Luận văn Khắc phục thất bại của thị trường nhằm xây dựng thị trường hiệu quả nói chung và thị trường vốn hiệu quả nói riêng

Nổlực của Chính phủcác nước trên thếgiới đều nhằm thúc đẩy sựphát triển kinh tế, đem lại sựthỏa mãn cao nhất nhu cầu cho con người đang sống trong quốc gia đó. Sựphát triển vềkinh tếxã hội của một quốc gia không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của toàn cầu. Vì vậy, việc hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tếxã hội của một quốc gia luôn gắn liền với việc mởcửa hội nhập với nền kinh tếthếgiới. Đểcó thể theo kịp, đứng vững và tận dụng cơhội trong quá trình hội nhập, mỗi quốc gia đều phải dần dần hoàn thiện các khiếm khuyết thịtrường của mình bằng những cải tổ, điều chỉnh khác nhau phù hợp với điều kiện của quốc gia đó. Việt Nam, một đất nước mà trong những năm qua với những nổlực không ngừng của toàn Đảng, toàn dân trong việc khôi phục và phát triển kinh tếxã hội, đã là tâm điểm của không ít các nhà đầu tưtừcác quốc gia trên thếgiới. Thếnhưng những thành tựu mà Việt Nam đạt được chỉmới là những bước đầu tiên của quá trình phát triển. Thời điểm hiện nay chính là lúc mà Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khi gia nhập kinh tếthếgiới. Vẫn còn tồn tại nhiều khuyết tật thịtrường mà Chính Phủ Việt Nam cần phải giải quyết nhằm tiến tới xây dựng một nền kinh tếthịtrường, một thịtrường hiệu quả- thịtrường mà ở đó nhu cầu của con người được thỏa mãn ngày càng cao, phúc lợi xã hội tối đa, nguồn lực được phân bổmột cách hiệu quả . Với những kiến thức đã được các giảng viên tận tình truyền đạt trong suốt những năm ngồi ởghếnhà trường và thực tếvềnền kinh tếxã hội của Việt Nam, tôi chọn nghiên cứu đềtài “Khắc phục thất bại của thịtrường – tiến tới xây dựng thị trường hiệu quả ởViệt Nam ” với mong muốn đóng góp phần nhỏnhoi vào sựnghiệp phát triển kinh tếxã hội của nước nhà.

pdf73 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5008 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khắc phục thất bại của thị trường nhằm xây dựng thị trường hiệu quả nói chung và thị trường vốn hiệu quả nói riêng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ đồ thị Mở đầu .........................................................................................................................1 Chương 1: Lý luận về thị trường hiệu quả và những thất bại của thị trường ..............4 1.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo...........................................................................4 1.1.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì? ..........................................................4 1.1.2 Tại sao thị trường cạnh tranh hoàn hảo lại hiệu quả? ...................................4 1.2 Một số khuyết tật của thị trường và tác động của nó đến nền kinh tế của một quốc gia.................................................................................................................................8 1.2.1 Độc quyền ....................................................................................................8 1.2.1.1 Định nghĩa ...........................................................................................8 1.2.1.2 Tác động của độc quyền đến nền kinh tế ...........................................8 1.2.1.3 Chi phí xã hội của sức mạnh độc quyền ..............................................8 1.2.2 Các ngoại ứng............................................................................................10 1.2.2.1Các ngoại ứng tiêu cực và tính phi hiệu quả ......................................10 1.2.3 Bất cân xứng thông tin ..............................................................................12 1.2.3.1 Thông tin là gì ?..................................................................................12 1.2.3.2 Tầm quan trọng của thông tin đối với các quyết định của nhà đầu tư 13 1.3 Thị trường hiệu quả ..........................................................................................14 1.3.1 Thị trường hiệu quả là gì? ..........................................................................14 1.3.2 Ba hình thức của thị trường hiệu quả .......................................................16 1 1.3.3 Vai trò của thị trường hiệu quả đối với nền kinh tế ..................................16 1.4 Thị trường chứng khoán ....................................................................................17 1.4.1 Khái niệm ...................................................................................................17 1.4.2 Cơ chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán ..............................17 1.4.2.1 Các cơ quan quản lý của chính phủ ....................................................17 1.4.2.2 Các tổ chức tự quản ............................................................................17 1.4.3 Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán .................................18 1.4.4 Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán.....................................19 1.4.4.1 Chức năng của thị trường chứng khoán.............................................19 1.4.4.2 Vai trò của thị trường chứng khoán...................................................19 Chương 2: Thất bại thị trường ở Việt Nam hiện nay.................................................22 2.1 Thất bại của thị trường Việt Nam .......................................................................22 2.1.1 Sơ lược về nền kinh tế Việt Nam ................................................................22 2.1.2 Đánh giá quốc tế về nền kinh tế Việt Nam ................................................23 2.1.3 Một số thất bại thị trường ở Việt Nam .......................................................24 2.1.3.1 Độc quyền ..........................................................................................24 2.1.3.2 : Các ngoại ứng tiêu cực ....................................................................26 2.1.3.3: Thông tin bất cân xứng......................................................................27 2.2 Thất bại của thị trường và sự phát triển của thị trường chứng khoán..................28 2.2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam .......................................28 2.2.2 Thất bại của thị trường trên thị trường chứng khoán..................................29 2.2.2.1 Tác động của bất cân xứng thông tin đến thị trường chứng khoán Việt Nam............................................................................................................................29 2.2.2.2 Đánh giá thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam................30 2.2.2.2.1 Các kênh thông tin thị trường chứng khoán ở Việt Nam...........30 2.2.2.2.2 Chất lượng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...31 2.2.2.2.3 Khâu tổ chức quản lý của các tổ chức công bố thông tin ..........33 2 2.2.2.3 Biểu hiện bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam ....................................................................................................................................33 Chương 3 : Khắc phục bất hòan hảo của thị trường nhằm xây dựng thị trường hiệu quả nói chung và thị trường vốn hiệu quả nói riêng ................................................40 3.1 Xây dựng thị trường hiệu quả..............................................................................40 3.2 Khắc phục tình trạng bất cân xứng thông tin và xây dựng thị trường vốn hiệu quả ....................................................................................................................................42 3.2.1 Sự cần thiết phải xây dựng thị trường vốn hiệu quả ...................................42 3.2.2 Một số giải pháp xây dựng thị trường vốn hiệu quả ở Việt Nam ..............43 3.2.2.1 Chất lượng thông tin ..........................................................................43 3.2.2.2 Thời gian và cách thức công bố thông tin .........................................47 3.2.2.3 Giải quyết vấn đề nội gián trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...50 Kết luận......................................................................................................................54 Tài liệu tham khảo .....................................................................................................56 Phụ lục .......................................................................................................................58 3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT APEC (The Asia – Pacific Economic Cooperation) : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương. GDP (Gross Domestic Product) : Tổng sản phẩm quốc nội. WTO(World Trade Organization) : Tổ chức thương mại thế giới. FDI( Foreign Direct Investment) : Đầu tư trực tiếp nước ngoài. WEF(World Economic Forum) : Diễn đàn kinh tế thế giới. FII(Foreign indirect Investment): Đầu tư gián tiếp nước ngoài. UBCKNN : Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước. TTCK : Thị Trường Chứng Khoán. TTGDCK : Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1. Bảng 2.1: Tình hình niêm yết từ năm 2000 đến hết 31/12/2006....................28 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 1 Hình 1.1 : Cân bằng cung cầu thị trường .........................................................4 2. Hình 1.2 : Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.......................................6 3. Hình 1.3 : Sự thay đổi của thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất do kiểm soát ..........................................................................................................................6 4. Hình 1.4 : Tác động của kiểm soát giá khi cầu không co giãn.........................8 5. Hình 1.5 : Phần mất không do sức mạnh độc quyền ........................................9 6. Hình 1.6 : Chi phí ngoại sinh..........................................................................11 5 MỞ ĐẦU Y@Z Tính cấp thiết của đề tài: Nổ lực của Chính phủ các nước trên thế giới đều nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đem lại sự thỏa mãn cao nhất nhu cầu cho con người đang sống trong quốc gia đó. Sự phát triển về kinh tế xã hội của một quốc gia không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của toàn cầu. Vì vậy, việc hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia luôn gắn liền với việc mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới. Để có thể theo kịp, đứng vững và tận dụng cơ hội trong quá trình hội nhập, mỗi quốc gia đều phải dần dần hoàn thiện các khiếm khuyết thị trường của mình bằng những cải tổ, điều chỉnh khác nhau phù hợp với điều kiện của quốc gia đó. Việt Nam, một đất nước mà trong những năm qua với những nổ lực không ngừng của toàn Đảng, toàn dân trong việc khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, đã là tâm điểm của không ít các nhà đầu tư từ các quốc gia trên thế giới. Thế nhưng những thành tựu mà Việt Nam đạt được chỉ mới là những bước đầu tiên của quá trình phát triển. Thời điểm hiện nay chính là lúc mà Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khi gia nhập kinh tế thế giới. Vẫn còn tồn tại nhiều khuyết tật thị trường mà Chính Phủ Việt Nam cần phải giải quyết nhằm tiến tới xây dựng một nền kinh tế thị trường, một thị trường hiệu quả - thị trường mà ở đó nhu cầu của con người được thỏa mãn ngày càng cao, phúc lợi xã hội tối đa, nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả…. Với những kiến thức đã được các giảng viên tận tình truyền đạt trong suốt những năm ngồi ở ghế nhà trường và thực tế về nền kinh tế xã hội của Việt Nam, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Khắc phục thất bại của thị trường – tiến tới xây dựng thị trường hiệu quả ở Việt Nam ” với mong muốn đóng góp phần nhỏ nhoi vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của nước nhà. 6 Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ mối quan hệ giữa thị trường hoàn hảo và tính hiệu quả của thị trường Tìm hiểu và phân tích các thất bại của thị trường nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng ở Việt Nam. Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những thất bại của thị trường tiến tới xây dựng một thị trường hiệu quả đồng thời đưa ra các đề xuất để có thể tạo tính hiệu quả cho thị trường vốn với mục tiêu phát triển TTCK, tạo kênh thu hút vốn chủ yếu và bền vững cho nền kinh tế. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về thất bại trên thị trường nói chung và thất bại trên thị trường chứng khoán nói riêng. Phạm vi nghiên cứu là thị trường nói chung và thị trường chứng khoán ở Việt Nam trong những năm gần đây. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng phương pháp nghiên cứu phân tích để thấy rõ những thất bại của thị trường – nguyên nhân gây ra tính không hiệu quả cho thị trường – qua đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những thất bại đó và tiến tới xây dựng một thị trường hiệu quả. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Lý thuyết về thị trường hoàn hảo, thị trường hiệu quả đã được các nhà kinh tế nghiên cứu, đưa vào các mô hình toán học nhằm chỉ ra tính phi hiệu quả của thị trường tuy nhiên vẫn chưa được áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam. Đề tài dựa trên những lập luận của các lý thuyết nhằm tìm ra những mấu chốt gây nên tính phi hiệu quả cho thị trường ở Việt Nam từ đó có giải pháp khả thi để khắc phục những điểm yếu này. Những điểm nổi bậc của luận văn Làm rõ mối quan hệ giữa thị trường hoàn hảo và tính hiệu quả của thị trường Xác định, phân tích những yếu tố làm cho thị trường ở Việt Nam phi hiệu quả đó là những thất bại thị trường. 7 Đề xuất những giải pháp khả thi, thiết thực để khắc phục những thất bại đó nhằm xây dựng thị trường hiệu quả nói chung và phát triển thị trường chứng khoán nói riêng. Kết cấu của luận văn Chương 1 : Lý luận về thị trường hiệu quả và những thất bại của thị trường Chương 2 : Thất bại thị trường ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Khắc phục bất hoàn hảo của thị trường nhằm xây dựng thị trường hiệu quả nói chung và thị trường vốn hiệu quả nói riêng. Với rất nhiều cố gắng để có thể áp dụng lý thuyết vào giải quyết vấn đề thực tiễn của thị trường Việt Nam nhưng do trình độ nghiên cứu và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Những ý kiến đóng góp của quý thầy cô luôn là sự bổ sung kiến thức qúy báu cho bản thân tác giả. Tôi xin chân thành cám ơn. 8 CHƯƠNG I : LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ NHỮNG THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG 1.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 1.1.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì? Thị trường là tập hợp những người mua và bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà ở đó có nhiều người bán và người mua một loại hàng hóa nên không một người mua và người bán riêng lẻ nào có thể tác động tới giá của hàng hóa đó được. Giá được xác định bởi các lực lượng cung cầu của thị trường. Các hãng riêng lẻ lấy giá thị trường để quyết định số lượng sản phẩm được sản xuất và bán, người tiêu dùng cũng lấy giá đó để quyết định lượng mua. Giá thị trường trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo được xác định theo sơ đồ sau Hình 1.1 : Cân bằng cung cầu thị trường 1.1.2 Tại sao thị trường cạnh tranh hoàn hảo lại hiệu quả? Số lượng D Po Giá Qo S 9 Trả lời câu hỏi này thông qua việc đánh giá chính sách của chính phủ - thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất. Phương pháp đánh giá là tính toán sự thay đổi của thặng dư tiêu và thặng dư sản xuất do sự can thiệp gây ra. Trong một thị trường không bị điều tiết, người tiêu dùng và người sản xuất mua và bán theo giá hiện hành trên thị trường. Nhưng đối với một số người tiêu dùng thì giá trị của hàng hóa cao hơn giá thị trường và những người này sẽ trả cao hơn cho hàng hóa nếu họ phải trả. Thặng dư tiêu dùng là tổng lợi ích hay giá trị mà người tiêu dùng thu được vượt quá giá mà họ chỉ trả cho hàng hóa. Đối với toàn thể người tiêu dùng, thặng dư tiêu dùng là diện tích phần nằm giữa đường cầu và đường giá thị trường. Bởi vì thặng dư tiêu dùng đo lường tổng lợi ích ròng của người tiêu dùng, chúng ta có thể đo lường phần lợi hoặc khoản thiệt hại đối với người tiêu dùng do can thiệp của chính phủ gây ra bằng cách đo lường sự thay đổi của thặng dư tiêu dùng. Thặng dư sản xuất là một thước đo tương tự đối với các nhà sản xuất. Có vài nhà sản xuất sản xuất ra sản phẩm với mức chi phí đúng bằng giá thị trường. Tuy nhiên các đơn vị hàng hóa khác có thể được sản xuất với chi phí thấp hơn giá thị trường, các đơn vị hàng hóa đó tiếp tục được sản xuất và bán ra cho dù giá thị trường thấp hơn. Do đó, người sản xuất được hưởng một khoản lợi ích thặng dư bán các đơn vị hàng hóa đó. Đối với mỗi đơn vị hàng hóa, khoản thặng dư bằng hiệu giữa giá thị trường mà người sản xuất thu được và chi phí biên để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó. Đối với toàn bộ thị trường, thặng dư sản xuất là phần diện tích nằm phía trên đường cung tới giá thị trường. Đó là phần lợi mà các nhà sản xuất có chi phí thấp được hưởng khi bán theo giá thị trường. Bởi vì thặng dư sản xuất đo lường tổng lợi ích ròng của người sản xuất đó chúng ta có thể đo lường phần lợi và thiệt hại đối với người sản xuất do sự can thiệp của chính phủ bằng cách đo lường sự thay đổi của thặng dư sản xuất. Chú thích Hình 1.2 (dưới) : Người tiêu dùng A sẽ trả 10USD cho hàng hóa mà giá thị trường của nó là 5USD và do đó hưởng một lợi ích là 5 USD. Người tiêu dùng B hưởng lợi ích là 2 USD và người tiêu dùng C đánh giá lợi ích hàng hóa đúng bằng giá 10 thị trường không được hưởng chút lợi ích nào. Thặng dư tiêu dùng để đo lường tổng lợi ích của tất cả người tiêu dùng là phần diện tích có các hình sao nằm giữa đường cầu và giá thị trường. Thặng dư sản xuất đo lường tổng lợi nhuận của các nhà sản xuất và lợi tức của các yếu tố sản xuất. Đó là diện tích nằm giữa đường cung và giá thị trường. Cùng nhau, thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất đo lường ích lợi của thị trường cạnh tranh. Giá Hình 1.2 : Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất Để thấy thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất được sử dụng như thế nào để đánh giá chính sách của chính phủ , xem xét ví dụ về kiểm soát giá của chính phủ. S thặng dư tiêu dùng $10 $7 $5 ng t/dùn ười g A người t/dùng B người t/dùng C Số lượng DTh/dư sản xuất mất không giá S B C po A Pmax D 11 Q1 Q0 Q2 Số lượng Hình 1.3 : Sự thay đổi của thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất do kiểm soát giá : Giá hàng hoá được điều tiết không được cao hơn Pmax giá này thấp hơn giá thị trường P0. Phần lợi của người tiêu dùng là hiệu số giữa hình chữ nhật A và tam giác B. Phần thiệt hại của người sản xuất là tổng của hình chữ nhật A và tam giác C. Hình tam giác B và C cùng nhau đo lường phần mất không do kiểm soát giá Giả sử chính phủ cho rằng Po là quá cao và ra lệnh rằng giá không thể cao hơn một mức giá trần tối đa cho phép ký hiệu là Pmax. Kết quả là tại mức giá thấp hơn này các nhà sản xuất sẽ sản xuất ít đi và cung sẽ là Q1. Mặt khác , tại mức giá thấp này, những người tiêu dùng sẽ đòi hỏi lượng hàng hóa lớn hơn, họ muốn mua 1 lượng Q2. Vậy là cầu vượt quá cung và xuất hiện tình trạng thiếu hụt được gọi là trạng thái thặng dư của cầu. Những nhà sản xuất chịu thiệt hại - họ nhận được giá thấp hơn và một số trong họ rời bỏ ngành sản xuất đã cho. Một số người tiêu dùng đã bị loại khỏi thị trường vì sự kiểm soát giá đó, và lượng bán giảm từ Q0 xuống Q1. Những người tiêu dùng mà vẫn có thể mua được hàng hóa thì mua được ở mức giá thấp và do đó hưởng một sự gia tăng trong thặng dư tiêu dùng, phần gia tăng này được biểu diễn bằng chũ nhật A. Tuy vậy vài người tiêu dùng khác lại không thể mua được hàng hóa. Sự thiệt hại về thặng dư tiêu dùng của họ được biểu diễn bởi tam giác in đậm B. Do vậy sự thay đổi ròng trong thặng dư tiêu dùng sẽ là A-B. Trong hình 1.3 hình chữ nhật A lớn hơn tam giác B do vậy sự thay đổi ròng trong thặng dư tiêu dùng là số dương. Những người sản xuất mà vẫn còn trên thị trường và sản xuất Q1 sẽ nhận được mức giá thấp hơn. Họ bị mất một lượng thặng dư sản xuất bằng hình chữ nhật A. Tuy nhiên , tổng sản lượng cũng giảm. Điều này biểu diễn sự mất mát thêm một phần thặng dư sản xuất bằng tam giác C. Do đó tổng thay đổi trong thặng dư sản xuất là –A-C. Rõ ràng người sản xuất cũng bị thiệt hại do việc kiểm soát giá. 12 Vậy, liệu thiệt hại của người sản xuất có bù đắp được phần lợi ích của người tiêu dùng hay không? Qua sơ đồ và phân tích trên ta thấy kiểm soát giá dẫn đến sự mất mát ròng trong tổng thặng dư, mà ta gọi phần mất mát này là phần mất không. Vì thặng dư tiêu dùng thay đổi là A-B và sự thay đổi của thặng dư sản xuất lá A-C do đó tổng thặng dư thay đổi là (A-B)+(-A-C)= -B-C. Như vậy ta bị mất không một lượng cho bởi hai tam giác B và C. Phần mất không này là do tính không hiệu quả của kiểm soát giá gây ra. Trong trường hợp đường cầu không co dãn, kiểm soát giá có thể dẫn tới mất mát của thặng dư tiêu dùng. Theo hình bên dưới Hình 1.4 : tam giác B (thể hiện sự mất mát trong thặng dư tiêu dùng của những người bị loại khỏi thị trường) lớn hơn hình chữ nhật A ( biểu diễn phần lợi của những người tiêu dùng có thể mua hàng hóa). Ở đây người tiêu dùng đánh giá rất cao giá trị của hàng hoá, do đó những người tiêu dùng bị loại khỏi thị trường bị thiệt hại lớn. A C B Q1 Q2 Số lượng po Pmax giá Hình 1.4 : Tác động của kiểm soát giá khi cầu không co giãn : Nếu cầu không co giãn, tam giác B có thể lớn hơn hình chữ nhật A. Trong trường hợp này, người tiêu dùng bị thiệt hại bởi kiểm soát giá 1.2 Một số khuyết tật của thị trường và tác động của nó đến nền kinh tế của một quốc gia: 1.2.1 Độc quyền 1.2.1.1 Định nghĩa : 13 Độc quyền gồm có 2 loại độc quyền bán và độc quyền mua. Độc quyền bán là thị trường chỉ có một người bán nhưng nhiều người mua. Độc quyền mua là tình huống ngược lại - một thị trường với nhiều người bán song chỉ có một người mua. Độc quyền thuần túy là rất hiếm, phổ biến là
Luận văn liên quan