Nguyên vật liệu là loại tài sản thường xuyên biến động trong các doanh nghiệp sản xuất, hơn nữa nó còn là tài sản dự trữ sản xuất thuộc nhóm hàng tồn kho. Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do vậy tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thông qua số liệu về chi phí sản xuất mà cụ thể là chi phí nguyên vật liệu và giá thành sản phẩm mà nhà quản trị doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có thể phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức dự toán chi phí, tình hình sử dụng vật tư, tiền vốn lao động ở doanh nghiệp và có thể đề ra biện pháp kịp thời nhằm hạ thấp chi phí, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả hơn.
Công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình là đơn vị chuyên xây lắp, xây dựng công trình như: nhà cửa, trường học, bệnh viện, đường xá Do đó công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu là rất quan trọng bởi hơn hết quản lý và sử dụng tốt nguyên vật liệu là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình, em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu chuyên đề: “Kế toán nhập xuất vật liệu tại công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình”.
Chuyên đề của em gồm 3 phần sau :
- Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình
- Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán nhập, xuất nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình
- Chương 3: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán nhập, xuất nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng tìm hiểu và đi sâu vào chuyên đề nghiên cứu của mình. Nhưng do thời gian thực tập không nhiều cũng như lượng kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cô, các chị trong phòng tài chính kế toán của công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình để có thể hoàn thiện hơn về chuyên đề nghiên cứu của mình.
72 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2463 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán nhập xuất vật liệu tại công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Kế toán nhập xuất vật liệu tại công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình MỤC LỤC
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội
Tên em là:
Sinh viên lớp:
Khoa: Kế toán
Trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội
Em xin cam đoan: Báo cáo thực tập trên là do em thực hiện, không sao chép từ bất kỳ tài liệu nào mà không có trích dẫn. Các số liệu do em thu thập có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có nội dung sai phạm trong chuyên đề, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Khoa và Nhà trường.
Thái Bình, tháng 5 năm 2013
Sinh viên
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
LNST Lợi nhuận sau thuế
TSCĐ Tài sản cố định
HĐQT Hội đồng quản trị
KHKT Kế hoạch kĩ thuật
XĐKQ Xác định kết quả
XDCB Xây dựng cơ bản
NVL Nguyên vật liệu
QLDN Quản lý doanh nghiệp
XN Xí nghiệp
KPCĐ Kinh phí công đoàn
LỜI MỞ ĐẦU
Nguyên vật liệu là loại tài sản thường xuyên biến động trong các doanh nghiệp sản xuất, hơn nữa nó còn là tài sản dự trữ sản xuất thuộc nhóm hàng tồn kho. Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do vậy tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thông qua số liệu về chi phí sản xuất mà cụ thể là chi phí nguyên vật liệu và giá thành sản phẩm mà nhà quản trị doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có thể phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức dự toán chi phí, tình hình sử dụng vật tư, tiền vốn lao động ở doanh nghiệp và có thể đề ra biện pháp kịp thời nhằm hạ thấp chi phí, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả hơn.
Công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình là đơn vị chuyên xây lắp, xây dựng công trình như: nhà cửa, trường học, bệnh viện, đường xá… Do đó công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu là rất quan trọng bởi hơn hết quản lý và sử dụng tốt nguyên vật liệu là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình, em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu chuyên đề: “Kế toán nhập xuất vật liệu tại công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình”.
Chuyên đề của em gồm 3 phần sau :
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán nhập, xuất nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán nhập, xuất nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng tìm hiểu và đi sâu vào chuyên đề nghiên cứu của mình. Nhưng do thời gian thực tập không nhiều cũng như lượng kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cô, các chị trong phòng tài chính kế toán của công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình để có thể hoàn thiện hơn về chuyên đề nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa kế toán đặc biệt là sự chỉ dẫn nhiệt tình của cô giáo: Thạc sỹ Vũ Thị Thu Hiền, cảm ơn các cô, các chú trong công ty đã tạo điều kiện, quan tâm và giúp đỡ em để em hoàn thiện chuyên đề này.
Thái Bình, tháng 5 năm 2013
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Tổng quan về công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình
Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình, đơn vị đầu tiên của ngành xây dựng Thái Bình với lịch sử hình thành và phát triển gần 50 năm. Là một doanh nghiệp Nhà nước đựơc chuyển thành công ty cổ phần theo quyết định số 2366/QĐ - UB ngày 27/9/2004 của UBND tỉnh Thái Bình, đi vào hoạt động từ tháng 01 năm 2005
Bảng 1: Danh sách cổ đông trong HĐQT
Số TT
Tên cổ đông
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức
Số cổ phần
1
Trịnh Quang Tụ
Phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
2663
2
Nguyễn Văn Điện
Tổ 16 phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
2410
3
Phạm Anh Tuấn
Tổ 56 phường Bồ Xuyên, phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
2220
4
Nguyễn Văn Sửu
Tổ 32 phường Đề Thám, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
2176
5
Hoàng Văn Mấn
Tổ 22 phường Quang Trung, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
821
Trong những năm qua Công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình đã và đang thi công nhiều công trình trên địa bàn toàn quốc, được chủ đầu tư tín nhiệm và đánh giá cao về chất lượng cũng như kỹ, mỹ thuật công trình. Nhiều công trình đó được Bộ Xây Dựng công nhận công trình đạt huy chương vàng. Điển hình là :
Công trình dân dụng (Có giá trị lớn):
Xây dựng vỉa hè các phố: Trần Hưng Đạo, Lý Bôn, Lý Thường Kiệt TP. Thái Bình.
Khách sạn Giao Tế, Khách sạn Sông Trà.
Trụ sở các cơ quan, bệnh viện như: Sở xây dựng, Sở Tư pháp, bệnh viện đa khoa Thái Ninh ….
Các trường học trong tỉnh như Trường chính trị tỉnh Thái Bình, trường PTTH Nguyễn Đức Cảnh, trường THCS Quang Trung, …
Các công trình công nghiệp;
Nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu, May xuất khẩu, nhà máy nước Thành phố, Nhà máy may Công ty SS – BVILDER Việt Nam, …
Công trình giao thông:
Khôi phục nâng cấp đê biển huyện Tiền Hải.
Cải tạo và nâng cấp đê kè sông Trà Lý TP Thái Bình.
Công trình thuỷ lợi: Cảng cá Tân Sơn Diêm Điền, Kè đê biển Đông Long Tiền Hải…
Để có được những thành tựu trên trước hết phải nói đến sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo về công tác tổ chức điều hành sản xuất. Luôn phát huy tính năng động sáng tạo, lãnh đạo đơn vị năm nào cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch cấp trên giao, kinh doanh sản xuất có hiệu quả, bảo đảm thu hồi vốn nhanh, giao nộp ngân sách đầy đủ.
Tên, địa chỉ, quy mô hoạt động của công ty
Tên đơn vị: Công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình
Tên giao dịch: THAI BINH CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY NO 1
Tên viết tắt: ThaBiCom I
Địa chỉ: số 8 phố Hoàng Diệu, Lê Hồng Phong, Thành phố Thái Bình.
ĐT: 0363.833011 – 0363.836345.
FAX: 0363.836.352
Mã số thuế: 1000214839
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình.
Số: 0803000173 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình cấp.
Đăng ký lần đầu: ngày 20 tháng 01 năm 2005.
Đăng ký thay đổi lần thứ 5: ngày 02 tháng 11 năm 2012
Vốn điều lệ: 9.335.000.000 đồng.
Vốn pháp định: 6.000.000 đồng
Tài khoản giao dịch tại ngân hàng: 47.110.000.000.076 tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Thái Bình.
Quy mô hoạt động của công ty.
Công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình có các đơn vị trực thuộc.
Các xí nghiệp thi công xây lắp gồm: XN 101, XN 102, XN 103, XN 104, XN 105
Xí nghiệp Gạch tuynel Cầu Nghìn công suất: 18 triệu viên/năm.
Xí nghiệp bê tông thương phẩm : 25 nghìn m3/năm
Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Là doanh nghiệp đầu đàn của ngành xây dựng Thái Bình chuyên thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông và thuỷ lợi, xây dựng thi công các công trình nước sạch, xây lắp các công trình điện từ 35 KV trở xuống, lập dự án các công trình dân dụng, giám sát kỹ thuật các công trình nhóm A, B, C. Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng: gạch tuynel, bê tông thương phẩm và các sản phẩm từ xi măng. Kinh doanh bất động sản.
Năng lực thiết bị phương tiện đa dạng, thích ứng với mọi loại công tác xây dựng và các loại địa hình mặt bằng thi công.
Quá trình phát triển của công ty, tình hình tài chính trong một số năm gần đây của Công ty cổ phần xây lắp I Thái Bình
Ngành nghề kinh doanh
Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi.
Xây dựng thi công các công trình nước sạch, công trình điện dân dụng.
Xây lắp các công trình điện từ 35 KV trở xuống.
Lập dự án các công trình xây dựng dân dụng.
Giám sát kỹ thuật các công trình nhóm A, B, C.
Sản xuất kinh doanh gạch tuynel, bê tông thương phẩm và các sản phẩm từ xi măng.
Kinh doanh bất động sản gắn với quyền sở hữu.
Tình hình hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết minh
Năm 2012
Năm 2011
(A)
B
C
(1)
(2)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
VI.25
88.537.268.531
81.502.678.965
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
02
0
0
3. Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 10 = 01 – 02 )
10
88.537.268.531
81.502.678.965
4. Giá vốn hàng bán
11
VI.27
81.825.074.361
75.927.472.414
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 20 = 10 – 11 )
20
6.712.194.170
5.575.206.551
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.26
1.953.371.409
1.333.555.307
7. Chi phí tài chính
22
VI.28
3.368.427.490
960.349.002
- Chi phí lãi vay
23
3.303.435.785
960.349.002
8. Chi phí bán hàng
24
189.465.100
461.839.926
9. Chi phí quản lý DN
25
2.240.625.479
2.101.868.951
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30 = 20 + (21 – 22) – (24+25 ))
30
3.056.512.610
3.846.543.905
11. Thu nhập khác
31
5.300
325.212.000
12. Chi phí khác
32
16.569.618
9.239.625
13. Lợi nhuận khác ( 40 = 31 – 32 )
40
(16.564.318)
315.972.375
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
( 50 = 30 + 40 )
50
2.850.483.192
3.700.676.354
15. Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành
51
VI.30
712.620.798
925.169.088
16. Chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại
52
VI.30
17. LNST thu nhập doanh nghiệp
( 60 = 50 - 51- 52 )
60
2.137.862.394
3.608.159.446
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2011 và 2012 đó cho chúng ta một cái nhìn tổng quát.
Về doanh thu:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Chúng ta có thể thấy doanh thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ của công ty nhìn chung là khá ổn định. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn trong vài năm trở lại đây đó có ảnh hưởng không mấy tốt đẹp đến các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhưng công ty vẫn đạt doanh thu năm 2012 là 88.537.268.531 đồng, hơn năm 2011 hơn 7.034.589.566 đồng.
Các khoản giảm trừ doanh thu: Năm 2012 và 2011 công ty đều có khoản giảm trừ doanh thu bằng 0. Không có hàng bán bị trả lại hay giảm giá hàng bán, đây là dấu hiệu cho thấy chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp đã đáp ứng tốt cho khách hàng.
Doanh thu thuần: Cũng như doanh thu, doanh thu thuần năm 2012 tăng so với năm 2011 do không có sự thay đổi trong giảm trừ doanh thu qua 2 năm. Công ty nên tiếp tục phát huy tiềm lực và các kế hoạch đúng đắn đó đề ra và kết hợp những chính sách có hiệu quả để đối phó với nền kinh tế bất ổn trong thời gian tới.
Doanh thu từ hoạt động tài chính: Năm 2011 và 2012 doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty có xu hướng tăng cao từ 1.333.555.307 đồng lên tới gần 1.953.371.409 đồng. Điều này chứng tỏ rằng công ty đó biết tận dụng nhiều cơ hội đầu tư sinh lợi vào các lĩnh vực hoạt động tài chính
Về chi phí:
Giá vốn hàng bán: Ta thấy giá vốn hàng bán năm 2012 cao hơn so với năm 2011 từ 75.927.472.414 đồng lên mức 81.825.074.361 đồng. Có thể dễ dàng giải thích cho điều này khi mà tình hình kinh tế không mấy khởi sắc, lạm phát tăng cao tất yếu dẫn đến chi phí đầu vào tăng.
Chi phí tài chính: Năm 2012 có chi phí tài chính là 3.368.427.490 đồng (chủ yếu là chi phí lãi vay) tăng đột biến so với năm 2011 (960.349.002 đồng). Trong thời điểm khó khăn này, trong khi các công ty khác cố gắng cắt giảm chi phí tối đa và không đầu tư thêm thì công ty lại tăng quá nhanh chi phí lãi vay hơn mức bình thường.
Chi phí bán hàng: Năm 2012 chi phí bán hàng giảm so với năm 2011, từ 461.839.926 đồng xuống còn 189.465.100 đồng. Đây là một dấu hiệu tích cực, cho thấy công ty đã cố gắng cắt giảm tối đa chi phí bán hàng nhằm tăng lợi nhuận.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2012 là 2.240.625.479 đồng tăng so với năm 2011 là 2.101.868.951 đồng. Đây là điều hợp lý khi mà lạm phát tăng, công ty cũng phải trả lương cao hơn để đáp ứng được mức sống của nhân viên trong công ty.
Chi phí khác: Chi phí khác có mức tăng cũng khá cao từ 9.239.625 đồng năm 2011 lên tới mức 16.569.618 đồng năm 2012. Chi phí này phát sinh từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Lợi nhuận giảm so với năm trước dẫn tới việc lợi nhuận trước thuế giảm, do đó khoản thuế công ty phải nộp cũng giảm tương đối mạnh từ 925.169.088 đồng năm 2011 xuống còn 498.834.558 đồng năm 2012.
Về lợi nhuận:
Lợi nhuận gộp: Lợi nhuận gộp của năm 2012 là 6.712.194.170 đồng tăng 20,39% so với năm 2011 do doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011, còn giá vốn thì lại có mức tăng thấp hơn so với năm 2011.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận thuần giảm tương đối từ mức 3.384.703.979 đồng năm 2011 xuống còn 2.867.047.510 đồng năm 2012. So sánh với mức tăng lợi nhuận gộp ở trên với mức giảm này thì có thể nhận thấy rằng các khoản chi phí tăng quá nhanh và cao là nguyên nhân chủ yếu.
Lợi nhuận khác: Giá trị lợi nhuận khác năm 2012 rất nhỏ là 5300 đồng và năm 2011 là 325.212.000 đồng. Đây cũng là chỉ tiêu mà công ty không quá chú trọng.
Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2012 giảm so với năm 2011. Năm 2011 là 3.608.159.446 đồng, năm 2012 là 2.137.862.394 đồng. Với mức giảm tương đối cao trên đủ cho thấy tình hình kinh doanh khó khăn của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tỉnh lẻ.
Kết luận
Qua phân tích ở trên ta thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cũng gặp không ít khó khăn khi mức tăng của chi lớn hơn thu khá nhiều. Điều này khiến cho lợi nhuận thực đạt được của doanh nghiệp giảm sút hơn so với mọi năm. Trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, tình hình đó khiến công việc kinh doanh của công ty chịu ảnh hưởng không nhỏ và gây khó khăn trong việc tháo gỡ. Do vậy, công ty cần phải có những phương án điều chỉnh hợp lý, các biện pháp kịp thời để có thể dần ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, vượt qua thời gian khủng hoảng này và tạo tiền đề phát triển trong tương lai.
Hoạt động tổ chức của công ty
Hệ thống tổ chức sản xuất tại công ty bao gồm 5 xí nghiệp xây lắp, 1 xí nghiệp sản xuất gạch, 1 xí nghiệp sản xuất bê tông và 3 chi nhánh. Nhiệm vụ của chúng như sau:
Xí nghiệp xây lắp 101, 102, 103, 104, 105 : Chuyên xây dựng, thi công các công trình như: Nhà cửa, đường xá…
XN gạch tuynel Cầu Nghìn: là nơi sản xuất gạch để bán ra ngoài thị trường và cung cấp một phần cho thi công công trình.
XN bê tông thương phẩm : là nơi sản xuất bê tông để bán ra ngoài thị trường và cung cấp một phần cho thi công công trình.
Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật
Phòng tổ chức
Phòng kế toán
Phòng kế hoạch kỹ thuật
XN xây lắp 101
XN xây lắp 102
XN xây lắp 103
XN xây lắp 104
XN xây lắp 105
XN gạch tuynel Cầu Nghìn
XN bê tông thương phẩm
Các đội, công trường thuộc XN
Các đội, công trường thuộc XN
Các đội công trường thuộc XN
Các đội công trường thuộc XN
Các đội công trường thuộc XN
Các phân xưởng, tổ sx trực thuộc XN
Các phân xưởng, tổ sx trực thuộc XN
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị bao gồm:
Ban kiểm soát;
Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc.
Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị:
Do đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan cao nhất giữa hai kỳ đại hội cổ đông;
Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông quản trị công ty theo điều lệ, nghị quyết của đại hội cổ đông và tuân thủ theo đúng pháp luật, HĐQT gồm một chủ tịch, một phó chủ tịch và ba ủy viên.
Ban giám đốc
Do HĐQT bổ nhiệm bao gồm: Giám đốc, và hai Phó giám đốc.
Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống cán bộ, công nhân viên trong toàn công ty. Có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, quan hệ giao dịch với các cơ quan liên quan theo sự ủy quyền của ban giám đóc công ty.
Phó giám đốc kế hoạch kỹ thuật: Phụ trách trực tiếp ban kỹ thuật và ban vật tư của công ty, là người giúp việc cho Giám đốc khâu kỹ thuật, khâu sử dụng vật tư máy móc thiết bị của xí nghiệp. Nhiệm vụ theo dõi kỹ thuật xây dựng các công trình, trực tiếp bàn giao các công trình, hạng mục công trình hoàn thành cho các cơ quan chủ quản đầu tư dưới sự ủy quyền của giám đốc công ty.
Phòng tổ chức
Có trách nhiệm tổ chức cơ cấu hợp lí;
Phân công nhiệm vụ giữa các phòng ban, các công việc, ngành nghề;
Chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự trong công ty.
Phòng kế toán
Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.
Tham mưu giúp Giám đốc quản lý về tài chính, bảo đảm đúng nguyên tắc chế độ quản lý tài chính theo Pháp lệnh kế toán Nhà nước ban hành.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính, chủ động khai thác các nguồn vốn đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, kiểm tra giám sát các dòng vốn để việc đầu tư sao cho có hiệu quả và chỉ tiêu đúng mục đích nguyên tắc.
Tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám đốc xí nghiệp xây dựng các phương án công tác quản lí kinh tế, lập các kế hoạch tài chính, lập dự án quản lý mua sắm đầu tư máy móc, thiết bị, nhà xưởng hiện tại cũng như lâu dài.
Theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, cung cấp kịp thời chính xác các số liệu, kế hoạch thu, chi để ban giám đốc nắm bắt kịp thời chỉ đạo sản xuất, lập báo cáo tài chính với cấp trên đúng thời hạn, giao nộp các khoản thuế, BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ quy định.
Phòng KHKT
Tham mưu cho Đảng ủy và Ban giám đốc về công tác kế hoạch xây dựng, sản xuất kinh doanh, công tác tiếp thị mở rộng thị trường.
Tổ chức đấu thầu, lựa chọn phương án đầu tư, đổi mới các qui trình kĩ thuật nâng cao chất lượng, năng suất lao động, xây dựng quản lý định mức kinh tế kĩ thuật, các hợp đồng kinh tế, các dự án đầu tư phát triển, thanh lý hợp đồng nội bộ.
Xây dựng giá thành sản xuất sản phẩm, kế hoạch lao động, hội thi, duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo đúng nguyên tắc chế độ phù hợp với các văn bản pháp lý của Nhà nước về xây dựng cơ bản hiện hành.
Các xí nghiệp xây lắp
Có trách nhiệm thi công các công trình xây dựng, mang lại cho DN phần lớn doanh thu, chịu trách nhiệm trước công ty về chất lượng công trình mà công ty đã kí kết với chủ đầu tư.
Xí nghiệp Gạch tuynel công nghiệp và bê tông thương phẩm
Công ty vừa tiêu thụ được sản phẩm mà mình sản xuất ra vừa giúp mua được nguyên vật liệu phục vụ các công trình mà Công ty nhận được những nguyên vật liệu có chất lượng tốt nhất và giá thành hợp lý nhất.
Nhận xét:
Nhìn chung với quy mô vừa và nhỏ của một công ty cổ phần, cách phân công và bố trí các phòng ban của công ty khá là hợp lí và rõ ràng. Mỗi phòng ban đều có những chức năng nhiệm vụ riêng song đều phải phối hợp, liên kết chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành các kế hoạch kinh doanh của công ty, đưa công ty ngày một phát triển và lớn mạnh hơn nữa trong tương lai.
Sơ đồ dây chuyền công nghệ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty
Sơ đồ 2:
Lập hồ sơ đấu thầu.
Ký kết hợp đồng
Lập biện pháp thi công.
Chuẩn bị công tác thi công
Tổ chức tại công trường
Thu dọn giải phóng mặt bằng
Chuẩn bị máy thi công
Chuẩn bị vật tư vật liệu
Các biện pháp an toàn và trang bị BHLĐ.
Thi công công trình.
Công trình hoàn thành bàn giao
Khởi công công trình
Nhận xét: Quy trình sản xuất chung của công ty khá là rõ ràng, rành mạch, chi tiết và hợp lí. Theo như công ty cho biết thì quy trình này dựa trờn quy trình chuẩn của Sở xây dựng và có được thay đổi đôi chút để phù hợp với cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty.
Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng kế toán
Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng kế toán
Kế toán trưởng
KT thanh toán và N.Hàng
Kế toán vật liêu, CCDC, TSCĐ
KT tổng hợp giá thành
Kế toán tiêu thụ, XĐKQ
Nhân viên kế toán ở các xí nghiệp
Kế toán tiền lương và BHXH
Thủ quỹ
Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán
Để phù hợp với công tác sả