Chúng ta đều biết rằng hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với thị trường, phải nắm bắt được thị trường để quyết định vấn đề then chốt: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? và với chi phí là bao nhiêu? Quá trình sản xuất của doanh nghiệp là sự kết hợp đồng bộ giữa ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động để tạo ra sản phẩm mà doanh nghiệp mong muốn.
Sự phát triển vững mạnh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó khả năng ứng xử giá linh hoạt, biết tính toán chi phí, biết khai thác những tiềm năng sẵn có của mình để giảm chi phí tới mức thấp nhất và đạt được lợi nhuận như mong muốn.
Tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp luôn phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Thông tin chi phí, giá thành có ý nghĩa sâu sắc với công tác quản trị doanh nghiệp bởi vì trên cơ sở đó, người quản lý mới xây dựng được cơ cấu chi phí sản xuất, cơ cấu sản phẩm sao cho hợp lý nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên em đã chọn đề tài:
"Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Z151" để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Mục tiêu của luận văn là vận dụng lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã học ở trường và nghiên cứu thực tiễn từ đó phân tích, đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Công ty.
Nội dung luận văn gồm 4 chương:
Chương I : Giới thiệu chung về Nhà máy Z151
Chương II: Cơ sở lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương III: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Z151.
Chương IV: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại nhà máy Z151.
191 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 5537 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Z151, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
TT
Nội dung
Trang số
A
Mục lục
1
B
Lời mở đầu
4
C
Chương I: Giới thiệu chung về Nhà máy Z151
5
I
Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Z151
5
1
Sự ra đời và phát triển của Nhà máy
5
2
Chức năng, nhiệm vụ của Nhà máy
9
II
Tổ chức quản lý và sản xuất tại Nhà máy Z151
9
III
Tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy Z151
12
1
Tổ chức bộ máy kế toán trong Nhà máy
12
2
Hình thức kế toán và các chế độ kế toán áp dụng tại Nhà máy
15
D
Chương II: Cơ sở lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
18
I
Lý luận chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
18
1
Chi phí sản xuất
18
1.1
Khái niệm
18
1.2
Phân loại
18
2
Giá thành sản phẩm.
20
2.1
Khái niệm
20
2.2
Phân loại
20
3
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
21
4
Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
21
II
Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
22
1
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
22
2
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
23
2.1
Phương pháp tập hợp trực tiếp
23
2.2
Phương pháp phân bổ gián tiếp
23
III
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
24
1
Tài khoản sử dụng
24
2
Phương pháp kế toán
24
2.1
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
24
2.2
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
26
2.3
Kế toán chi phí sản xuất chung
28
2.4
Kế toán những khoản thiệt hại trong sản xuất
32
2.5
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
33
3
Sổ sách kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất
37
TT
Nội dung
Trang số
IV
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
37
1
Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
37
2
Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
38
V
Các phương pháp tính giá thành
38
1
Kỳ giá thành sản phẩm
38
2
Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
38
2.1
Phương pháp tính giá thanh giản đơn ( phương pháp trực tiếp)
38
2.2
Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng
39
2.3
Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức
39
2.4
Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước
39
2.5
Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo hệ số
40
2.6
Phương pháp tính giá thành sản phẩm bằng cách loại trừ chi phí
41
2.7
Phương pháp tính giá thành sản phẩm liên hợp
41
2.8
Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ chi phí
42
VI
Tổ chức hệ thống sổ kế toán
42
1
Hình thức kế toán Nhật ký chung
43
1.1
Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung
43
1.2
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
43
2
Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái
44
2.1
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
44
2.2
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Số Cái
45
3
Hình thức kế toán Nhật ký – Chúng từ
46
3.1
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ
46
3.2
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Chứng từ
46
4
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
47
4.1
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
47
4.2
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
48
E
Chương III: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Z151
50
1
Giới thiệu chung về chi phí sản xuất và công tác tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Z151
50
2
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
52
2.1
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
52
2.2
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
59
2.3
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
67
2.4
Công tác tính giá thành sản phẩm tai nhà máy Z151
79
2.5
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
82
F
Chương IV: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Nhà máy Z151
89
I
Nhận xét chung
89
II
Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
90
1
Một số mặt tích cực
90
2
Một số mặt còn hạn chế
90
III
Một số giải pháp nhằm bổ sung cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
90
G
Kết luận
92
H
Nhận xét đánh giá của đơn vị thực tập
94
I
Nhận xét đánh giá của giáo viên hướng dẫn
95
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đều biết rằng hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với thị trường, phải nắm bắt được thị trường để quyết định vấn đề then chốt: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? và với chi phí là bao nhiêu? Quá trình sản xuất của doanh nghiệp là sự kết hợp đồng bộ giữa ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động để tạo ra sản phẩm mà doanh nghiệp mong muốn.
Sự phát triển vững mạnh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó khả năng ứng xử giá linh hoạt, biết tính toán chi phí, biết khai thác những tiềm năng sẵn có của mình để giảm chi phí tới mức thấp nhất và đạt được lợi nhuận như mong muốn.
Tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp luôn phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Thông tin chi phí, giá thành có ý nghĩa sâu sắc với công tác quản trị doanh nghiệp bởi vì trên cơ sở đó, người quản lý mới xây dựng được cơ cấu chi phí sản xuất, cơ cấu sản phẩm sao cho hợp lý nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên em đã chọn đề tài:
"Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Z151" để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Mục tiêu của luận văn là vận dụng lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã học ở trường và nghiên cứu thực tiễn từ đó phân tích, đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Công ty.
Nội dung luận văn gồm 4 chương:
Chương I : Giới thiệu chung về Nhà máy Z151
Chương II: Cơ sở lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương III: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Z151.
Chương IV: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại nhà máy Z151.
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY Z151
I. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy Z151
1. Sự ra đời và phát triển của nhà máy Z151.
Nhà máy Z151 (Tên giao dịch là Công ty TNHH một thành viên Cơ khí - Cơ điện 151 mang phiên hiệu quốc phòng Z151) là đơn vị hợp nhất giữa xí nghiệp Cơ khí Xuân Khanh, xí nghiệp Điện cơ 55 và tiếp nhận tư cách pháp nhân của xí nghiệp cơ khí Cầu Diễn theo Quyết định 627/1999/ QĐ - BQP của Bộ Quốc Phòng.
Trụ sở chính tại: Số 4- Đường Xuân Khanh-Sơn Tây-Hà Nội
Điện thoại: 0433.838.577
Fax: 0433.838.574
Tài khoản tiền gửi kho bạc : 931.02.023
Tại: Kho bạc Nhà nước Sơn Tây
Tài khoản ngân hàng: 220.320.100.1392
Mã số thuế: 05.00.353.028
Giấy phép đăng ký kinh doanh: 122.567
Nhà máy Z151 là một doanh nghiệp quốc phòng thuộc Tổng cục Kỹ thuật- Bộ Quốc phòng. Được thành lập ngày 25/ 5/ 1950 theo Quyết định của Bộ Quốc phòng, đến nay đã được hơn 60 năm. Dù trong kháng chiến hay trong hoà bình cán bộ, công nhân viên nhà máy vẫn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo, khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Nhà máy đã được Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt năm 1994, Nhà máy đã được đón nhận danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ đổi mới”
Nhà máy Z151 là một đơn vị có bề dày lịch sử. Trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược, nhà máy gặp không ít khó khăn nhưng đã trưởng thành và đi lên. Cán bộ chiến sỹ, công nhân viên nhà máy ban đầu chỉ có vài chục người vừa học vừa làm tiếp thu và nắm bắt nhanh chóng và kịp thời công nghệ sửa chữa các loại xe ôtô do Liên xô viện trợ, xe máy trạm nguồn điện phục vụ cho nhu cầu vận tải ở chiến trường. Không dừng lại ở đó, nhà máy đã tổ chức nhiều tổ sửa chữa cơ động bám sát các chiến dịch và mặt trận từ Thượng Lào đến Điện Biên Phủ, bảm bảo nâng cao năng lực vận chuyển bằng cơ giới, các nhu cầu hậu cần và kéo pháo của bộ đội, góp phần vào thắng lợi quyết định trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để tiếp tục phát triển tiềm lực kỹ thuật sửa chữa xe máy quân sự, Nhà máy phải sơ tán nhiều lần. Mặc dù bị địch ném bom bắn phá ác liệt, không ít các chiến sỹ công nhân viên đã anh dũng hy sinh. Song với tinh thần quyết tâm đánh giặc ngoại xâm, Nhà máy luôn đảm bảo tốt nhu cầu phục vụ chiến đấu của bộ đội trên các chiến trường.
Từ năm 1976 đến năm 1985 là thời kỳ cả nước đi lên khôi phục nền kinh tế - cũng là lúc kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nhà máy từ sơ tán trở về tập trung xây dựng Nhà máy thành cơ sở công nghiệp quốc phòng, sửa chữa đại tu các loại xe ôtô, trạm nguồn điện mang tính chất chuyên môn hoá của toàn dân với hai nhiệm vụ: Sửa chữa xe máy trạm nguồn và xây dựng Nhà máy ngày càng phát triển.
Tháng 2 năm 1979, bọn phản động bành trướng đã gây ra cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc và phía Tây nam Tổ quốc. Nhà máy đã cử nhiều đội sửa chữa cơ động, bám sát các mặt trận, trực tiếp sửa chữa tại chỗ hàng trăm xe ô tô, trạm nguồn điện, đảm bảo sức cơ động vận chuyển kịp thời quân trang quân dụng, vũ khí khí tài của các đơn vị cùng toàn quân, toàn dân đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù bảo vệ biên cương và độc lập chủ quyền của Tổ quốc.
Từ năm 1986 đến nay trong công cuộc đổi mới của đất nước, Nhà máy Z151 cũng như nhiều cơ sở sản xuất quốc phòng khác, những năm đầu của thời kỳ đổi mới đều phải đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, song cán bộ công nhân viên nhà máy vẫn luôn đoàn kết lao động sáng tạo không ngừng vươn lên để khẳng định vị trí của mình.
Năm 2010 Nhà máy kỷ niệm 60 năm truyền thống Nhà máy. Trải qua 60 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành, Nhà máy được Nhà nước, Chính phủ, Quân đội tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý cụ thể là:
- 27 huân chương các loại trong đó:
+ 13 huân chương chiến công.
+ 1 huân chương quân công.
+ 2 huân chương lao động.
..
- 10 cờ thưởng luân lưu thi đua của chính phủ.
Thực hiện hạch toán tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh theo đúng hướng phát triển kinh tế của Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng.
Tài sản và tiền vốn của Nhà máy do Bộ Quốc phòng giao cho và tự bổ sung từ quỹ xí nghiệp, sử dụng đúng mục đích theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng, mọi thay đổi hay thanh lý phải được phép của Bộ Quốc phòng.
Do đặc thù riêng của Nhà máy là một doanh nghiệp quốc phòng cho nên cũng có những đặc điểm khác biệt so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác về nguyên tắc hoạt động cũng như các tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
Nhà máy hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp tuyệt đối về mọi mặt của Đảng uỷ nhà máy, Đảng uỷ cấp trên và chịu sự quản lý thống nhất của Bộ Quốc phòng, cơ cấu tổ chức của nhà máy được Bộ Quốc phòng xác định trong danh mục chức danh các cơ sở sửa chữa quốc phòng. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều được phản ánh thông qua kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính - xã hội của Nhà máy.
Trên cơ sở nhiệm vụ quốc phòng giao và nhu cầu của thị trường, để đảm bảo được tốt nhiêm vụ đặt ra, Nhà máy đã chủ động xây dựng, thực hiện kế hoạch nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật, đổi mới sản xuất để nâng cao chất lượng, tiết kiệm vật tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Để chứng minh sự phát triển của nhà máy, ta có thể tham khảo qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy trong mấy năm gần đây
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy mấy năm gần đây:
Biểu 1.1: Kết quả hoạt động SXKD 2010-2011
SỐ
TT
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2010
2011
SO SÁNH
CHÊNH LỆCH
%
1
Tổng tài sản
1000 đ
68.195.416
81.531.219
+13.335.803
+19,56
- Tài sản ngắn hạn
1000đ
5.594.965
8.011.854
+2.416.889
+43,20
- Tài sản dài hạn
62.600.451
73.519.365
+10.918.914
+17,44
2
Tổng số công nhân
Người
440
360
-80
-18,19
3
Doanh thu
1000 đ
59.188.545
66.134.568
+ 6.946.023
+11,74
4
Nộp NSNN
1000 đ
2.943.259
3.174.305
+ 231.046
+7,85
5
Lợi nhuận sau thuế
1000 đ
911.978
1.220.683
+308.705
+33,85
6
Thu nhập BQ/người/tháng
1000 đ
3.700
3.850
+ 150
+4,05
( nguồn do phòng Tài chính cấp)
* Nhận xét:
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình SXKD Nhà máy năm sau cao hơn năm trước: - Số vốn của Nhà máy hiện nay là: 81.531.219 ng.đ
- Tổng doanh thu năm 2011 tăng: 6.946.023 ng.đ so với năm 2010.
- Lợi nhuận sau thuế năm 2011 đạt:1.220.683 ng.đ tăng 33,85% so với năm 2010 là:911.978 ng.đ
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là: 3.850.000 tăng 4,05% so với năm 2010 là:3.700.000
- Số tiền nộp Ngân sách Nhà nước năm 2011 là:3.174.305 ng.đ tăng 7,85% so với năm 2010 là: 2.943.259 ng.đ
Qua các chỉ tiêu được đánh giá ta thấy được rằng Nhà máy đang ngày càng đi lên, năng suất lao động ngày một nhiều, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, giúp cán bộ công nhân viên góp phần cải thiện đời sống, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2. Chức năng nhiệm vụ của nhà máy Z151
Do đặc thù riêng của nhà máy là một doanh nghiệp quốc phòng sản xuất kinh doanh nên nhà máy có nhiệm vụ chủ yếu là: Sửa chữa, đại tu các loại xe ô tô, trạm nguồn điện để trang bị đồng bộ với các loại khí tài quân sự cho các đơn vị bộ đội trong toàn quân để huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Bên cạnh đó, để khai thác tiềm năng thế mạnh của mình nhà máy còn tổ chức sản xuất các mặt hàng kinh tế như: Động cơ điện, phụ tùng ô tô, máy nổ...
II. Tổ chức quản lý và sản xuất tại nhà máy Z151.
- Giám đốc nhà máy và bí thư Đảng uỷ: Là những người chỉ huy cao nhất, chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ, Thủ trưởng Tổng cục và Đảng uỷ cơ sở về các mặt công tác của nhà máy. Giám đốc điều hành công việc chung theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình, trực tiếp chỉ đạo công việc theo thẩm quyền của mình.
- Các Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được giao.
- Để đảm bảo phục vụ quá trình sản xuất đạt hiệu quả, các phòng ban chức năng có nhiệm vụ giúp trên bốn lĩnh vực: Sản xuất, kinh tế, kỹ thuật và đời sống với 9 phòng ban chức năng để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Biểu 1.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ MÁY Z151
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc sản xuất
Chính ủy – bí thư Đảng ủy
Phòng kỹ thuật công nghệ
Phòng cơ điện
Phòng kiểm tra chất lượng
Phòng vật tư
Phòng tài chính
Phòng tổ chức lao động
Phòng chính trị
Phòng hành chính hậu cần
Phòng kế hoạch
Phân xưởng tháo lắp sơn
(PX1)
Phân xưởng sửa chữa động cơ
(PX2)
Phân xưởng sửa chữa gầm
(PX3)
Phân xưởng sửa chữa điện
(PX4)
phân xưởng vỏ, mui thùng xe
(PX5)
Phân xưởng cơ khí
(PX6)
Phân xưởng cơ điện dụng cụ
(PX7)
Qua sơ đồ trên thể hiện tính chất trực tuyến là chủ đạo các phòng ban với chức năng và nhiệm vụ như sau:
Phòng Kỹ thuật: là cơ quan chức năng giúp giám đốc về tổ chức và quản lý công tác kỹ thuật, công nghệ môi trường lao động trong nhà máy. Phòng kỹ thuật chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật.
Phòng Cơ điên: là cơ quan chức năng giúp Giám đốc và phó giám đốc kỹ thuật về công tác quản lý, khai thác, sửa chữa thiết bị, năng lượng phục vụ trong Nhà máy
Phòng Kiểm tra chất lượng: Chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ và Giám đốc nhà máy về chất lượng của sản phẩm. Kiểm định các trang bị công nghệ cho sản xuất và sửa chữa.
Phòng Vật tư: là cơ quan chức năng giúp giám đốc quản lý và cung ứng toàn bộ vật tư kỹ thuật đưa vào sản xuất sửa chữa trong kỳ kế hoạch. Phòng vật tư chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Nhà máy.
Phòng kế hoạch: là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc xây dựng kế hoạch và tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất của Nhà máy, theo dõi tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, tiến hành công tác điều đọ sản xuất
Phòng Tài chính : Cơ quan tham mưu giúp Giám đốc tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế trong đơn vị theo đúng pháp luật Nhà nước và qui định của Quân đội. Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác kịp thời đúng chế độ, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, trích nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách, nghĩa vụ với Nhà nước.
Lập báo cáo kế toán theo đúng Luật kế toán đã ban hành.
Phòng Tổ chức Lao động : Quản lý nguồn nhân lực của nhà máy, thực thi mọi chế độ chính sách Nhà nước qui định đối với người lao động làm việc trong nhà máy. Thực hiện đầy đủ và chấp hành chế độ quản lý về kỷ luật lao động, các định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng các khoản phụ cấp và các chế độ chính sách đối với người lao động.
Phòng Hành chính - Hậu cần: Chỉ đạo công tác bảo vệ an toàn của toàn nhà máy, tổ chức công tác văn thư bảo mật và công tác thông tin liên lạc, đón tiếp khách đến làm việc tại nhà máy. Đảm bảo hậu cần phục vụ cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy, công tác quân y vệ sinh phòng bệnh trong nhà máy.
Phòng Chính trị: Đảm nhiệm công tác tư tưởng chính trị lãnh đạo giúp Giám đốc, Bí thư Đảng uỷ thực hiện, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến cán bộ công nhân viên. Không ngừng củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong mọi mặt hoạt động trong nhà máy.
Để thực hiện quá trình sản xuất của nhà máy, còn có các phân xưởng sau:
Phân xưởng (PX1) Tổng tháo lắp sơn : Có nhiệm vụ tháo lắp, sơn các loại xe ô tô, trạm nguồn điện vào sửa chữa.
Phân xưởng (PX2 Sửa chữa động cơ : Có nhiệm vụ sửa chữa các động cơ ô tô.
Phân xưởng (PX3) Sửa chữagầm: Có nhiệm vụ sửa chữa gầm xe ô tô .
Phân xưởng (PX4) Sửa chữa máy điện: Có nhiệm vụ sửa chữa các loại trạm nguồn điện đưa vào Nhà máy.
Phân xưởng (PX5) Mui bạt thùng xe: Có nhiệm vụ sửa chữa đóng mới các loại thùng, đệm, bạt xe ô tô các loại
Phân xưởng (PX6) Cơ khí: Gia công các chi tiết cơ khí đảm bảo phục vụ cho sản xuất và sửa chữa sản phẩm.
Phân xưởng (PX7) Cơ điện dụng cụ: Có nhiệm vụ phục vụ cho sản xuất , cung cấp điện, khí nén đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt.
Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý luôn được nhà máy coi trọng và là nội dung chủ yếu của đổi mới quản lý cuả nhà máy. Nhà máy đã tiến hành sắp xếp lại các phòng ban chức năng cho phù hợp với qui mô đồng thời tiết kiệm triệt để nguồn nhân lực đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
III. Tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy Z151
1. Tổ chức bộ máy kế toán trong Nhà máy Z151
Căn cứ vào quy mô sản xuất kinh doanh của Nhà máy, để phù hợp với sự phân cấp quản lý tài chính theo đúng pháp luật, Nhà máy tổ chức mô hình kế toán không tập trung mà theo từng công đoạn của quá trình sản xuất. Vì đặc thù của Nhà máy là sửa chữa nhiều chủng loại xe, hàng ngày có rất nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, do đó phải hạch toán chi tiết riêng, tập hợp các loại chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, . rồi tập hợp lại. Ở mô hình này Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm về mọi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh của hoạt động sản xuất kinh doanh trong mức độ kế toán của Nhà máy.
Dưới đây là sơ đồ bộ máy kế toán của Nhà máy:
Biểu 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán nhà máy Z151
Trưởng phòng Tài chính
Phó phòng tài chính
( Kiêm Kế toán tổng hợp)
Kế toán tổng hợp tiền lương
Kế toán tổng hợp vật liệu
Kế toán các khoản ngân sách cấp
Kế toán tổng hợp CF tính giá thành
Thủ quỹ
Kế toán thanh toán
Kế toán chi tiết vật liệu
* Chức năng nhiệm vụ của phòng Tài chính.
Phòng Tài chính là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế đơn vị theo đúng pháp luật của Nhà nước và qui định của Quân đội cụ thể là:
Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ảnh chính xác, kịp thời, đúng chế độ, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doan