Luận văn Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay
Trưng cầu ý dân là một hình thức dân chủ tiến bộ đãđược sử dụng từ cách đây hàng nghìn năm, trong đó nhà nước tạo cơ hội cho người dân được trực tiếp quyết định đối với một số công việc của Nhà nước. Thông qua hình thức dân chủ này, người dân được trực tiếp tham giavào việc hoạch định các chính sách, quyết sách lớn của đất nước. Ngày nay, trên thế giới, nhiều nước đã và đang sử dụng hình thức này như là một phương thức hữu hiệu trong hoạt động quản lý, điều hành đất nước, xây dựng nhà nướcpháp quyền, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. ởViệt Nam, sớm nhận thức được vai trò đặc biệt quantrọng của hình thức dân chủ này, nên ngay sau khi đất nước mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị là Chủ tịch ủy ban dự thảo Hiến pháp đã chỉ đạo đưa vào Hiến pháp năm 1946 ư bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập những quy định về trưng cầu ý dân với hình thức nhân dân phúc quyết. Sau này trong các bản Hiến pháp tiếp theo của Nhànước ta, vấn đề trưng cầu ý dân tiếp tục được ghi nhận với các tên gọi khác nhau như trưng cầu ý kiến nhân dântrong Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980 hay là trưng cầu ý dântrong Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do là quy định trong các bản Hiến pháp về trưng cầu ý dân còn quá chung chung, lại không có văn bảnquy phạm pháp luật cụ thể hóa, nên trong thực tế hơn 60 năm xây dựng và phát triển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta chưa từng tổ chức trưng cầu ý dân. Mặt khác, về mặt khoa học pháp lý cũng chưa có những nghiên cứu sâu và trực diện về vấn đề này, cho nên cách hiểu về trưngcầu ý dân hiện nay cũng còn có những điểm chưa thống nhất. 2 Trong điều kiện chúng ta đang phấn đấu xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, thì việc phát huy dân chủ, huy động trí tuệ và tạo điều kiện cho nhândân được tham gia quyết định các chính sách, quyết sách lớn của Nhà nước cóý nghĩa rất quan trọng cả về mặt lý luận cũng như về hiệu quả thực hiện pháp luật. Kinh nghiệm quản lý đất nước của cha ông từ xưa đến nay đã cho thấy, nhân dân bao giờ cũng là cội nguồn của quyền lực, quyết định sự hưng vong của xã tắc, bởi thế không bao giờ được xem nhẹ ý chí của nhân dân. Chính vì điều đó, nên trong thời gian gần đây trong nhiều văn kiện của Đảng, như Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII tại Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ IX của Đảng v.v đã xác định rõ sự cần thiết phải phát huyquyền làm chủ của nhân dân, đồng thời đặt ra nhiệm vụ phải sớm xây dựng Luật trưng cầu ý dân. Trên cơ sở đó, vấn đề Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện naylà vấn đề rất cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Lựa chọn vấn đề này làm luận văn thạc sĩ, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc xây dựng các cơ sở pháp lý bảođảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo nên sự thống nhất giữa ý Đảng, lòng dân, để hướng tới xây dựng một nền dân chủ mới ư nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.