Luận văn Hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU của tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp

Trong khoảng thời gian từ 2000-2006, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đã tăng hơn 10 lần. Khởi đầu vào năm 2000, kim ngạch mới chỉ dừng lại ở 219 triệu USD thì tới cuối năm 2005, con số này đã đạt mức 1,57 tỷ USD chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của nhành gỗ Việt Nam. So với năm 2000, năm 2001 đánh dấu bước phát triển với mức tăng trưởng 40%/năm. Năm 2002, mức tăng trưởng chỉ đạt mức 28,07% thì đến năm 2003, mức tăng trưởng lại tăng trở lại với giá trị là 91,7%. Năm 2004 và 2005, sự tăng trưởng khá ổn định dù có chậm lại nhưng đánh dấu những bước phát triển vững chắc cùng chiến lược lâu dài, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Và tới năm 2006, Kim ngạch xuất khẩu đạt mức 2,1USD đã đưa Việt Nam đứng hàng thứ tư trong khu vực về xuất khẩu gỗ ( sau Indonexia, Malaixia và Thái Lan). Việc đạt mức tăng trưởng bình quân 40%/năm trong suốt một thời kì dài khiến không ít các nhà xuất khẩu và hoạch định chính sách vô cùng lạc quan. Chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu của mặt hàng này đến năm 2010 đạt giá trị 5,5 tỷ USD, tăng bình quân 28,9%/năm. Các sản phẩm đồ gỗ của chúng ta đã được xuất đến 120 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Mỹ chiếm 20%, EU 28% và Nhật chiếm tỷ trọng 24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Số lượng các thị trường dành cho sản phẩm gỗ của chúng ta không ngừng tăng qua các năm thể hiện sự naưng động tìm hiểu và thâm nhập thị trường

pdf61 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3754 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU của tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU của Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam- Thực trạng và giải pháp 2 MỤC LỤC Mở đầu……………………………………………………………………….2 Phần nội dung…………………………………………………………………3 Chương 1: Tổng quan về hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường EU……………………………………………………. ..3 1.1. Xuất khẩu và vấn đề xuất khẩu gỗ của Việt Nam…………………….3 1.2. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ tại EU…………………………….....10 Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Vinafor vào EU……………………………………………………………………….18 2.1. Nhiệm vụ, mục tiêu kinh doanh chủ yếu của Vinafor ………………18 2.2. Giới thiệu về Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam………………….19 2.3. Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Vinafor sang EU……...28 2.4. Đánh giá hoạt động xuất khẩu gỗ vào EU của Vinafor ………………..36 Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào EU…………………………………………………………….…45 3.1. Giải pháp về vốn………………………………………………………..45 3.2. Triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 taị các dơn vị thành viên…………………………………………………………….48 3.3. Giải pháp thâm nhập kênh phân phối của EU………………………...49 3.4. Giải pháp về liên kết các doanh nghiệp……………………………....54 Kết luận……………………………………………………………………60 3 MỞ ĐẦU Người Việt Nam từ lâu đã rất tự hào với tài nguyên “ Rừng vàng, biển bạc”. Nguồn tài nguyên rừng hiện nay đã và đang được sử dụng và tái tạo ngày càng hợp lý. Bên cạnh các sản phẩm gỗ thô mộc, các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam dần trở thành một thế mạnh được thế giới biết đến. Trong 120 nước và vùng lãnh thổ mà sản phẩm gỗ Việt Nam có mặt, thị trường EU là thị trường lớn nhất. Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam là một trong những công ty đầu ngành của Việt Nam. Trong 6 năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu gỗ vào thị trường EU của Tổng công ty tăng không ngừng. Em xin làm báo cáo thực tập tốt nghiệp về đề tài Hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU của Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam- Thực trạng và giải pháp. 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 1.1. Xuất khẩu và vấn đề xuất khẩu gỗ của Việt Nam: Hoạt động xuất khẩu gỗ của Việt Nam không ngừng tăng trưởng qua các năm nhưng còn gặp rất nhiều hạn chế. Sự nỗ lực của Hiệp hội, của các tổng công ty, của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đem đến cho Việt Nam một vị thế mới, chỗ đứng mới trên thị trường thế giới. Bảng 1: Giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam qua các năm: Đơn vị: Triệu USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch 219 365 507 972 1235 1570 2100 ( Nguồn: VietnamNet.com) 5 Trong khoảng thời gian từ 2000-2006, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đã tăng hơn 10 lần. Khởi đầu vào năm 2000, kim ngạch mới chỉ dừng lại ở 219 triệu USD thì tới cuối năm 2005, con số này đã đạt mức 1,57 tỷ USD chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của nhành gỗ Việt Nam. So với năm 2000, năm 2001 đánh dấu bước phát triển với mức tăng trưởng 40%/năm. Năm 2002, mức tăng trưởng chỉ đạt mức 28,07% thì đến năm 2003, mức tăng trưởng lại tăng trở lại với giá trị là 91,7%. Năm 2004 và 2005, sự tăng trưởng khá ổn định dù có chậm lại nhưng đánh dấu những bước phát triển vững chắc cùng chiến lược lâu dài, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Và tới năm 2006, Kim ngạch xuất khẩu đạt mức 2,1USD đã đưa Việt Nam đứng hàng thứ tư trong khu vực về xuất khẩu gỗ ( sau Indonexia, Malaixia và Thái Lan). Việc đạt mức tăng trưởng bình quân 40%/năm trong suốt một thời kì dài khiến không ít các nhà xuất khẩu và hoạch định chính sách vô cùng lạc quan. Chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu của mặt hàng này đến năm 2010 đạt giá trị 5,5 tỷ USD, tăng bình quân 28,9%/năm. Các sản phẩm đồ gỗ của chúng ta đã được xuất đến 120 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Mỹ chiếm 20%, EU 28% và Nhật chiếm tỷ trọng 24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Số lượng các thị trường dành cho sản phẩm gỗ của chúng ta không ngừng tăng qua các năm thể hiện sự naưng động tìm hiểu và thâm nhập thị trường. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường này lại thường không ổn định. Như thị trường Thuỵ Điển là một điển hình. Năm 2002, thị trường Thuỵ Điển được đánh giá là bước khởi đầu khá thuận lợi trong chién dịch thâm nhập thị trường EU cùng với Đức. Hai quốc gia này đều đạt mức kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. Tuy nhiên, tới năm 2003, thị trường Đức đạt mức tăng trưởng là 371% thì Thuỵ Điển chỉ là 53%, sang năm 2004 thì kim ngạch xuất khẩu sang Thuỵ Điển chỉ bằng 1/9 lấn so với năm 2003 trong khi nước Đức nổi lên là nước dẫn đầu về tăng trưởng là 6 572%. Có thể nhu cầu tại mỗi thị trường là khác nhau nhưng với hai nước có cùng một xuất phát điểm, việc một quốc gia trở thành bạn hàng quen thuộc còn Thuỵ Điển chúng ta lại đang mất dần thị trưòng thì các doanh nghiệp cần xem xét lại sự cân đối trong việc theo dõi, tìm hiểu thị trường, cần có sự đầu tư hơn nữa trong công tác nghiên cứu thị trường và hoàn thiện sản phẩm. Vấn đề thật sự đặt ra là làm thế nào để duy trì được tốc độ phát triển tối thiểu 20%/năm trong xu thế hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt? Các doanh nghiệp xuất khẩu nhiều nhưng nhỏ Theo ông Nguyễn Tôn Quyền- phó chủ tịch hiệp hội gỗ và chế biến lâm sản Việt Nam (Vifores) cho biết “Số doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản của Việt Nam hiện nay là hơn 300 nhưng hầu hết là nhỏ và vừa. Số doanh nghiệp có thể xuất khẩu trên 100 container/ tháng hay có diện tích khai thác rừng trên 10 ha là rất hiếm. Với thực trạng như vậy chúng ta không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của các nước trong khu vực.” Theo ông Nguyễn Tấn Bình, phó tổng giám đốc công ty sản xuất- đầu tư- xuất nhập khẩu Bình Định thì với phương thức làm ăn đơn lẻ, việc đáp ứng các hợp đồng lớn hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng ngàn mét khối là không thực hiện được. Chúng ta đã tự để cơ hội tuột khỏi tay nếu không liên kết lại với nhau. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đã tiếc: “Giá như, các doanh nghiệp biết bắt tay với nhau thì kim ngạch xuất khẩu đã tăng hơn rất nhiều.” Như vậy, các khó khăn doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam gặp phải không chỉ là các cản trở từ bên ngoài mà do chính các doanh nghiệp đã và đang tự hạ thấp vị thế của xuất khẩu gỗ và đồ gỗ Việt Nam. - Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ rất nhiều nhưng chưa doanh nghiệp nào đủ lớn, đủ tạo sức mạnh trên thị trường. Sự nhỏ lẻ của thị trường không làm nổi bật được thế mạnh của ngành gỗ Việt Nam khiến các doanh 7 nghiệp không được bạn hàng các nước đánh giá đúng mức. Ngành gỗ không có doanh nghiệp nào thực sự nổi bật dẫn đầu, định hướng cho tương lai phát triển của ngành. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp Việt Nam trên thế giới chưa tạo được một dấu ấn rõ nét nào cả. Tự các doanh nghiệp Việt Nam đẩy giá thành xuống thấp do cạnh tranh với nhau mà bỏ quên mất đối thủ lớn nhất nhất là Trung Quốc. Lợi thế lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam là giá nhân công rẻ, nhưng không thể hạ liên tục giá nhân công để giảm giá thành. Cuối cùng, cạnh tranh về giá với các quốc gia bằng cánh cắt giảm lợi nhuận của chính mình còn các khoản chi phi giành hợp đồng lại vẫn đẩy giá lên ngang bằng với Trung Quốc. Giá thấp, các doanh nghiệp không được hưởng mà người hưởng lợi lại chính là các nhà nhập khẩu trung gian. Giá càng hạ, các nhà nhập khẩu hưởng lợi càng nhiều trong khi giá sản phẩm đến tay người tiêu dùng thế giới vẫn không hề thay đổi. Các sản phẩm của chúng ta thường bị chi phối bởi các kênh phân phối nước ngoài, dán nhãn mác của các nhà nhập khẩu trung gian các doanh nghiệp Việt Nam luôn bị động về giá, đôi khi việc hạ giá xuất phát từ thành ý mang sản phẩm giá rử hơn để cạnh tranh nhưng không thể thực hiện do phía đối tác không hạ giá vì mục đích lợi nhuận. - Sự nhỏ lẻ của mỗi doanh nghiệp không đủ khả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn, phía các công ty nước ngoài rất trọng chữ tín và giữ khách, nếu không đáp ứng được một lần, không chỉ mất một hợp đồng mà có thể mát cả một khách hàng tiềm năng. Ngoài một vài công ty đầu ngành trong nước có khả năng dáp ứng được một số hợp đồng lớn còn lại hầu hết các doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được các hợp đồng nhỏ. Các hợp đồng lớn sẽ mang lại lợi nhuận lớn theo quy mô thì không dám nhận, trong khi đó các hợp đồng nhỏ lợi nhuận rất thấp thì 8 các doanh nghiệp lại ra sức cạnh tranh giành giật với nhau để được nhận. Sự nhỏ lẻ, rời rác của các doanh nghiệp khiến Việt Nam các bạnn hàng lớn trên thế giới dần dần mất lòng tin vào các doanh nghiệp, lâu dì chúng ta sẽ làm mất đi thị trường bạn hàng lớn thật sự giúp các doanh nghiệp phát triển. Giá nguyên liệu nhập khẩu và cước tăng tới 13% Sự cạnh tranh để mua nguyên liệu khi nguyên liệu khan hiếm là một nguyên nhân đẩy giá nguyên liệu lên cao. Trong khi các nước ntgày càng thắt chặt việc xuất khẩu hàng thô, đẩy mạnh xuất khẩu hàng tinh chế thì việc nhập nguyên liệu trở nên vô cùng khó khăn. Đặc biệt khi các bạn hàng quen thuộc như Lào, Indonexia nguồn nguyên liệu xuất khẩu ngày một cạn kiệt. Nếu các doanh nghiệp đủ tỉnh táo để đưa giá nguyên liệu trở lại bằng cách kết hợp với nhau để cùng chia sẻ nguồn đầu vào theo khả năng chúng ta sẽ gặp phải ít khó khăn hơn. Theo ông Đào Văn Trang, Tổng giám đốc công ty Khải Vy đã nói: “ Xuất khẩu gỗ của Việt Nam đang gặp một nghịch lý là kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhưng hiệu quả kinh tế lại giảm”. Mặc dù giá các sản phẩm gỗ và lâm sản tăng 2% trong năm nhưng giá cước vận tải tăng tới 5%, giá nguyên liệu thì tăng mạnh nên các công ty lợi nhuận ngày càng giảm. Như công ty Khải Vy, trong 9 tháng đầu năm 2006, doanh nghiệp này đã xuất khẩu được 13 triệu USD, tăng 13% so với năm 2005 nhưng lợi nhuận thì chỉ bằng nửa so với năm trước. Còn ông Nguyễn Chiến Thắng, giám đốc điều hành Scansia Pacific co.ltd cho biết hiện gỗ thông nguyên liệu nhập từ Braxin, New Zealand… về tới cảng Sài Gòn giá đã tới 230USD/khối, tăng tới 8% so với năm trước. Mõi năm công ty ông nhập khẩu tới 20.000m2 trị giá 4,6 triệu USD, với mức giá tăng cao như vậy chi phí cho sản xuất mỗi năm tăng là 9 380.000USD. Trong khi đó, giá sản phẩm đầu ra không tăng đã hạn chế sự tăng trưởng và lợi nhuận rất nhiều. Các doanh nghiệp không ngừng than phiền về việc lợi nhuận giảm, nnhưng thực tế cho rằng nếu các doanh nghiệp biết linh hoạt dử dụng và thay đổi phương thức kinh doanh thì không phải doanh nghiệp nào cũng có hiện tượng Kim ngạch tăng mà lợi nhuận giảm. Các doanh nghiệp vẫn chưa chủ động được trong khâu nguyên liệu đầu vào. Việc khan hiếm nguyên liệu dự trữ khi có đơn đặt hàng sẽ bị các nhà xuất khẩu bắt bí. Bên cạnh đó, việc linh hoạt trong thiết kế các sản phẩm thay thế còn yếu. Các sản phẩm gỗ ép, gỗ công nghiệp tái chế giá rẻ, nhẹ và tiện dụng dễ cạnh tranh và tiêu thụ vẫn chưa được đầu tư đúng mức do chưa có… vốn và công nghệ. Vậy thiếu nguyên liệu trầm trọng là nguyên nhân sâu xa mà các doanh nghiệp đang đổ lỗi? Đây đúng là nguyên nhân chính của các doanh nghiệp gây nên tình trạng giá nguyên liệu gỗ bấp bênh trong thời gian qua. Mỗi năm, nguyên liệu gỗ phục vụ cho sản xuất chủ yếu là nhập khẩu chiếm tới 80% gây ra áp lực lớn cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chỉ còn biết cắt giảm lương nhân công, lợi nhuận của mình khi mà nguyên liệu chiếm tới 60% giá thành. Như vậy, trong hơn 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu thì có tới hơn 1 tỷ tiền nguyên liệu, không tính được vào đâu trong khoản này đâu là chi phí ảo hay lãng phí. Trên thực tế, thực trạng yếu kém này đã khiến Việt Nam trở thành nước gia công cho các nhãn hàng trên thế giới, hiệu quả kinh tế rất thấp. Lãnh đạo Vifores cho rằg quy hoạch rừng của Việt Nam còn quá nhiều bất cập trong khi trồng rừng chưa được quan tâm một cách hợp lý. Hàng ngày qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta nghe rất nhiều tin 10 về việc gười dân tự ý đốt rừng của mình do hiệu quả kinh tế quá thấp. Vậy ở đây nghịch lý là gì? - Người dân chưa ý thức được những ích lợi to lớn trong việc trồng rừng. Họ không đủ kiên nhẫn khi phải đợi đến 10 năm mới được thu hoạch thành quả trong khi trồng các cây lúa và hoa mầu khác họ có thể thu tiền về ngay. Họ nhẩm tính về lợi nhuận trước mắt nhưng họ chưa tính được lợi nhuận thực sự của giá gỗ trong vòng 10 năm tới. Có những rừng cây trồng đã hơn 5 năm gần đến ngày hưởng lợi, nhưng họ vẫn đốt đêể nhanh chóng đuợc chuyển hướng nhanh hơn. Nếu có một bài nhẩm tính, chắc rằng họ sẽ thấy chi phí cơ hội đã mất đi quá lớn. Tại sao các quốc gia khác không ngừng hưởng lợi trong hoạt động trồng rừng mà hoạt động trồng rừng tại Việt Nam lại quá ì ạch như vậy? - Các doanh nghiệp gỗ trong cả nước sẵn sàng chi ra hàng trăm ngàn USD để giành giật được các hợp đồng nhập gỗ nguyên liệu lại bỏ phí đi nguồn lực trước mắt. Chỉ cần các doanh nghiệp dùng một phần số tiền đó để hỗ trợ, bao tiêu cho nguời dân trồng rừng thì không chỉ tự chủ được trong hoạt động nhập khẩu, giảm giá nhập khẩu mà còn giảm các khoản cước vận chuyển và thuế rất nhiều. Nước ta hiện nay có khoảng 16 triệu Ha đẩt trống và đồi núi trọc, trong đó có 8 triệu Ha dự tính trồng rừng để sản xuất. Thực tế rất tốt khi giải quyết được vấn đề của địa phương về việc làm và hoạt động xã hội, môi trường nhưng thực tế, các địa phương và nông dân chưa đủ kinh nghiệm và kinh phí để quản lý rừng, đặc biệt với một diện tích lớn tại mỗi địa phương như vậy. Hiện nay, có một số các doanh ghiệp có khả năng và tiềm lực mong muốn đầu tư vào hoạt động trồng rừng thì lại gặp quá nhiều rào cản pháp lý hay chưa được quan tâm đúng mức. 11 Thêm vào đó, mạng lưới các cơ sở chế biến gỗ trong cả nước chưa có sự đồng bộ trong hoạt động. Sự xuất hiện ồ ạt của các cơ sở chế biến gỗ băm dăm (gỗ tươi) làm cho nguồn nguyên liệu trong nước lại càng thêm khan hiếm. Một nghịch lý đang diễn ra là một số doanh nghiệp đang xuất khẩu gỗ tươi, trong khi đó đại đa số các doanh nghiệp lại phải nhập khẩu cả gỗ bột. Gia nhập WTO không chỉ là cơ hội mà vô cùng nhiều thách thức. Các doanh nghiệp của các nước đã trong WTO hoạt động đã lâu, chúng ta gia nhập cũng chỉ được hưởng các quyền lợi như họ nên như các Ban ngành đánh giá, thách thức nhiều hơn cơ hội. Giờ đây, các sản phẩm gôc của nước ngoài khi nhập khẩu vào Việt Nam chỉ còn hai mặt hàng bị đánh thuế là gỗ ván và gỗ mộc tinh chế. Các doanh nghiệp không chỉ còn tập trung đối phó với thị trường bên ngoài mà thị trường trong nước lại càng cần mất công gìn giữ. Cánh cửa WTO rộng mở, cùng với nó là các hàng rào kĩ thuật bị siết chặt hơn, vấn đề chất lượng được đặt ra cấp thiết hơn lúc nào hết. 1.2. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ tại EU: (1) Đặc điểm: Thị trường EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thị trường EU có các đặc điểm lớn sau: - Thị trường rộng lớn: Với 25 nước thành viên, các đặc điểm kinh tế xã hội khá giống nhau nên đây là một thị trường tiềm năng dễ tìm hiểu và khai thác. Trên thế giới, không chỉ mặt hàng đồ gỗ và các sản phẩm gỗ coi EU là thị trường mục tiêu số một mà hầu hết các nước, các ngành hàng khi xuất khẩu một mặt hàng đều có mục đích hướng tới thị trường này. Sự tiện lợi không chỉ đây là thị trường lớn nhất trên thế giới mà 12 còn vì các chính sách ưu đãi trong khu vực. Việc thâm nhập vào một thị trường mục tiêu trong khối sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho chiến lược mở rộng thị trường trong toàn khối sau này. - EU coi Việt Nam là một “ nước có nền kinh tế thị trường ” các doanh nghiệp Việt Nam nên tranh thủ để cạnh tranh, tạo sự bình đẳng với các nước khác cùng xuất khẩu vào thị trường này. Vấn đề lớn nhất khi xuất khẩu là phải cạnh tranh với các bạn hàng. Việc cạnh tranh về mầu mã, giá cả là một quá trình rất gian nan khi mà ngành gỗ của chúng ta còn chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức. Các chính sách bất bình đẳng làm cản trở khiến các doanh nghiệp Việt Nam có xuất phát điểm thấp hơn đã làm một số ngành xuất khẩu của chúng ta gặp các bất lợi chồng chéo. Vì vậy chúng ta cần tận dụng chính sách này của EU. - EU là một thị trường có khả năng chi tiêu và mua sắm rất lớn: Thu nhập bình quân đầu người của EU được coi là lớn nhất trên thế giới. Sở thích mua sắm biến EU thành thị trường béo bở cho nhiều nhà xuất khẩu. Vấn đề là làm sao để trở thành mặt hàng tiêu dùng yêu thích tại khu vực này. Các nhà kinh tế thường tìm kiếm các khách hàng đích thực là những người không chỉ muốn mà còn có thể mua hàng của họ. Vấn đề thu nhập, khả năng mua sắm cho mỗi mặt hàng là bài toán đau đầu cho mỗi doanh nghiệp khi có ý định thâm nhập vào một thị trường nào đó. Liệu thị trường đó có đủ lượng người tiêu dùng đảm bảo cho thành công của họ không? Liệu các sản phẩm của họ có trở thành sản phẩm tốt, được đông dảo người dân muốn sở hữu nhưng tất cả những gì mà họ làm được là chỉ nhìn qua cánh cửa kính khi mà thu nhập không cho phép họ sở hữu chúng? Và cũng liệu sản phẩm của họ bị coi là các sản phẩm giá rẻ, không xứng tầm với khả năng tiêu dùng của thị trường đó nên không được ai ngó ngàng tới?... Đấy là nỗi lo của các doanh nghiệp 13 và thị trường EU có thể giải bài toán đó khá rõ ràng: Thị trường có thu nhập cao, yêu thích các sản phẩm hợp thời và không quá nặng về vấn đề giá cả. - Tính thẩm mỹ và các quan niệm thẩm mỹ: EU là một thị trường khá đồng nhất nên các doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo ra được một mẫu mã thu hút cho toàn khối. Tuy nhiên, 25 nước cũng có rất nhiều điểm văn hoá khác biệt. Sản phẩm có thể dễ dàng được ưa chuộng tại thị trường này nhưng khi xâm nhập vào thị trường khác lại khó khăn hơn. Tất nhiên, sự khó khăn này không phải là quá lớn vì nó chỉ đòi hỏi các doanh nghiệp điều chỉnh đôi chút khi các đặc điểm lớn nhất lại hầu hết là tương đồng. Các doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế này trong việc xuất khẩu hàng vào một nước trong khối, sau đó đưa các sản phẩm có tính đồng nhất cao sang các nước khác của EU. Tại các nước này, việc chế tác các khâu cuối cùng cho phù hợp với đặc điểm của từng nước được hoàn thiện, sau đó sản phẩm được đưa ra thị trường. - Yêu cầu cao về chất lượng: Do có đặc điểm là đời sống của người dân trong khu vực là rất cao nên họ thường đòi hỏi các sản phẩm tiêu dùng phải tương xứng về chất lượng. Hàng rào kĩ thuật tại EU được cho là phức tạp và thách thức nhiều nhất cho các doanh nghiệp không chỉ của Viẹt Nam mà toàn thế giới. Đảm bảo chất lượng đi đôi với mẫu mã hình thức đẹp đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư không chỉ máy móc trang thiết bị hiện đại mà cả nguồn nhân lực có kĩ năng tốt. - Các đòi hỏi về môi trường: Thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam là việc xây dựng các chứng chỉ rừng FSC và COC còn thiếu và yếu. Các cuộc vận động cách mạng xanh và vì môi trường mạnh nhất tại EU. Tại một số nước như Hà Lan và Đan Mạch, họ tẩy vhay tất cả các mặt hàng không có chứng chỉ này. 14 Vậy đặc điểm chung của EU là gì? Đó là sự đồng nhất về văn hoá và thu nhập, có khả năng chi tiêu và mua sắm rât lớn. Tuy nhiên đòi hỏi về chất luợng và môi trường lại rát cao thách thức không ít các doanh nghiệp. (2) Dung lượng: Với dân số hơn 500 triệu người, diện tích 4 triệu km2, GDP là 12,18 tỷ USD, GDP bình quân đầu người là 28.100 USD ( theo báo cáo năm 2005) thì EU là một thị trường lớn có sở thích mua sắm và thu nhập ổn định. Có thể nói rằng thị trường EU là mầu mỡ với tất cả các doanh nghiệp trên thế giới. Khả năng sẵn sàng chi trả cho các đồ dùng xa xỉ, tính khá đồng nhất của thị trường khiến dung lượng cua thị trường này trở nên rất lớn. Tất nhiên thu nhập và nhu cầu tiêu dùng cao thì thường đòi hỏi sự đáp ứng phù hơp, các sản phẩm và dịch vụ tương xứn
Luận văn liên quan