Huyện Ba Bể (tức Chợ Rã cũ) là một trong những huyện miền núi vùng cao
của tỉnh Bắc Kạn, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, có truyền thống chống
ngoại xâm oanh liệt. Trong tiến trình phát triển của lịch sử, đồng bào các dân tộc
huyện Ba Bể luôn đoàn kết chặt chẽ bên nhau trong lao động sản xuất, trong xây
dựng cuộc sống cũng như trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm góp phần quan
trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Với những thành tích to lớn mà Đảng bộ
và nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể đã giành được, Đảng và Nhà nước ta đã phong
tặng danh hiệu Anh h ùng lực lượng Vũ trang nhân dân cho huyện Ba Bể và 6 xã.
Trong thời kì vận động Cách mạng Tháng Tám, Ba Bể là một trong những
huyện có cơ sở, phong trào cách mạng sớm, là huyện thành lập được chính quyền
cách mạng cấp huyện đầu tiên của tỉnh Bắc Kạn, Ba Bể đã đập tan các cuộc tiến công
của phát xít Nhật vào vùng giải phóng, giữ vững chính quyền cách mạng, bảo vệ an
toàn cuộc hành trình của lãnh tụ Hồ Chí Minh từ Cao Bằng qua Ba Bể về Tân Trào
(Sơn Dương, Tuyên Quang) để chỉ đạo cuộc chuẩn bị tổng khởi nghĩa cho kịp thời cơ.
Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Đảng bộ huyện Ba Bể ra đời đã lãnh đạo
nhân dân thực hiện thắng lợi công cuộc kháng chiến kiến quốc của Đảng; bảo vệ và
giải phóng quê hương, đập tan các cuộc hành quân xâm lược của thực dân Pháp,
góp phần vào giải phóng Bắc Kạn; là hậu phương kháng chiến, nhân dân các dân
tộc huyện Ba Bể đã tiến hành cuộc vận động tiễu phỉ, củng cố chính quyền, đẩy
mạnh sản xuất, phát triển văn hoá giáo dục, ra sức đóng góp sức người, sức của cho
cuộc kháng chiến của dân tộc đi đến thắng lợi.
Phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng của mình, Đảng bộ và nhân dân
các dân tộc huyện Ba Bể ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, đóng góp
sức người, sức của vào thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mĩ cứu nước, xây dựn g
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước,
huyện Ba Bể đã và đang nỗ lực phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
Từ năm 1975 - 2005, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo nhân dân phát huy thắng lợi,
khắc phục khó khăn tiếp tục vươn lên giành những thắng lợi mới. Những năm
1975-1978, huyện Ba Bể đã ra sức phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, ổn định đời
sống, giữ vững trị an xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Từ 1979-1996, sáp nhập
vào tỉnh Cao Bằng, huyện Ba Bể đã làm tốt nhiệm vụ hậu cứ trong chiến tranh bảo
vệ biên giới phía Bắc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện đường lối đổi mới
của Đảng, giành được nhiều thắng lợi, góp phần ổn định, nâng cao đời sống vật chất
và văn hoá tinh thần của nhân dân. Tỉnh Bắc Kạn tái lập (cuối 1996), từ năm 1997
huyện Ba Bể tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, ra sức xây dựng cơ sở
vật chất kĩ thuật, phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo đạt nhiều thành tựu
to lớn. Kể từ khi chia tách huyện (2003), huyện Ba Bể đã khơi dậy sức lao động
sáng tạo của nhân dân, khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương, tranh thủ
mọi nguồn vốn từ các chương trình, dự án để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an
ninh quốc phòng, đạt được nhiều thành tựu mới.
Trải qua 30 năm (1975 - 2005), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, kinh tế -xã hội huyện Ba Bể không ngừng phát triển, quê hương, con người đều đổi mới, đời
sống của nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao, trật tự xã hội, an ninh quốc
phòng được giữ vững. Đó là tiền đề quan trọng để huyện Ba Bể vươn lên tiếp tục
đạt được những thành tích to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, cùng đồng bào cả nước phấn đấu cho mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ
bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Việc nghiên cứu về huyện Ba Bể trong giai đoạn 1975 - 2005 là một việc làm
hết sức cần thiết, góp phần khẳng định các giá trị lịch sử, văn hoá, những thành tựu
to lớn mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể đã giành được trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đổi mới quê hương. Đồng thời qua việc
nghiên cứu về huyện Ba Bể giai đoạn 1975 - 2005 sẽ giúp ta thấy được những ưu
điểm để phát huy và những tồn tại để khắc phục cho xứng với tiềm năng và nguồn
lực vốn có của huyện Ba Bể.
Việc nghiên cứu về huyện Ba Bể trong giai đoạn 1975 - 2005 còn góp phần
cung cấp thêm cho việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương, phục vụ cho công
tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống quý báu của huyện Ba Bể cho thế hệ trẻ.
Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu đề tài: Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn (1975 - 2005)
không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có cả những ý nghĩa về mặt thực tiễn.
Vì thế, tôi đã chọn vấn đề: “Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn (1975 - 2005)” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
107 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2778 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Huyện ba bể, tỉnh bắc kạn 1975 -2005 - chuyên ngành lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH
HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN
(1975 - 2005)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN - NĂM 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH
HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN
(1975 - 2005)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG NGỌC LA
THÁI NGUYÊN - NĂM 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................................................................................................................. 7
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN TRƯỚC NĂM 1975 ........... 7
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .......................................................................................................................................... 7
1.2. Dân tộc và truyền thống đấu tranh cách mạng ................................................................................................... 10
1.3. Tình hình kinh tế - xã hội trước năm 1975 ............................................................................................................... 14
CHƢƠNG 2: HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN TRONG GIAI ĐOẠN 1975 - 1985 ....... 23
2.1. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng (1975 -
1978) ........................................................................................................................................................................................................................ 23
2.2. Sáp nhập vào tỉnh Cao Bằng, ra sức bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội
(1979 - 1985) .................................................................................................................................................................................................. 34
2.2.1. Trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ................................................. 34
2.2.2. Ra sức phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng ................................... .36
CHƢƠNG 3: HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(1986 -2005) ........................................................................................................................................................................................................... 48
3.1. Bước đầu tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội (1986 - 1990) .................................. 48
3.2. Đưa nền kinh tế - xã hội thoát ra khỏi khủng hoảng (1991 - 1996) ............................................ 60
3.3. Tái lập tỉnh Bắc Kạn, huyện Ba Bể đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát
triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo (1997 - 2005) .......................................................................... 70
3.3.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng ................................................................................................................................................. 72
3.3.2. Phát triển kinh tế - xã hội ............................................................................................................................................. 73
3.3.3. Công cuộc xoá đói giảm nghèo ............................................................................................................................ 85
KẾT LUẬN .................................................................................................................................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................................................................... 98
PHỤ LỤC .......................................................................................................................................................................................................................104
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Huyện Ba Bể (tức Chợ Rã cũ) là một trong những huyện miền núi vùng cao
của tỉnh Bắc Kạn, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, có truyền thống chống
ngoại xâm oanh liệt. Trong tiến trình phát triển của lịch sử, đồng bào các dân tộc
huyện Ba Bể luôn đoàn kết chặt chẽ bên nhau trong lao động sản xuất, trong xây
dựng cuộc sống cũng như trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm góp phần quan
trọng vào sự phát triển chung của đất nước.Với những thành tích to lớn mà Đảng bộ
và nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể đã giành được, Đảng và Nhà nước ta đã phong
tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân cho huyện Ba Bể và 6 xã.
Trong thời kì vận động Cách mạng Tháng Tám, Ba Bể là một trong những
huyện có cơ sở, phong trào cách mạng sớm, là huyện thành lập được chính quyền
cách mạng cấp huyện đầu tiên của tỉnh Bắc Kạn, Ba Bể đã đập tan các cuộc tiến công
của phát xít Nhật vào vùng giải phóng, giữ vững chính quyền cách mạng, bảo vệ an
toàn cuộc hành trình của lãnh tụ Hồ Chí Minh từ Cao Bằng qua Ba Bể về Tân Trào
(Sơn Dương, Tuyên Quang) để chỉ đạo cuộc chuẩn bị tổng khởi nghĩa cho kịp thời cơ.
Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Đảng bộ huyện Ba Bể ra đời đã lãnh đạo
nhân dân thực hiện thắng lợi công cuộc kháng chiến kiến quốc của Đảng; bảo vệ và
giải phóng quê hương, đập tan các cuộc hành quân xâm lược của thực dân Pháp,
góp phần vào giải phóng Bắc Kạn; là hậu phương kháng chiến, nhân dân các dân
tộc huyện Ba Bể đã tiến hành cuộc vận động tiễu phỉ, củng cố chính quyền, đẩy
mạnh sản xuất, phát triển văn hoá giáo dục, ra sức đóng góp sức người, sức của cho
cuộc kháng chiến của dân tộc đi đến thắng lợi.
Phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng của mình, Đảng bộ và nhân dân
các dân tộc huyện Ba Bể ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, đóng góp
sức người, sức của vào thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mĩ cứu nước, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
2
huyện Ba Bể đã và đang nỗ lực phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
Từ năm 1975 - 2005, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo nhân dân phát huy thắng lợi,
khắc phục khó khăn tiếp tục vươn lên giành những thắng lợi mới. Những năm
1975-1978, huyện Ba Bể đã ra sức phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, ổn định đời
sống, giữ vững trị an xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Từ 1979-1996, sáp nhập
vào tỉnh Cao Bằng, huyện Ba Bể đã làm tốt nhiệm vụ hậu cứ trong chiến tranh bảo
vệ biên giới phía Bắc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện đường lối đổi mới
của Đảng, giành được nhiều thắng lợi, góp phần ổn định, nâng cao đời sống vật chất
và văn hoá tinh thần của nhân dân. Tỉnh Bắc Kạn tái lập (cuối 1996), từ năm 1997
huyện Ba Bể tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, ra sức xây dựng cơ sở
vật chất kĩ thuật, phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo đạt nhiều thành tựu
to lớn. Kể từ khi chia tách huyện (2003), huyện Ba Bể đã khơi dậy sức lao động
sáng tạo của nhân dân, khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương, tranh thủ
mọi nguồn vốn từ các chương trình, dự án để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an
ninh quốc phòng, đạt được nhiều thành tựu mới.
Trải qua 30 năm (1975 - 2005), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, kinh tế -
xã hội huyện Ba Bể không ngừng phát triển, quê hương, con người đều đổi mới, đời
sống của nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao, trật tự xã hội, an ninh quốc
phòng được giữ vững. Đó là tiền đề quan trọng để huyện Ba Bể vươn lên tiếp tục
đạt được những thành tích to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, cùng đồng bào cả nước phấn đấu cho mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ
bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Việc nghiên cứu về huyện Ba Bể trong giai đoạn 1975 - 2005 là một việc làm
hết sức cần thiết, góp phần khẳng định các giá trị lịch sử, văn hoá, những thành tựu
to lớn mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể đã giành được trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đổi mới quê hương. Đồng thời qua việc
nghiên cứu về huyện Ba Bể giai đoạn 1975 - 2005 sẽ giúp ta thấy được những ưu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
3
điểm để phát huy và những tồn tại để khắc phục cho xứng với tiềm năng và nguồn
lực vốn có của huyện Ba Bể.
Việc nghiên cứu về huyện Ba Bể trong giai đoạn 1975 - 2005 còn góp phần
cung cấp thêm cho việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương, phục vụ cho công
tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống quý báu của huyện Ba Bể cho thế hệ trẻ.
Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu đề tài: Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn (1975 - 2005)
không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có cả những ý nghĩa về mặt thực tiễn.
Vì thế, tôi đã chọn vấn đề: “Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn (1975 - 2005)” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến đề tài, có tính định hướng cho việc nghiên cứu đó là các Nghị
quyết, các Văn kiện Đại hội đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ
tỉnh Bắc Thái, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng và Đảng bộ huyện Ba
Bể từ năm 1975 đến năm 2005, các Báo cáo tổng kết năm từ 1975 - 2005 của
Huyện uỷ Ba Bể, của Uỷ ban nhân dân huyện Ba Bể.
Các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài chủ yếu là Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng và Lịch sử Đảng bộ huyện
Ba Bể qua các thời kì từ 1930 - 2005, Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp,
chống đế quốc Mĩ của tỉnh Bắc Kạn và các huyện trong tỉnh, bao gồm:
- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, Tập 1, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000.
- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn (1975-2005), Tập 2, Tỉnh uỷ Bắc Kạn xuất
bản năm 2005.
- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930 - 1945), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2003.
- Lịch sử Đảng bộ huyện Ba Bể (1930 - 1954), Huyện ủy Ba Bể xuất bản năm 1998.
- Lịch Sử Đảng bộ huyện Ba Bể (1954 - 1975), Huyện ủy Ba Bể xuất bản năm 2001.
- Lịch sử Đảng bộ huyện Ba Bể (1975 - 2005), Huyện ủy Ba Bể xuất bản năm 2010.
- Bắc Kạn - Lịch sử kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân, Hà Nội 2001.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
4
- Bắc Kạn - Lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc (1954 - 1975), Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2004.
- Lịch sử lực lƣợng vũ trang nhân dân tỉnh Bắc Kạn thời kì xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc (1975 - 2005), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2008.
- Ba Bể lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975),
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2005.
- Chợ Đồn lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975),
Đảng uỷ - Ban Chỉ huy Quân sự huyện Chợ Đồn xuất bản năm 2006.
Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) còn có:
- Luận văn thạc sĩ lịch sử của Âu Thị Hồng Thắm: “Bắc Kạn trong cuộc kháng
chiến chống Pháp 1946 - 1954”.
- Luận văn thạc sĩ lịch sử của Ma Thị Ngọc: “Ba Bể trong cuộc kháng chiến
chống Pháp 1945 - 1954”.
Liên quan tới địa danh, cảnh quan Chợ Rã (Ba Bể) và phong tục, lễ hội của
các tộc người huyện Ba Bể còn có:
- Dƣ địa chí của Nguyễn Trãi, Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội 1960.
- Hội xuân Ba Bể của Hoàng Ngọc La đăng trên báo Nhân Dân cuối tuần số ra
ngày 3.3.2002.
Tuy nhiên, nghiên cứu, tìm hiểu về huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn từ năm 1975
đến năm 2005 dưới góc độ lịch sử dân tộc, với đề tài luận văn là công trình đầu tiên.
Mặc dù vậy, chúng tôi đánh giá rất cao các công trình nói trên và coi là nguồn tư
liệu quý để vận dụng, định hướng giúp cho việc nghiên cứu đề tài Luận văn thạc sĩ
của mình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Luận văn nêu lên khái quát về huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn trước năm 1975.
- Luận văn tập trung nghiên cứu về huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn trong giai
đoạn từ năm 1975 đến năm 2005.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
5
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn trong các giai
đoạn lịch sử từ năm 1975 - 2003 và Ba Bể sau khi chia tách huyện từ năm 2003 - 2005.
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về huyện Ba Bể trong 30 năm từ
năm 1975 đến năm 2005.
3.3. Nhiệm vụ đề tài
- Đề tài nghiên cứu một cách khái quát về huyện Ba Bể : vị trí địa lí, điều kiện
tự nhiên, dân tộc và truyền thống đấu tranh cách mạng, đặc điểm kinh tế - xã hội
trước năm 1975.
- Nội dung quan trọng của Luận văn là nghiên cứu một cách hệ thống, toàn
diện quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa
của huyện Ba Bể từ 1975 - 2005.
- Từ kết quả nghiên cứu, luận văn còn rút ra một số tồn tại, đề xuất một số giải pháp
nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ba Bể trong giai đoạn tiếp theo.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tƣ liệu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Các văn kiện, Nghị quyết của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Thái, Đảng
bộ tỉnh Bắc Kạn, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng và Đảng bộ huyện Ba Bể từ 1975 đến 2005.
- Các báo cáo tổng kết hàng năm từ 1975 - 2005 của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân
dân huyện Ba Bể, niên giám thống kê huyện Ba Bể, tài liệu của Ban Chỉ huy quân
sự huyện, Công an huyện về xây dựng lực lượng vũ trang, bảo vệ trị an xã hội, an
ninh quốc phòng.
- Các công trình nghiên cứu khoa học về Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, tỉnh
Cao Bằng và huyện Ba Bể từ năm 1975 - 2005.
- Các tài liệu từ 1975 - 2005 của các đoàn thể của huyện như Mặt trận, Hội liên
hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên và của phòng văn hoá thông tin, phòng giáo dục...
được khai thác nhằm phục vụ cho luận văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
6
- Ngoài ra, luận văn còn tham khảo một số bài viết, bài nghiên cứu đăng trên
các báo và tạp chí, sử dụng các tư liệu điền dã liên quan đến đề tài luận văn.
4.2 . Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích của đề tài là nghiên cứu về “Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
(1975 - 2005)”. Trên cơ sở các nguồn tư liệu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp
sau để nghiên cứu đề tài này:
Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc là phương pháp chủ yếu,
ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp thống kê, so
sánh, đối chiếu... để làm nổi bật quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của
huyện Ba Bể trong 30 năm (1975 - 2005).
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn tái hiện lại một cách chân thực, hệ thống về sự phát triển kinh tế -
xã hội, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đường lối đổi mới, đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của huyện Ba Bể từ 1975 - 2005 và
những thắng lợi bước đầu trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của huyện Ba Bể từ
1997 - 2005. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn còn nêu lên những mặt tồn tại về kinh
tế - xã hội của huyện Ba Bể, rút ra một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh hơn
nữa sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Ba Bể.
- Luận văn cũng góp phần bổ sung thêm nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu
lịch sử huyện Ba Bể, phục vụ giáo dục truyền thống và giảng dạy cũng như học tập
lịch sử địa phương của huyện Ba Bể.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội
dung luận văn được chia thành 3 chương:
Chƣơng 1: Khái quát huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn trƣớc năm 1975.
Chƣơng 2: Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 1975 - 1985.
Chƣơng 3: Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn trong thời kì đổi mới (1986 - 2005).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
7
PHẦN NỘI DUNG:
CHƢƠNG 1:
KHÁI QUÁT HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN TRƯỚC NĂM 1975
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lí
“ Bắc Kạn có suối đãi vàng
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh”
Ba Bể là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, trước khi tách khu
vực phía bắc thành lập huyện Pác Nặm (5/2003), huyện Ba Bể có diện tích tự nhiên
là 115.173 ha. Huyện nằm ở phía đông bắc của tỉnh, cách trung tâm tỉnh lị 62km,
phía đông giáp với huyện Ngân Sơn và huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng), phía
tây giáp huyện Chợ Đồn và tỉnh Tuyên Quang, phía nam giáp huyện Bạch Thông,
phía bắc giáp huyện Bảo Lạc (Cao Bằng). Toàn huyện có 25 xã và 1 thị trấn (Chợ Rã),
293 thôn bản với tổng số hộ năm 2000 là 12.924 hộ, dân số 70.890 người, mật độ
62 người/km2.
Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn sớm có một vị trí quan trọng trong tiến trình phát
triển của lịch sử. Địa phận huyện Ba Bể ngày nay, vào thời nhà Lí thuộc đất huyện
Vĩnh Thông, thời nhà Lê nằm ở châu Bạch Thông thuộc phủ Thông Hóa. Thị trấn
Chợ Rã thuộc huyện lị Ba Bể. Tên gọi Chợ Rã xuất hiện sớm trong lịch sử, được
nêu lên trong Dƣ địa chí của Nguyễn Trãi và sau đó nêu ở Đại Nam nhất thống chí.
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), tỉnh Thái Nguyên được thành lập, địa bàn Chợ Rã
thuộc đất Thái Nguyên [12, tr.11-12].
Trong những năm từ 1884 - 1989, thực dân Pháp lần lượt đem quân đánh
chiếm các tỉnh ở Việt Bắc, trong đó có tỉnh Thái Nguyên. Sau khi hoàn thành công
cuộc chinh phục và bình định phong trào kháng chiến chống Pháp ở tỉnh Thái Nguyên,
để thống trị và bóc lột nhân dân các dân tộc miền núi, ngày 11-4-1900 Toàn quyền
Đông Dương đã ra nghị định tách một phần đất phía bắc của tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
8
thành lập tỉnh Bắc Kạn gồm các châu Bạch Thông, Chợ Rã, Thông Hoá (sau gọi là
Na Rì), Cảm Hoá (sau gọi là Ngân Sơn). Ngày 25-6-1901, thực dân Pháp sáp nhập
địa giới tổng Yên Đĩnh thuộc huyện Phú Lương (Thái Nguyên) vào châu Bạch
Thông (Bắc Kạn). Ngày 8-6-1916, Thống sứ Bắc Kỳ lại ra Nghị định tách một số
vùng đất thuộc phía tây bắc châu Bạch Thông, phía tây châu Chợ Rã và tổng An Biện
Thượng thuộc Định Hoá (Thái Nguyên) để thành lập châu Chợ Đồn gồm 3 tổng:
Đông Viên, Nhu Viễn và Nghĩa Tá. Như vậy, từ tháng 4-1900 đến tháng 6-1916 địa giới
hành chính của châu Chợ Rã ăn sang cả một số địa phương của châu Chợ Đồn, đó
là vùng đất thuộc tổng Nhu Viễn (Chợ Đồn) tiếp giáp với châu Chợ Rã [5, tr.9-10].
Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ngày 21-4-1965
Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra quyết định số
103/NQ - TVQH hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái.
Tiếp đó, để có hậu phương cho tỉnh Cao Bằng, xuất phát từ yêu cầu bảo vệ Tổ quốc,
tại kì họp thứ 4, Quốc hội khóa VI, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(29/12/1978) quyết nghị tách hai huyện của tỉnh Bắc Thái là Ngân Sơn và Chợ Rã
nhập vào tỉnh Cao Bằng. Theo Quyết định số 144 - HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng
ngày 06-11-1984, huyện Chợ Rã được đổi tên thành huyện Ba Bể. Để đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp cách mạng nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước ngày 06-11-1996 Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa IX kì họp thứ X đã quyết định phê chuẩn chia tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh
Thái Nguyên và Bắc Kạn, hai huyện Ngân Sơn và Ba Bể thuộc về tỉnh Bắc Kạn.
Ngày 28-5-2003, Thủ tướng Chính phủ kí Nghị định số 56/2003/NĐ - CP tách 10
xã phía bắc huyện Ba Bể thành lập