Luận văn Huy động vốn cổ phần trên thị trường OTC và một số giải pháp về vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Thông qua các chương trình hội nhập như tham gia khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ, và quan trọng nhất là Tổ chức Thương Mại ThếGiới (WTO), việc tăng cường hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu và các mạng lưới kinh doanh quốc tế có nghĩa là các doanh nghiệp trong nước cần phải có khả năng cạnh tranh và hợp tác quốc tế. Có thể cho rằng đây là thách thức lớnlao đối với các doanh nghiệp Việt Nam, và việc đối mặt thành công với các thách thức này sẽ phụ thuộc vào nhiều vấn đề, trong đó có việc các doanh nghiệp phải có khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ dài hạn phù hợp cần thiết để giúp phát triển thành các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh quốc tế. Mặc dù việc tiếp cận các nguồn vốn (và đặc biệt là các khoản vay) nói chung trong những năm gần đây đã trở nên dễ dàng hơn, song việc cung cấp các nguồn tài chính cân đối và thích hợp vẫn còn là một thách thức đối với Việt Nam. Cùng với những tiến bộ vượt bậc trong việc phát triển nền kinh tế, trong những năm gần đây Việt Nam cũng đã có một số thayđổi tích cực về các điều luật và các quy định quản lý hoạt động huy động vốn cổ phần. Những thay đổi này đã và sẽ giúp hoạt động huy động vốn cổ phần có những bước chuyển mạnh mẽ, góp phần huy động và khai thác các nguồn vốn đáng kể nhằm tài trợ cho sự phát triển thành công của khối doanh nghiệp trong nước bắt đầu tăng trưởng. Bên cạnh hoạt động huy động vốn cổ phần trên thị trường chứng khoán chính thức Việt Nam chưa mấy khả quan, là sự pháttriển mạnh mẽ của những giao dịch phi chính thức các chứng khoán không niêm yết và những đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng rất thành công của một số công ty cho thấy thị trường vốn vẫn có khả năng phát triển nếu có các quy địnhđiều tiết phù hợp. Nếu đượcxây dựng và quản lý chặt chẽ, thị trường OTC (Over the counter market – thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung) Việt Nam sẽ mở ra cơ hội để các doanh nghiệp thuộc mọiloại hình có thể lựa chọn các nguồn vốn tài trợ phù hợp nhất cho các hoạt động đầu tư phát triển và kinh doanh của mình. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Malayxia, cho thấy việc phát triển thị trường này đặc biệt hữu ích cho khu vực DNVVN, doanh nghiệp công nghệ cao và doanh nghiệp tăng trưởng. Cùng vớihệ thống thị trường chứng khoán tập trung và toàn hệ thống thị trường tài chính nóichung, thị trường OTC có vai trò lớn trong việc tạo một kênh huy động và phân bổ nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp công nghệ cao, ngành nghề mới, các doanh nghiệp mới thành lập ,chưa đủ điều kiện huy động vốn trên thị trường tậptrung. Thị trường này là một thành tố của hệ thống thị trường chứng khoán, với những đặc thù riêng có của mìnhnó góp phần hoàn thiện môi trường huy động và phân bổ nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Đó là những lý do đặt racho đề tài luận văn: “HUY ĐỘNG VỐN CỔ PHẦN TRÊN THỊ TRƯỜNG OTC – MỘT GIẢI PHÁP VỀ VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH“. Thị trường OTC ở các nước trên thế giới đã được nghiên cứu và hoạt động rất rộng rãi, nhưng đối với Việt Nam, nó còn khá mới mẻ về lý thuyết cũng như thực tiễn, hầu như chưa có một nghiên cứu chính thức nào về thị trường OTC. Do đó, việccác doanh nghiệp tiếp cận vốn của thị trường này đòi hỏi phải được nghiên cứu về mặt lý thuyếtkết hợp với kinh nghiệm thực tế của cácnước cũng như ở Việt Nam nhằm mở ra một hướng giải quyết đúng đắn, hợp thời trong việc huy động vốn đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập WTO. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu. • Nghiên cứu lý thuyết về thị trường OTC và hoạt động huy động cổ phần của Doanh nghiệp. • Phân tích đánh giá thực trạng huy động vốn cổ phần của cácdoanh nghiệp Việt Nam và hoạt động của thị trường OTC Việt Nam trong thời gian qua. • Nghiên cứu thái độ và sự mong muốn tiếp cận thị trường OTC của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. • Đưa ra một số kiến nghị để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn cổ phần trên thị trường OTC của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh đượcđánh giá là thành phố năng động và có mức tăng trưởng kinh tế vào bậc nhất của Việt Nam.Vì vậy đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh . Phương pháp nghiên cứu: a, Phương pháp sử dụng: • Phương pháp định tính • Phương pháp định lượng • Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích. b, Nguồn thông tin cần thiết: • Dữ liệu sơ cấp: điều tra bằng bảng câu hỏi để xác định nhu cầu về vốn và các nguồn tài trợ vốn của doanh nghiệp cũng như mức độ tiếp cận thị trường OTC của các DNVVN trên địa bàn TP.HCM. • Dữ liệu thứ cấp: các nguồn sách báo, tạp chí và Internet. c, Xử lý dữ liệu: phần mềm SPSS Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mức độ tiếpcận thị trường OTC của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường chứng khoán, thị trường OTC để từ đó mong muốn có cơ hội tiệp cận và khai thác nguồn vốn từ thị trường OTC này nhằm đáp ứng cho nhu cầu hoạt động và phát triển của DN. Kết cấu nghiên cứu: Chương I: Nghiên cứu lý thuyết về thị trường OTC và hoạtđộng huy động vốn cổ phần của doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng huy động vốn cổ phần củacác doanh nghiệp và hoạt động của thị trường OTC Việt Nam trong thời gian qua. Chương III: Nghiên cứu thái độ và sự mong muốn tiếp cận thị trường OTC của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.