Bước vào thế kỷ XXI, với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, chất lượng
nguồn nhân lực là lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia và là động lực chủ yếu đảm bảo
sự phát triển bền vững của mỗi nước. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011 -
2020 đã chỉ rõ: “Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển
xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Do vậy cần “giáo dục con người Việt
Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mỹ, phát triển được
năng lực của cá nhân, đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp,
năng động, sáng tạo, trong đó “đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ
trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực
tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế ” [63]
233 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3431 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm tại đại học quy nhơn trong thực tập sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Như Hồng
KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TẠI ĐẠI HỌC
QUY NHƠN TRONG THỰC TẬP SƯ PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Như Hồng
KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TẠI ĐẠI HỌC
QUY NHƠN TRONG THỰC TẬP SƯ PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
Chuyên ngành: Tâm lí học
Mã số : 60. 31. 04. 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HUỲNH VĂN SƠN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Khả năng thích ứng nghề nghiệp ở sinh viên sư phạm tại Đại học Quy
Nhơn trong thực tập sư phạm” là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Tâm lý học của tôi
tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác.
Tác giả
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô Khoa Tâm lý - Giáo
dục và các thầy, cô giảng dạy lớp Cao học Tâm lý học K23 đã tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, người thầy kính mến
đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ tận tình, hướng dẫn nghiên cứu tạo điều kiện giúp tôi
hoàn thành luận văn.
Xin được cảm ơn các giảng viên và sinh viên trường Đại học Quy Nhơn, Ban
giám hiệu, giáo viên và học sinh các trường Tiểu học: Quang Trung, Ngô Mây,
Nguyễn Văn Cừ; các trường Mầm non: 2/9, Hương Sen, Quy Nhơn đã tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình khảo sát thực trạng và thực nghiệm những biện pháp trong đề
tài.
Xin phép gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Quy Nhơn, Khoa
Tâm lý - Giáo dục & Công tác xã hội, các phòng ban của trường đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình vừa công tác vừa học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận
văn này.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRONG THỰC TẬP SƯ PHẠM .............................. 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về TUNN - TTSP ....................................................... 8
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới về TUNN - TTSP ........................................ 8
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước về TUNN - TTSP ........................................ 11
1.2. Lý luận về khả năng TUNN của SVSP trong TTSP ........................................... 14
1.2.1. Khả năng TUNN ........................................................................................... 14
1.2.2. Thực tập và TTSP ......................................................................................... 26
1.2.3. Sinh viên sư phạm và các đặc điểm của sinh viên sư phạm ......................... 34
1.2.4. Khả năng TUNN của SVSP trong TTSP ...................................................... 38
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng TUNN của SVSP trong TTSP ............ 42
1.3. Tiêu chí và thang điểm đánh giá khả năng TUNN của SVSP trường Đại học
Quy Nhơn trong TTSP ............................................................................................... 45
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA
SINH VIÊN SƯ PHẠM TẠI ĐẠI HỌC QUY NHƠN TRONG THỰC TẬP SƯ
PHẠM ........................................................................................................................... 51
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ....................................................... 51
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu - Trường Đại học Quy Nhơn ....................... 51
2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu ............................................................... 52
2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 53
2.2.1. Nghiên cứu lý luận ........................................................................................ 53
2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn ..................................................................................... 54
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng khả năng TUNN của SVSP trường Đại học Quy
Nhơn trong TTSP ....................................................................................................... 59
2.3.1. Nhận thức của SVSP trường Đại học Quy Nhơn về khả năng TUNN trong TTSP
................................................................................................................................ 59
2.3.2. Biểu hiện của khả năng TUNN của SVSP trong TTSP ................................ 69
2.3.3. Mức độ giải quyết các vấn đề trong TTSP thông qua tình huống giả định .. 88
2.3.4. Tổng hợp khả năng TUNN của SVSP trường Đại học Quy Nhơn trong TTSP
................................................................................................................................ 94
2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng TUNN của SVSP trường Đại học Quy
Nhơn trong TTSP .................................................................................................... 98
2.3.6. Nguyên nhân SVSP chưa thực sự thích ứng với hoạt động nghề nghiệp
trong quá trình TTSP ............................................................................................ 101
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG
NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TẠI ĐẠI HỌC QUY NHƠN
TRONG TTSP............................................................................................................ 104
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp nâng cao khả năng TUNN của SVSP tại Đại
học Quy Nhơn trong TTSP ...................................................................................... 104
3.2. Một số biện pháp nâng cao khả năng TUNN của SVSP tại Đại học Quy Nhơn
.................................................................................................................................. 106
3.3. Kết quả nâng cao khả năng TUNN của SVSP tại Đại học Quy Nhơn theo mô
hình thực nghiệm ...................................................................................................... 111
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm .................................................................................. 111
3.3.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ................................................................ 114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 131
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ Viết tắt
Điểm trung bình ĐTB
Độ lệch chuẩn ĐLC
Giảng viên GV
Giáo viên hướng dẫn GVHD
Kết quả học tập KQHT
Nghiệp vụ sư phạm NVSP
Phần trăm %
Sinh viên sư phạm SVSP
Số lượng SL
Số thứ tự STT
Thích ứng nghề nghiệp TUNN
Thực tập sư phạm TTSP
Xếp hạng XH
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT TÊN BẢNG TRANG
1 Bảng 2.1: Mô tả mẫu nghiên cứu đề tài. 53
2
Bảng 2.2: Kết quả nhận thức của SVSP về khái niệm khả năng TUNN
trong TTSP.
60
3
Bảng 2.3: Kết quả nhận thức của SVSP về tầm quan trọng của khả năng
TUNN trong TTSP.
61
4
Bảng 2.4: Kết quả nhận thức của SVSP về các đặc điểm của khả năng
TUNN trong TTSP.
63
5
Bảng 2.5: Kết quả nhận thức của SVSP về các biểu hiện của khả năng
TUNN trong TTSP.
66
6
Bảng 2.6: Đánh giá chung nhận thức của SVSP về khả năng TUNN trong
TTSP.
67
7 Bảng 2.7: Tâm trạng của SVSP khi tham gia TTSP. 70
8
Bảng 2.8: Những khó khăn của SVSP biểu hiện ở tâm thế nghề
nghiệp.
71
9 Bảng 2.9: Mức độ thích ứng với nội dung TTSP của SVSP. 73
10
Bảng 2.10: Những khó khăn của SVSP trong việc thích ứng với nội dung
TTSP.
74
11
Bảng 2.11: Mức độ thích ứng với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của
SVSP.
76
12
Bảng 2.12: Những khó khăn của SVSP trong việc thích ứng với việc
rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.
78
13
Bảng 2.13: Mức độ thích ứng với các điều kiện phương tiện của
SVSP.
80
14
Bảng 2.14: Những khó khăn của SVSP trong việc thích ứng với các
điều kiện phương tiện TTSP.
82
15 Bảng 2.15: Mức độ thích ứng với các mối quan hệ trong đợt TTSP. 84
16
Bảng 2.16: Những khó khăn của SVSP trong việc thích ứng với các
mối quan hệ trong đợt TTSP.
85
17 Bảng 2.17: Các mặt biểu hiện TUNN của SVSP. 87
18
Bảng 2.18: Mức độ giải quyết vấn đề trong TTSP thông qua tình huống giả
định của SVSP.
88
19 Bảng 2.19: Mức độ TUNN của SVSP theo chuyên ngành. 95
20 Bảng 2.20: Mức độ TUNN của SVSP theo công việc làm thêm. 96
21 Bảng 2.21: Mối tương quan giữa mức độ TUNN và KQHT của SVSP. 97
22
Bảng 2.22: Kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng TUNN của
SVSP trường Đại học Quy Nhơn.
99
23
Bảng 2.23: Đánh giá của SV, GV và GVHD về những nguyên khiến
SVSP chưa thực sự thích ứng với hoạt động nghề nghiệp trong quá
trình TTSP.
101
24
Bảng 3.1: Khả năng TUNN trong TTSP thể hiện ở “tâm thế nghề
nghiệp” của SVSP trước và sau thực nghiệm.
115
25
Bảng 3.2: Kiểm định T -Test kết quả khả năng TUNN trong TTSP thể
hiện ở “tâm thế nghề nghiệp” của SVSP trước và sau thực nghiệm
116
26
Bảng 3.3: Mức độ sẵn sàng với hoạt động TTSP của SVSP trước và sau
thực nghiệm.
116
27
Bảng 3.4 Kết quả tâm trạng của SVSP trong đợt TTSP trước và sau
thực nghiệm.
117
28
Bảng 3.5. Kiểm định T- Test kết quả tâm trạng của SVSP trong đợt
TTSP trước và sau thực nghiệm.
118
29
Bảng 3.6: Kết quả nhận thức của SVSP về khả năng TUNN trong
TTSP trước và sau thực nghiệm.
121
30
Bảng 3.7: Kiểm định T - Test kết quả nhận thức của SVSP về khả
năng TUNN trong TTSP trước và sau thực nghiệm.
122
31
Bảng 3.8: Kết quả biểu hiện của khả năng TUNN trong TTSP trước và sau
thực nghiệm.
123
32
Bảng 3.9: Kiểm định T - Test kết quả biểu hiện của khả năng TUNN
trong TTSP trước và sau thực nghiệm.
124
33
Bảng 3.10: Kết quả mức độ giải quyết vấn đề trong TTSP thông qua
tình huống giả định của SVSP trước và sau thực nghiệm.
124
34
Bảng 3.11: Kiểm định T - Test kết quả mức độ giải quyết vấn đề trong
TTSP thông qua tình huống giả định của SVSP trước và sau thực
nghiệm.
125
35
Bảng 3.12: Kết quả khả năng TUNN của SVSP trong TTSP trước và sau
thực nghiệm.
126
36
Bảng 3.13: Kiểm định T - Test kết quả khả năng TUNN của SVSP
trong TTSP trước và sau thực nghiệm.
126
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT TÊN BIỂU ĐỒ TRANG
1
Biểu đồ 2.1: Đánh giá chung nhận thức của SVSP về khả năng TUNN
trong TTSP.
68
2
Biểu đồ 2.2: Mức độ giải quyết vấn đề trong TTSP thông qua 5 tình
huống giả định.
88
3
Biểu đồ 2.3: Kết quả giải quyết tình huống thích ứng với điều kiện
phương tiện.
89
4
Biểu đồ 2.4: Kết quả giải quyết tình huống thích ứng với các mối quan hệ
trong đợt TTSP.
90
5
Biểu đồ 2.5: Kết quả giải quyết tình huống thích ứng với kỹ năng
nghề nghiệp.
91
6
Biểu đồ 2.6: Kết quả giải quyết tình huống thích ứng với nội dung
TTSP.
92
7
Biểu đồ 2.7: Kết quả giải quyết tình huống thích ứng với tâm thế
nghề nghiệp.
93
8
Biểu đồ 2.8: Đánh giá chung kết quả khả năng TUNN của SVSP
trong TTSP.
94
9
Biểu đồ 3.1. Mức độ sẵn sàng với hoạt động TTSP của SVSP trước và
sau thực nghiệm.
117
10
Biểu đồ 3.2: Kết quả tâm trạng của SVSP trong đợt TTSP trước và sau
thực nghiệm.
118
11
Biểu đồ 3.3. Những khó khăn của SVSP trong TTSP trước và sau
thực nghiệm.
119
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, chất lượng
nguồn nhân lực là lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia và là động lực chủ yếu đảm bảo
sự phát triển bền vững của mỗi nước. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011 -
2020 đã chỉ rõ: “Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển
xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Do vậy cần “giáo dục con người Việt
Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mỹ, phát triển được
năng lực của cá nhân, đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp,
năng động, sáng tạo, trong đó “đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ
trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực
tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế” [63].
Khả năng thích ứng là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao cho xã hội. Trong cuộc sống, con người có khả năng thích ứng sẽ
dễ dàng hòa nhập với môi trường và đáp ứng nhanh những tác động tích cực và tiêu
cực từ môi trường. Trong đào tạo nghề nghiệp tại các trường Đại học - Cao đẳng, khả
năng TUNN lại càng quan trọng hơn, nhất là đối với SVSP. SVSP chính là thế hệ
người giáo viên - những người sẽ quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo trong
tương lai. Vì thế SVSP cần được quan tâm phát triển khả năng TUNN. Khả năng
TUNN giúp SVSP nhanh chóng tiếp thu các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp;
tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc lĩnh hội tay nghề. Khi ra trường, SVSP bớt
bỡ ngỡ với công việc, nhanh chóng hòa nhập để thực hiện hoạt động nghề nghiệp có
chất lượng và hiệu quả cao.
Trong chương trình đào tạo giáo viên có trình độ Đại học, TTSP chính là môi
trường thuận lợi giúp SVSP chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp của mình. Đây là giai
đoạn khả năng TUNN của SVSP được thể hiện rõ ràng nhất, vì trong hoạt động TTSP,
SVSP có cơ hội được thử sức mình với vai trò mới - người giáo viên, vận dụng những
tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã học để tiến hành hoạt động giảng dạy, giáo dục có hiệu
2
quả. Chính vì vậy TTSP được các nhà giáo dục gọi là hình thức “rút ngắn khoảng cách
giữa nhà trường và xã hội”, tạo điều kiện để SVSP thâm nhập môi trường thực tế học
hỏi kiến thức chuyên môn, thực hành nghề nghiệp, từ đó nâng cao khả năng TUNN.
Trường Đại học Quy Nhơn là một trường Đại học đa ngành thuộc khu vực
Miền Trung Tây Nguyên, ước tính mỗi năm có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp phục vụ
nhu cầu lao động cho khu vực và trên cả nước, trong đó có hơn một nữa là SVSP.
SVSP năm thứ 4 ở tất cả các chuyên ngành đào tạo đều phải tham gia TTSP, do đó
không tránh khỏi sự bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra cách thức phù hợp
để đáp ứng yêu cầu của hoạt động TTSP. Vì vậy để hoạt động TTSP có kết quả, SVSP
phải có khả năng thích ứng với những đặc điểm, điều kiện mới của hoạt động TTSP.
Ngược lại, sinh viên dễ rơi vào trạng thái thụ động, chán nản và không hoàn thành tốt
được đợt TTSP theo yêu cầu của nhà trường.
Xuất phát từ những lý do đó, đề tài nghiên cứu “Khả năng TUNN của SVSP
tại Đại học Quy Nhơn trong TTSP” được thực hiện.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng khả năng TUNN của SVSP tại Đại học Quy Nhơn trong
TTSP, trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng TUNN cho
SVSP tại Đại học Quy Nhơn trong TTSP.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khả năng TUNN của SVSP tại Đại học Quy Nhơn trong TTSP.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu chính là SVSP năm thứ 4 trường Đại học Quy Nhơn.
Khách thể nghiên cứu bổ trợ là các GV trường Đại học Quy Nhơn, các GVHD
SVSP tại các cơ sở thực tập.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Khả năng TUNN của SVSP trường Đại học Quy Nhơn trong TTSP chỉ ở mức
trung bình là chủ yếu. Nếu có một số biện pháp tác động cho SVSP như: đa dạng hóa
các hình thức tổ chức trong hoạt động TTSP, phối hợp chặt chẽ giữa GV trường sư
phạm với các GVHD trong việc giáo dục nghề nghiệp cho SVSP, phát triển năng lực
3
tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, thì có thể nâng cao khả
năng TUNN cho SVSP.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: khả năng, khả năng thích
ứng, nghề nghiệp, khả năng TUNN, khả năng TUNN của SVSP,
5.2. Xác định thực trạng khả năng TUNN của SVSP tại Đại học Quy Nhơn trong
TTSP.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng TUNN của SVSP tại Đại học
Quy Nhơn.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu mức độ của khả năng TUNN của SVSP tại Đại học
Quy Nhơn trong TTSP.
Đề tài nghiên cứu khả năng TUNN trong TTSP tập trung chủ yếu ở TTSP đợt 2.
6.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể chính: SVSP năm thứ 4 thuộc hai ngành Giáo dục Tiểu học và Giáo
dục Mầm non trường Đại học Quy Nhơn.
Khách thể bổ trợ: GV tại Đại học Quy Nhơn và GVHD thực tập tại các cơ sở
thực tập.
6.3. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu khả năng TUNN trong TTSP tại 6 trường Tiểu học và
Mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định - nơi các SVSP thuộc
Khoa Giáo dục Tiểu học & Mầm non đã và đang TTSP. Cụ thể:
+ Tiểu học Nguyễn Văn Cừ
+ Tiểu học Ngô Mây
+ Tiểu học Quang Trung
+ Mầm non Quy Nhơn
+ Mẫu giáo Hương Sen
+ Mầm non 2/9.
4
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu đề tài
7.1.1. Quan điểm lịch sử
Khả năng TUNN của SVSP được phân tích dưới quan điểm lịch sử. Đề tài
nghiên cứu tại một thời điểm lịch sử nhất định với khách thể nhất định do vậy kết quả
nghiên cứu của khả năng TUNN là kết quả ngay tại thời điểm được nghiên cứu trong
đề tài với chính khách thể đã được xác lập.
7.1.2. Quan điểm hệ thống cấu trúc
Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
Các khâu xây dựng bảng hỏi, bình luận thực trạng được tiến hành trên cấu trúc đã xác
lập. Các biện pháp nâng cao khả năng TUNN được nghiên cứu trong mối liên hệ chặt
chẽ với nhau, không có biện pháp nào hoàn toàn biệt lập mà chúng nằm trong một
chỉnh thể thống nhất.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Khả năng TUNN của sinh viên nói chung, SVSP nói riêng là một vấn đề đang
được quan tâm. Hiện nay báo chí và các phương tiện truyền thông luôn đề cập đến vấn
đề SVSP ra trường không thể làm tốt nghề được đào tạo, thiếu kỹ năng sư phạm, thiếu
phẩm chất nhân cách nghề nghiệp dẫn đến những tác hại xấu như chất lượng giáo dục
đào tạo kém chất lượng, suy thoái nhân cách đạo đức người giáo viên. Vì vậy, việc tìm
hiểu khả năng TUNN, đề xuất biện pháp nâng cao khả năng TUNN cho sinh viên đáp
ứng với yêu cầu thực tiễn của xã hội.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Mục đích
Xây dựng đề cương nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài; lựa chọn phương
pháp làm cơ sở cho việc tiến hành khảo sát thực trạng khả năng TUNN của SVSP tại
Đại học Quy Nhơn trong TTSP.
- Nội dung
Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến thích ứng, khả năng, khả
5
năng thích ứng, khả năng TUNN, biểu hiện của khả năng TUNN của SVSP,
- Cách thức nghiên cứu
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa lý thuyết để làm rõ cơ sở lý
luận của vấn đề nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích
Khảo sát mức độ của khả năng TUNN của SVSP; thu thập thông tin của GV và
GVHD TTSP về việc đánh giá mức độ của khả năng TUNN của SVSP, tìm hiểu các
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng TUNN của SVSP cũng như những biện pháp đề xuất
nhằm nâng cao khả năng TUNN cho SVSP.
- Nội dung
Xây dựng phiếu điều tra bằng bảng hỏi với SVSP, GV trường Đại học Quy
Nhơn và GVHD thực tập tại các cơ sở TTSP.
- Cách thức nghiên cứu
Tổ chức điều tra thử bằng bảng thăm dò trước khi thiết kế bảng hỏi và quy trình
thực hiện cụ thể cho việc điều tra chính t