Việt Nam là nước có nguồn gen lợn bản địa phong phú với 26 giống đã được phát hiện (Hoàng Văn Tiệu và cs., 2012; Tạ Thị Bích Duyên và cs., 2013). Tuy nhiên, quy mô đàn của nhiều giống lợn bản địa ngày càng giảm và một số giống có nguy cơ biến mất.
Mặc dù, các giống lợn bản địa có năng suất không cao so với các giống lợn ngoại, nhưng lại có nhiều đặc tính quý như khả năng chống chịu bệnh tốt, khả năng thích nghi cao và chịu đựng kham khổ, chất lượng thịt thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng.
Lợn Lũng Pù và lợn Bản (lợn Bản Hòa Bình) là 2 giống lợn bản địa có nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển. Chúng có tầm vóc trung bình, khả năng sản xuất khá so với các giống lợn bản địa khác, số lượng tương đối nhiều, đặc điểm ngoại hình tương đối đồng nhất và đặc biệt là hai giống lợn này có thể chịu được điều kiện sống khắc nghiệt của các vùng núi đá cao, dinh dưỡng kém. Lợn Lũng Pù có nguồn gốc ở huyện Mèo Vạc và được nuôi ở nhiều nơi của tỉnh Hà Giang; lợn Bản được phát hiện ở hầu hết các huyện vùng núi cao của tỉnh Hòa Bình và được nuôi nhiều ở vùng đồng bào dân tộc Mán và Mường sinh sống.
138 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khả năng sản xuất và đa hình gen prkag3 ở lợn lũng pù và lợn bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN CHĂN NUÔI
ĐẶNG HOÀNG BIÊN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ ĐA HÌNH GEN PRKAG3 CỦA LỢN LŨNG PÙ VÀ LỢN BẢN
LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP
Hà Nội, 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN CHĂN NUÔI
ĐẶNG HOÀNG BIÊN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ ĐA HÌNH GEN PRKAG3 CỦA LỢN LŨNG PÙ VÀ LỢN BẢN
CHUYÊN NGÀNH: Di truyền và Chọn giống vật nuôi
MÃ SỐ: 62.62.01.08
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Đinh Văn Chỉnh
2. TS. Tạ Thị Bích Duyên
Hà Nội, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Nghiên cứu sinh
Đặng Hoàng Biên
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đinh Văn Chỉnh và TS. Tạ Thị Bích Duyên là hai thầy hướng dẫn khoa học luôn ở bên giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể Ban Giám đốc Viện Chăn nuôi, Phòng Đào tạo và Thông tin, các thầy cô đã giúp đỡ về mọi mặt, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận án.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và các cán bộ thuộc: Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Bộ môn Di truyền giống vật nuôi, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Tế bào động vật – Viiện Chăn nuôi; Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Cần Thơ; Bộ môn Di truyền và chọn giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã luôn ủng hộ, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận án.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Nghiên cứu sinh
Đặng Hoàng Biên
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Một số nghiên cứu về gen thực hiện trên các giống lợn ở Việt Nam 36
Bảng 2: Dung lượng mẫu nghiên cứu 45
Bảng 3: Hàm lượng dinh dưỡng của thức ăn cho lợn thí nghiệm 48
Bảng 4: Trình tự các cặp mồi khuếch đại các đoạn gen 55
Bảng 5: Thành phần phản ứng PCR 55
Bảng 6: Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR khuếch đại 56
Bảng 7: Các enzyme giới hạn (RE) sử dụng trong nghiên cứu 56
Bảng 8: Thành phần hóa chất cho phản ứng cắt enzyme 57
Bảng 9: Một số đặc điểm ngoại hình của lợn Lũng Pù và lợn Bản 60
Bảng 10: Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái Lũng Pù 61
Bảng 11: Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái Bản 62
Bảng 12: Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn cái Lũng Pù và lợn Bản 64
Bảng 13: Năng suất sinh sản của lợn nái Lũng Pù và lợn Bản 66
Bảng 15: Năng suất sinh sản của lợn Bản theo lứa đẻ 76
Bảng 16: Khối lượng của lợn Lũng Pù qua các tháng tuổi (kg) 78
Bảng 17: Khối lượng lợn Bản qua các tháng tuổi (kg) 79
Bảng 18: Tăng khối lượng của lợn Lũng Pù qua các tháng tuổi (g/ngày) 81
Bảng 19: Tăng khối lượng của lợn Bản qua các tháng tuổi (g/ngày) 81
Bảng 20: Năng suất thân thịt của lợn Lũng Pù 83
Bảng 21: Năng suất thân thịt của lợn Bản 85
Bảng 22: Chất lượng thịt của lợn Lũng Pù 88
Bảng 23: Chất lượng thịt của lợn Bản 91
Bảng 24: Tần số kiểu gen và tần số alen của các đa hình 102
Bảng 25: Tần số kiểu gen và tần số alen của các đa hình 104
Bảng 26: Ảnh hưởng của đa hình G52S/HphI đến chất lượng thịt lợn Bản 107
Bảng 27: Ảnh hưởng của đa hình T30N/StyI đến chất lượng thịt lợn Bản 110
Bảng 28: Ảnh hưởng của đa hình V199I/BsaHI đến chất lượng thịt lợn Bản 113
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Ảnh giống lợn Lũng Pù (đực và cái) 23
Hình 2: Ảnh giống lợn Bản (đực và cái) 24
Hình 3: Số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của lợn Lũng Pù và lợn Bản 68
Hình 4: Số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của lợn Lũng Pù theo lứa đẻ 74
Hình 5: Số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của lợn Bản theo lứa đẻ 77
Hình 6: Khối lượng của lợn Lũng Pù và lợn Bản qua các tháng tuổi 80
Hình 7: Tăng khối lượng của lợn Lũng Pù và lợn Bản qua các tháng tuổi 82
Hình 8: Năng suất thân thịt của lợn Lũng Pù và lợn Bản 86
Hình 9: Độ pH thịt thăn của lợn Lũng Pù và lợn Bản tại thời điểm 45 phút và sau 24 giờ giết thịt 89
Hình 10: Độ sáng của thịt thăn lợn Lũng Pù và lợn Bản 90
Hình 11: Tỷ lệ mất nước do bảo quản và chế biến của thịt lợn Lũng Pù và lợn Bản 92
Hình 12: Kết quả khuếch đại các đoạn gen PRKAG3 exon 1 và exon 3 94
Hình 13: Đa hình G52S trong đoạn gen PRKAG3-exon 1, 95
Hình 14: Đa hình T30N trong đoạn gen PRKAG3-exon 1, 97
Hình 15: Đa hình V199I trong đoạn gen PRKAG3-exon 3, 98
Hình 16: Đa hình R200Q trong đoạn gen PRKAG3-exon 3, 99
Hình 17: Hình ảnh kết quả giải trình tự gen xác định các vị trí đa hình nucleotide quy định đa hình kiểu gen PRKAG3 vùng exon 1 100
Hình 18: Hình ảnh giải trình tự gen xác định các vị trí đa hinh nucleotide quy định đa hình kiểu gen PRKAG3 vùng exon 3 101
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- a*
: Redness (độ đỏ)
- AMPK
: Adenosine Monophosphate Activated Protein Kinase
- b*
: Yellowness (độ vàng)
- CS
: Cai sữa
- cs.
: Cộng sự
- DFD
: Dark, Firm, Dry (thâm, chắc và khô)
- DuL
: Duroc x Landrace
- DuY
: Duroc x Yorkshire
- ESR
: Estrogen Receptor gene
- FAO
: Tổ chức nông lương Liện Hợp Quốc
- GHRH
: Growth Hormone Releasing Hormone
- h2
: Hệ số di truyền
- HAL
: Halothan
- H-FABP
: Heart fatty acid binding protein
- KL
: Khối lượng
- L*
: Lightness (độ sáng)
- LSM
: Trung bình bình phương nhỏ nhất
- LW
: Large White
- LY
: Landrace x Yorkshire
- MS
: Meishan
- PCR
: Polymerase Chain Reaction
- pH24
: Giá trị pH sau 24 giờ giết thịt
- pH45
: Giá trị pH sau 45 phút giết thịt
- PiL
: Pietrian x Landrace
- PIT1
: Pituitary-specific transcription factor-1
- PiY
: Pietrian x Yorkshire
- PRKAG3
: Protein Kinase Adenosine Monophosphate-activated γ3-subunit
- PRLR
: Prolactin Receptor
- PROC-GLM
: Procedure of Generalized Line Mixed Model
- PSE
: Pale, Soft, Exudative (nhợt nhạt, mềm nhão và rỉ dịch)
- RFLP
: Restriction Fragment Length Polymorphism
- RN
: Rendment Napole
- RYR1
: Ryanodine receptor
- SE
: Sai số chuẩn
- TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
- TG
: Thời gian
- TLMNBQ
: Tỷ lệ mất nước bảo quản
- TLMNCB
: Tỷ lệ mất nước chế biến
- TPP
: Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương
MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là nước có nguồn gen lợn bản địa phong phú với 26 giống đã được phát hiện (Hoàng Văn Tiệu và cs., 2012; Tạ Thị Bích Duyên và cs., 2013). Tuy nhiên, quy mô đàn của nhiều giống lợn bản địa ngày càng giảm và một số giống có nguy cơ biến mất.
Mặc dù, các giống lợn bản địa có năng suất không cao so với các giống lợn ngoại, nhưng lại có nhiều đặc tính quý như khả năng chống chịu bệnh tốt, khả năng thích nghi cao và chịu đựng kham khổ, chất lượng thịt thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng.
Lợn Lũng Pù và lợn Bản (lợn Bản Hòa Bình) là 2 giống lợn bản địa có nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển. Chúng có tầm vóc trung bình, khả năng sản xuất khá so với các giống lợn bản địa khác, số lượng tương đối nhiều, đặc điểm ngoại hình tương đối đồng nhất và đặc biệt là hai giống lợn này có thể chịu được điều kiện sống khắc nghiệt của các vùng núi đá cao, dinh dưỡng kém. Lợn Lũng Pù có nguồn gốc ở huyện Mèo Vạc và được nuôi ở nhiều nơi của tỉnh Hà Giang; lợn Bản được phát hiện ở hầu hết các huyện vùng núi cao của tỉnh Hòa Bình và được nuôi nhiều ở vùng đồng bào dân tộc Mán và Mường sinh sống.
Từ trước đến nay, đã có một số nghiên cứu riêng lẻ trên các đối tượng lợn Lũng Pù (Nguyễn Văn Đức và cs., 2008; Vũ Ngọc Sơn và cs., 2009; Trịnh Quang Phong và Đào Đức Thà, 2012; Nguyễn Văn Đức, 2013) và các nghiên cứu trên lợn Bản (Vũ Đình Tôn và cs., 2010, 2012; Quách Văn Thông, 2009). Tuy nhiên, các nghiên cứu nói trên mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình và một số tính trạng sản xuất của chúng. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách có hệ thống về tiềm năng di truyền của các tính trạng sản xuất, đặc biệt là việc nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị kiểu hình với kiểu gen của tính trạng chất lượng thịt của hai giống lợn này. Trước đây, việc đánh giá chất lượng thịt của hai giống lợn này mới chỉ dừng lại ở mức độ cảm quan của người tiêu dùng và một số ít phân tích thành phần hóa học của thịt (lợn Lũng Pù) mà chưa nghiên cứu đầy đủ về đặc tính và bản chất của nó. Nói cách khác, việc đánh giá khả năng sản xuất của lợn Lũng Pù và lợn Bản chưa được thực hiện đầy đủ và có hệ thống từ khả năng sinh sản, sinh trưởng, cho thịt đến chất lượng thịt trong cùng một thí nghiệm.
Hiện nay, mặc dù được người tiêu dùng đánh giá hai giống lợn Lũng Pù và lợn Bản có chất lượng thịt thơm ngon nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập tới bản chất và nguyên nhân ở cấp độ gen đối với chất lượng thịt của chúng.
Cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học phân tử, ngày càng nhiều gen quy định tính trạng được xác định. Gen PRKAG3 là một trong các gen được xác định có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng chất lượng thịt ở lợn như hàm lượng glycogen trong cơ, pH, màu sắc, độ giữ nước và độ dai của thịt (Ciobanu và cs., 2001). Việc đánh giá ảnh hưởng của đa hình gen PRKAG3 đến chất lượng thịt của lợn Lũng Pù và lợn Bản sẽ làm cơ sở cho công tác chọn lọc nâng cao chất lượng thịt của 2 giống lợn này.
Từ thực tế nêu trên, việc đánh giá một cách đầy đủ, có hệ thống về đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất, kết hợp với nghiên cứu đa hình gen PRKAG3 và xác định ảnh hưởng của gen này đến chất lượng thịt của 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản là cần thiết để đưa ra những định hướng chọn lọc, sử dụng nguồn gen hai giống lợn này có hiệu quả góp phần tăng cường sự bền vững trong các hệ thống sản xuất chăn nuôi lợn bản địa. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Khả năng sản xuất và đa hình gen PRKAG3 của lợn Lũng Pù và lợn Bản”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất và ảnh hưởng của đa hình gen PRKAG3 đến chất lượng thịt lợn Lũng Pù và lợn Bản nhằm phục vụ cho công tác giống và định hướng phát triển hai giống lợn này.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định được đặc điểm ngoại hình của lợn Lũng Pù và lợn Bản.
- Xác định được năng suất sinh sản của lợn Lũng Pù và lợn Bản.
- Xác định được khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt lợn Lũng Pù và lợn Bản.
- Bước đầu xác định được tính đa hình gen PRKAG3 và thăm dò mức độ ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu chất lượng thịt lợn Lũng Pù và lợn Bản.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học
- Đề tài là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống từ đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản, sinh trưởng đến năng suất và chất lượng thịt của 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản.
- Đây cũng là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu xác định đa hình gen PRKAG3 và bước đầu nhận định ảnh hưởng của nó đến một số chỉ tiêu chất lượng thịt (màu sắc thịt) đối với 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác giảng dạy, nghiên cứu về nguồn gen lợn bản địa.
Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc định hướng chọn lọc nâng cao chất lượng 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản.
- Các kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu năng suất, là cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng 2 giống lợn này trong điều kiện chăn nuôi nông hộ ở vùng núi cao.
TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài đã đánh giá được tương đối đầy đủ và có hệ thống từ đặc điểm ngoại hình về màu sắc lông da, khả năng sinh sản, sinh trưởng đến năng suất thân thịt và chất lượng thịt ở lợn Lũng Pù và lợn Bản.
- Xác định được đa hình gen PRKAG3 bao gồm 4 đa hình G52S/HphI, T30N/StyI, V199I/BsaHI, R200Q/BsrBI ở cả 2 giống lợn Lũng Pù và Bản.
- Bước đầu đánh giá được ảnh hưởng của đa hình gen PRKAG3 đến chất lượng thịt của lợn Bản: đa hình T30N/StyI và G52S/HphI ảnh hưởng đến chỉ tiêu độ sáng và đa hình T30N/StyI ảnh hưởng đến độ vàng của thịt.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm ngoại hình lợn bản địa và các yếu tố ảnh hưởng
1.1.1.1. Đặc điểm ngoại hình của lợn
Ngoài hình của lợn được đánh giá thông qua quan sát bên ngoại bằng mắt thường trên con vật bởi các nhóm chỉ tiêu màu sắc lông, da và nhóm chỉ tiêu đánh giá về hình dạng, cấu trúc của các cơ quan bộ phận cấu thành cơ thể lợn. Ngoại hình có thể được biểu thị trên các chỉ tiêu định lượng (số vú, số lông mọc trên một lỗ) hay chỉ tiêu định tính (màu sắc lông, da và các đặc điểm về hình dạng các cơ quan, bộ phận cấu thành cơ thể lợn).
Nghiên cứu về ngoại hình của lợn bản địa thông qua quan sát và mô tả chúng nhằm đánh giá phân loại độ thuần chủng của giống. Màu sắc lông da là tính trạng chất lượng ít có ý nghĩa về mặt kinh tế, nhưng nó lại có ý nghĩa trong việc chọn giống, vì màu sắc của lông, da là đặc trưng cho mỗi giống. Mỗi một giống vật nuôi có một màu sắc lông da đặc trưng, từ đó có thể dựa vào màu sắc bộ lông mà phát hiện được sự lẫn gen hoặc nhầm lẫn khi xác định phả hệ, nguồn gốc, màu sắc lông da còn liên quan đến sức sống của động vật (Trịnh Đình Đạt, 2002, trích theo Tạ Thị Bích Duyên và cs., 2013).
1.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ngoại hình
a) Yếu tố di truyền
- Ảnh hưởng của giống:
Các giống lợn khác nhau có đặc điểm ngoại hình khác nhau. Đặc điểm ngoại hình là tiêu chí quan trọng để đánh giá và phân biệt các giống lợn về kiểu hình. Theo định nghĩa về giống của FAO: “Một giống hoặc một nhóm giống trong loài có đặc điểm bên ngoài có thể ghi nhận và phân biệt mà nó có thể cho phép tách biệt bởi hình thức bên ngoài với các nhóm khác thì được gọi là một giống”.
Giống là tập hợp các vật nuôi có quần thể đủ lớn trong cùng một loài, có một nguồn gốc chung, có một số đặc điểm chung, được hình thành do quá trình chọn lọc tự nhiên hoặc tác động của con người. Các vật nuôi trong cùng một giống có các đặc điểm về ngoại hình, sinh lý, năng suất sinh vật học và khả năng chống chịu bệnh giống nhau, các đặc điểm này di truyền được cho đời sau (Nguyễn Văn Thiện, 1996).
- Ảnh hưởng của cá thể:
Trong cùng một giống, có những cá thể do lấn át gen hay bị phân ly do tác động của môi trường làm cho các gen quy định một tính trạng ngoại hình nào đó thể hiện ra bên ngoài. Điều này thường thấy ở các giống lợn bản địa khi đặc điểm ngoại hình của giống là màu đen toàn thân, nhưng có khi trong đàn xuất hiện một vài cá thể có loang trắng ở chân, bụng, mõm, v.v..
b) Các yếu tố ngoại cảnh
Điều kiện sống cũng làm ảnh hưởng đến đặc điểm ngoại hình của lợn do đấu tranh, tồn tại và thích nghi. Ví dụ, lợn rừng có thân hình thanh chắc, chân khỏe, mõm dài và thường có răng nanh dài, các yếu tố này sẽ giúp lợn rừng có thể di chuyển linh hoạt, tìm kiếm, đào bới và săn mồi để tồn tại trong môi trường tự nhiên. Ngoài ra, nhiệt độ và cường độ chiếu sáng của môi trường sống cũng làm thay đổi màu sắc lông da của lợn.
Năng suất sinh sản của lợn nái và các yếu tố ảnh hưởng
1.1.2.1. Năng suất sinh sản của lợn nái
Năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá trên rất nhiều chỉ tiêu, các chỉ tiêu đó được phân ra ba nhóm là: số lượng con, khối lượng lợn con và thời gian. Tuy nhiên, các nhóm chỉ tiêu này có mối tương quan nhất định với nhau. Vì vậy, trong công tác giống lợn các nhà di truyền chọn giống chỉ quan tâm tới một số tính trạng năng suất nhất định mà theo họ là các chỉ tiêu có tầm quan trọng kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.
Từ năm 1980, Legault đã cho rằng trong các trại chăn nuôi lợn hiện đại, số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất năng suất sinh sản của lợn nái. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không chỉ tính trên một số lứa đẻ nhất định mà được tính chung trong toàn bộ thời gian sử dụng của một lợn nái. Tác giả cũng cho biết tầm quan trọng tương đối của các thành phần cấu thành chỉ tiêu số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm lần lượt là: số con đẻ ra trong một lứa, tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, khoảng cách lứa đẻ (thời gian mang thai + thời gian lợn con bú sữa + thời gian từ cai sữa đến phối giống có chửa lứa tiếp theo). Tuy nhiên, đến nay người sản xuất chăn nuôi lại quan tâm đến một chỉ tiêu tổng quát hơn, đó là tổng khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm là bao nhiêu khi thời gian cai sữa được cố định (thường là 21 ngày), đây mới là mục tiêu cuối cùng mà họ mong muốn. Các quan điểm tương tự về đánh giá tổng quan năng suất sinh sản của lợn nái cũng đã được nhiều nhà khoa học tán thành.
Theo Ducos (1994) các thành phần đóng góp vào chỉ tiêu số con còn sống khi cai sữa gồm số trứng rụng, tỷ lệ lợn con sống lúc sơ sinh và tỷ lệ lợn con sống tới lúc cai sữa là các thành phần quan trọng nhất đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái (loại trừ ảnh hưởng của yếu tố đực giống). Do vậy, việc nâng cao chỉ tiêu số con đẻ ra sống và số con cai sữa là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. Mabry và cs. (1996) cho rằng các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu của lợn nái bao gồm: số con đẻ ra, số con cai sữa, khối lượng 21 ngày/ổ và số lứa đẻ/nái/năm. Các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu này có tầm quan trọng về mặt kinh tế và ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người sản xuất lợn giống cũng như người nuôi lợn thương phẩm.
1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
Năng suất sinh sản của lợn nái là những tính trạng số lượng nên nó cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và yếu tố ngoại cảnh.
a) Các yếu tố di truyền
- Ảnh hưởng của giống:
Sự khác nhau giữa các giống lợn về các tính trạng năng suất sinh sản đã được nhiều tác giả công bố. Dựa vào năng suất sinh sản và sức sản xuất thịt, các giống lợn được chia làm 4 nhóm chính (Legault, 1985). Với mục đích đa dụng, các giống như Large White (Yorkshire), Landrace, một vài dòng nguyên chủng được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá. Các giống chuyên dụng “dòng bố” như Pietrain, Duroc, Landrace Bỉ, Hampshire và Poland - China có năng suất sinh sản trung bình nhưng năng suất thịt cao. Các giống chuyên dụng “dòng mẹ”, đặc biệt một số giống nguyên sản của Trung Quốc như Taihu (điển hình là Meishan) có năng suất sinh sản đặc biệt cao nhưng năng suất thịt kém. Cuối cùng là nhóm giống “nguyên sản” hay các giống “bản địa” có năng suất sinh sản cũng như năng suất thịt thấp nhưng nó có khả năng thích nghi tốt với môi trường riêng của chúng. Các giống bản địa thường có khả năng sinh sản kém hơn các giống, dòng chuyên hóa do chúng chưa được chọn lọc và quản lý tốt và thường bị cận huyết cao, nhưng các giống lợn này lại có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường sống không thuận lợi.
Các giống khác nhau thì sự thành thục về tính cũng khác nhau. Sự thành thục về tính ở các giống lợn bản địa có thể vóc, khối lượng nhỏ thường sớm hơn các giống lợn ngoại có thể vóc to hơn. Sự thành thục về tính ở lợn cái được định nghĩa là thời điểm rụng trứng lần đầu tiên, và xảy ra lúc 3-5 tháng tuổi chủ yếu là các giống lợn bản địa như: lợn Hạ Lang động dục lần đầu 116,18 ngày khi lợn đạt khối lượng 14,42 kg (Từ Quang Hiển và cs., 2004); lợn Táp Ná là 113,20 ngày (Nguyễn Văn Đức, 2013), lợn Hạ Lang là 124,14 ngày (Phạm Đức Hồng và Phạm Hải Ninh, 2013), lợn đen ở các tỉnh phía Bắc là 162,00 ngày (Nguyễn Mạnh Cường và cs., 2010), lợn Kiềng Sắt tại Quảng Ngãi là 146,87 ngày (Hồ Trung Thông và cs., 2011). Và động dục lần đầu từ 6-7 tháng tuổi đối với hầu hết các giống lợn phổ biến ở các nước phát triển (Rothschild và Bidanel, 1998).
Trong một nghiên cứu trên giống lợn Móng Cái, Giang Hồng Tuyến và cs. (2007) đã chứng minh rằng nhóm giống có ảnh hưởng rõ rệt đến tất cả các tính trạng sinh sản (P<0,001) giữa nhóm giống MC3000 và MC15. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố di truyền nhóm giống (P<0,001) cũng được tác giả Nguyễn Văn Đức (1997) công bố khi phân tích các yếu