Cơ chế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, đặc biệt trong
giai đoạn Việt Nam gia nhập AFTA, WTO, Các hoạt động dịch vụ được coi là
một trong những yếu tố cạnh tranh của bất cứ một doanh nghiệp nào. Xu hướng
toàn cầu hoá nền kinh tế hàng hoá được chuyển đưa ra các quốc gia, Logistics
trở thành ngành có vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu
dùng ở bất cứ nơi đâu. Mục đích của Logistics là cung cấp hàng hoá, dịch vụ
cho khách hàng với tổng chi phí là nhỏ nhất. Điều này liên quan đến việc hạ giá
thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh
tranh cuỉa các doanh nghiệp. Qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò quan
trọng của hoạt động Logistics trong hoạt động kinh tế dịch vụ của nền kinh tế.
Vì vậy, hoạt động này hiện nay cần có sự chú trọng đầu tư, tìm cách nâng cao
hiệu quả hoạt động hơn nữa để có thể cạnh tranh với các Công ty Logistics của
nước ngoài đang mở rộng hoạt động tại các nước đang phát triển và ngay cả tại
ViệtNam.
Vậy thì với vị trí vô cùng quan trọng trong chuỗi chung ứng dịch vụ
Logistics, kho bãi đang đóng góp một phần không nhỏ tới doanh thu, lợi nhuận
cũng như sự phát triển của Logistics. Không có kho hàng, hoạt động Logistics
không thể diễn ra hoặc có hiệu quả. Nó không chỉ đóng vai trò quan trọng cho
chính doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng cho bạn. hàng, các tổ chức,
nền kinh tế của quốc gia do tiết kiệm được chi phí sản xuất, bảo quản và dự trữ,
giá thành vận chuyển. Nói cách khác, kho bãi vận tải góp phần làm tăng giá trị
hàng húa, tăng chất lượng dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy, hoạt động này ở nước ta còn khá manh mún, nhỏ lẻ, lạc hậu.
Điều này làm hạn chế khả năng phát huy tiềm lực của logistics tại Việt Nam.
Ngày nay, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao hơn về chất lượng dịch
vụ nói riêng và hàng hóa nói chung. Do vậy, việc phát triển hoạt động kho bãi,
vận tải đang là vấn đề được các doanh nghiệp logistics trong và ngoài nước quan
tâm.
66 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty TNHH một thành viên ICD Tân Cảng – Sóng Thần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cơ chế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, đặc biệt trong
giai đoạn Việt Nam gia nhập AFTA, WTO, Các hoạt động dịch vụ được coi là
một trong những yếu tố cạnh tranh của bất cứ một doanh nghiệp nào. Xu hướng
toàn cầu hoá nền kinh tế hàng hoá được chuyển đưa ra các quốc gia, Logistics
trở thành ngành có vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu
dùng ở bất cứ nơi đâu. Mục đích của Logistics là cung cấp hàng hoá, dịch vụ
cho khách hàng với tổng chi phí là nhỏ nhất. Điều này liên quan đến việc hạ giá
thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh
tranh cuỉa các doanh nghiệp. Qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò quan
trọng của hoạt động Logistics trong hoạt động kinh tế dịch vụ của nền kinh tế.
Vì vậy, hoạt động này hiện nay cần có sự chú trọng đầu tư, tìm cách nâng cao
hiệu quả hoạt động hơn nữa để có thể cạnh tranh với các Công ty Logistics của
nước ngoài đang mở rộng hoạt động tại các nước đang phát triển và ngay cả tại
ViệtNam.
Vậy thì với vị trí vô cùng quan trọng trong chuỗi chung ứng dịch vụ
Logistics, kho bãi đang đóng góp một phần không nhỏ tới doanh thu, lợi nhuận
cũng như sự phát triển của Logistics. Không có kho hàng, hoạt động Logistics
không thể diễn ra hoặc có hiệu quả. Nó không chỉ đóng vai trò quan trọng cho
chính doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng cho bạn. hàng, các tổ chức,
nền kinh tế của quốc gia do tiết kiệm được chi phí sản xuất, bảo quản và dự trữ,
giá thành vận chuyển. Nói cách khác, kho bãi vận tải góp phần làm tăng giá trị
hàng húa, tăng chất lượng dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy, hoạt động này ở nước ta còn khá manh mún, nhỏ lẻ, lạc hậu.
Điều này làm hạn chế khả năng phát huy tiềm lực của logistics tại Việt Nam.
Ngày nay, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao hơn về chất lượng dịch
vụ nói riêng và hàng hóa nói chung. Do vậy, việc phát triển hoạt động kho bãi,
vận tải đang là vấn đề được các doanh nghiệp logistics trong và ngoài nước quan
tâm.
Với góc độ là sinh viên kinh tế, tôi nhận thấy được tính cấp thiết của việc
phát triển hoạt đông kho bãi trong chuỗi cung ứng dịch vụ. Tôi đã mạnh dạn
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc
2
chọn đề tài: “Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty TNHH một
thành viên ICD Tân Cảng – Sóng Thần“ làm đề tài khoá luận tốt nghiệp
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nội dung của đề tài hệ thống hoá lại lý thuyết, thực trạng của logistics Việt Nam
đặc biệt là trong lĩnh vực kho bãi. Đồng thời, nghiên cứu cụ thể ở công ty đang
hoạt động trong lĩnh vực này. Từ đó chỉ ra hướng phát triển hiệu quả cho hoạt
động kho vận nhằm tận dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp để nắm bắt
các cơ hội, cũng như có giải pháp cho những khó khăn, thách thức.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: là các vấn đề liên quan đến hoạt động logistics trong dịch vụ kho
Phạm vi: Hệ thống kho hàng tại Công ty TNHH MTV ICD Tân Cảng - Sóng
Thần
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời sử
dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như thu thập thông tin để nghiên cứu
và trình bày các nội dung của đề tài
5. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp
Chương 1: Cơ sở lí luận về logistics và dịch vụ kho trong logistics
Chương 2: Thực trạng hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty TNHH
MTV ICD Tân Cảng – Sóng Thần
Chương 3: Giải pháp – kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kho tại công
ty TNHH MTV ICD Tân Cảng – Sóng Thần
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc
3
CHƯƠNG 1: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG QUẢN TRỊ
KHO
1.1 Logistics là gì?
1.1.1 Khái niệm về logistics:
Logistics là một trong số ít những thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ
“Marketing”, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và thậm chí cả các ngôn ngữ khác. Vì
bao hàm nghĩa của từ quá rộng nên không một đơn ngữ nào có thể truyền tải
được hết ý nghĩa của nó.
Trên thế giới thuật ngữ này đã xuất hiện từ lâu. Logistics lần đầu tiên được
phát minh và ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, được các quốc gia ứng dụng rất
rộng rãi trong hai cuộc Đại chiến thế giới để di chuyển lực lượng quân đội cùng
với vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến.
Napoleon đã từng nói: “Kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp
bàn về logistics” vì ông cho rằng “Logistics là một chuỗi hoạt động để duy trì
lực lượng quân đội”.
Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong quân đội
đã áp dụng các kỹ năng logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu
chiến và lần đầu tiên được triển khai, ứng dụng trong thương mại sau khi chiến
tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.
Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa nào đầy đủ về
logistics hay hệ thống logistics. Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của nghiên
cứu logistics và dưới những giác độ của những nhà nghiên cứu khác nhau, mà
hiện nay có khá nhiều khái niệm về logistics.
- Theo từ điển “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, US
Fifth Edition, Hornby, Oxford University Press, 1995”:
“Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt
động phức hợp nào đó (Logistics – the organization of supplies and
service for any complex operation)”.
- Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ logistics quốc tế (CLM – The Council of
Logistics Management):
“Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc
4
giữ các loại hàng hoá, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung
cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách
hàng”.
- Theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân trong cuốn “Quản trị Logistics”:
“Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự
trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến
tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh
tế”.
- Theo PGS.TS Nguyễn Như Tiến trong cuốn “Logistics - khả năng ứng dụng
và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam”:
“Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vật
liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho
đến khi đưa đến tay người tiêu dùng”.
Như vậy, dù có sự khác nhau về từ ngữ diễn đạt và cách trình bày, nhưng trong
nội dung tất cả các tác giả đều cho rằng Logistics chính là hoạt động quản lý
dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho,
sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. Mục đích giảm tối đa
chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình
vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hoá
một cách kịp thời (Just-in-Time). Tuy nhiên ở đây không chỉ có sự vận động của
“nguyên vật liệu, hàng hoá” mà cần phải bao gồm thêm cả dòng luân chuyển
“dịch vụ, thông tin”. Logistics không chỉ hạn chế trong sản xuất mà nó còn liên
quan đến mọi tổ chức bao gồm chính phủ, bệnh viện, ngân hàng, người bán lẻ,
người bán buôn
1.1.2 Vai trò của logistics
Vai trò của logistics đối với nhà nước và sự phát triển của nền kinh tế
Logistics ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại và ảnh
hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế của các quốc gia và hơn nữa là nền kinh
tế toàn cầu.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc
5
* Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC –
Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị
trường cho các hoạt động kinh tế.
Logistics đóng góp một phần quan trọng trong GDP, hiệu quả của nó ảnh hưởng
đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Ở Việt
Nam, dịch vụ logistics chiếm khoảng từ 15-20% GDP. Ước tính GDP năm 2006
khoảng 57,5 tỷ USD. Như vậy, chi phí logistics chiếm khoảng 8,6 – 11,1 tỷ
USD. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong logistics là vận tải, chiếm từ
40-60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ.
Đối với những nước phát triển như Nhật và Mỹ logistics đóng góp khoảng 10%
GDP. Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể hơn 30%. Sự phát
triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh
doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát
triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm
dịch vụ.
* Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoá chu trình lưu chuyển
của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện tới sản
phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng.
Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc
các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển.
Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cao khiến khiến các doanh nghiệp có
nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng
tồn kho. Chính trong gia đoạn này, cách thức tối ưu hoá quá trình sản xuất, lưu
khó, vận chuyển hàng hoá được đặt lên hàng đầu. Và với sự trợ giúp của công
nghệ thông tin, logistics chính là một công cụ đắc lực để thực hiện điều này.
* Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời
gian - địa điểm (just in time)
Quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã làm cho hàng hoá và sự vận động của chúng
phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lí chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối
với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp
phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động lưu
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc
6
thông nói riêng và hoạt động logistics nói chung phải đảm bảo yêu cầu gao hàng
đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn
kho ở mức tối thiểu. sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt
chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hoá, tiêu thụ với vận tải giao
nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng
đồng thời cũng phức tạp hơn.
* Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu
thông phân phối
giá cả hàng hoá trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí
lưu thông. Trong chi phí lưu thông hàng hoá, phí vận tải chiếm một tỷ lệ không
nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hoá trên thị trường, đặc biệt lf hàng hoá
trong buôn bán quốc tế. Theo số liệu thống kê của UNCTAD thì chi phí vận tải
đường biển chiếm trung bình 10-15% giá FOB, hay 8-9% giá CIF. Vì vậy dịch
vụ logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho phí vận tải và các
chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm và giảm chi
phí lưu thông.
* Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh
nghiệp vận tải giao nhận.
Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ có quy mô rộng và phức tạp hơn nhiều so
với hoạt động vận tải giao nhận thuần tuý. Trước kia, người kinh doanh dịc vụ
vận tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản. Ngày
nay, do sự phát triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiết của một sản phẩm có
thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại một loại sản phẩm của doanh
nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác nhau, vì vậy dịch
vụ mà khách hàng yêu cầu từ người kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng
và phong phú. Người vận tải giao nhận ngày nay đã triển khai cung cấp dịch vụ
nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng. Họ trở thành người cung cấp
dịch vụ logistics (logistics service provider). Rõ ràng, dịch vụ logistics đã góp
phần làm gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận.
* Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc
7
sản xuất có mục đích là phục vụ tiêu dùng, cho nên trong sản xuất kinh doanh,
vấn đề thị trường luôn là vấn đề quan trọng và luôn được các nhà sản xuất và
kinh doanh quan tâm. Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnh và mở rộng
thị trường cho sản phẩm của mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ logistics. Dịch
vụ logistics có tác dụng như chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hoá trên
các tuyến đường mới đến các thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa
điểm dặt ra. Dịch vụ logistics phát triển có tác dụng rất lớn trong việc khai thác
và mở rộng thị trường kinh doanh cho các doanh nghiệp.
* Logistics hỗ trợ nhà quản lí ra quyết định chính xác trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Trong quá trình sản xuấ kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài toán
hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ
sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, kho bãi
chứa thành phẩm, bán thành phẩm,... Để giải quyết những vấn đề này một cách
có hiệu quả không thể thiếu vai trò của logistics vì logistics cho phép nhà quản
lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi
phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.3 Các loại hình dịch vụ logistics chủ yếu
Các dịch vụ logistics lõi (Core Freight Logistics Services)
Dịch vụ logistics lõi chiếm phần lớn trong tổng chi phí logistics và mang tính
quyết định đối với các dịch vụ khác. Dịch vụ logistics lõi bao gồm:
Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container.
Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hoá, bao gồm cả hoạt động kinh doanh
kho bãi con tainer và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị.
Dịch vụ đại lí vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lí làm thủ tục hải quan và
lập kế hoạch bốc dỡ hàng hoá
Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lí
thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hoá trong suốt cả
chuỗi logistics; hoạt động xử lí lại hàng hoá bị khách hàng trả lại, hàng
hoá tồn kho, hàng hoá quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hoá đó;
hoạt động cho thuê và thuê mua container.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc
8
Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải (Related Freight Logistics
Services)
Dịch vụ vận tải hàng hải
Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa
Dịch vụ vận tải hàng không
Dịch vụ vận tải đường sắt
Dịch vụ vận tải đường bộ
Dịch vụ vận tải đường ống
Các dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ (Non-core Freight
Logistics Services)
Dịch vụ kiểm tra và phân tích kĩ thuật
Dịch vụ bưu chính
Dịch vụ thương mại bán buôn
Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lí hàng lưu kho,
thu gom, tập hợp, phân loại hàng hoá, phân phối lại và giao hàng
Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác
1.1.4 Phân loại logistics
1.1.4.1 Phân loại theo hình thức logistics
Căn cứ vào phân công lao động và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp
có các mô hình nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP – Logistics Service
Provider) như sau:
- Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics)
Người chủ sở hữu hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động
logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Theo đó, chủ hàng phải đầu tư vào
các phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản
lý và vận hành hoạt động logistics. First Party Logistics làm phình to quy mô
của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp
không có đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý
và vận hành hoạt động logistics.
- Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics)
Người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ
cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi,
thủ tục hải quan, thanh toán) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc
9
hoạt động logistics. Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường
bộ, đường hàng không, các công ty kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan,
trung gian thanh toán
- Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics)
Người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics
cho từng bộ phận chức năng, như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục
xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục
thông quan và vận chuyển hàng hoá tới địa điểm đến quy định. Do đó, 3PL bao
gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng
hoá, xử lý thông tinvà có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách
hàng.
- Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics)
Người tích hợp (integrator) - người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực
tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để
thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. 4PL chịu trách
nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung
ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải4PL hướng đến quản trị cả
quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục sản xuất, nhập
khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
- Logistics bên thứ năm (5PL – Fifth Party Logistics)
Hình thức này phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà
cung cấp dịch vụ 5PL là các 3PL và 4PL đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối
trên nền tảng thương mại điện tử.
1.1.4.2 Phân loại theo quá trình
- Logistics đầu vào (in bound logistics)
Là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu,
thông tin, vốn) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá
trình sản xuất.
- Logistics đầu ra (out bound logistics)
Là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng
một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận
tối đa cho doanh nghiệp.
- Logistics ngược (reverse logistics)
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc
10
Là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh
hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu
dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.
1.1.4.3 Phân loại theo đối tượng hàng hoá
- Logistics hàng tiêu dùng nhanh (FMCG logistics)
Là quá trình logistics cho hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn như:
quần áo, giày dép, thực phẩm
- Logistics ngành ô tô (automotive logistics)
Là quá trình logistics phục vụ cho ngành ô tô.
- Logistics hoá chất (chemical logistics)
Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hoá chất, bao gồm cả hàng độc
hại, nguy hiểm.
- Logistics hàng điện tử (electronic logistics)
Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hàng điện tử.
- Logistics dầu khí (petroleum logistics)
Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành dầu khí.
1.1.5 Xu hướng hoạt động dịch vụ logistics trên thế giới
Hiện nay, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là xu thế tất yếu, toàn cầu hoá
làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển
mạnh mẽ, từ đó kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịc vụ phụ
trợ và sẽ dẫn đến bước phát triển tất yếu của dịch vụ Logistics toàn cầu
(Global Logistics).
Dịch vụ Logistics đãqua nhiều giai đoạn phát triển, đến nay đang trong thời kỳ
quản trị cung ứng (SCM) vs đặc trưng nổi bật là phát triển quan hệ đối tác, kết
hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất, nhà cung cấp với người tiêu thụ và bên thứ nhất
(1PL) là chủ hàng, logistics bên thứ 2 (2PL) là nhà cung cấp hoạy động đơn lẻ;
Logistics bên thứ 3 (3PL) làm nhiệm vụ tích hợp, kết hợp việc luân chuyển, tồn
trữ và xử lý thông tin; Logistics bên th