theo ngành. Khi thực hiện hoạt động quản lý ngành đòi hỏi các chủ thể quản lý phải thực hiện rất nhiều công việc chuyên môn khác nhau như: lập quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, quản lý thực hiện các khoản thu, chi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật… Trong điều kiện khối lượng công việc quản lý ngày càng nhiều và mang tính phức tạp thì đòi hỏi của việc chuyên môn hóa các công việc nêu trên luôn được đặt ra. Chính điều này đã là nảy sinh ra nhu cầu quản lý theo chức năng hay còn gọi là quản lý theo lĩnh vực [18, tr101]
Để quản lý theo ngành và theo chức năng, đòi hỏi phải có một tổ chức đứng ra thực hiện công việc này. Các bộ, cơ quan ngang bộ được thành lập để thực hiện việc thống nhất quản lý một ngành, lĩnh vực chuyên môn hoặc một vài ngành, lĩnh vực chuyên môn liên quan trong phạm vị toàn quốc [18, tr102].
Cùng với việc xuất hiện hoạt động quản lý theo ngành, lĩnh vực tất yếu sẽ dẫn đến xuất hiện thanh tra theo hoạt động quản lý này. Điều này là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc ở đâu có hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở đó có hoạt động thanh tra nhà nước.
Mặt khác, phải nhận thấy rằng việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường đã kéo theo một loạt những thay đổi. Đối tượng chịu sự thanh tra, kiểm tra đa dạng hơn, phức tạp hơn với sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cũng như quá trình xã hội hoá nhiều lĩnh vực trong đó Nhà nước không can thiệp trực tiếp, chỉ quản lý thông qua các mệnh lệnh hành chính mà cần có các biện pháp quản lý khác, mềm dẻo, linh hoạt để phù hợp với điều kiện hiện nay. Trong cơ chế quản lý mới này, nội dung, phương thức, mục đích thanh tra đối với các doanh nghiệp không thể mang tính mệnh lệnh giống như thanh tra các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong bộ máy nhà nước mà cần phải có sự thay đổi. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước có phạm vi rộng lớn, bao trùm tất cả các mặt hoạt động của đời sống xã hội và được thiết kế theo nhiều ngành, cấp. Hoạt động ở mỗi ngành có mỗi đặc thù riêng do đặc điểm, tính chất của từng ngành, lĩnh vực quy định. Vì thế, việc thanh tra, kiểm tra các đơn vị, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về từng ngành, lĩnh vực phải được tiến hành chuyên sâu, do các cơ quan quản lý hành chính nhà nước theo ngành, lĩnh vực thực hiện dựa trên cơ sở các quy định phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. Đây là những lý do của việc xuất hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước.
Về đặc điểm, vì thanh tra chuyên ngành là một bộ phận của hoạt động thanh tra nhà nước. Nên hoạt động thanh tra chuyên ngành ngoài mang những đặc điểm của hoạt động thanh tra nhà nước nói chung. Bên cạnh đó hoạt động thanh tra chuyên ngành còn mang những đặc điểm thể hiện tính chất đặc trưng của nó như sau:
Thứ nhất, Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra nhà nước mang tính chuyên sâu về nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực chuyên môn:
Như đã trình bày ở trên, sự chuyên môn hóa các hoạt động của con người đã làm xuất hiện các ngành trong đời sống xã hội. Tất yếu cũng dẫn đến việc thực hiện hoạt động quản lý theo ngành và quản lý theo chức năng (hay còn gọi là quản lý theo lĩnh vực chuyên môn).
Quản lý theo ngành chính là hoạt động quản lý các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội có cũng cơ cấu kinh tế - kỹ thuật hoặc hoạt động với mục đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức , đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được với yêu cầu của Nhà nước và xã hội [18, tr101].
Quản lý theo chức năng là quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn nhất định của quản lý hành chính nhà nước như kế hoạch, tài chính, giá cả, khoa học công nghệ, lao động, nội vụ, quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế, tổ chức và công vụ [18, tr101].
Sự xuất hi