Đất nước ta đang trong thời kỳđổi mới mà sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu
này cần có một nguồn vốn đầu tư PT vô cùng lớn. Nhưng để huy động và sử
dụng tốt nguồn vốn này là một vấn đềđáng quan tâm của mọi người.
Trên thực tế hiện nay, việc quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư PT ở tầm
vĩ mô là nền kinh tế quốc dân và cảở các doanh nghiệp còn rất nhiều điều khó
khăn. Tình trạng thừa vốn trong các ngân hàng thương mại và thiếu vốn trong
các doanh nghiệp, vốn kinh doanh không phải làít, việc sử dụng vốn bừa bãi
và lãng phí vốn đang là một thực tr ạng đáng buồn hiện nay.
Trong giới hạn hiểu biết của mình, em cũng muốn góp phần nào ý kiến
để có phương pháp giải quyết vấn đề này. Chính vì vậy em đã chọn đề tài:
"Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản (TB), sự vận dụng trong
quản lý các doanh nghiệp ở Việt Nam ". Bài viết của em gồm các nội
dung chính sau:
Chương I: Tuần hoàn của tư bản
1. Giai đoạn vận động của tư bản và sự biến hóa hình thái của tư bản.
2. Sự thống nhất của ba hònh thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp.
Chương II: Chu chuyển của tư bản
1. Thơì gian chu chuyển
2. Số vòng chu chuyển
Chương III :Tư bản cốđịnh và tư bản lưu động.
Chương IV: Ý nghĩa thực tiễn khi ngiên cứu lý thuyết tuần hoàn và chu
chuyển của tư bản đối với việc quản lý các doanh nghiệp ở nước ta khi
bước vào nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
22 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3462 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản (TB), sự vận dụng trong quản lý các doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn:
“Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản
(TB), sự vận dụng trong quản lý các doanh
nghiệp ở Việt Nam”
2
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trong thời kỳđổi mới mà sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu
này cần có một nguồn vốn đầu tư PT vô cùng lớn. Nhưng để huy động và sử
dụng tốt nguồn vốn này là một vấn đềđáng quan tâm của mọi người.
Trên thực tế hiện nay, việc quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư PT ở tầm
vĩ mô là nền kinh tế quốc dân và cảở các doanh nghiệp còn rất nhiều điều khó
khăn. Tình trạng thừa vốn trong các ngân hàng thương mại và thiếu vốn trong
các doanh nghiệp, vốn kinh doanh không phải làít, việc sử dụng vốn bừa bãi
và lãng phí vốn đang là một thực trạng đáng buồn hiện nay.
Trong giới hạn hiểu biết của mình, em cũng muốn góp phần nào ý kiến
để có phương pháp giải quyết vấn đề này. Chính vì vậy em đã chọn đề tài:
"Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản (TB), sự vận dụng trong
quản lý các doanh nghiệp ở Việt Nam ". Bài viết của em gồm các nội
dung chính sau:
Chương I: Tuần hoàn của tư bản
1. Giai đoạn vận động của tư bản và sự biến hóa hình thái của tư bản.
2. Sự thống nhất của ba hònh thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp.
Chương II: Chu chuyển của tư bản
1. Thơì gian chu chuyển
2. Số vòng chu chuyển
Chương III :Tư bản cốđịnh và tư bản lưu động.
Chương IV: Ý nghĩa thực tiễn khi ngiên cứu lý thuyết tuần hoàn và chu
chuyển của tư bản đối với việc quản lý các doanh nghiệp ở nước ta khi
bước vào nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
3
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TUẦNHOÀNCỦATƯBẢN
Sự tuần hoàn của tư bản ởđây là gì?
Nóđược hiểu như một chu kỳ hay một vòng quay của tiền tệ, sự tuần
hoàn đó nó sẽ không mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác,
nóđược hiểu qua công thức sau:
T - H - T'
T - là số tiền tệ (tư bản), bỏ ra ban đầu để mua tư liệu sản xuất, sức lao
động, sau đó biến thành "H" đem bán để thu về một lượng giá trị là T'. T'
ởđây là số tiền hay giá trị kết tinh của sản xuất hàng hoá mà chúng ta nói
một cách chính xác hơn là lợi nhuận mà nhà tư bản thu được qua quá trình
đầu tư sản xuất. Mỗi quá trình của tư bản, tiền tệ càng lớn thì lợi nhuận thu
được càng cao tức "T' " vàđể minh chứng cho những khái niệm trên đây,
chúng ta sẽ xem kỹ hơn các qúa trình chu chuyển của tư bản trong bài dưới
đây để từđó có thể hiểu rõ hơn về quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư
bản!
1.1. Ba giai đoạn vận động của tư bản và sự biến hoá hình thái của
tư bản.
Mọi tư bản sản xuất trong qúa trình vận động đều trải qua 3 giai đoạn, tồn
tại dưới ba hình thức và thực hiện ba chức năng.
Giai đoạn thứ nhất: Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường với tư cách
người mua, thực hiện hành vi T - H, tức là mua.
Giai đoạn thứ hai: Nhà tư bản tiêu dùng sản xuất các hàng hoáđã mua,
tức tiến hành sản xuất, kết quả là nhà tư bản cóđược một hàng hoá có giá trị
lớn hơn giá trị các yếu tố sản xuất ra hàng hoáđó.
Giai đoạn thứ ba: Nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán,
thực hiện hành vi H' - T', tức là bán.
a. Giai đoạn thứ nhất: T - H
4
T - H ởđây chỉ là hành vi mua bán thông thường, tiền tệđược sử dụng
làm phương tiện mua như mọi số tiền khác trong lưu thông. Tiền tuy làm
phương tiện mua nhưng phải mua được hàng hoá sức lao động và tư liệu
sản xuất nhằm mục đích sản xuất giá trị thặng dư. Hành vi T - H không
chỉđơn thuần biểu thị việc chuyển hoá một món tiền thành hàng hoá, mà
nóđã bước vào 9 giai đoạn vận động tuần hoàn của tư bản.
Hơn nữa, việc mua tư liệu sản xuất và sức lao động không những phải
phù hợp với loại sản phẩm cần chế tạo, mà phải tỉ lệ thích hợp với nhau về
số lượng. Tỉ lệđó nhằm bảo đảm cho quá trình sản xuất được tiến hành bình
thường và nhất làđể sử dụng được triệt để toàn bộ thời gian lao động của
công nhân. Nếu thiếu tư liệu sản xuất thì công nhân không không đủ việc
làm. Ngược lại, thiếu công nhân thì tư liệu sản xuất cũng không được tận
dụng để tạo ra sản phẩm. Do đó, lòng thèm khát lao động thặng dư của nhà
tư bản cũng không được thoả mãn.
Quá trình này thể hiện như sau:
Slđ
TLsx
Rõ ràng, trong quá trình này hành vi T - Slđ (việc mua sức lao động)
là yếu tốđặc trưng khiến tiền xuất hiện ngay từđầu với tư cách là tư bản.
Hành vi T - Tlsx chỉ cần thiết để sức lao động đã mua có thể hoạt động
được song T - Slđđược coi là nét đặc trưng của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa không phải do tính chất tiền tệ của mối quan hệđó. Tiền đã
xuất hiện rất sớm để mua cái được gọi là sự phục vụ, nhưng tiền lúc ấy vẫn
không biến thành tư bản tiền tệ. Nét đặc trưng không phải ở chỗ người ta có
thể mua sức lao động bằng tiền, mà sức lao động biến thành hàng hoá. Đây
là một việc mua bán, một quan hệ hàng hoá tiền tệ, những người mua là
nhà tư bản - kẻ chiếm hữu tư liệu sản xuất và người bán là người lao động
làm thuê bị tách rời hoàn toàn với tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt. Vậy
không phải bản chất của tiền tệđãđẻ ra mối quan hệ tư bản chủ nghĩa; trái
lại, chính sự tồn tại của quan hệ tư bản chủ nghĩa mới làm cho chức năng
của tiền tệ là công cụ của lưu thông hàng hoá nói chung biến thành chức
năng của tư bản. Do đó, trên cơ sở tư liệu sản xuất và sức lao động đã hoàn
toàn bị tách rời nhau, quan hệ giai cấp giữa nhà tư bản và người lao động
làm thuêđã có rồi, thì tiền của nhà tư bản ứng ra để thực hiện hành vi:
T - H
5
Slđ
Tlsx
Hoàn thành quá trình này, giá trị tư bản đã trút bỏ hình thái tiền tệ và
mang hình thái các yếu tố của sản xuất TBCN: tư liệu sản xuất và sức lao
động, tức là hình thái tư bản sản xuất. Như vậy, kết quả của giai đoạn thứ 1'
là tư bản tiền tệ biến thành tư bản sản xuất.
b. Giai đoạn thứ hai: ...... SX.....
Tư bản ứng ra mua hàng hoá sức lao động tư liệu sản xuất nhằm mục
đích thu về một tư bản có gía trị lớn hơn. Mục đích đó không thể thực hiện
được bằng cách bán ngay các hàng hoáđã mua mà chỉ có thểđạt được bằng
cách sử dụng các hàng hoáấy sản xuất ra một hàng hoá mới. Do đó, tiếp
theo giai đoạn thứ 1' (mua sức lao động và tư liệu sản xuất) tất yếu dẫn đến
giai đoạn thứ hai - giai đoạn sử dụng các hàng hoáđã mua, tức sản xuất.
Quá trình này có thể biển diễn như sau:
Slđ
Tlsx
Quá trình sản xuất ởđây diễn ra cũng giống như quá trình sản xuất
của mọi hình thái xã hội khác, là sự kết hợp của hai yếu tố sức lao động và
tư liệu sản xuất. Phương thức kết hợp đặc thù này không chỉ là kết quả, mà
còn là yêu cầu của sự vận động tư bản, qúa trình sản xuất vì vậy trở thành
một chức năng của tư bản, trở thành quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Trong khi thực hiện chức năng của mình, tư bản sản xuất tiêu dùng các
thành phần của nóđể biến thành một khối lượng sản phẩm có giá trị lớn
hơn. Kết quả là một hàng hoá mới được tạo ra khác cả về giá trị sử dụng và
lượng giá trị so với các hàng hoá cấu thành tư bản sản xuất. Hàng hoá mới
này là hàng hoá mang giá trị thặng dư, đã trở thành H', có giá trị bằng giá
trị của tư bản sản xuất hao phí ra nó cộng với gía trị thặng dư (m) do tư bản
sản xuất ấy đẻ ra. Nhờ vậy kết quả của giai đoạn thứ hai là tư bản sản xuất
biến thành tư bản hàng hoá.
c. Giai đoạn thứ ba: H ' - T'
Sản xuất hàng hoá, tư bản chưa thể ngừng vận động nhà tư bản đang
tồn tại dưới hình thức hàng hoá, cần phải đem bán để thu tiền về.
T - H
H .... SX.... H'
6
Quá trình này có thể biểu hiện bằng công thức H' - T'. Không khác gì
hàng hoá thông thường, hàng hoá tư bản đưa ra lưu thông cũng chỉ thực
hiện chức năng vốn có của hàng hoá là bán để lấy tiền. Nhưng nó là tư bản
hàng hoá người ngay sau khi quá trình sản xuất, nóđã là hàng hoá, có giá trị
bằng giá trị tư bản ứng trước và giá trị thặng dư. Nhờ vậy, tiến hành trao
đổi theo đúng quy luật giá trị của nó thu vềđược T', nghĩa là thu vềđược số
tiền trội hơn so với số tiền ứng ra ban đầu. Chức năng của H' không chỉ là
chức năng của mọi sản phẩm hàng hoá, mà quan trọng hơn còn là chức
năng thực hiện giá trị thặng dưđược tạo ra trong qúa trình sản xuất. Kết
thúc giai đoạn này, tư bản hàng hoáđã biến thành tư bản tiền tệ. Đến đây,
mục đích của tư bản được thực hiện. Tư bản trở lại hình thái ban đầu, với
số lượng lớn hơn trước.
Tổng hợp quá trình vận động của tư bản trong cả ba giai đoạn, ta có
công thức:
Slđ
Tlsx
Trong công thức này, với tư cách là một giá trị, tư bản đã trải qua một
chuỗi biến hoá hình thái có quan hệ với nhau, qui định lẫn nhau; có bao
nhiêu biến hoá hình thái là có bấy nhiêu thời kỳ hay giai đoạn của quá trình
vận động từ tư bản. Trong giai đoạn đó, có hai giai đoạn thuộc lĩnh vực lưu
thông và một giai đoạn thuộc lĩnh vực sản xuất. Sự vận động của tư bản trải
qua đoạn, lần lượt mang ba hình thái rồi quay trở về hình thái ban đầu với
giá trị không chỉđược bảo tồn mà còn tăng lên, gọi là sự tuần hoàn của tư
bản.
Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường chừng nào các
giai đoạn khác nhau của nó không ngừng chuyển tiếp. Mặt khác, bản thân
sự tuần hoàn của tư bản lại làm cho tư bản phải nằm lại ở mỗi một giai
đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định. Do đó, sự vận động tuần
hoàn của tư bản là sự vận động đứt quảng không ngừng. Chính trong sự
T - H ………sản xuất…….. …….H' - T
G. đoạn I
Hình thức tư bản
tiền tệ.
Chức năng: mua
các yếu tố sản
G. đoạn II
Hình thức tư bản
sản xuất.
Chức năng sản
xuất ra hàng hoá
tạo ra giá trị
thặng dư
G. đoạn III.
Hình thức tư bản
hàng hoá.
Chức năng thực
hiện giá trị và giá trị
thặng dư
7
vận động mâu thuẫn đó mà tư bản tự bảo tồn, chuyển hoá giá trị và không
ngừng lớn lên.
2.1. Điều kiện để cho tuần hoàn TB được bình thường
Sự vận động của TB chỉ diễn ra bình thường khi các giai đoạn của
nóđược diễn ra liên tục, kế tiếp nhau. Mỗi sự gián đoạn ở bất kỳ giai đoạn
nào cũng khiến cho sự tuần hoàn này bịđình trị.
Mặt khác, TB phát tồn tại dưới cả ba hình thái là TB tiền tệ, TB sản xuất,
TB hàng hoá.
3.1. Các hình thái tuần hoàn của tư bản
Trong quá trình vận động trải qua 3 giai đoạn, tư bản lần lượt khoác
lấy các hình thái tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hoá vàở mỗi
hình thái nó hoàn thành một chức năng thích hợp. Đó là tư bản công nghiệp
(công nghiệp với ý nghĩa bao quát mọi ngành sản xuất vật chất kinh
doanh). Tư bản công nghiệp là hình thái tồn tại duy nhất của tư bản với
chức năng không chỉ chiếm lấy giá trị thặng dư mà còn tạo ra giá trị thặng
dư.
Tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hoáđều không phải là
những loại tư bản độc lập mà chỉ là những hình thái chức năng đặc thù của
tư bản công nghiệp. Tư bản này lần lượt mang 3 hình thái và xét trong qúa
trình vận động liên tục, mỗi hình thái đều có thể xem làđiểm xuất phát
đồng thời làđiểm hồi qui của nó. Vì vậy, tư bản công nghiệp vận động đồng
thời cùng một lúc dưới cả 3 dạng tuần hoàn: tuần hoàn của tư bản tiền tệ,
tuần hoàn của tư bản sản xuất, tuần hoàn củatư bản hàng hoá.
a. Dưới chủ nghĩa tư bản, tư bản cho vay là một bộ phận của tuần
hoàn tư bản công nghiệp dưới hình thức tư bản tiền tệ tách ra. Trong quá
trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến hai hiện tượng
ngược nhau: Một số nhà tư bản có một lượng tiền tạm thời chưa dùng đến,
họ cần cho vay để thu lợi tức; trong khi đó, một số nhà tư bản khác cần tư
bản để mua NVL, cần mở rộng kinh doanh mà chưa tích luỹđủ vốn... họ
cần phải đi vay. Từđó xuất hiện tư bản cho vay.
Tư bản cho vay là tư bản mà quyền sở hữu và quyền sử dụng tách rời
nhau. Cùng một tư bản, đối với người cho vay nó là tư bản sở hữu, tức là
8
nó chỉđược tạm giao cho người khác sử dụng sau kỳ hạn nhất định sẽđược
hoàn lại kèm theo một số lãi , đối với người đi vay nó là tư bản hoạt động,
làm chức năng tạo ra lợi nhuận - tư bản cho vay là một loại hàng hoáđặc
biệt vì người bán không mất quyền sở hữu còn người mua khi dùng thì giá
trị của nó không mất đi mà còn tăng lên, giá cả của nó không do giá trị mà
do giá trị dùng của nó quyết định và thấp hơn nhiều so với giá trị. Tuần
hoàn của tư bản tiền tệ có công thức: T - H... SX... H' - T', với điểm xuất
phát là T vàđiểm kết thúc là T', biểu thị một cách rõ nhất động cơ và mục
đích vận động của tư bản là giá trị tăng thêm giá trị, tiền đẻ ra tiền hay tư
bản cho vay. Trong tuần hoàn này, T là phương tiện ứng ra trong lưu thông
nên hình như lưu thông đẻ ra giá trị lớn hơn và T' là mục đích đạt được
trong lưu thông nên hình như lưu thông đẻ ra giá trị lớn hơn, còn giai đoạn
sản xuất chỉ làkhâu trung gian. Do đó hình thái tuần hoàn của tư bản tiền tệ
là hình thái nổi bật nhất, đặc trưng nhất nêu rõ nhất động cơ, mục đích của
tuần hoàn của tư bản đồng thời cũng là hình thái phiến diện nhất, che giấu
nhất quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa.
b. Tuần hoàn của tư bản sản xuất có công thức:
SX... H' - T' - H'...SX
Nói lên sự hoạt động lắp đi lắp lại theo chu kỳ của tư bản sản xuất. Tư
bản hàng hoá trong tuần hoàn này cho thấy rõ nó là kết quả trực tiếp của
sản xuất, còn tư bản tiền tệ kết thúc sự thực hiện tư bản hàng hoá (H') - là
phương tiện mua, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sản xuất, tức là chỉ
làm môi giới cho tư bản hàng hoá chuyển thành tư bản sản xuất. Tuần hoàn
này vạch rõ nguồn gốc của tư bản. Dù là tái sản xuất giản đơn hay tái sản
xuất mở rộng, nguồn gốc tư bản đều từ qúa trình sản xuất mà ra. Song tuần
hoàn này không biểu thị việc sản xuất giá trị thặng dư. Dù là sản xuất hay
sản xuất kết cục của nó chỉ xuất hiện dưới hình thái cần thiết để làm chức
năng tư bản sản xuất, thực hiện qúa trình tái sản xuất, nó không hề chỉ ra
mục đích của quá trình là làm tăng thêm giá trị. Do đó người ta dễ lầm rằng
mục đích của nó chỉ là sản xuất, trung tâm của vấn đề là cố gắng sản xuất
thật nhiều, thật rẻ, có trao đổi sản phẩm cũng chỉ là trao đổi sản phẩm để
sản xuất được liên tục.
c. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, tư bản thương nghiệp là một bộ
phận của tư bản công nghiệp dưới hình thái tư bản hàng hoá tách ra.
9
Nóđược hình thành khi có một số thương nhân ứng tư bản tiền tệ ra đảm
bảo việc mua và bán hàng hoá cho tư bản công nghiệp nhằm mục đích thu
lơị nhuận. Tư bản thương nghiệp là tư bản hoạt động trong lĩnh vực lưu
thông hàng hoá. Nó thực hiện chức năng của tư bản hàng hoáđã tách ra
khỏi quá trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp. Sự tách rời này phản ánh
sự phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội.
Ra đời từ tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp có quan hệ hai
mặt đối với tư bản công nghiệp: sự "phụ thuộc ở bên trong" và "độc lập ở
bên ngoài".
Tuần hoàn của tư bản hàng hoá có công thức: H' - T' - H... SX...H'
khác hẳn với các hình thái tuần hoàn khác, điểm xuất phát của nó bao giờ
cũng bắt đầu bằng H' - một giá trịđã tăng thêm giá trị, một giá trị tư bản
ứng trước đã chứa đựng giá trị thặng dư với bất kỳ qui mô như thế nào. Do
đó tuần hoàn tư bản hàng hoá có một sốđặc điểm sau đây:
- Ngay từđầu nóđã biểu hiện là hình thái của sản xuất hàng hoá tư bản
chủ nghĩa nên đã bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân.
- Kết thúc bằng H chứ chưa chuyển hoá trở lại thành tiền đã tăng thêm
giá trị mới (T'), nó là hình thái chưa hoàn thành, còn phải tiếp tục vận động.
- Tuần hoàn của tư bản hoàng hoá là hình thái nổi bật sự liên tục của
lưu thông hàng hoá. H' làđiểm bắt đầu tuần hoàn và H' điểm kết thúc tuần
hoàn đều biểu hiện một khối lượng giá trị sử dụng được sản xuất ra để bán.
Do đó H' điểm bắt đầu tuần hoàn đòi hỏi lưu thông thìđiểm kết thúc H'
cũng đòi hỏi ngay một qúa trình lưu thông mới.
- Hình thái tuần hoàn này còn trực tiếp bộc lộ mối quan hệ giữa những
người sản xuất hàng hoá với nhau. Nó không phải là một hình thái vận
động chung cho mọi tư bản công nghiệp cá biệt - màđồng thời còn là hình
thái vận động của tổng số những tư bản cá biệt, tức là toàn bộ tư bản của
các giai cấp các nhà tư bản, là một vận động trong đó vận động của mỗi
một tư bản công nghiệp cá biệt chỉ là một vận động bộ phận, chằng chịt với
những vận động của các tư bản khác nhau vàđược qui định bởi những vận
động này.
Tóm lại, nếu xét riêng từng hình thái tuần hoàn, mỗi hình thái chỉ
phản ánh hiện thực tư bản chủ nghĩa một cách phiến diện, làm nổi bật bản
10
chất này và che dấu bản chất khác sự vận động của tư bản công nghiệp. Do
đó, phải xem xét đồng thời cả 3 hình thái tuần hoàn mới nhận thức đầy đủ
sự vận động thực tế của tư bản, mới hiểu biết đúng đắn bản chất của mối
quan hệ giai cấp mà tư bản biểu hiện trong sự vận động của nó.
Trong thực tế, chỉ có sự thống nhất của 3 hình thái tuần hoàn thì qúa
trình vận động của tư bản mới có thể tiến hành liên tục không ngừng. Tuần
hoàn của tư bản chỉ tiến hành được bình thường khi cả ba giai đoạn chuyển
tiếp một cách trôi chảy. Nếu một giai đoạn nào ngừng trệ thì toàn bộ tuần
hoàn sẽ bị ngừng trệ. Song muốn đảm bảo tuần hoàn không ngừng của tư
bản, bảo đảm cho tư bản liên tục chuyển hoá hình thái qua các giai đoạn kế
tiếp nhau thì phải đủ hai điều kiện.
Thứ nhất, toàn bộ tư bản phải phân ra ba bộ phận, tồn tại đồng thời ở
cả ba hình thái.
Thứ hai, mỗi bộ phận tư bản ở mỗi hình thái khác nhau đều phải
không ngừng liên tục trải qua 3 hình thái. Hai điều kiện này quan hệ chặt
chẽ với nhau, ràng buộc lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau. Chỉ khi có sự sắp
xếp của các bộ phận tư bản tồn tại đồng thời ở cả 3 hình thái thì mới có sự
kế tục nhau của các bộ phận tư bản ấy. Vì vậy, tuần hoàn của tư bản trong
sự liên tục của nó không những là sự thống nhất của quá trình lưu thông và
quá trình sản xuất, mà còn là sự thống nhất của cả 3 tuần hoàn của nó nữa.
11
CHƯƠNG II. CHUCHUYỂN TƯBẢN
1.2. Khái niệm chu chuyển TB
Sự vận động của TB khi là một quá trình định kỳđổi mới, lặp đi lặp lại
nhiều lần chứ không phải là một quá trình cô lập thìđược gọi là chu chuyển
TB.
Khi nghiên cứu sự tuần hoàn của TB là ta nghiên cứu về chất, còn khi
nghiên cứu chu chuyển TB là ta nghiên cứu về lượng.
Nếu như khi phân tích tuần hoàn của tư bản, ta phân tích các hình thái
chuyển đổi của tư bản qua 3 giai đoạn vận động của nó thì khi phân tích
chu chuyển của tư bản ta sẽ phải lần lượt phân tích tốc độ vận động của tư
bản nhanh hay chậm hay nói cách khác phân tích thời gian chu chuyển và
số vòng chu chuyển và nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độđóđối với việc sản
xuất và giá trị thặng dư.
2.2. Thời gian và tốc độ chu chuyển của TB
1.2.2. Thời giai chu chuyển và số vòng chu chuyển.
Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian là khi nhà tư bản
ứng một lượng tư bản ra dưới một hình thái nào đó cho đến khi nó chở về
tay nhà tư bản cũng dưới hình thái như thế có thêm giá trị thặng dự.
Vì chu chuyển của tư bản chỉ là tuần hoàn của tư bản xét trong một
quá trình định kỳ nên thời gian chu chuyển của tư bản cũng là thời gian tư
bản trải qua các gian đoạn lưu thông và sản xuất trong quá trình tuần hoàn
tức là bằng tổng thời gian lưu thông và thời gian sản xuất cộng lại.
Thời gian chu chuyển= Thời sản xuất + Thời gian lưu thông
Thời gian sản xuất của tư bản là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực
sản xuất. Thời gian sản xuất bao gồm:
- Thời gian lao động trực tiếp: Là thời gian người lao động dùng tư
liệu lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Đây là
thời gian đầu tạo ra giá trị và giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
12
- Thời gian gián đoạn lao động: Là thời gian đối tượng lao động hoặc
bán thành phẩm, chịu sự tác động của tự nhiên mà không cần lao động của
con người góp sức hoặc nếu có không đáng kể.
Thời gian lao động trực tiếp và thời gian gián đoạn lao động có thể
xen kẽ vào nhau, cũng có thể tách thành những thời kỳ riêng biệt tuỳ thuộc
từng ngành sản xuất cụ thể.
Thời gian gián đoạn lao động không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.
Do đó, rú