Luận văn Hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Dầu mỏ là nguồn năng lượng quan trọng của tất cả các nước. Nó đang chiếm khoảng 65% trong tổng các nguồn năng lượng toàn cầu. Về đặc điểm kinh tế, dầu mỏ là ngành phát triển nhanh và yêu cầu về vốn đầu tư rất lớn, đối với một số công đoạn trong ngành có sự rủi ro cao. Hầu hết ở các nước đặc biệt là các nước đang phát triển, dầu mỏ thường là ngành độc quyền của doanh nghiệp nhà nước hoặc một số các công ty xuyên quốc gia. Nguồn thu của ngân sách nhà nước từ ngành dầu mỏ chiếm một tỷ trọng tương đối cao (ở Việt Nam trên 10%). Đối với Việt Nam ngành dầu khí còn mới mẻ với 25 năm tuổi. Tuy trữ lượng dầu khí ở nước ta không lớn nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế, là nguồn năng lượng nguyên liệu phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã, đang ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chóng, bao trùm tất cả các lĩnh vực từ thượng nguồn (tìm kiếm, thăm dò, khai thác) đến hạ nguồn (hoá dầu, lọc dầu, chế biến kinh doanh các sản phẩm dầu khí). Dầu thô Việt Nam bắt đầu được khai thác vào năm 1986 tại mỏ Bạch Hổ do công ty Liên doanh Việt - Xô Petrol (Việt Nam - Liên Xô cũ) khai thác, từ đó đến nay sản lượng dầu thô Việt Nam ngày càng tăng lên đáng kể. Do ngành lọc dầu ở Việt Nam chưa phát triển (trước đây chỉ mỏ Bạch Hổ thì nay đã có 6 mỏ đang được đưa vào khai thác, làm cho sản lượng dầu thô ngày càng gia tăng, nhà máy lọc dầu số một Dung Quất đang khởi công và xây dựng đến năm 2004 mới đưa vào hoạt động) nên toàn bộ sản lượng dầu thô của Tổng công ty dầu khí được xuất khẩu hàng năm giá trị xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty đã đóng góp rất lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Dầu khí Việt Nam em đã nghiên cứu thực tiễn hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty dầu khí Việt Nam, nhằm củng cố, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé để đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Vì thế em xin trình bày đề tài: " Hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam - thực trạng và giải pháp ". Luận văn này được chia thành 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.

doc65 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2941 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Dầu mỏ là nguồn năng lượng quan trọng của tất cả các nước. Nó đang chiếm khoảng 65% trong tổng các nguồn năng lượng toàn cầu. Về đặc điểm kinh tế, dầu mỏ là ngành phát triển nhanh và yêu cầu về vốn đầu tư rất lớn, đối với một số công đoạn trong ngành có sự rủi ro cao. Hầu hết ở các nước đặc biệt là các nước đang phát triển, dầu mỏ thường là ngành độc quyền của doanh nghiệp nhà nước hoặc một số các công ty xuyên quốc gia. Nguồn thu của ngân sách nhà nước từ ngành dầu mỏ chiếm một tỷ trọng tương đối cao (ở Việt Nam trên 10%). Đối với Việt Nam ngành dầu khí còn mới mẻ với 25 năm tuổi. Tuy trữ lượng dầu khí ở nước ta không lớn nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế, là nguồn năng lượng nguyên liệu phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã, đang ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chóng, bao trùm tất cả các lĩnh vực từ thượng nguồn (tìm kiếm, thăm dò, khai thác) đến hạ nguồn (hoá dầu, lọc dầu, chế biến kinh doanh các sản phẩm dầu khí). Dầu thô Việt Nam bắt đầu được khai thác vào năm 1986 tại mỏ Bạch Hổ do công ty Liên doanh Việt - Xô Petrol (Việt Nam - Liên Xô cũ) khai thác, từ đó đến nay sản lượng dầu thô Việt Nam ngày càng tăng lên đáng kể. Do ngành lọc dầu ở Việt Nam chưa phát triển (trước đây chỉ mỏ Bạch Hổ thì nay đã có 6 mỏ đang được đưa vào khai thác, làm cho sản lượng dầu thô ngày càng gia tăng, nhà máy lọc dầu số một Dung Quất đang khởi công và xây dựng đến năm 2004 mới đưa vào hoạt động) nên toàn bộ sản lượng dầu thô của Tổng công ty dầu khí được xuất khẩu hàng năm giá trị xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty đã đóng góp rất lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Dầu khí Việt Nam em đã nghiên cứu thực tiễn hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty dầu khí Việt Nam, nhằm củng cố, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé để đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Vì thế em xin trình bày đề tài: " Hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam - thực trạng và giải pháp ". Luận văn này được chia thành 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Qua luận văn này, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn, và các bác, cô, chú cùng các anh chị phòng kế hoạch thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 8 I.THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 8 I.1. NGUỒN GỐC VÀ LỢI ÍCH CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. 8 I.1.1. NGUỒN GỐC, CƠ SỞ CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: 8 I.1.2. LỢI ÍCH CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: 12 I.2. VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: 12 II.HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỖI QUỐC GIA. 14 II.1. KHÁI NIỆM XUẤT KHẨU. 14 II.1.1. KHÁI NIỆM. 14 II.1.2. NHIỆM VỤ CỦA XUẤT KHẨU. 14 II.2. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU. 15 II.2.1. XUẤT KHẨU TẠO NGUỒN CHỦ YẾU CHO NHẬP KHẨU. 15 II.2.2. XUẤT KHẨU GÓP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HƯỚNG NGOẠI. 15 II.2.3. XUẤT KHẨU TẠO THÊM CÔNG ĂN VIỆC LÀM VÀ CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN. 16 II.2.4. XUẤT KHẨU LÀ CƠ SỞ ĐỂ MỞ RỘNG VÀ THÚC ĐẨY CÁC QUAN HỆ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI. 17 II.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. 17 II.3.1. NHÂN TỐ VĂN HOÁ - ĐỊA LÝ: 18 II.3.1.1. ĐỊA LÝ. 18 II.3.1.2. VĂN HOÁ. 18 II.3.2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. 18 II.3.3. CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ. 19 II.3.4. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC (CHÍNH TRỊ - LUẬT PHÁP). 19 II.3.5. NGUỒN HÀNG PHỤC VỤ CHO XUẤT KHẨU. 20 II.3.6. HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC - HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH QUỐC GIA. 20 II.4. CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU. 21 II.4.1. XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP. 21 II.4.2. XUẤT KHẨU GIÁN TIẾP (XUẤT KHẨU UỶ THÁC). 22 II.4.3. XUẤT KHẨU HÀNG ĐỔI HÀNG (BUÔN BÁN ĐỐI LƯU). 22 II.4.4. TẠM NHẬP TÁI XUẤT. 23 II.4.5. GIAO DỊCH TẠI SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ. 24 II.4.6. GIA CÔNG QUỐC TẾ. 24 III.NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. 25 III.1. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TÌM ĐỐI TÁC GIAO DỊCH. 25 III.1.1. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG. 25 III.1.2. NGHIÊN CỨU GIÁ CẢ, XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ. 27 III.1.3. LỰA CHỌN ĐỐI TÁC GIAO DỊCH VÀ MẶT HÀNG KINH DOANH. 28 III.2. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN KINH DOANH 29 III.3. ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG. 29 III.3.1. ĐÀM PHÁN. 29 III.3.2. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG. 30 III.4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG. 31 III.4.1. CHUẨN BỊ HÀNG XUẤT KHẨU. 32 III.4.2. KIỂM TRA HÀNG.. 33 III.4.3. THUÊ TÀU. 33 III.4.3. MUA BẢO HIỂM. 33 III.4.5. LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN. 33 III.4.6. GIAO HÀNG LÊN TÀU. 34 III.4.7. THỦ TỤC THANH TOÁN. 34 III.4.8. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI. 34 IV.ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM DẦU KHÍ. 34 IV.1. ĐẶC ĐIỂM. 34 IV.2. VAI TRÒ CỦA SẢN PHẨM DẦU KHÍ. 36 IV.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH DẦU THÔ. 38 IV.3.1. ĐẶC ĐIỂM HÀNG HOÁ. 38 IV.3.2. NHÂN TỐ KHÁCH QUAN. 38 IV.3.3. NHÂN TỐ CHỦ QUAN. 40 V.KINH NGHIỆM KHAI THÁC SẢN XUẤT DẦU MỎ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI: 41 V.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÀNH DẦU MỎ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI: 41 V.2 THỰC TRẠNG KHAI THÁC SẢN XUẤT DẦU MỎ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI: 46 CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM 51 I- SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM 51 I.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY. 51 I.2. CHỨC NĂNG- NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN CỦA TỔNG CÔNG TY. 53 I.3. BỘ MÁY QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH. 54 I.3.1. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ. 54 I.3.2. TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ BỘ MÁY GIÚP VIỆC. 54 I.3.3. QUYỀN - NGHĨA VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI TỔNG CÔNG TY. 56 II- THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY 58 II.1. THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ (THƯỢNG NGUỒN) 58 II.2. KHAI THÁC SẢN XUẤT KHÍ THIÊN NHIÊN. 60 II.3. PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC HẠ NGUỒN. 61 II.4. DỊCH VỤ DẦU KHÍ. 63 II.5. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 64 II.6. NGUỒN NHÂN LỰC 66 III- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM. 67 III.1. ĐẶC ĐIỂM LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DẦU THÔ VIỆT NAM. 67 III.2. NGUỒN HÀNG - THỰC TRẠNG KHAI THÁC DẦU CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM. 68 III.3. ĐẶC ĐIỂM KHÁCH HÀNG - THỊ TRƯỜNG CỦA DẦU THÔ VIỆT NAM. 73 III.4. CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG. 75 III.5. CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU. 78 III.6. QUÁ TRÌNH GIAO DỊCH ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG. 79 III.6.1. GIAO DỊCH ĐÀM PHÁN. 79 III.6.2. KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG. 81 III.7. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM. 81 IV- ĐÁNH GIÁ QUA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM. 85 IV.1. CÁC ƯU THẾ - ƯU ĐIỂM. 85 IV.2. KHÓ KHĂN TỒN TẠI. 86 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM. 89 I.MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM: 89 I.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN: 89 I.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 90 II.CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM. 91 II.1. NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG 91 II.2. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THĂM DÒ KHAI THÁC: 92 II.3 THAY ĐỔI CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU : 93 II.4. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC : 94 II.5. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ : 95 II.6. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: 96 II.7. TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT : 98 II.8. TÌM VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN CÓ HIỆU QUẢ : 98 III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC : 101  CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM I- SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM I.1. Sự ra đời và phát triển của Tổng Công ty. Nguồn năng lượng dầu mỏ rất quan trọng đối với mỗi quốc gia. Ngay từ buổi đầu tiên Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng đến vấn đề này. Trong khi cuộc chiến tranh chống Mỹ còn diễn ra khốc liệt, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định thành lập đoàn địa chất 36 trực thuộc Tổng cục địa chất có chức năng tìm kiếm - thăm dò dầu khí ở khu vực Miền Bắc (1961 – 1969). Chuyển đoàn địa chất 36 thành liên đoàn địa chất 36. - 1975: Ngay sau ngày miền Nam giải phóng 30/4/1975 Bộ chính trị đã có Nghị quyết số 224 NQTW về việc triển khai thăm dò dầu khí cả nước. Tách các tổ chức làm công tác dầu khí ở Tổng Cục Địa chất, Tổng Cục hoá chất ở miền Bắc và Tổng Cục Dầu hoả và khoáng sản ở miền Nam để thành lập Tổng Cục Dầu khí Việt Nam. Tổng Cục Dầu khí Việt Nam là tổ chức chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ các khâu thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí... Tổng Cục Dầu khí gồm: Công ty dầu khí miền Bắc, Công ty dầu khí miền Nam, Viện dầu khí Việt Nam, các công ty dịch vụ và trường đào tạo cán bộ công nhân. - 1977: thành lập Công ty Petro Việt Nam trực thuộc Tổng Cục dầu khí làm nhiệm vụ hợp tác và tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí với nước ngoài tại Việt Nam - 4/1990: Sáp nhập Tổng Cục dầu khí vào Bộ Công nghiệp nặng. 9/1990: Thành lập Tổng Công ty dầu khí Việt Nam trên cơ sở các đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí. - 5/1992: Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam tách khỏi Bộ Công nghiệp nặng và trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Tên giao dịch quốc tế là PETRO VIETNAM. - 5/1995: Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ Quyết định là Tổng Công ty Nhà nước, có tên giao dịch quốc tế là PETRO VIETNAM. - Đồng bằng sông Hồng được coi là cái nôi của ngành dầu khí Việt Nam. Vào những năm 1973 - 1974 ở đồng bằng sông Hồng đã có các phát hiện dầu khí tại đồng bằng sông Hồng đó là mỏ khí Tiền Hải (Thái Bình) với trữ lượng khoảng 1,3 tỷm3 và đã được khai thác từ mùa hè năm 1981. Tuy nhiên sản lượng khí của mỏ Tiền Hải (Thái Bình) còn rất khiêm tốn chỉ đủ phục vụ sản xuất tiêu dùng của tỉnh Thái Bình. Nhưng nói có ý nghĩa rất to lớn đối với ngành dầu khí Việt Nam trong khi lực lượng cán bộ còn non trẻ mà đã tự lực khai thác được tài nguyên khí, thành công này đã khuyến khích động viên toàn thể cán bộ công nhân của ngành ngày càng hăng say lao động. - 1980 Liên doanh dầu khí Việt - Xô (Viet Sovpetro) ra đời. Các cán bộ công nhân của ngành dầu khí Việt Nam cùng với các chuyên gia Liên Xô đã có tiến hành tìm kiếm thăm dò ở bể Cửu Long. Đến năm 1986 Viet Sovpetro đã cho dòng dầu thô đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ. Năm 1986 cũng là mốc đánh dấu năm Việt Nam xuất khẩu dầu thô đầu tiên của mình. Từ 1988 chính sách "mở cửa" và sự ra đời của các Luật đầu tư nước ngoài, Luật Dầu khí đã tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc tìm kiếm thăm dò dầu khí triển khai rầm rộ trên thêm lục địa Việt Nam. Cho tới nay 6 mỏ dầu và 1 mỏ khí đang khai thác, 2 hợp đồng đang chuẩn bị đưa mỏ vào khai thác và 5 hợp đồng tiếp tục thẩm lượng mỏ. Trữ lượng dầu khí đã phát hiện và có thể thu hồi đạt khoảng 1,0 tỷ m3 quy dầu trên tổng tiềm năng dự báo là 3,5 - 5,0 tỷ m3. Đây là cơ sở ban đầu đáng tin cậy, làm đà cho sự phát triển và nâng cao sản lượng khai thác dầu từ mức 16 triệu tấn năm 2001 lên mức 23-24 triệu tấn dầu quy đổi/năm trong những năm đầu của thế kỷ mới. I.2. Chức năng- nhiệm vụ - quyền hạn của Tổng Công ty. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam là Tổng Công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Chức năng: Nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển tàng trữ, vận chuyển, dịch vụ dầu khí, xuất - nhập khẩu vật tư thiết bị và kinh doanh sản phẩm dầu khí. - Tổng Công ty có các nhiệm vụ chính sau: + Theo Nghị Quyết 37/CP và NQ 38/CP/1995 Tổng Công ty có nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến tàng trữ vận chuyển dịch vụ về dầu khí, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị dầu khí, dầu thô, các sản phẩm khí, lưu thông các sản phẩm dầu khí, tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước. + Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, bao gồm cả phần vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác. Nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, vùng biển và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và các nhiệm vụ khác được giao. + Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân trong công ty. - Quyền hạn của Công ty. + Công ty có quyền sử dụng đất đai, vốn, vùng biển, tài nguyên, có quyền phân giao lại cho các đơn vị thành viên quản lý, sử dụng các nguồn lực mà Tổng Công ty đã nhận của Nhà nước, điều chỉnh những nguồn lực đã phân giao cho các đơn vị thành viên trong trường hợp cần thiết phù hợp với kế hoạch phát triển chung của Tổng Công ty. + Có quyền liên doanh, liên kết, chuyển nhượng cho thuê thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng Công ty. I.3. Bộ máy quản lý điều hành. I.3.1. Hội đồng quản trị. + Tổng Công ty Petro Vietnam được quản lý bởi Hội đồng quản trị và được điều hành bởi tổng giám đốc. + Hội đồng quản trị do Thủ tướng và Chính phủ lập ra bao gồm 1 chủ tịch hội đồng quản trị và 6 thành viên của hội đồng quản trị là các chuyên gia về quản lý kinh tế, tài chính, hoá dầu, khai thác - thăm dò địa chất. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Nhà nước về vốn, tài sản mà Nhà nước giao cho. Ngoài ra hội đồng quản trị điều hành trực tiếp Ban kiểm soát thanh tra để kiểm tram, giám sát các hoạt động điều hành của Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc, hàng quí, cuối năm phải báo cáo lên hội đồng quản trị về tình hình hoạt động điều hành của Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc. I.3.2. Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc. - Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng Công ty. Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ cử ra để điều hành Tổng Công ty. Thường xuyên phải báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh lên Thủ tướng và Chính phủ. - Phó Tổng giám đốc cũng do Thủ tướng cử ra và có quyền bãi miễn (thường có 6 phó tổng giám đốc) là người giúp tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực khác theo phân công hoặc uỷ quyền của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật. - Kế toán trưởng Tổng Công ty giúp Tổng giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty. - Trưởng phòng kế hoạch Tổng công ty giúp Tổng giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện và đưa ra các kế hoạch sản xuất trong thời gian tới và điều hành quá trình sản xuất ở các đơn vị thành viên. Sơ đồ cơ cấu tổ chức điều hành của Tổng công ty - Các phòng ban khác trong Tổng công ty hoạt động theo đúng chức năng và quy định của pháp luật , điều lệ hoạt động của Tổng giám đốc để tham mưu , giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong việc quản lý điều hành công việc. I.3.3. Quyền - nghĩa vụ của các đơn vị thành viên và mối quan hệ với Tổng Công ty. Hiện nay Tổng Công ty có 15 đơn vị thành viên trong đó có 8 đơn vị là doanh nghiệp hạch toán độc lập, 3 đơn vị hạch toán phụ thuộc 4 đơn vị sự nghiệp. - Các giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng các đơn vị do Tổng giám đốc và ban lãnh đạo Tổng Công ty đề cử ra để quản lý phần vốn tài sản của Tổng Công ty ở các doanh nghiệp thành viên. - Các DNNN hạch toán độc lập trong Tổng Công ty: Có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính chịu sự ràng buộc, quyền lợi - nghĩa vụ đối với Tổng công ty. + Trong chiến lược phát triển và đầu tư phát triển được giao hoặc được uỷ quyền tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Tổng Công ty. Doanh nghiệp tự đầu tư những công trình dự án phát triển không nằm trong các dự án cho tổng công ty trực tiếp điều hành. + Trong kinh doanh các doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của mình trên cơ sở: Bảođảm các chỉ tiêu, mục tiêu cân đối lớn. Kế hoạch mở rộng kinh doanh trên cơ sở sử dụng tối ưu mọi quyền lực mà doanh nghiệp có và tự huy động phù hợp với nhu cầu thị trường. Được quyền huy động vốn, các nguồn tín dụng khác theo pháp luật để thực hiện kinh doanh đầu tư phát triển của mình - Các đơn vị hạch toán phụ thuộc. + Là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo phân cấp của Tổng Công ty chịu sự rằng buộc về nghĩa vụ - quyền lợi đối với Tổng Công ty. Tổng Công ty là người chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ tài chính. - Được ký kết các hợp đồng kinh tế được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh, tài chính, tổ chức và nhân sự theo sự phân cấp hoặc uỷ quyền của Tổng công ty. Những nghĩa vụ và quyền hạn của các đơn vị hạch toán phụ thuộc được cụ thể hoá trong điều lệ tổ chức và hoạt động do hội đồng quản trị phê duyệt. - Các đơn vị sự nghiệp : Các đơn vị này có quy chế và tổ chức hoạt động do HĐQT phê duyệt, thực hiện chế độ lấy thu bù chi, được tạo nguồn thu từ việc thực hiện dịch vụ, ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học và đào tạo cho các đơn vị trong và ngoài nước được thụ hưởng phân phối quĩ khen thưởng và quĩ phúc lợi theo chế độ. Trong trường hợp thấp hơn mức bình quân của của Tổng Công ty thì có thể được hỗ trợ từ quĩ khen thưởng và phúc lớn của Tổng công ty. + Riêng đối với xí nghiệp liên doanh VietSovpetro mà PETROVIETNAM là một phía tham gia là một dạng đặc biệt, khác với các liên doanh khác vì nó là một liên doanh theo hiệp định liên Chính phủ. Do đó hoạt động dầu khí và hạch toán theo các quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. + Các đơn vị liên doanh khác mà Tổng Công ty hoặc doanh nghiệp thành viên Tổng Công ty trực tiếp tham gia quản lý và điều hành, hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài, Luật Công ty và các luật khác có liên quan của Nhà nước Việt Nam Tổng công ty hoặc các doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty thực hiện mọi quyền và nghĩa vụ - trách nhiệm của các liên doanh này các hoạt động tài chính theo quy định của pháp luật và theo hợp đồng đã ký kết. II- THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY II.1. Thăm dò và khai thác dầu khí (thượng nguồn) - Công tác thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam đã được khởi nguồn từ những năm 60 khi các nhà địa chất liên đoàn 36 với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô (cũ) bắt đầu tiến hành khảo sát thực địa lập bản đồ và khoan các giếng khoan tìm kiếm dầu khí đầu tiên ở đồng bằng sông Hồng và Trũng An Châu. - Vào những năm 1973 - 1974 khi ở đồng bằng sông Hồng có các phát hiện dầu khí tại Tiền Hải (Thái Bình) thì công cuộc khoan thăm dò dầu khí cũng được bắt đầu ở thềm lục địa Nam Việt Nam. Trong thời gian này chính quyền Sài Gòn đã ký hợp đồng đặc nhượng ở 17 lô với 9 tổ hợp Công ty dầu khí quốc tế như Mobil, Pecten, Sunning Dale, Union Texas, Marathon... các Công ty này đã khoan 6 giếng thăm dò , phát hiện dầu khí tại các giếng Bạch Hổ - 1X, Mía - 1X, Dữa - 1X - Thời kỳ 1975 - 1987. Tuy bị cấm vận của Mỹ nhưng công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí vẫn được thúc đẩy một cách tích cực. Từ 1977 đến 1980 Việt Nam đã ký 3 hợp đồng phân chia sản phẩm với các công ty AGIP (Italia) Deninex (CH LB Đức), Bow VAlley (Canada) khoan 9 giếng trong đó có một giếng phát hiện tại các lô 04 và 12. - Từ sau 1975 đến nay Tổng Công ty đã thực hiện một khối lượng công việc to lớn khoan và thăm dò hơn 300.000 km2 tuyến địa chấn 2D và 3 D, thu nổ và xử lý trên tổng diện tích hơn 300.000 km2 của hơn 30 lô hợp đồng, khoan hơn 150 giếng thăm dò với tổng chi phí gần 4 tỷ USD. - Công tác thăm dò tìm kiếm của Tổng Công ty đã thực sự phát triển cả về diện rộng lẫn chiều sâu với hiệu quả cao tại các bể trầm tích như: Bể sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thềm Tây Nam, bể Phú Khánh, Bể Vũng Mây- Tư Chính. Bảng 4: Kết quả công tác thăm dò.  TÊN MỎ  NĂM  PHÁT HIỆN  NGƯỜI ĐIỀU HÀNH   Mỏ đang khai thác  Bạch Hổ  1985-1986  Oil  VIET SOVPETRO    Tiền Hải C  1975  GAS  THAI BINH    Rồng  1988/1994  Oil  VIE
Luận văn liên quan