Sự ra đời và phát triển của các công ty fintech đã làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ truyền thống của ngành TCNH. Xu thế phát triển mạnh của các kênh giao dịch trực tuyến như: internet banking, mobile banking, mạng xã hội, ví điện tử . Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Research), từ quan sát thực trạng hoạt động của các NHTM hiện nay và sự mở rộng phát triển của các công ty fintech, có thể thấy được tại Việt Nam tuy các NHTM đã và đang nghiên cứu phát triển các thiết bị tự phục vụ dựa trên công nghệ tự động hóa, kết nối đa chiều nhưng việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng vẫn có nhiều mặt hạn chế và trì trệ trong khi các công ty fintech đã áp dụng thành công nhiều công nghệ đột phá nhưng lại vẫn chưa thể khai thác được hết trong thị trường TCNH do thói quen của người Việt Nam, liên quan đến tài chính họ thường chỉ nghĩ đến NH, làm thủ tục tại NH, tạo sự yên tâm hoặc chưa quan tâm đến công nghệ, mặc dù sản phẩm công nghệ tài chính rất thuận tiện, nhanh chóng nhưng KH vẫn còn e ngại. Vì vậy, để tạo bước đột phá trong ngành tài chính, thay đổi quan niệm về cách thức hoạt động tài chính của khách hàng, thu hút nhiều khách hàng tiến tới thực hiện ngàng tài chính hiện đại thì việc hợp tác giữa các công ty fintech và các NHTM sẽ là một xu hướng để phát triển. Đây không chỉ là một trong những thách thức lớn không chỉ đối với các NHTM mà còn là một thách thức lớn đặc ra cho NHNN khi thực trạng hiện nay tại Việt Nam các công ty fintech và các NH đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ thì vẫn chưa có một khung pháp lí nào trong lĩnh vực này.
19 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Hợp tác giữa các công ty fintech và các ngân hàng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
NHÓM 6
HỢP TÁC GIỮA
CÁC CÔNG TY FINTECH VÀ CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
MÔN: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
NHÓM 6:
Họ và tên
Mã số HV
Mail
Đơn vị công tác
1
Lê Tiêu Ngọc Liên
C18604009
letieungoclien@gmail.com
Công ty TNHH GDNK
2
Vũ Thị Thanh Tuyền
C18604037
tuyenvtt18604@sdh.uel.edu.vn
Cục thuế TP.HCM
3
Nguyễn Anh Vũ
C18604041
vuna18604@sdh.uel.edu.vn
Thanh tra TP.HCM
HỢP TÁC GIỮA
CÁC CÔNG TY FINTECH VÀ CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÔN: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NH
Ngân hàng
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
TCNH
Tài chính ngân hàng
KH
Khách hàng
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
HÌNH 1: 67 CÔNG TY FINTECH HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM, THỐNG KÊ BỞI EY 3
Tóm tắt:
Sự ra đời và phát triển của các công ty fintech đã làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ truyền thống của ngành TCNH. Xu thế phát triển mạnh của các kênh giao dịch trực tuyến như: internet banking, mobile banking, mạng xã hội, ví điện tử . Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Research), từ quan sát thực trạng hoạt động của các NHTM hiện nay và sự mở rộng phát triển của các công ty fintech, có thể thấy được tại Việt Nam tuy các NHTM đã và đang nghiên cứu phát triển các thiết bị tự phục vụ dựa trên công nghệ tự động hóa, kết nối đa chiều nhưng việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng vẫn có nhiều mặt hạn chế và trì trệ trong khi các công ty fintech đã áp dụng thành công nhiều công nghệ đột phá nhưng lại vẫn chưa thể khai thác được hết trong thị trường TCNH do thói quen của người Việt Nam, liên quan đến tài chính họ thường chỉ nghĩ đến NH, làm thủ tục tại NH, tạo sự yên tâm hoặc chưa quan tâm đến công nghệ, mặc dù sản phẩm công nghệ tài chính rất thuận tiện, nhanh chóng nhưng KH vẫn còn e ngại. Vì vậy, để tạo bước đột phá trong ngành tài chính, thay đổi quan niệm về cách thức hoạt động tài chính của khách hàng, thu hút nhiều khách hàng tiến tới thực hiện ngàng tài chính hiện đại thì việc hợp tác giữa các công ty fintech và các NHTM sẽ là một xu hướng để phát triển. Đây không chỉ là một trong những thách thức lớn không chỉ đối với các NHTM mà còn là một thách thức lớn đặc ra cho NHNN khi thực trạng hiện nay tại Việt Nam các công ty fintech và các NH đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ thì vẫn chưa có một khung pháp lí nào trong lĩnh vực này.
Từ Khóa: fintech, tài chính ngân hàng, hợp tác, Việt Nam.
Giới thiệu
Cuộc cách mạng công nghệ lần VI đã mở ra xu hướng mới trong việc tự động hóa, là một cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra với tốc độ nhanh và có tác động sâu sắc trên toàn thế giới. Cuộc cách mạng diễn ra trên 3 lĩnh vực chính: công nghệ sinh học, kĩ thuật số và vật lí. Đặc biệt, là ở vĩnh vực kĩ thuật số với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), vận vật kết nối (loT) và dữ liệu lớn (Big Data). Cuộc cách mạng đã tạo ra một diện mạo mới cho thế giới và tác động đến toàn cầu đặc biệt đã tác động đến mô hình tổ chức và quản trị ngành TCNH.
Trong những năm gần đây thì cụm từ fintech không còn xa lạ gì đối với người dân trên toàn thế giới. Đặc biệt, tại Việt Nam fintech đã và đang phát triển một cách mạng mẽ. Việc áp dụng công nghệ vào lĩnh vực TCNH đã không còn là một việc xa lạ với các NHTM. Khi cơ sở hạ tầng và các phát triển về điện tử viễn thông đang ngày càng tiến bộ vượt bậc thì việc tiếp cận là vô cùng dễ dàng với KH. Các NHTM đang nghiên cứu triển khai để ứng dụng vào thực tế và việc các NHTM bắt tay với các công ty fintech thời gian gần đây đang dần tăng lên. Vậy câu hỏi đặt ra fintech là gì? Fintech ảnh hưởng như thế nào đối với ngành TCNH? Cũng như các vấn đề đặt ra cho NHTM và NHNN trong thời kì hội nhập và phát triển fintech.
Tổng quan về fintech
Fintech là viết tắt của từ Financial Technology - công nghệ tài chính, hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào về fintech. Tuy nhiên, vào năm 2018 theo Ủy ban Basel về giám sát NH (BCBS) thì fintech là “các sáng tạo tài chính dựa trên nền tảng công nghệ để tạo ra các mô hình kinh doanh, ứng dụng, quy trình, sản phẩm mới có tác động cụ thể đến các thị trường và định chế tài chính, cũng như trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính”. [1]
Hiện nay, trên toàn thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến fintech, hầu hết tất cả các nghiên cứu về fintech đều nhận định rằng fintech đã có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động TCNH. Trên toàn thế giới đã có rất nhiều đầu tư vào fintech, tại Việt Nam tuy chỉ mới xuất hiện những năm gần đây nhưng tính đến hết năm 2017 thì thị trường fintech của Việt Nam đã đạt được 4,4 tỉ USD và hiện có 67 công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhưng phần lớn tập trung vào mảng thanh toán. Theo ông Nghiêm Thanh Sơn – Phó Trưởng ban chỉ đạo fintech NHNN cho biết: "phần lớn các công ty fintech của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thanh toán, và đã có 26 doanh nghiệp được Ngân hàng nhà nước cấp phép cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán. Hiện đã có 78 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 41 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động"[2]
Hình 1: 67 công ty Fintech hoạt động tại Việt Nam, thống kê bởi EY
Theo Brian Boldt (2017) thì “Các công ty fintech là các doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới để tạo ra các dịch vụ tài chính mới và tốt hơn cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Nó bao gồm những công ty thuộc các loại hình có thể hoạt động trong quản lý tài chính, bảo hiểm, thanh toán, quản lý tài sản ...” [3]
Các công ty fintech được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm thứ nhất là các công ty cung cấp các sản phẩm tài chính mới cho người dùng, bao gồm tất cả các các sản phẩm fintech tương ứng với các mảng hoạt động hiện tại của ngành tài chính truyền thống gồm thanh toán; huy động vốn; cho vay; đầu tư và quản lý tài sản; bảo hiểm được gọi là nhóm kinh doanh.
Trong thanh toán, fintech cung cấp các phương thức thanh toán hiện đại, giúp cho việc thanh toán trở nên tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng ở mọi nơi có Internet trên các thiết bị được kết nối với internet bằng phần mềm chuyên dụng, như thanh toán di động, ví điện tử, chuyển tiền.
Trong huy động vốn, fintech tạo ra sản phẩm gọi vốn trực tuyến từ cộng đồng cho phép người có dự án hay ý tưởng sản phẩm nhưng lại không có vốn để thực hiện, có thể huy động vốn từ xã hội. Hiện nay trên thị trường có các hình thức gọi vốn như: Gọi vốn theo hình thức ủng hộ, theo hình thức có đãi ngộ, theo hình thức góp vốn, theo hình thức cho vay, theo hình thức phát hành tiền ảo.
Trong cho vay, fintech cung cấp sản phẩm cho vay ngang hàng (peer-to-peer lending) dựa nền tảng trực tuyến để kết nối người đi vay và người cho vay, nhằm giảm chi phí nhiều nhất cho người đi vay và tăng lợi cho người cho vay do giảm bớt khâu trung gian.
Trong bảo hiểm, fintech cung cấp mô hình người môi giới và mô hình công ty bảo hiểm giúp thúc đẩy khả năng tìm kiếm các loại hình bảo hiểm phù hợp và mang lại những giải pháp tốt hơn cho KH thông qua việc sử dụng công nghệ.
Trong đầu tư và quản lý tài sản, fintech cung cấp các giải pháp tư vấn, lựa chọn hình thức và quản lý các khoản đầu tư dựa trên công nghệ thông qua mạng giao dịch xã hội và tư vấn tự động.
Nhóm thứ hai là nhóm cung cấp các giải pháp công nghệ và các công cụ hỗ trợ mới, còn gọi là nhóm hỗ trợ như: các công cụ bảo mật, nhận diện KH, quản lý và phân tích dữ liệu, quản lý rủi ro, quản lý quan hệ KH, các phần mềm quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp.
Trên nền tảng internet và kỹ thuật số, nhiều ứng dụng sản phẩm hay mô hình kinh doanh trong lĩnh vực TCNH đã được các doanh nghiệp fintech phát triển. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, điện thoại thông minh, fintech đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Những dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ mang lại nhiều tiện ích, mở ra thời đại mới trong hoạt động tài chính trên toàn thế giới: thời đại kỹ thuật số.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Research), nhóm đã thấy được rằng khái niệm trên đã gây ra một làn sóng tranh luận giữa các nhà nghiên cứu với nhau về việc các NHTM có nên hay không nên hợp tác với các công ty fintech.
Tác động của các công ty fintech đối với hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay thì việc áp dụng kĩ thuật công nghệ đang là vấn đề được rất nhiều sự quan tâm của tất cả các nhà đầu tư trong tất cả các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, giáo dục, y tế và đặc biệt là về lĩnh vực TCNH. Theo Ủy ban về ổn định tài chính (2017), sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực fintech trong thời gian qua có thể mang lại những lợi ích và rủi ro, thách thức đối với hệ thống NH. Fintech hiện đang có ảnh hưởng tới phần lớn các dịch vụ truyền thống mang tính cốt lõi của NH (như huy động vốn, cho vay và thanh toán) với hàng loạt công nghệ mang tính đột phá, hiện đại.
Cùng với sự phát triển của ngành điện tử viễn thông mà cụ thể hơn đó chính là sự phát triển của những chiếc điện thoại thông minh (smartphone), thiết bị di động cùng với mạng điện thoại thì hiện nay việc tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ NH ngày càng dễ dàng hơn. Nó cũng góp phần thay đổi thói quen của KH trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ NH.
Chính vì thế việc hòa nhập với xu hướng phát triển fintech trên toàn cầu là tất yếu. Việc thay đổi này không chỉ để thích ứng mà còn là một bước để phát triển trong thời kì đổi mới công nghệ 4.0. Nhiều NH trên thế giới đã giảm bớt số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch, dần chuyển sang mô hình NH số. Tuy nhiên, hiện nay nếu các NHTM tại Việt Nam đầu tư để phát triển NH số sẽ mất rất nhiều thời gian, nếu không mau chóng hòa nhập thì sẽ trở thành lực cản vô hình cho ngành TCNH tại Việt Nam. Vì thế thay vì chờ đầu tư xong để đi vào hoạt động thì các NH có thể hợp tác cùng các công ty fintech để phát triển, ứng dụng các công nghệ hiện đại, không cần bỏ ra quá nhiều chi phí cho cơ sở hạ tầng công nghệ ban đầu và có thể đáp ứng được yêu cầu của các KH.
Hợp tác giữa các công ty fintech và các ngân hàng tại Việt Nam
Lợi thế và hạn chế của các ngân hàng tại Việt Nam:
Hệ thống NH với bề dày lịch sử hình thành và phát triển lớn mạnh, góp phần rất lớn vào sự phát triển của thị trường tài chính, với lợi thế có sẵn của mình như:
Về uy tín thì NH có sự bảo đảm về tiềm lực tài chính, với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời và tiềm lực về tài chính lớn, tính ổn định rất cao, do đó các nhà đầu tư rất an toan khi chọn NH là một kênh đầu tư. Việc kinh doanh tiền tệ của hê thống ngân hàng phần lớn là hiệu quả, đảm bảo sự tin tưởng các nhà đầu tư.
Về tổ chức mạng lưới được tổ chức đều khắp nơi, nắm giữ một số lượng rất lớn KH; hệ thống được giám sát chặt chẽ, đảm bảo cho hệ thống được vận hành ổn định, có khả năng kiểm soát rủi ro và đảm bảo an toàn cho các giao dịch của KH.
Về vốn thì NH có nguồn vốn lớn, có thể đầu tư mạnh vào hệ thống công nghệ phục vụ cho các dự án mới, sản phẩm dịch vụ mới.
Về kinh nghiệm có thể nói NH là một chuyên gia về tài chính và quản lý tài chính, luôn có một đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp và có hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực TCNH và có sẵn mạng lưới KH và cơ sở dữ liệu KH lớn.
Tuy nhiên, dù lịch sử hình thành và phát triển lâu đời có tiềm lực lớn nhưng hệ thống ngân hàng và các sản phẩm của ngân hàng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại công nghệ, như:
Thủ tục phức tạp (hồ sơ giấy), qua nhiều bước, nhiều cấp để kiểm tra, xác minh, do đó dẫn đến mất rất nhiều thời gian của khách hàng, thời gian để hoàn thành giao dịch có thể là nhiều tuần và tốn kém chi phí.
Sản phẩm của ngân hàng chưa đáp ứng được nhiều đối tượng; hệ thống chưa thật sự gần gũi với nhiều loại đối tượng khách hàng, tạo sự e ngại của khách hàng khi thực hiện giao dịch.
Lợi thế và hạn chế của các công ty fintech tại Việt Nam
Dù là sinh sau hệ thống NH nhưng do ứng dụng công nghệ vào quản lý tài chính, nên bước đầu tạo ra hiệu quả tốt tring ngành tài chính, đáp ứng với nhu cầu phát triển của thời đại, như:
Ứng dụng công nghệ nên tạo nhiều sản phẩm tài chính mang tính đột phá hơn so với sản phẩm của hệ thống NH truyền thống.
Thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng và thuận tiện ở mọi nơi có thiết bị thông minh được kết nới với internet, KH không cần đến phòng giao dịch của NH nhưng vẫn thực hiện vay, cho vay, thanh toán,. chỉ cần vài thao tác trên thiết bị thông minh, kết quả thực hiện trong khoản 10 giây.
Giảm bớt khâu trung gian nên tiết kiệm được chi phí.
Đối tượng KH được mở rộng, tạo sự thoải mái khi thực hiện giao dịch.
Do đó, với những lợi thê nêu trên thì Fintech là xu hướng tất yếu của tương lai ngành TCNH. Tuy fintech đạt được nhiều ưu thế vượt trội so với hệ thống NH truyền thống nhờ ứng dụng công nghệ nhưng vẫn còn những thách thức, như:
Do ứng dụng công nghệ nên phải ưu tiên bảo đảm an toàn của hệ thống, bảo mật thông tin, có biện pháp phòng ngừa những gian lận, tội phạm công nghệ.
Thói quen của KH là giao dịch tại các phòng giao dịch của NH hoặc các tổ chức tài chính, do đó để thay đổi thói quen của người dùng là một khó khăn của các tổ chức tài chính số (nếu không phải hệ thống NH).
Do mới hình thành nên tiềm lực về tài chính của fintech cũng chưa lớn mạnh, chưa thu hút nhiều KH.
Hợp tác giữa các công ty fintech và các ngân hàng tại Việt Nam
Chính vì những lợi thế - hạn chế của NH và fintech do đó để phát triển ngành TCNH phù hợp với xu hướng của thời đại thì NH và các công ty fintech hợp tác với nhau để cùng nhau phát triển.
Chính vì những lợi ích thiết yếu và ưu điểm lớn là có sẵn công nghệ và chi phí sử dụng thấp, ngoài ra còn tiết kiệm được thời gian hơn so với việc giao dịch thanh toán tại các chi nhánh, phòng giao dịch nếu ứng dụng fintech, nên fintech đã và đang tiếp cận nhanh đến các KH. Các NH cũng đã và đang tận dụng lợi thế có sẵn của mình như: ngân hàng có uy tín, với tiềm lực lớn về tài chính, mạng lưới và hệ thống, có khả năng kiểm soát rủi ro và đảm bảo an toàn cho các giao dịch của khách hàng, ngân hàng có nguồn vốn lớn nên có thể đầu tư mạnh vào hệ thống công nghệ phục vụ cho các dự án mới, sản phẩm dịch vụ mới và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và quản lý tài chính, đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp và có hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực TCNH và có sẵn mạng lưới KH và cơ sở dữ liệu KH lớn. Đo đó, kết hợp với công nghệ trong hoạt động tài chính thì sẽ tạo ra nhiều sản phẩm mang tính bức phá, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Hiện nay một số NH đã và đang và sẽ sẵn sàng bắt tay cùng các công ty fintech. Việc bắt tay này là dựa trên thuyết Win – Win, cả hai với vai trò bù trừ cho nhau, hạn chế được điểm yếu của mình và tận dụng được lợi thế của đối tượng còn lại (Romānova & Kudinska, 2016).
Theo thống kê của tổng cục thống kê thì dân số Việt Nam tính đến tháng 6 năm 2019 là hơn 97,3 triệu người dân, trong đó 64,08% dân số sống ở vùng nông thôn [4]. Vậy nên việc hợp tác này đã góp phần đưa các dịch vụ tài chính tiếp cận được với người tiêu dùng đặc biệt là khu vực nông thôn. Vì hiện nay nếu hoạt động đơn lẽ thì việc KH ở vùng nông thôn tiếp cận được với các dịch vụ tài chính của NH rất khó do sự phân bố vị trí các chi nhánh, phòng giao dịch không đồng đều mà phần lớn là tập trung tại khu vực thành thị, khu vực nông thôn thì thưa thớt, có nhiều khu vực còn cách xa vị trí của những người tiêu dùng ở vùng nông thôn và cũng như việc tâm lý e ngại khi đến NH và sử dụng, cất giữ tiền mặt còn khá là nhiều. Trong khi nhu cầu về dịch vụ tài chính tại khu vực nông thôn là một thị phần khá là phát triển. Việc bắt tay hợp tác giữa fintech và NH sẽ mang đến cho KH một trải nghiệm hoàn toàn mới, mang đến các sản phẩm phù hợp hơn cho KH cũng như sẽ góp phần thúc đẩy phát triển cho hai bên. Hợp tác này còn góp phần thúc đẩy việc dịch vụ thanh toán qua Internet, điện thoại di động, thẻ NH, trung gian thanh toán..., phát triển đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 theo quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016. Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh – Trưởng Ban Chỉ đạo fintech của NHNN nhận định, bên cạnh những dịch vụ mới mà làn sóng fintech mang lại thì sự hợp tác NH – fintech sẽ biến fintech trở thành cánh tay nối dài của các NH tới những đối tượng dùng chưa có tài khoản ở NH truyền thống hay những đối tượng chưa tiếp cận dịch vụ truyền thống (unbanked), mang lại những trải nghiệm tốt, linh hoạt, nhiều tiện ích cho KH, hỗ trợ đắc lực cho phổ cập tài chính (financial inclusion) sâu rộng hơn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội. Bởi một trong những điểm nổi bật của fintech chính là tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho KH [5]. Theo ông Trần Phương, phó Tổng giám đốc NH BIDV thì “sự hợp tác, chia sẻ về ý tưởng của các fintech sẽ mang đến nhiều lợi ích, trải nghiệm và tiết kiệm cho KH, cắt giảm chi phí giao dịch, sự chính xác mọi lúc mọi nơi và đồng thời đảm bảo độ an toàn và tin cậy. Sự hợp tác này là đôi bên cùng có lợi”
Một số hợp tác giữa fintech và các ngân hàng thương mại điển hình tại Việt Nam
Thị trường Việt Nam được đánh giá là một thị trường fintech tiềm năng với dân số hơn 97,3 triệu dân [4] và là quốc gia đứng thứ 16 trên thế giới với hơn 60% dân số sử dụng internet mỗi ngày với thời gian sử dụng trung bình 7 tiếng /ngày [6]. Mặc khác, các dịch vụ tài chính được cung cấp bởi NH ngày càng đa dạng và phong phú, hiện đại, an toàn về bảo mật đã đáp ứng hầu hết các nhu cầu của người tiêu dùng. Các NH đang dần thay đổi để thích nghi với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như thích nghi với các công ty fintech tạo ra các mô hình mới với mông muốn mang lại cho các KH các giải pháp, dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống.
Theo số liệu của NHNN, hiện nay tại Việt Nam có khoảng 10.000 đơn vị chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử và 26 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử như MoMo, AirPay, ZaloPay, Vimo, VTCPay, SenPay, Ví TrueMoney, Moca... . Tính đến cuối năm 2018, đã có 4,2 triệu ví đã liên kết với tài khoản NH, 16 NH đã triển khai dịch vụ thanh toán QR Code, có hơn 30.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code. Việc thanh toán qua ví điện tử ngày càng phổ biến ở các thành phố lớn như trả tiền điện, nước, internet, mua hàng hóa, dịch vụ, thẻ cào, bảo hiểm Việc thanh toán qua ví điện tử (quý III/2018) tăng 21% so với cùng kỳ năm 2017, giá trị thanh toán qua các loại ví điện tử cùng thời gian này tăng 161%. [7]
VietinBank đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty Opportunity Network (ON) để cung cấp nền tảng cho việc kết nối doanh nghiệp là KH của VietinBank với trên 15.000 doanh nghiệp ở 113 quốc gia là thành viên của ON, tạo ra cơ hội mở rộng thị trường hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước với các đối tác nước ngoài.
BIDV đã hoàn thành kết nối thanh toán với các thương hiệu fintech phổ biến trên thị trường như Napas, Momo, Zalo, Moca, Airpay, VTC pay, Payoo, Baokim, Vimo, Onepay, Wepay, Ngân lượng, Vnpay, Samsungpay, Truemoney, Viettel, Vinatti
VIB cũng đã kết hợp với công ty fintech Weezi cho ra mắt sản phẩm MyVIB Keyboard, một ứng dụng chuyển tiền qua mạng xã hội.
Techcombank đã cùng với Công ty fintech Fastacash giới thiệu tính năng F@st Mobile, phương thức chuyển tiền nhanh chóng qua Facebook và Google+ (TTXVN, 2018).
MB Bank dựa trên sự hợp tác với đối tác chiến lược Viettel.
Vietcombank và Công ty M_Service trong thanh toán chuyển tiền .
VPBank đã và đang tận dụng nền tảng NH số Timo để cung cấp dịch vụ tài chính đến giới trẻ. Vào tháng 9 năm 2018, VPBank đã ra mắt NH kỹ thuật số độc lập có tên YOLO đi kèm với các dịch vụ NH truyền thống như tài khoản tiết kiệm và cho vay, nhưng cũng cung cấp các dịch vụ hàng ngày như đặt taxi, phim, đặt phòng khách sạn và đặt hàng thực phẩm và đồ uống... .
Maritime bank đang hợp tác với MEED, một công t