Thứ nhất, theo dòng lịch sử, tác phẩm văn chương luôn chịu sự thử thách, chọn lọc khắc
nghiệt của thời gian. Vậy mà hơn 200 năm sau, độc giả vẫn yêu mến Truyện Kiều, yêu mến Nguyễn
Du, vì “Nói đến di sản Nguyễn Du chủ yếu phải nói đến Truyện Kiều. Nói về việc tiếp thu nghiên
cứu di sản Nguyễn Du quan trọng nhất phải nói về quá trình tiếp thu nghiên cứu Truyện Kiều”
[12,16].
Thế nhưng hiện nay tất cả những giá trị, những tinh túy của Truyện Kiều và mọi vấn đề về
tác giả của nó - đại thi hào Nguyễn Du - đã được khám phá tới tận ngọn ngành chưa? Đó còn là một
câu hỏi mà tất cả những ai yêu mến Truyện Kiều, yêu mến Nguyễn Du đều quan tâm. Trong công
trình “Thi pháp Truyện Kiều” của mình, Trần Đình Sử đã đưa ra một nhận xét mà chúng tôi nhận
thấy thật xác đáng: “Truyện Kiều nói mãi không cùng” [29, 328].
Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
đã có những nhận định về vai trò của Truyện Kiều đối với dân tộc Việt Nam: “Truyện Kiều - tuyệt
tác của đại thi hào Nguyễn Du - thực sự đã giữ vai trò quan trọng làm những người Việt Nam ta
xích lại gần nhau để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc thân yêu của mình” [12, 8]
105 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 5199 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hội thoại trong truyện kiều của Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Thanh Thủy
HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN
KIỀU CỦA NGUYỄN DU
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Thanh Thủy
HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN
KIỀU CỦA NGUYỄN DU
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS TRẦN HOÀNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
MỤC LỤC
0TMỤC LỤC0T ...................................................................................................................................... 3
0TMỞ ĐẦU0T ......................................................................................................................................... 5
0T .1. Lý do chọn đề tài0T ................................................................................................................... 5
0T .2. Lịch sử nghiên cứu đề tài0T....................................................................................................... 7
0T .2.1. Những nghiên cứu về hội thoại0T ....................................................................................... 7
0T .2.2. Những nghiên cứu về hội thoại trong Truyện Kiều0T ....................................................... 10
0T .3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu0T ...................................................................................... 11
0T .3.1. Đối tượng nghiên cứu0T ................................................................................................... 11
0T .3.2. Mục đích nghiên cứu0T .................................................................................................... 11
0T .4. Nguồn ngữ liệu và phạm vi nghiên cứu0T ............................................................................... 12
0T .5. Phương pháp nghiên cứu0T ..................................................................................................... 12
0T .6. Cấu trúc của đề tài0T ............................................................................................................... 12
0TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI0T .............................................................................. 14
0T1.1. Những khái niệm về ngữ dụng học xung quanh vấn đề hội thoại0T ......................................... 14
0T1.1.1. Định nghĩa ngữ dụng học0T ............................................................................................. 14
0T1.1.2. Hành động ngôn ngữ0T .................................................................................................... 15
0T1.1.3. Nhân tố giao tiếp0T .......................................................................................................... 16
0T1.1.3.1. Ngữ cảnh0T............................................................................................................... 17
0T1.1.3.2. Ngôn ngữ0T .............................................................................................................. 22
0T1.1.3.3. Diễn ngôn0T ............................................................................................................. 23
0T1.2. Hội thoại và các vấn đề hữu quan0T ........................................................................................ 26
0T1.2.1. Khái niệm hội thoại0T ...................................................................................................... 26
0T1.2.2. Các hình thức của hội thoại0T .......................................................................................... 26
0T1.2.3. Cấu trúc hội thoại0T ......................................................................................................... 27
0T1.3. Các quy tắc hội thoại0T ........................................................................................................... 32
0T1.3.1. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời0T ........................................................................... 33
0T1.3.2. Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại0T ..................................................................... 34
0T1.3.2.1. Nguyên tắc cộng tác0T .............................................................................................. 34
0T1.3.2.2. Lý thuyết quan yếu0T ................................................................................................ 37
0T1.3.3. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự0T.................................................... 39
0T1.3.3.1. Định nghĩa lịch sự0T ................................................................................................. 39
0T1.3.3.2. Các lý thuyết về lịch sự0T ......................................................................................... 40
0T1.3.3.3. Kết luận về lịch sự0T ................................................................................................ 47
0T1.4. Tiểu kết0T ............................................................................................................................... 47
0TChương 2 : TRUYỆN KIỀU DƯỚI GÓC NHÌN HỘI THOẠI0T ................................................. 49
0T2.1. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời trong các cuộc thoại của Truyện Kiều 0T ....................... 49
0T2.1.1. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời trong đoạn Kim – Kiều gặp gỡ0T........................... 50
0T2.1.2. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời trong đoạn báo ơn báo oán0T ................................. 56
0T2.1.3. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời trong đoạn trao duyên0T ........................................ 61
0T2.1.4. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời trong đoạn Kiều khuyên Từ Hải0T ........................ 63
0T2.1.5. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời trong màn đoàn viên0T .......................................... 64
0T2.2. Quy tắc điều hành nội dung hội thoại trong Truyện Kiều0T ..................................................... 67
0T2.2.1. Nguyên tắc cộng tác trong các cuộc thoại của Truyện Kiều0T .......................................... 67
0T2.2.2. Lý thuyết quan yếu trong một số cuộc thoại của Truyện Kiều0T ...................................... 71
0T2.2.2.1. Lý thuyết quan yếu trong đoạn báo ơn báo oán0T ..................................................... 72
0T2.2.2.2. Lý thuyết quan yếu trong đoạn Kiều khuyên Từ Hải0T ............................................. 74
0T2.3. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự của các cuộc thoại trong Truyện Kiều0T 76
0T2.3.1. Quy tắc lịch sự của R. Lakoff và Leech thể hiện trong Truyện Kiều0T ............................. 77
0T2.3.2 Chiến lược lịch sự trong Truyện Kiều0T ........................................................................... 78
0T2.4. Tiểu kết0T ............................................................................................................................... 81
0TKẾT LUẬN0T ................................................................................................................................... 82
0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T ............................................................................................................ 85
0TPHỤ LỤC0T...................................................................................................................................... 88
0TPhụ lục 1: Kim – Kiều gặp gỡ0T .................................................................................................... 88
0TPhụ lục 2: Thúy Kiều khuyên Kim Trọng giữ ý0T .......................................................................... 90
0TPhụ lục 3: Trao duyên0T ................................................................................................................ 91
0TPhụ lục 4: Kiều đến thanh lâu0T ..................................................................................................... 93
0TPhụ lục 5 : Sở Khanh lừa Kiều0T ................................................................................................... 94
0TPhụ lục 6 : Thúc Sinh hứa hẹn cùng Kiều0T ................................................................................... 95
0TPhụ lục 7: Hoạn Thư hành hạ Kiều0T ............................................................................................. 97
0TPhụ lục 8: Phiên tòa báo ơn báo oán0T ........................................................................................... 98
0TPhụ lục 9: Kiều cảm tạ Từ Hải0T ................................................................................................. 101
0TPhụ lục 10: Kiều khuyên Từ Hải0T .............................................................................................. 102
0TPhụ lục 11: Màn đoàn viên0T ....................................................................................................... 103
MỞ ĐẦU
0.1. Lý do chọn đề tài
Thứ nhất, theo dòng lịch sử, tác phẩm văn chương luôn chịu sự thử thách, chọn lọc khắc
nghiệt của thời gian. Vậy mà hơn 200 năm sau, độc giả vẫn yêu mến Truyện Kiều, yêu mến Nguyễn
Du, vì “Nói đến di sản Nguyễn Du chủ yếu phải nói đến Truyện Kiều. Nói về việc tiếp thu nghiên
cứu di sản Nguyễn Du quan trọng nhất phải nói về quá trình tiếp thu nghiên cứu Truyện Kiều”
[12,16].
Thế nhưng hiện nay tất cả những giá trị, những tinh túy của Truyện Kiều và mọi vấn đề về
tác giả của nó - đại thi hào Nguyễn Du - đã được khám phá tới tận ngọn ngành chưa? Đó còn là một
câu hỏi mà tất cả những ai yêu mến Truyện Kiều, yêu mến Nguyễn Du đều quan tâm. Trong công
trình “Thi pháp Truyện Kiều” của mình, Trần Đình Sử đã đưa ra một nhận xét mà chúng tôi nhận
thấy thật xác đáng: “Truyện Kiều nói mãi không cùng” [29, 328].
Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
đã có những nhận định về vai trò của Truyện Kiều đối với dân tộc Việt Nam: “Truyện Kiều - tuyệt
tác của đại thi hào Nguyễn Du - thực sự đã giữ vai trò quan trọng làm những người Việt Nam ta
xích lại gần nhau để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc thân yêu của mình” [12, 8].
Như vậy, đối với một tác phẩm có vai trò lớn trong đời sống tinh thần dân tộc Việt Nam như
Truyện Kiều thì việc nghiên cứu, học tập Truyện Kiều là vô cùng, vô tận. Truyện Kiều như là một
miền đất lạ, đầy hấp lực, luôn thôi thúc bao thế hệ độc giả say mê khám phá. Từ khi ra đời cho đến
nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thu hút biết bao nhà nghiên cứu phê bình; đã được tìm hiểu
đánh giá về nhiều phương diện, từ tác giả, thời điểm sáng tác, tựa đề, chủ đề - tư tưởng cho đến
ngôn ngữ, hình tượng nhân vật, cách tả tình, tả cảnh, lời bình luận trữ tình ngoại đề Bởi vì: “Cái
hay của Truyện Kiều không ai là không cảm thấy. Nhưng hiểu biết cho hết cái hay ấy là một điều rất
khó, mà giải thích ra cho hết cái hay tinh vi uẩn súc ấy lại là điều khó nữa. Xưa nay quả chưa có ai
hiểu hết và giải thích Truyện Kiều đến một trình độ thỏa mãn.” [12,324].
Thứ hai, ngữ dụng học là một ngành khoa học rất mới mẻ nghiên cứu “quan hệ giữa tín hiệu
với người lý giải chúng” (Charles William Morris). Trong “Giáo trình ngôn ngữ học”, Nguyễn
Thiện Giáp đã nêu khái niệm này một cách cụ thể hơn: “Ngữ dụng học là bộ môn ngôn ngữ học
nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là cách sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ
cảnh cụ thể để đạt được những mục đích cụ thể.” [14, 365]. Do ngữ dụng học gắn chặt ngôn ngữ với
những hoàn cảnh nói năng cụ thể nên lý thuyết về hội thoại là một phần khá lý thú.
Trong cuộc sống, con người chúng ta không thể không giao tiếp. Nhưng giao tiếp dưới hình
thức nào và bằng phương tiện gì mới là vấn đề đáng quan tâm. Có hai phương tiện giao tiếp cơ bản
trong đời sống của con người. Đó là giao tiếp bằng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Trong
đó, hội thoại là hình thức giao tiếp quan trọng nhất của con người với phương tiện ngôn ngữ (Các
phương tiện phi ngôn ngữ có thể đi kèm trong quá trình diễn ra cuộc thoại. Nhưng quan trọng nhất
và có vai trò quyết định trong hội thoại chính là ngôn ngữ).
Như vậy, hội thoại và lý thuyết về hội thoại (bao gồm những yếu tố cơ bản như vận động hội
thoại, cấu trúc hội thoại, thương lượng hội thoại, quy tắc hội thoại) là những vấn đề gắn bó một
cách chặt chẽ, mật thiết với đời sống hằng ngày của chúng ta. “Người cùng giao tiếp với mình nói
cái gì? Họ nói như thế nào? Nói vậy có ý gì? Tại sao họ lại nói như vậy mà không nói khác đi? ”.
Những câu hỏi như vậy hầu như luôn luôn được đặt ra trong óc ta khi ta giao tiếp hội thoại với một
người nào đó.
Hội thoại là một vấn đề có vẻ như hiển nhiên, không cần tìm hiểu về nó con người vẫn có thể
dễ dàng giao tiếp với nhau. Nhưng hội thoại là một phần của cuộc sống muôn màu muôn vẻ nên nó
luôn luôn mới lạ, rất thực tế và vô cùng thú vị trong đời sống chúng ta. Nghiên cứu về một số yếu tố
của hội thoại giúp ta hiểu hơn về các yếu tố tâm lý, tính cách, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ, hành động,
kinh nghiệm sống, trình độ hiểu biết của nhân vật giao tiếp. Thúc Sinh bảo với Thúy Kiều rằng
chàng hoàn toàn có khả năng đưa Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh:
Đường xa chớ ngại Ngô Lào,
Trăm điều hãy cứ trông vào một ta.
Lời nói trên phải chăng đã cho chúng ta thấy một sự quả quyết nhưng có phần khoác lác của
chàng Thúc?
Nghiên cứu về hội thoại nói chung sẽ giúp ta có một cái nhìn mới hơn, đầy đủ hơn về cuộc
thoại, về nhân vật giao tiếp. Từ đó, hoạt động giao tiếp của con người sẽ dễ dàng đạt hiệu quả hơn.
Thứ ba, có lẽ không cần phải nói nhiều đến vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc.
Điều đó đã được thể hiện qua biết bao công trình nghiên cứu miệt mài, say mê về Truyện Kiều và
những nhận định đúng đắn, sâu sắc, ý vị và tinh tế về Truyện Kiều, về Nguyễn Du. Người viết xin
mượn lời của văn sĩ Pháp René Craysac nói về Truyện Kiều: “Áng văn kiệt tác của Nguyễn Du có
thể so sánh mà không sợ kém với văn chương kiệt tác, vô luận ở thời điểm nào và xứ nào.” [12,
407].
Như vậy, ta cũng đủ thấy rằng Truyện Kiều đã chiếm một vai trò quan trọng trong nền văn
học nước nhà. Và đã có nhiều công trình nghiên cứu về Truyện Kiều thật thấu đáo, thật đặc sắc.
Nay, người viết muốn nhìn lại và nghiên cứu Truyện Kiều dưới một góc độ mới – góc độ hội
thoại. Vì Truyện Kiều là một tác phẩm tự sự (hình thức là thơ lục bát) nên hội thoại chiếm một vị trí
quan trọng và là lẽ đương nhiên. Hội thoại làm cho Truyện Kiều gần gũi, chân thật, sinh động hơn.
Điều này khiến cho độc giả cảm thấy rất hiện thực khi tiếp xúc với Truyện Kiều. Tìm hiểu Truyện
Kiều dưới góc độ hội thoại sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về Truyện Kiều cũng như tư tưởng, tình cảm, nỗi
lòng của Nguyễn Du gởi gắm qua đó. Và hơn hết, người viết mong muốn có những phát hiện mới
về tác phẩm. Chẳng hạn nhân vật Thúy Vân, nàng có phải là người con gái dịu dàng, hiền lành và
cam chịu như mọi người trước nay vẫn nghĩ hay không? Trong màn đoàn viên, Thúy Kiều đã đau
nay lại càng đau hơn trước câu nói của Thúy Vân. Vân bảo chị hãy còn kịp se duyên cùng chàng
Kim:
Quả mai ba bảy đương vừa,
Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì.
Chúng ta không biết Thúy Vân vô tình hay hữu ý khi đưa ra phát ngôn trên. Nhưng rõ ràng,
Thúy Vân đã đe dọa thể diện âm tính của Thúy Kiều. Vì đối với xã hội phong kiến, vào lứa tuổi của
Kiều thì người ta ngại không nói đến chuyện lập gia đình. Vậy mà Vân còn cho rằng chị hãy
“đương vừa” để lập thành gia thất. Do vậy, ta thấy Thúy Vân “người” hơn. Chúng ta chỉ có thể hiểu
được điều ấy dưới góc độ hội thoại. Đó cũng là hướng mà chúng tôi và những ai quan tâm đến
Truyện Kiều của Nguyễn Du nghiên cứu, khám phá, tìm hiểu trong đề tài này. Nghiên cứu một tác
phẩm văn học dưới góc độ ngôn ngữ học là một cách tiếp cận khá lý thú. Hướng nghiên cứu áp
dụng những kiến thức ngữ dụng học vào những tác phẩm văn chương là một hướng đi mới, một
cách tiếp cận mới. Chúng tôi muốn tìm hiểu Truyện Kiều dưới góc độ mới này để thấy được hội
thoại được vận dụng trong tác phẩm văn chương như thế nào, đặc biệt là ở thể loại thơ.
Đó là tất cả những lý do để người viết chọn đề tài: “Hội thoại trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du”.
0.2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
0.2.1. Những nghiên cứu về hội thoại
Lịch sử nghiên cứu về hội thoại nói chung và các quy tắc hội thoại được nhiều nhà ngôn ngữ
học quan tâm (đặc biệt là những chuyên gia về ngữ dụng học vì đây là một ngành khoa học mới mẻ
nghiên cứu dụng học trong ngôn ngữ học). Với sự đam mê dành cho ngữ dụng học, Đỗ Hữu Châu
có rất nhiều công trình nghiên cứu về phân ngành ngôn ngữ học mới mẻ này. Trước tiên phải kể đến
công trình nghiên cứu “Ngữ dụng học” trong bộ sách “Đại cương ngôn ngữ học” (viết chung với
Bùi Minh Toán) [3] của ông. Cùng năm đó là sự xuất bản của quyển “Cơ sở ngữ dụng học”, tập 1
[4]. Sau đó, trong công trình “Giáo trình ngữ dụng học” [5] viết chung với Đỗ Việt Hùng, ông cũng
đã nêu những vấn đề hết sức cơ bản và lý thú của ngữ dụng học. Ngoài ra, Đỗ Hữu Châu còn dành
rất nhiều tâm huyết cho bộ môn này thông qua nhiều giáo trình giản yếu, nhiều bài giảng và những
bài phân tích về ngữ dụng học rất đặc sắc. Có thể nói rằng các đóng góp của ông về ngữ dụng học
đã mang lại những kiến thức bổ ích và lý thú dành cho những ai yêu thích bộ môn này.
Đỗ Hữu Châu trong các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học của mình đã nêu một cách
đầy đủ, rõ ràng, chi tiết về lý thuyết hội thoại. Chương V trong “Đại cương ngôn ngữ học”, tập Ngữ
dụng học [3] đã trình bày sự vận động hội thoại, các yếu tố kèm lời và phi lời, các quy tắc hội thoại,
thương lượng hội thoại, cấu trúc hội thoại, ngữ pháp hội thoại, kết luận về cấu trúc hội thoại, tính
thống nhất của hội thoại.
Trước khi trình bày những vấn đề cơ bản về lý thuyết hội thoại, Đỗ Hữu Châu đề cập đến
vận động hội thoại nói chung. Sự trao lời, sự trao đáp, sự tương tác là những yếu tố cơ sở của vận
động hội thoại. Trong phần quy tắc hội thoại, Đỗ Hữu Châu lý giải vì sao phải bàn đến vấn đề quy
tắc hội thoại. Nhất thiết mỗi một cuộc hội thoại (dù trang trọng hay thân mật về cả nội dung lẫn hình
thức) đều cần có quy tắc của nó. Những công thức “siêu giao tiếp” (chữ dùng của Đỗ Hữu Châu)
kiểu như: đừng nói như vậy chứ, dịu dàng hơn một chút được không, đừng đánh trống lảng nhé, để
tôi nói xong đã, về việc này thì cậu phải nói trước mới được cho ta thấy tầm quan trọng của việc
nghiên cứu các quy tắc trong hội thoại.
Đỗ Hữu Châu dẫn ra nhiều quy tắc hội thoại của các nhà nghiên cứu trước đó: nguyên lý
cộng tác, quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại và quy tắc chi
phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại. Trong đó, ông chọn phân tích, lý giải ba quy tắc hội thoại
mà ông cho là quan trọng nhất, không thể thiếu để tiến hành thành công một cuộc hội thoại. Đó là,
quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quy tắc điều hành nội dung của hội thoại và quy tắc chi phối
quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự. Đỗ Hữu Châu đã trình bày một cách cụ thể, rõ ràng các quy tắc
hội thoại đó.
Nguyễn Đức Dân cũng đã có công trình nghiên cứu về ngữ dụng học [9]. Đây cũng là một
công trình nghiên cứu về ngữ dụng học rất đáng quan tâm. Quyển sách này cung cấp cho độc giả
những kiến thức ngữ dụng cơ bản cùng những kiến giải và thí dụ minh họa sâu sắc, dễ hiểu. Trước
khi nói về quy tắc các cuộc hội thoại, Nguyễn Đức Dân đã nêu những đặc điểm khái quát của một
cuộc thoại vì đó là cơ sở để tìm hiểu về quy tắc hội thoại.
Với ông, mỗi một cuộc thoại có 2 đặc điểm khái quát nhất. Đó là đặc điểm nội tại và đặc
điểm bên ngoài của cuộc thoại. Theo ông, mỗi cuộc thoại có 4 đặc điểm nội tại. Đó là:
- “Nguyên tắc luân phiên lượt lời: Trong mỗi cuộc thoại, mỗi lúc có một người nói và không
nói đồng thời. Các người nói luân phiên nhau.”
- “Nguyên tắc liên kết hội thoại: Các lượt lời có liên kết với nhau và tạo ra sự liên kết hội
thoại.”
- “Mỗi một cuộc thoại đề