Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Hiện nay, các doanh nghiệp phải tự quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có có hiệu quả nhất. Để có thể đứng vững và ngày càng phát triển tự thân mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất sao cho hợp lý và đạt hiệu quả nhất trong điều kiện vốn liếng, vật lực hiện có.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh mọi sản phẩm vật chất đều được cấu thành từ vật liệu, vật liệu là yếu tố cơ bản đầu tiên không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Có thể nói công tác kế toán nguyên vật liệu chặt chẽ và khoa học là một công cụ quan trọng để quản lý tình hình nhập, xuất, bảo quản, dự trữ thúc đẩy cung cấp kịp thời và đồng bộ những nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, luôn tận dụng hết năng lực máy móc thiết bị để tạo ra nhiều sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư để tái sản xuất.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH bao bì Vạn Lợi, em nhận thấy phần kế toán nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng, việc tổ chức quản lý và hạch toán vật liệu chính xác kịp thời giúp tốc độ chu chuyển vốn tăng nhanh. Xuất phát từ nhận thức đó nên em đã chọn đề tài “Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH bao bì Vạn Lợi”. Đề tài này gồm có 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong DNSX.
Phần II: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH bao bì vạn Lợi
Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH bao bì vạn Lợi.
51 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8902 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH bao bì Vạn Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH bao bì Vạn LợiMỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I. Một số vấn đề chung về kế toán NVL trong DNSX 5
1. Khái niệm - Đặc điểm 5
1.1 Khái niệm 5
1.2 Đặc điểm 5
2. Nhiệm vụ của kế toán NVL 5
II. Phân loại và tính giá NVL 6
1. Phân loại 6
1.1 NVL chính 6
1.2 Vật liệu phụ 6
1.3 Nhiên liệu 6
1.4 Phụ tùng thay thế 6
1.5 Thiết bị xây dựng cơ bản 7
1.6 Phế liệu 7
1.7 Vật liệu khác 7
2. Tính giá NVL 7
2.1 Tính giá thực tế NVL nhập kho 7
2.2 Tính giá thực tế NVL xuất kho 8
III. Kế toán chi tiết NVL trong DNSX 10
1. Sổ sách kế toán chi tiết vật liệu 10
2. Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu 10
2.1 Phương pháp thẻ song song 10
2.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 11
2.3 Phương pháp sổ số dư 12
IV. Kế toán tổng hợp NVL trong DNSX 13
1. Chứng từ sử dụng 13
2. Kế toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên 13
2.1 Tài khoản sử dụng 14
2.2 Phương pháp kế toán NVL 14
2.2.1 Kế toán tăng NVL 14
2.2.2 Kế toán giảm NVL 19
3. Kế toán NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ 22
3.1 Tài khoản sử dụng 22
3.2 Phương pháp kế toán NVL 23
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH BAO BÌ VẠN LỢI
A/ Giới thiệu chung về công ty TNHH bao bì Vạn Lợi 25
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH bao bì Vạn Lợi 25
1. Quá trình hình thành 25
2. Quá trình phát triển 25
II. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH bao bì Vạn Lợi 26
1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 26 2. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH bao bì Vạn Lợi 26
III. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH bao bì Vạn Lợi 28
1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH bao bì Vạn Lợi 28
2. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty TNHH bao bì Vạn Lợi 29
B/ Thực trạng công tác kế toán NVL tại công ty TNHH bao bì Vạn Lợi 31
I. Đặc điểm NVL và các phương pháp tính giá tại công ty TNHH bao bì Vạn Lợi 31
1. Đặc điểm và phân loại NVL 31
2. Tính giá NVL 31
II. Tổ chức kế toán NVL tại công ty TNHH bao bì Vạn Lợi 33
1. Chứng từ sử dụng 33
2. Tài khoản sử dụng 33
3. Sổ sách kế toán áp dụng tại tại công ty TNHH bao bì Vạn Lợi 33
III. Thực trạng công tác kế toán NVL tại công ty TNHH bao bì Vạn Lợi 34
1. Cách lập 34
2. Kế toán chi tiết NVL 34
3. Kế toán tổng hợp NVL 41
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY TNHH BAO BÌ VẠN LỢI
I. Một số nhận xét chung 44
1. Mặt ưu điểm 44
2. Mặt nhược điểm 44
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL tại công ty TNHH bao bì Vạn Lợi 45
KẾT LUẬN 49
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
- DNSX : Doanh nghiệp sản xuất
- NVL : Nguyên vật liệu
- GTGT : Giá trị gia tăng
- KKTX : Kiểm kê thường xuyên
- SXKD : Sản xuất kinh doanh
- VL : Vật liệu
- K/c : Kết chuyển
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Kế toán tài chính doanh nghiệp 1 - GV Nguyễn Phi Sơn
- Phân tích hoạt động kinh doanh - Th.s Ngô Hà Tấn, Th.s Trần Đình Khôi, NCS Hoàng Tùng
Lời mở đầu
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Hiện nay, các doanh nghiệp phải tự quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có có hiệu quả nhất. Để có thể đứng vững và ngày càng phát triển tự thân mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất sao cho hợp lý và đạt hiệu quả nhất trong điều kiện vốn liếng, vật lực hiện có.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh mọi sản phẩm vật chất đều được cấu thành từ vật liệu, vật liệu là yếu tố cơ bản đầu tiên không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Có thể nói công tác kế toán nguyên vật liệu chặt chẽ và khoa học là một công cụ quan trọng để quản lý tình hình nhập, xuất, bảo quản, dự trữ thúc đẩy cung cấp kịp thời và đồng bộ những nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, luôn tận dụng hết năng lực máy móc thiết bị để tạo ra nhiều sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư để tái sản xuất.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH bao bì Vạn Lợi, em nhận thấy phần kế toán nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng, việc tổ chức quản lý và hạch toán vật liệu chính xác kịp thời giúp tốc độ chu chuyển vốn tăng nhanh. Xuất phát từ nhận thức đó nên em đã chọn đề tài “Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH bao bì Vạn Lợi”. Đề tài này gồm có 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong DNSX.
Phần II: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH bao bì vạn Lợi
Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH bao bì vạn Lợi.
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I/ Một số vấn đề chung về kế toán NVL trong DNSX:
1.Khái niệm - đặc điểm:
Khái niệm:
-Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trinh tiêu hao ba yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động
- Trong các doanh nghiệp, NVL là đối tượng lao động, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm.
- Khi sử dụng NVL cho sản xuất, kinh doanh thì hình thái của NVL biến đổi nhưng vẫn giữ nguyên bản chất vật chất, giá trị của NVL sau quá trình sản xuất thường cao hơn so với trước khi đưa vào sản xuất
1.2 Đặc điểm:
- Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, NVL chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất, bị tiêu hao toàn bộ và giá trị chuyển hết một lần vào giá thành sản phẩm.
2. Nhiệm vụ của kế toán NVL:
NVL là tài sản dự trữ sản xuất, thường xuyên biến động, lại chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, do vậy cần phải quản lý chặt chẽ ở mọi khâu, từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng. Ở khâu thu mua đòi hỏi phải quản lý về số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại lẫn giá mua và chi phí mua cũng như có kế hoạch thu mua theo đúng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đáp ứng các yêu cầu trên, kế toán NVL cần thực hiện tốt các nhiệm vụ :
- Ghi chép, tính toán, phản ánh trung thực, kịp thời số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại và giá thành thực tế từng thứ, từng loại NVL nhập, xuất, tồn kho.
- Thông qua việc ghi chép, phản ánh để kiểm tra, kiểm soát tình hình thu mua, dự trữ và tiêu hao NVL. Qua đó phát hiện và xử lý kịp thời NVL thừa, thiếu, ứ đọng, kém mất phẩm chất, ngăn ngừa những trường hợp sử dụng lãng phí và phi pháp NVL .
- Tính toán, phân bổ giá trị NVL vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
một cách chính xác.
- Tham gia kiểm kê, đánh giá NVL theo đúng chế độ quy định của nhà nước, tiến hành phân tích tình hình thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình sử dụng NVL trong sản xuất kinh doanh, tình hình dự trữ, bảo quản NVL, lập các báo cáo và cung cấp các thông tin về NVL.
II. Phân loại và tính giá NVL:
1.Phân loại NVL :
Phân loại NVL là sắp xếp NVL theo từng loại, từng nhóm dựa trên những tiêu thức phù hợp. Căn cứ vào nội dung kinh tế, NVL được chia thành các loại:
1.1 NVL chính: là đối tượng lao động chính trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm.
1.2 Vật liệu phụ: là các loại vật liệu chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Chúng là những loại vật liệu được sử dụng để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm, giúp cho máy móc, thiết bị, công cụ lao động hoạt động bình thường hoặc phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ sản xuất.
Căn cứ vào tác dụng có thể chia vật liệu phụ thành các nhóm sau:
- Nhóm vật liệu phụ được sử dụng để hoàn thiện hoặc nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm như: các loại phụ gia, phẩm màu.....
- Nhóm vật liệu phụ sử dụng để bảo quản hoặc phục vụ cho hoạt động của máy móc, thiết bị, công cụ lao động như: dầu mỡ bôi trơn, thuốc chống ẩm ...
- Nhóm vật liệu phụ phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ cho lao động của công nhân như: xà phòng, hương liệu ...
1.3 Nhiên liệu: là các loại vật liệu được sử dụng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất sản phẩm, cho các phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị như: than ,
củi, xăng dầu, hơi nén, khí đốt..... các loại nhiên kiệu tồn tại dưới 3 dạng: thể rắn, thể
thể lỏng và thể khí.
1.4 Phụ tùng thay thế: lầ các chi tiết, phụ tùng dùng để sữa chữa và thay thế cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải ...
1.5 Thiết bị xây dựng cơ bản: là các loại vật liệu mà doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích sử dụng cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản. thiêt bị xây dựng cơ bản bao gồm các loại thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ khí cụ và vật kết cấu.
1.6 Phế liệu: là các loại vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất hay thu mua được từ việc thanh lý tài sản. Phế liệu có thể sử dụng hay bán ra ngoài.
1.7 Vật liệu khác: là tất cả các vật liệu chưa được nêu ở trên.
2. Tính giá NVL :
2.1 Tính giá thực tế NVL nhập kho:
- Tính giá vật liệu là việc xác định giá trị của nó theo những nguyên tắc nhất định. Theo quy định hiện hành thì kế toán nhập, xuất, tồn vật liệu phải phản ánh theo giá thực tế. Giá thực tế vật liệu nhập kho là giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp pháp, hợp lệ về các khoản chi phí để có được vật liệu tại doanh nghiệp.
- Về nguyên tắc thì đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá trị vật tư hàng hóa mua vào dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh được phản ánh theo giá mua chưa có thuế. Còn đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động phúc lợi, dự án thì giá trị vật tư hàng hóa mua vào được phản ánh theo giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào)
a) Đối với NVL mua ngoài:
Giá thực tế NVL
Nhập kho
Giá mua
Trên
hóa đơn
Các chi
phí
liên quan
Các khoản thuế không được hoàn lại
Các khoản
giảm
trừ
= + + -
Trong đó:
+ Giá mua trên hóa đơn là giá mua chưa thuế đối với đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Giá mua bao gồm cả thuế đối với đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
+ Các khoản thuế không được hoàn lại như: thuế nhập khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt.....
+ Các chi phí khác liên quan bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp, .....
+ Các khoản giảm trừ: chiết khấu TM, giảm giá hàng mua và trả lại hàng cho người bán
Giá thực tế NVL nhập kho
Giá thực tế NVL xuất gia công chế biến
Các chi phí khác liên quan
b) Đối với NVL tự gia công chế biến:
= +
c) Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến:
Giá thực tế
NVL
Nhập kho
Giá thực tế NVL xuất kho thuê ngoài gia công chế biến
Các loại thuế không được hoàn lại
Các chi
phí liên
quan
= + +
Trong đó : các chi phí liên quan là các chi phí vận chuyển bốc dỡ từ đơn vị tới nơi nhận gia công chế biến và ngược lại và các chi phí phải trả cho người nhận gia công chế biến
d) Đối với NVL nhận vốn đầu tư từ các đơn vị khác: giá thực tế NVL nhập kho là giá do các bên tham gia xác định cộng với chi phí liên quan khác.
e) Đối với NVL được biếu tặng, không hoàn lại: giá thực tế NVL nhập kho là giá thị trường tương đương hoặc giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
2.2 Tính giá thực tế NVL xuất kho:
a) Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: theo phương pháp này thì giá thực tế NVL xuất kho thuộc lô hàng nào sẽ căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của lô hàng đó. Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp sử dụng NVL có giá trị lớn, ít chủng loại, có điều kiện quản lý, bảo quản riêng theo từng lô trong kho, mặt hàng ổn định và nhận diện được. Phương pháp này thể hiên được thực tế sự tương xứng phù hợp giữa doanh thu và chi phí của hàng bán ra, nhưng nó không mang lại thông tin bổ ích cho người ra quyết định kinh doanh.
b) Phương pháp bình quân gia quyền: theo phương pháp này thì giá thực tế từng loại NVL xuất kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại NVL tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại nhập kho trong kỳ:
Giá thực tế NVL
xuất kho
Số lượng NVL
xuất kho
Đơn giá thực tế bình quân
= x
Đơn giá thực tế bình quân có thể áp dụng một trong các đơn giá sau:
Đơn giá bình quân cả
Kỳ dự trữ
Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Lượng thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
+ Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ
=
Đơn giá bình quân sau
mỗi lần nhập
Giá thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
Lượng thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
+ Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập:
=
Giá thực tế NVL
xuất kho
Số lượng NVL xuất dùng thuộc số lượng từng lần nhập kho trước
Đơn giá thực
tế NVL nhập
kho theo từng lần nhập kho trước
c) Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): theo phương pháp này thì số lượng NVL nhập kho trước sẽ được xuất dùng trước theo đúng giá nhập kho của chúng. Cách tính cụ thể như sau:
= x
Giá thực tế NVL
xuất kho
Số lượng NVL xuất dùng thuộc số lượng từng lần nhập kho sau
Đơn giá thực tế NVL nhập kho theo từng lần nhập kho sau
d) Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO): theo phương pháp này thì số lượng NVL nào nhập kho sau sẽ được xuất dùng trước theo đúng giá nhập kho của chúng. Cách tính như sau:
= x
Các phương pháp trên được áp dụng cho hạch toán NVL theo phương pháp KKTX
III/ Kế toán chi tiết NVL trong DNSX:
1. Sổ sách kế toán chi tiết vật liệu:
- Thẻ kho
- Sổ kế toán chi tiết
- Sổ số dư
- Sổ đối chiếu luân chuyển
2. Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu:
2.1 Phương pháp thẻ song song:
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI TIẾT VẬT LIỆU THEO PHƯƠNG PHÁP THẺ SONG SONG
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Sổ (thẻ) chi tiết
vật liêu
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu
Ghi chú: : ghi hằng ngày
:Đối chiếu, kiểm tra
: ghi cuối tháng
- Nguyên tắc ghi chép: Ở kho theo dõi về số lượng, bộ phận kế toán theo dõi cả về số lượng lẫn giá trị.
- Trình tự ghi chép:
+ Tại kho: hằng ngày thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho ghi số lượng vật tư thực nhập, thực xuất vào thẻ kho có liên quan (thẻ kho được mở theo từng danh điểm hay mặt hàng). Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số tồn trên thực tế và số tồn trên thẻ kho. Hằng ngày hoặc định kỳ sau khi ghi vào thẻ kho xong, thủ kho chuyển toàn bộ chứng từ nhập xuất cho phòng kế toán.
+ Tại phòng kế toán: Phòng kế toán mở sổ (thẻ) kế toán chi tiết theo từng danh điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho của từng kho để theo dõi về mặt số lượng và giá trị. Hằng ngày hoặc định kỳ khi nhận được chứng từ nhập, xuất kho vật liệu do thủ
kho chuyển đến, kế toán kiểm tra từng chứng từ rồi ghi đơn giá, tinh thành tiền và phân
loại chứng từ rồi sau đó ghi vào sổ (thẻ) chi tiết vật liệu có liên quan.
Cuối tháng cộng sổ (thẻ) kế toán chi tiết, tính ra tổng số nhập xuất tồn của từng loại vật liệu đối chiếu với thẻ kho của thủ kho. Sau khi đối chiếu khớp, đúng kế toán lập bảng cân đối nhập xuất tồn vật liệu về mặt giá trị để đối chiếu với bộ phận kế toán tổng hợp.
2.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI TIẾT VẬT LIỆU THEO PHƯƠNG PHÁP SỔ ĐỐI CHIẾU LUÂN CHUYỂN
Bảng kê xuất
vật liệu
Bảng kê nhập vật tư
Bảng kê nhập vật liệu
Sổ đối chiếu
luân chuyển
Thẻ kho
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Ghi chú: : ghi hằng ngày
:Đối chiếu, kiểm tra
: ghi cuối tháng
- Nguyên tắc ghi chép: Ở kho theo dõi về số lượng, bộ phận kế toán theo dõi cả về số lượng lẫn giá trị của từng loại vật liệu trong kho.
- Trình tự ghi chép:
+ Tại kho: ghi chép giống như phương pháp thẻ song song
+ Tại phòng kế toán: kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng danh điểm vật liệu ở từng kho. Sổ này dùng
cho cả năm và mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng.
Khi nhận được nhập, xuất vật liệu kế toán kiểm tra, xắp xếp và phân loại chứng từ sau đó lập các bảng kê nhập vật tư, bảng kê xuất vật tư theo từng danh điểm vật liệu. Cuối tháng tổng hợp số liệu trên bảng kê cả số lượng và giá trị của từng danh điểm vật liệu đã nhập, xuất kho trong tháng để ghi sổ đối chiếu luân chuyển, sau đó tính ra số tồn kho cuối tháng của từng danh điểm vật liệu trên sổ đói chiếu luân chuyển. Cuối tháng, tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và số liệu của kế toán tổng hợp.
2.3 Phương pháp sổ số dư:
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI TIẾT VẬT LIỆU THEO PHƯƠNG PHÁP SỔ SỐ DƯ
Phiếu giao nhận chứng từ nhập
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Sổ số dư
Bảng lũy kế nhập kho
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn
Bảng lũy kế xuất kho
Ghi chú: : ghi hằng ngày
:Đối chiếu, kiểm tra
: ghi cuối tháng
- Nguyên tắc ghi chép: Ở kho theo dõi về số lượng, bộ phận kế toán theo dõi về mặt giá trị của từng loại vật liệu trong kho.
- Trình tự ghi chép:
+ Tại kho: tương tự như phương pháp ghi thẻ song song. Hằng ngày hoặc định kỳ sau khi ghi vào thẻ kho xong, thủ kho lập phiếu giao nhận chứng từ (phiếu giao nhận chứng từ nhập, phiếu giao nhận chứng từ xuất). Cuối tháng, thủ kho căn cứ vào thẻ kho ghi chỉ tiêu số lượng vật liệu theo từng danh điểm tồn kho cuối kỳ vào sổ số dư và chuyển sổ số dư về phòng kế toán để tính chỉ tiêu giá trị vật liệu cuối kỳ.
+ Tại phòng kế toán: khi nhận chứng từ nhập, xuất vật liệu cùng với phiếu giao nhận chứng từ do thủ kho chuyển đến, kế toán căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ kiểm tra và đối chiếu với các chứng từ liên quan rồi ghi giá và tính thành tiền trên từng chứng từ, sau đó tính tiền cho từng phiếu giao nhận chứng từ theo từng nhóm vật liệu và tổng số, rồi tổng hợp giá trị ghi vào bảng lũy kế nhập kho, bảng lũy kế xuất kho (các bảng này được mở cho từng kho). Cuối tháng căn cứ vào bảng lũy kế nhập kho, bảng lũy kế xuất kho lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu và tính ra giá trị của từng nhóm vật liệu theo các chỉ tiêu nhập, xuất, tồn trên bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu. Đồng thời khi nhận sổ số dư do thủ kho chuyển đến, kế toán kiểm tra và tính thành tiền cho từng nhóm vật liệu.
Sau khi lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu và ghi vào sổ số dư, kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu của từng nhóm vật liệu tồn kho cuối tháng trên bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật liệu trên sổ số dư và số liệu trên sổ kế toán tổng hợp.
IV/ Kế toán tổng hợp NVL trong DNSX:
1. Chứng từ sử dụng:
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa
- Hóa đơn kiểm phiếu xuất kho
- Phiếu đề nghị xuất kho NVL .
- Các chứng từ phản ánh nguồn nhập như: thu mua, thu từ sản xuất, nhận vốn góp, cấp phát...
Kế toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại vật liệu, hàng hóa trên sổ kế toán.
Khi áp dụng phương pháp này, kế toán sử dụng các tài khoản hàng tồn kho để phản ánh số hiện có tình hình biến động, tăng giảm vật tư hàng hóa. Vì vậy giá trị vật tư hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán có thể xác định được ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế vật tư hàng hóa tồn kho, so sánh đối chiếu với số liệu tồn kho vật tư hàng hóa trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải truy tìm nguyên nhân và phải có biện pháp xử lý kịp thời. Phương pháp này
thường được áp dụng tại các đơn vị sản xuất và các đơn vị thương mại kinh doanh các
mặt hàng có giá trị lớn.
2.1 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 151 - hàng mua đang đi đường
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại vật tư, hàng hóa ... mua ngoài đã thuộc quyền sỡ hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập kho.
Kết cấu tài khoản 151:
Nợ TK 151 Có
- Giá trị vật tư, hàng hóa đã - Giá trị vật tư, hàng hóa đang đi đường
đang đi trên đường đã về nhập kho hoặc chuyển giao thẳng
cho bộ phận sử dụng hay giao cho khách hàng
Dư Nợ: Giá trị vật tư, hàng hóa đã
mua còn đi trên đường lúc
cuối kỳ (chưa về nhập kho)
Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp theo giá thực tế.
Kết cấu tài khoản 152:
Nợ TK 152 Có
- G