Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang
diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung khi chúng
ta đã chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO ) vào cuối
năm 2006. Hội nhập kinh tế quốc tế trong đó hội nhập thị trường tài chính - một cấu
thành quan trọng của nền kinh tế đang đứng trước rất nhiều những cơ hội và thách
thức trong bối cảnh mới.
Thị trường chứng khoán, bộ phận quan trọng của thị trường tài chính trong
thời gian qua đã có được những bước phát triển nhất định. Lý thuyết và thực tiễn
cho thấy thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng huy động nguồn vốn trung và
dài hạn cho nền kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, dòng vốn
đầu tư trong và ngoài nước được thu hút vào nền kinh tế là rất lớn. Huy động và sử
dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng của thị
trường chứng khoán và của cả hệ thống tài chính quốc gia.
Các trung gian tài chính là những chủ thể quan trọng bậc nhất trên thị trường
tài chính, hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán là tất
yếu và có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển của thị trường. Phát triển hoạt
động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán là hướng đi chiến
lược trong sự phát triển lâu dài của các trung gian tài chính trong xu thế hội nhập.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động được hơn bảy năm,
đã gặt hái được những thành tựu bước đầu tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn nhiều
bất cập. Thực tế cho thấy trong những năm qua, hoạt động của các trung gian tài
chính trên thị trường chứng khoán đã thúc đẩy sự phát triển bứt phá của thị trường,
góp phần huy động một nguồn vốn khổng lồ cho phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, sự
tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán cũng còn nhiều
hạn chế, chưa phát huy được hết vai trò quan trọng của mình trong xu thế hội nhập
2
tài chính quốc tế. Vì vậy phân tích hoạt động của các trung gian tài chính trên thị
trường chứng khoán và đưa ra các giải pháp để thúc đẩy hoạt động của các trung
gian tài chính góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế là vô
cùng cần thiết
133 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2850 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong xu thế hội nhập thị trường tài chính quổc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
------------
MAI NGỌC KHA
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG
XU THẾ HỘI NHẬP THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỔC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
------------------
MAI NGỌC KHA
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG
XU THẾ HỘI NHẬP THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỔC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế quốc tế
Mã số: 60.31.07
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Thị Việt Hoa
Hà Nội - 2008
MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các ký hiệu viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Mở đầu……………………………………………………………………………….
Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán và các trung gian
tài chính trên thị trường chứng khoán……………………………………………
1.1. Các vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán……………………………….
1.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán..
1.1.2. Khái niệm thị trường chứng khoán……………………………………
1.1.3. Phân loại thị trường chứng khoán…………………………………….
1.1.3.1. Phân loại theo hàng hóa
1.1.3.2. Phân loại theo quá trình luân chuyển vốn
1.1.3.3. Phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường
1.1.4. Vai trò của thị trường chứng khoán…………………………………..
1.1.5. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán………………………..
1.1.5.1. Chính phủ
1.1.5.2. Các doanh nghiệp
1.1.5.3. Các nhà đầu tư cá thể
1.1.5.4. Các trung gian tài chính
1.2. Các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán……….
1.2.1. Khái niệm trung gian tài chính ……………………………………….
1.2.2. Phân loại trung gian tài chính…………………………………………
1.2.2.1. Các tổ chức nhận tiền gửi
1.2.2.2. Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng
1.2.2.3. Các trung gian đầu tư
1.2.3. Hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán...
1.2.3.1. Hoạt động phát hành chứng khoán
1.2.3.2. Hoạt động kinh doanh chứng khoán
1.2.3.3. Đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán
1.2.3.4. Môi giới chứng khoán
1.2.3.5. Tư vấn đầu tư chứng khoán
1.2.3.6. Quản lý danh mục đầu tư
1.2.3.7. Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
1.2.3.8. Thanh toán và lưu ký chứng khoán
1.2.3.9. Các hoạt động khác
Chương 2. Thực trạng hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường
chứng khoán Việt Nam …………………………………………………………..
2.1. Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam………………
2.2. Các trung gian tài chính Việt Nam…………………………………………..
2.2.1. Sơ lược về hệ thống tài chính Việt Nam……………………………...
2.2.2. Các ngân hàng thương mại……………………………………………
2.2.3. Các tổ chức bảo hiểm…………………………………………………
2.2.4. Các công ty chứng khoán……………………………………………..
2.2.5. Các công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư…………………………...
2.2.6. Các công ty tài chính………………………………………………….
2.2.7. Các công ty cho thuê tài chính………………………………………..
2.3. Hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt
Nam……………………………………………………………………………….
2.3.1. Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của các trung gian tài
chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam…………………………
2.3.1.1. Luật các tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi luật các tổ chức tín
dụng
2.3.1.2. Luật Doanh nghiệp
2.3.1.3. Luật kinh doanh bảo hiểm
2.3.1.4. Luật chứng khoán
2.3.2. Hoạt động phát hành chứng khoán……………………………………
2.3.3. Hoạt động đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán…………………..
2.3.3.1. Hoạt động bảo lãnh, phát hành trái phiếu chính phủ
2.3.3.2. Hoạt động bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp
2.3.3.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành cổ phiếu
2.3.4. Hoạt động kinh doanh chứng khoán………………………………….
2.3.5. Hoạt động tư vấn niêm yết, đầu tư chứng khoán……………………..
2.3.6. Các hoạt động khác…………………………………………………..
2.4. Đánh giá kết quả hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường
chứng khoán Việt Nam………………………………………………………….
2.4.1. Kết quả hoạt động…………………………………………………….
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân………………………………………………
Chương 3. Giải pháp thúc đẩy hoạt động của các Trung gian tài chính trên
thị trường chứng khoán Việt Nam trong xu thế hội nhập thị trường tài chính
quốc tế……………………………………………………………………………..
3.1. Xu thế hội nhập thị trường tài chính quốc tế………………………………..
3.1.1. Các cam kết trong lĩnh vực tài chính và lộ trình hội nhập…………...
3.1.2. Cơ hội và thách thức với thị trường chứng khoán Việt Nam trong xu
thế hội nhập tài chính quốc tế…………………………………………
3.1.2.1. Cơ hội
3.1.2.2. Thách thức
3.2. Mục tiêu phát triển thị trường tài chính, chứng khoán Việt Nam đến năm
2010 và định hướng 2020………………………………………………………...
3.3. Hoạt động của các trung gian tài chính - nhân tố quan trọng thúc đẩy sự
phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam………………………………
3.4. Giải pháp thúc đẩy hoạt động của các Trung gian tài chính trên thị trường
chứng khoán Việt Nam trong xu thế hội nhập thị trường tài chính quốc tế……..
3.4.1. Các giải pháp vĩ mô…………………………………………………...
3.4.1.1. Các giải pháp tạo đà cho sự phát triển kinh tế……………….
3.4.1.2. Giải pháp hoàn thiện chức năng và tăng cường sự phối hợp
giữa các cơ quan quản lý Nhà nước…………………………………..
3.4.1.3. Các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán…………….
3.4.2. Các giải pháp vi mô…………………………………………………..
3.4.2.1. Tăng cường tiềm lực tài chính của các Trung gian tài chính..
3.4.2.2. Phát triển các nghiệp vụ mới trên thị trường chứng khoán ….
3.4.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động của các
Trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán…………………….
3.4.2.4. Đa dạng hóa các tổ chức tài chính nhằm tạo ra sự cạnh tranh
lành mạnh trên thị trường tài chính quốc gia…………………….
3.4.2.5. Hình thành và phát triển các công ty đầu tư chứng khoán…...
Kết luận…………………………………………………………………………….
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu Tiếng Việt
CBTT Công bố thông tin
CK Chứng khoán
CPH Cổ phần hóa
CTCK Công ty chứng khoán
CTCP Công ty cổ phần
CTCTTC Công ty cho thuê tài chính
CTTC Công ty tài chính
DATC Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng Doanh nghiệp
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
IPO Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
KBNN Kho bạc Nhà nước
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NSNN Ngân sách Nhà nước
SCIC Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
TCPH Tổ chức phát hành
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TPCP Trái phiếu Chính phủ
TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán
TTLKCK Trung tâm lưu ký chứng khoán
UBCKNN Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
WTO Tổ chức thương mại Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
Bảng 2.1 Quy mô niêm yết tại SGDCK Tp.HCM
Bảng 2.2 Quy mô niêm yết tại TTGDCK Hà Nội
Bảng 2.3 Một vài chỉ tiêu của SGDCK Tp.HCM qua các năm
Bảng 2.4 Một vài chỉ tiêu của TTGDCK Hà Nội qua các năm
Bảng 2.5 Doanh thu ngành bảo hiểm qua các năm
Bảng 2.6 Số lượng các Công ty chứng khoán qua các năm
Bảng 2.7 Một số cuộc đấu giá và IPO lớn của các Trung gian tài
chính năm 2007
Bảng 2.8 Giá trị giao dịch chứng khoán qua các năm
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ, biểu đồ Nội dung Trang
Sơ đồ 1.1 Các dòng vốn qua hệ thống tài chính
Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng Tín dụng Ngân hàng so với GDP
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang
diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung khi chúng
ta đã chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) vào cuối
năm 2006. Hội nhập kinh tế quốc tế trong đó hội nhập thị trường tài chính - một cấu
thành quan trọng của nền kinh tế đang đứng trước rất nhiều những cơ hội và thách
thức trong bối cảnh mới.
Thị trường chứng khoán, bộ phận quan trọng của thị trường tài chính trong
thời gian qua đã có được những bước phát triển nhất định. Lý thuyết và thực tiễn
cho thấy thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng huy động nguồn vốn trung và
dài hạn cho nền kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, dòng vốn
đầu tư trong và ngoài nước được thu hút vào nền kinh tế là rất lớn. Huy động và sử
dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng của thị
trường chứng khoán và của cả hệ thống tài chính quốc gia.
Các trung gian tài chính là những chủ thể quan trọng bậc nhất trên thị trường
tài chính, hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán là tất
yếu và có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển của thị trường. Phát triển hoạt
động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán là hướng đi chiến
lược trong sự phát triển lâu dài của các trung gian tài chính trong xu thế hội nhập.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động được hơn bảy năm,
đã gặt hái được những thành tựu bước đầu tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn nhiều
bất cập. Thực tế cho thấy trong những năm qua, hoạt động của các trung gian tài
chính trên thị trường chứng khoán đã thúc đẩy sự phát triển bứt phá của thị trường,
góp phần huy động một nguồn vốn khổng lồ cho phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, sự
tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán cũng còn nhiều
hạn chế, chưa phát huy được hết vai trò quan trọng của mình trong xu thế hội nhập
2
tài chính quốc tế. Vì vậy phân tích hoạt động của các trung gian tài chính trên thị
trường chứng khoán và đưa ra các giải pháp để thúc đẩy hoạt động của các trung
gian tài chính góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế là vô
cùng cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cũng như thị
trường chứng khoán đã thu hút được nhiều đề tài nghiên cứu về chứng khoán và
trung gian tài chính. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập, hoạt động của các trung gian
tài chính trên thị trường chứng khoán ngày càng đa dạng và phát triển đòi hỏi sự
nghiên cứu sâu rộng về các hoạt động này. Vì vậy, học viên lựa chọn đề tài: “Hoạt
động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong
xu thế hội nhập thị trường tài chính quốc tế”.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng hoạt
động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó đề
xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động của các trung gian trên thị trường chứng
khoán nhằm phù hợp với xu thế hội nhập tài chính quốc tế - xu thế tất yếu của quá
trình hội nhập kinh tế thế giới.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống và làm rõ một số vấn đề lý luận chung về thị trường chứng khoán,
hoạt động của trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán.
- Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các trung gian tài chính trên thị
trường chứng khoán đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế về tài chính hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động của các trung gian tài chính
trên thị trường chứng khoán trong xu thế hội nhập.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động của các trung gian tài
chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi hình thành tháng 07/2000 đến
nay.
3
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, với việc sử dụng các phương pháp cụ
thể như phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích (phân tích định tính và phân
tích thống kê). Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh để làm sáng tỏ
hơn các kết luận rút ra trong từng hoàn cảnh cụ thể.
7. Kết cấu luận văn
Tên Luận văn: “Hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường
chứng khoán Việt Nam trong xu thế hội nhập thị trường tài chính quốc tế.”
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán và các trung
gian tài chính trên thị trường chứng khoán.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động của các trung gian tài chính Việt
Nam trong xu thế hội nhập thị trường tài chính quốc tế.
4
CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC
TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. Các vấn đề cơ bản về thị trƣờng chứng khoán
1.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của thị trƣờng chứng khoán
Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của
nền kinh tế hiện đại. Người ta có thể đo lường và dự tính sự phát triển kinh tế qua
diễn biến trên thị trường chứng khoán. Là một bộ phận cấu thành của thị trường
tài chính, thị trường chứng khoán, được hiểu một cách chung nhất, là nơi diễn ra
các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ
chuyển đổi và các công cụ phái sinh) giữa các chủ thể tham gia. Việc trao đổi mua
bán này được thực hiện theo những quy tắc ấn định trước.
Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai,
xuất phát từ một sự cần thiết đơn lẻ của buổi ban đầu. Vào giữa thế kỷ 15, tại
những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập
tại các quán cà phê để trao đổi việc mua bán trao đổi các vật phẩm hàng hoá. Lúc
đầu chỉ một nhóm nhỏ, sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối
thế kỷ 15, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với
việc họ thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước được sửa đổi hoàn chỉnh
thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia “thị
trường”.
Buổi họp đầu tiên diễn ra năm 1453 tại một lữ quán của gia đình Vanber tại
thành phố Bruges (Vương quốc Bỉ). Trước lữ quán có một bảng hiệu vẽ hình ba
túi da và chữ Bourse. Ba túi da tượng trưng cho ba nội dung của thị trường, là thị
trường hàng hoá, thị trường ngoại tệ và thị trường chứng khoán. Còn chữ Bourse
biểu tượng cho sở giao dịch. Vì thế sở giao dịch sau này còn gọi là Bourse.
Đến năm 1547, thị trường ở thành phố Bruges bị sụp đổ và được dời tới
thành phố cảng Antwepen, từ đó, thị trường này phát triển nhanh chóng. Một thị
trường như vậy cũng được thành lập ở London (Vương quốc Anh) vào thế kỷ 18
và sau đó là một loạt thị trường tại Pháp, Đức, Ý cũng được thành lập. Sau một
5
thời gian hoạt động đã cho thấy, thị trường không có khả năng đáp ứng được yêu
cầu của ba loại giao dịch khác nhau. Vì thế, thị trường hàng hoá được tách ra
thành các khu thương mại, thị trường ngoại tệ được tách ra và phát triển thành thị
trường hối đoái. Thị trường chính thức trở thành thị trường chứng khoán. Như
vậy, thị trường chứng khoán được hình thành cùng với thị trường hàng hoá và thị
trường hối đoái.
1.1.2. Khái niệm thị trƣờng chứng khoán
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán, trao đổi các
loại chứng khoán. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ hay bút toán ghi sổ,
nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát
hành. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo
tính chất sở hữu của chúng.
Với chứng khoán nợ, chẳng hạn như trái phiếu, chủ sở hữu có quyền được
nhận lãi định kỳ và nhận toàn bộ giá trị cam kết, sau một thời hạn nhất định, từ giá
trị tài sản của tổ chức phát hành.
Khác với chứng khoán nợ, cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối
với một phần tài sản khi công ty được bán đi, kèm theo với một phần lợi nhuận do
tài sản đó làm ra. Ngoài ra, cổ đông còn có quyền tham gia quản lý công ty thông
qua quyền tham gia và bỏ phiếu tại Đại hội cổ đông, quyền mua trước đối với cổ
phiếu phát hành mới.
Với các đặc tính đó, chứng khoán được xem là các tài sản tài chính mà giá
trị của nó phụ thuộc vào giá trị kinh tế cơ bản của các quyền của chủ sở hữu đối
với tổ chức phát hành.
Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ
cấp (Primary Market) hay thị trường thứ cấp (Secondary Market), tại thị trường
chứng khoán tập trung - Sở giao dịch (Stock Exchange) hay thị trường giao dịch
phi tập trung – thị trường giao dịch qua quầy (Over - the Counter Market), ở thị
trường giao ngay (Spot Market) hay thị trường có kỳ hạn (Future Market). Các
quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như
6
vậy, thực chất đây chính là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu
sang tư bản kinh doanh.
Điều này xuất phát từ chức năng cơ bản của thị trường tài chính là dẫn vốn
từ những người có vốn sang những người cần vốn. Các thành viên quan trọng của
hệ thống tài chính bao gồm Chính phủ, các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình, các tổ
chức và cá nhân nước ngoài. Sự chuyển dịch vốn này được thực hiện theo sơ đồ :
Gián tiếp
Những người có vốn Vốn Các trung Vốn Những người cần vốn
(Người tiết kiệm) gian tài chính (Người đầu tư)
- Các hộ gia đình
- Các tổ chức kinh tế
- Chính phủ
- Nước ngoài
Vốn - Các tổ chức kinh tế
- Chính phủ
- Các hộ gia đình
- Nước ngoài
Vốn Các thị trường
tài chính
Vốn
Trực tiếp
Sơ đồ 1.1.Các dòng vốn qua hệ thống tài chính
Sơ đồ trên cho thấy, sự chuyển dịch vốn trong hệ thống tài chính được thực
hiện thông qua hai con đường, trực tiếp và gián tiếp. Những người cần vốn có thể
huy động trực tiếp từ những người có vốn bằng cách bán các chứng khoán cho họ.
Các chứng khoán này được mua bán rộng rãi trên thị trường sơ cấp và thị trường
thứ cấp.
Cách thức thứ hai là dẫn vốn gián tiếp, thông qua các trung gian tài chính.
Các trung gian tài chính như các ngân hàng thương mại, các tổ chức bảo hiểm và
các trung gian tài chính khác có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tích tụ, tập
trung và phân phối vốn trong nền kinh tế, đồng thời, các tổ chức này cũng có vai
trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính như các dịch vụ đại lý,
bảo lãnh, thanh toán.
7
1.1.3. Phân loại thị trƣờng chứng khoán
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, người ta có thể phân loại thị trường chứng
khoán theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, ta có thể xem xét
ba cách thức cơ bản là phân loại theo hàng hoá, phân loại theo hình thức tổ chức
của thị trường và phân loại theo quá trình luân chuyển vốn. Các phân tích sau đây
sẽ thể hiện từng cách thức phân loại đó.
1.1.3.1. Phân loại theo hàng hoá
Theo các loại hàng hoá được mua bán trên thị trường, người ta có thể phân
thị trường chứng khoán thành thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị
trường các công cụ dẫn suất.
Thị trường trái phiếu (Bond Markets) là thị trường mà hàng hoá được mua
bán tại đó là các trái phiếu. Trái phiếu là công cụ nợ, mà thực chất của việc phát
hành các công cụ này là, nhà phát hành đứng ra đi vay theo phương thức có hoàn
trả cả gốc lẫn lãi. Người cho vay sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả
hoạt động sử dụng vốn của người vay và trong mọi trường hợp, nhà phát hành
phải có trách nhiệm hoàn trả cho trái chủ theo các cam kết đã được xác định trong
hợp đồng vay. Trái phiếu thường có thời hạn xác định, có thể là trung hạn hay dài
hạn.
Khác với thị trường nợ, thị trường cổ phiếu (Stock Markets) là nơi giao
dịch mua bán, trao đổi các giấy tờ xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông. Cổ
đông là chủ sở hữu của công ty và phải chịu trách nhiệm trong phần đóng góp của
mình. Cổ phiếu sẽ cho phép họ có quyền yêu cầu đối với lợi nhuận sau thuế của
công ty cũng như đối với tài sản của công ty, khi tài sản này được đem bán. Cổ
phiếu không có thời hạn xác định.
Thị trường các công cụ dẫn suất (Derivative Markets) là nơi các chứng
khoán phái sinh được mua và bán. Tiêu biểu cho các công cụ này là hợp đồng kỳ
hạn (Future Contracts), hợp đồng quyền chọn (Options). Thị trường này ngày càng
trở nên quan trọng đối với các nhà quản lý tài chính