Luận văn Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế -Xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2015

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Thủ đô Hà Nội đang diễn ra với tốc độ nhanh. Trong quá trình đó, công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói chung và của từng quận, huyện nói riêng phải đi trước một bước, định hướng đúng cho các kế hoạch và chương trình phát triển trung hạn và ngắn hạn. Quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội vẫn được coi là một khâu quan trọng trong công tác kế hoạch hóa, làm căn cứ cho việc xây dựng định hướng phát triển và là cơ sở cho quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, hoạch định các kế hoạch 5 năm và hàng năm. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn, là Thủ đô của cả nước. Long Biên là một quận mới được tách ra từ huyện Gia Lâm với 14 đơn vị hành chính cấp phường [13]. Quy hoạch của huyện Gia Lâm trước đây đã được xây dựng trên cơ sở coi Gia Lâm (cũ) là một huyện ngoại thành, chứa đựng nhiều nội dung cho mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trong định hướng phát triển các khu công nghiệp tập trung lớn trên địa bàn quận Long Biên hiện nay như Sài Đồng A, Sài Đồng B, Đài Tư., công nghệ sản xuất được quy hoạch chưa phải là công nghệ hiện đại, còn nhiều khả năng gây ô nhiễm môi trư ờng. Các khu đô thị cũ hầu hết là nhà thấp tầng, chia lô với cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ. Quy hoạch cũ chưa thực sự gắn kết với hướng quy hoạch nguồn nhân lực, chưa giải quyết được vấn đề việc làm cho dân cư trên địa bàn, chưa thực sự phát huy có hiệu quả những tiềm năng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, Long Biên là một quận nội thành với định hướng trước mắt cũng như lâu dài phải phù hợp với quy hoạch chung của Thủ đô. Chính vì vậy, việc hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận đến năm 2015 là rất cần thiết nhằm phát huy tốt những yếu tố tiềm năng, định rõ phương hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội của quận trong những năm tới, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các đề án quy hoạch chi tiết và kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận,

pdf107 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4216 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế -Xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2015 mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Thủ đô Hà Nội đang diễn ra với tốc độ nhanh. Trong quá trình đó, công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói chung và của từng quận, huyện nói riêng phải đi trước một bước, định hướng đúng cho các kế hoạch và chương trình phát triển trung hạn và ngắn hạn. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vẫn được coi là một khâu quan trọng trong công tác kế hoạch hóa, làm căn cứ cho việc xây dựng định hướng phát triển và là cơ sở cho quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, hoạch định các kế hoạch 5 năm và hàng năm. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn, là Thủ đô của cả nước. Long Biên là một quận mới được tách ra từ huyện Gia Lâm với 14 đơn vị hành chính cấp phường [13]. Quy hoạch của huyện Gia Lâm trước đây đã được xây dựng trên cơ sở coi Gia Lâm (cũ) là một huyện ngoại thành, chứa đựng nhiều nội dung cho mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trong định hướng phát triển các khu công nghiệp tập trung lớn trên địa bàn quận Long Biên hiện nay như Sài Đồng A, Sài Đồng B, Đài Tư..., công nghệ sản xuất được quy hoạch chưa phải là công nghệ hiện đại, còn nhiều khả năng gây ô nhiễm môi trường. Các khu đô thị cũ hầu hết là nhà thấp tầng, chia lô với cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ. Quy hoạch cũ chưa thực sự gắn kết với hướng quy hoạch nguồn nhân lực, chưa giải quyết được vấn đề việc làm cho dân cư trên địa bàn, chưa thực sự phát huy có hiệu quả những tiềm năng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, Long Biên là một quận nội thành với định hướng trước mắt cũng như lâu dài phải phù hợp với quy hoạch chung của Thủ đô. Chính vì vậy, việc hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận đến năm 2015 là rất cần thiết nhằm phát huy tốt những yếu tố tiềm năng, định rõ phương hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội của quận trong những năm tới, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các đề án quy hoạch chi tiết và kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận, để Long Biên từng bước phát triển tương xứng với vị trí của một quận nội thành Thủ đô với tiêu chuẩn của một đô thị đồng bộ và hiện đại. Việc nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên đến năm 2015 là một trong những việc làm rất cần thiết hiện nay. Vì thế, tôi chọn vấn đề "Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2015" làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, Chính phủ và ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có nhiều quyết định, chỉ thị, công văn về điều chỉnh quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội và điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của một số quận, huyện của Hà Nội. Cụ thể là: - Quyết định 108/CP của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020. - Chỉ thị 32/1998/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010. - Công văn số 792/UB-KHĐT ngày 9/4/1999 của Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. - Công văn số 516/UB-KHĐT ngày 25/2/2004 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc xây dựng, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các quận, huyện Hai Bà Trưng, Gia Lâm, Thanh Trì, Long Biên và Hoàng Mai, v.v... Ngoài ra, có một số đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu về quản lý quy hoạch đô thị, như: Hoàn thiện quản lý quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế của Huỳnh Khương Ninh, Hà Nội, 2005; Cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận/ huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế của Trần Công Lý, Hà Nội, 2005; Phát triển các dịch vụ xã hội cho người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế của Phạm Thị Thanh Mai, Hà Nội, 2005... Tuy vậy, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hoàn chỉnh về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Trên cơ sở nhận thức lý luận và đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên từ khi thành lập đến nay, đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên đến năm 2015. - Nhiệm vụ + Làm rõ một số vấn đề lý luận về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quận. + Phân tích, đánh giá các yếu tố tiềm năng, nguồn lực, những nét đặc thù và thực trạng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên từ khi thành lập đến nay, chỉ ra những nguyên nhân của thành tựu và hạn chế, yếu kém. + Đề ra những định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên đến năm 2015. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên trên các lĩnh vực chủ yếu. - Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về không gian: Trong phạm vi ranh giới hành chính của quận Long Biên. + Phạm vi thời gian: Khảo sát đánh giá và xây dựng chương trình quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên từ khi thành lập (2003) đến năm 2015. + Phạm vi các ngành, lĩnh vực: Tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu của kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Long Biên, không phân biệt cấp quản lý. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các quan điểm của Đảng, Chính phủ và Thành ủy, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quận ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. - Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, luận văn sử dụng các phương pháp điều tra, thống kê, phân tích, tổng hợp, logic - lịch sử, nghiên cứu tài liệu qua khai thác các dự án, các báo cáo chuyên đề đã được thực hiện trên địa bàn quận Long Biên nói riêng và Hà Nội nói chung. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích giúp cấp ủy đảng, chính quyền quận Long Biên nắm được tình hình chung về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên trong thời gian qua, vận dụng vào việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên đến năm 2015. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1 cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận long biên 1.1. Vị Trí, VAI Trò Và Nội DUNG QUY Hoạch Phát Triển KINH Tế - Xã Hội Cấp Quận 1.1.1. Vị trí, vai trò và chức năng cấp quận * Vị trí, vai trò cấp quận trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước Theo quy định của luật pháp Việt Nam, quận/ huyện là một trong bốn cấp hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời quận/ huyện còn được tổ chức là một cấp chính quyền thuộc hệ thống chính quyền địa phương, là cấp trên của xã, phường - chính quyền cơ sở và cấp dưới của tỉnh/ thành phố. Về tổ chức không gian địa lý, quận là địa bàn lãnh thổ với cư dân và tổ chức xã hội đô thị, bao gồm diện tích tự nhiên và một lượng dân cư nhất định, tuỳ thuộc vị trí, tính chất và điều kiện phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội. Về hành chính, quận là cơ quan nhà nước địa phương quản lý một số phường nhất định. Số lượng phường thuộc mỗi quận không có chỉ tiêu thống nhất, tùy theo đặc điểm và tính chất của từng khu vực quyết định hình thành quận và địa giới quận thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Xét về tổ chức xã hội - kinh tế, quận là một phần lãnh thổ của thành phố được phân chia theo địa giới hành chính bao gồm đất đai, dân cư. ở các quận, hầu hết đều có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển, có đường giao thông thuận tiện, có hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt, dân cư đông, tập trung nhiều tầng lớp làm ăn sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ… với sự đa dạng và phức tạp về ngành nghề. Mật độ dân số cao và cơ cấu dân cư phức tạp nên trên địa bàn cấp quận cũng dễ nảy sinh nhiều vấn đề về an ninh, trật tự, về các mối quan hệ giao lưu và quản lý độ thị. Với hoạt động đa dạng, phức tạp trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội của hàng vạn người trên một địa bàn lãnh thổ khá hẹp đòi hỏi phải có sự quản lý, điều hành của một tổ chức chính quyền, đó là cơ quan nhà nước cấp quận. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi), Điều 118 xác định như sau: Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường, xã; quận chia thành phường…[5, tr. 64]. Như vậy, đơn vị hành chính của nước ta hiện nay được chia thành bốn cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; cấp xã, phường, thị trấn. Trong mối quan hệ giữa các cấp hành chính theo phân định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, thì cấp quận là một cấp trung gian có mối liên hệ giữa cấp thành phố trực thuộc trung ương với cấp cơ sở là cấp phường. Trong mối quan hệ ấy, đơn vị hành chính cấp quận có vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại trong thực hiện nhiệm vụ của thành phố. Các hoạt động trong quản lý hành chính nhà nước ở quận, sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng được thể hiện ở đường lối, chủ trương, chính sách và các biện pháp lớn; đó là những vấn đề quan hệ với tất cả lĩnh vực trong đời sống xã hội có tầm chiến lược, tác động, ảnh hưởng lâu dài đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng những vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách và các biện pháp lớn ấy chỉ trở thành hiện thực khi thông qua hoạt động của hệ thống chính quyền cấp quận là Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, qua sự hưởng ứng thực hiện của quần chúng nhân dân. Để quần chúng nhân dân hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tự giác thực hiện tất yếu phải thông qua quá trình tổ chức thực hiện trên phạm vi địa bàn hoạt động của mỗi địa phương, cơ sở. Vì vậy, không thể thiếu vai trò trung gian của cấp quận. Cấp quận là một cấp hành chính được lập ra ở các thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước. Cấp quận trực tiếp lĩnh hội mọi vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách từ cấp thành phố, chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của thành phố. Đối với cấp quận, nhiều vấn đề trên địa bàn bị chi phối rất lớn và gắn bó về kinh tế, kế hoạch và sự quản lý của thành phố. Do sự phát triển về kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hoá đang diễn ra ngày càng nhanh ở nước ta, việc hình thành đơn vị hành chính cấp quận là rất cần thiết. Trong vài thập kỷ qua, qua việc cải cách thí điểm, một số quận, huyện, tỉnh, thành phố ở nước ta được sáp nhập với quy mô không thích hợp với điều kiện thực tế. Đến nay, Nhà nước đã phải hoạch định lại địa giới theo hướng nhỏ và gọn hơn, phù hợp thực tế của từng vùng, cấp quận trở thành đơn vị hành chính có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. * Chức năng, quyền hạn cấp quận Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003, chính quyền địa phương ở nước ta được tổ chức làm ba cấp: tỉnh - thành phố trực thuộc trung ương, quận (huyện), phường (xã). Trong công cuộc đổi mới đất nước, tổ chức chính quyền địa phương nói chung, chính quyền quận (huyện) nói riêng có nhiều bước tiến quan trọng. Các cấp chính quyền đã tập trung vào chức năng quản lý hành chính nhà nước bằng công quyền và pháp luật, quy hoạch và kế hoạch, có sự kết hợp giữa điều tiết bằng chính sách với sử dụng các nguồn lực vật chất nhất là nguồn lực về tài chính, tín dụng, kết cấu hạ tầng. Cơ sở pháp lý tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương được quy định trong Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân ở mỗi cấp (25-6-1996). Trong cơ cấu chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có tính tự quản và thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, quyết định chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương phù hợp với lợi ích của nhân dân và pháp luật. ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và nằm trong tổng thể các cơ quan thuộc nền hành chính quốc gia. Vì vậy, ủy ban nhân dân thực hiện sự kết hợp chặt chẽ các quá trình quản lý nhà nước cả về mặt lãnh thổ và cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Cụ thể, đối với Hội đồng nhân dân quận (huyện) có chức năng, quyền hạn sau: - Hội đồng nhân dân quận quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; chủ trương, biện pháp về xây dựng, phát triển kinh tế hợp tác xã và kinh tế hộ gia đình ở địa phương. Quyết định biện pháp bảo đảm thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế ở địa phương, bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế theo quy định của pháp luật. Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định. Quy hoạch, kế hoạch mạng lưới giao thông, thủy lợi và biện pháp bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật. Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. - Quyết định các biện pháp và điều kiện cần thiết để xây dựng mạng lưới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy hoạch chung. Quyết định biện pháp bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục thể thao tại địa phương. Giữ gìn, bảo quản, trùng tu và phát huy giá trị các công trình văn hóa, nghệ thuật, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh theo phân cấp. Quyết định biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội ở địa phương; bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh; chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình; chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước; thực hiện chính sách bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo. - Quyết định biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân ở địa phương. Quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sống hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển tại địa phương theo quy định của pháp luật. Quyết định biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt ở địa phương; thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, ngăn chặn việc sản xuất, lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng ở địa phương, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. - Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và quốc phòng toàn dân; bảo đảm thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, xây dựng lực lượng dự bị động viên, thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương; biện pháp kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh. Thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương [11, tr. 20-24]. Đối với ủy ban nhân dân quận (huyện) có chức năng và quyền hạn sau: - Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra thực hiện kế hoạch đó. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo ủy ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra ủy ban nhân dân phường (xã) xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường (xã) và thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật. Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của phường (xã). - Xây dựng và trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chương trình khuyết khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ chức thực hiện các chương trình đó. Chỉ đạo ủy ban nhân dân phường (xã) thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Thực hiện giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp luật. Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của ủy ban nhân dân phường (xã). Xây dựng quy hoạch thủy lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thủy nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật. - Tham gia với ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở các phường (xã). Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống sản xuất các sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố). - Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây dựng phường, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn quận; quản lý việc thực hiện quy hoạch xây dựng đã được duyệt. Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ sở theo sự phân cấp. Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất đai và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn. Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phân cấp của ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố). - Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn quận. Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn. Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn. - Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hóa, giáo dục, thông tin, thể dục thể thao, y tế, phát triển trên địa bàn quận (huyện) và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cấ
Luận văn liên quan