Ngày nay trên thếgiới du lịch đã và đang trởthành m ột nhu cầu không
thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của người dân. Vì vậy, phát triển du
lịch là hướng đi chiến lược của rất nhiều nước trên thếgiới trong đó có Việt
Nam. Trong những năm qua du lịch Việt Nam măc dù chịu ảnh hưởng lớn của
dịch bệnh SARS (2003), dịch cúm gà (2004-2005) nhưng toàn ngành Du lịch
vẫn giữ đà tăng trưởng: Năm 2004, cảnước đón gần 2,9 triệu lựợt khách quốc
tế, 14 triệu lượt khách nội địa, thu nhập du lịch đạt khoảng 26.000 tỉ đồng.
Năm 2005 là năm cuối cùng thực hiện kếhoạch 5 năm của nhà nước vềphát
triển du lịch, mục tiêu phấn đấu đón hơn 18 triệu lượt khách trong đó 3 triệu
khách quốc tế, hơn 15 triệu khách nội địa, đạt doanh thu 30.000 tỉ đồng.
Trong sựphát triển nhanh chóng của hoạt động du lịch không thểkhông
nhắc đến việc không ngừng khai thác tiềm năng du lịch ởmỗi vùng miền trong
cảnước. Khai thác tiềm năng du lịch huyện Sóc Sơn không nằm ngoài quy luật
ấy. Sóc Sơn là huyện ngoại thành phía bắc của thủ đô Hà Nội, có trung tâm là
thịtrấn huyện lỵSóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 40 km theo quốc lộ3A
Hà Nội- Thái Nguyên, mảnh đất nơi đây không được thiên nhiên ưu đãi nhiều
cho hoạt động phát triển nông nghiệp nhưmột sốhuyện khác: nơi thì trũng, nơi
thì cao, đất đai khô cằn. Nhưng bù lại, Sóc Sơn có hệ thống đồi núi, rừng
thông,sông hồ, đập và nhiều di tích cách mạng, văn hóa, lịch sử đã tạo cho nơi
đây phong cảnh sơn thủy hữu tình, thuận lợi cho phát triển du lịch đặc biệt là du
lịch cuối tuần. Bởi sau m ột tuần làm việc mệt mỏi con người rất cần nghỉngơi
thưgiãn đến những nơi thoáng đạt yên tĩnh để được hòa mình vào thiên nhiên
có được những cảm xúc mới, đểrồi sau 2 ngày nghỉcuối tuần họ được khôi
phục vềmặt thểchất và tinh thần
44 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2458 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khai thác tiềm năng du lịch huyện Sóc Sơn phục vụ du lịch cuối tuần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: Khai thác tiềm năng du lịch huyện
Sóc Sơn phục vụ du lịch cuối tuần.”
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay trên thế giới du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu không
thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của người dân. Vì vậy, phát triển du
lịch là hướng đi chiến lược của rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt
Nam. Trong những năm qua du lịch Việt Nam măc dù chịu ảnh hưởng lớn của
dịch bệnh SARS (2003), dịch cúm gà (2004-2005) nhưng toàn ngành Du lịch
vẫn giữ đà tăng trưởng: Năm 2004, cả nước đón gần 2,9 triệu lựợt khách quốc
tế, 14 triệu lượt khách nội địa, thu nhập du lịch đạt khoảng 26.000 tỉ đồng.
Năm 2005 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch 5 năm của nhà nước về phát
triển du lịch, mục tiêu phấn đấu đón hơn 18 triệu lượt khách trong đó 3 triệu
khách quốc tế, hơn 15 triệu khách nội địa, đạt doanh thu 30.000 tỉ đồng.
Trong sự phát triển nhanh chóng của hoạt động du lịch không thể không
nhắc đến việc không ngừng khai thác tiềm năng du lịch ở mỗi vùng miền trong
cả nước. Khai thác tiềm năng du lịch huyện Sóc Sơn không nằm ngoài quy luật
ấy. Sóc Sơn là huyện ngoại thành phía bắc của thủ đô Hà Nội, có trung tâm là
thị trấn huyện lỵ Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 40 km theo quốc lộ 3A
Hà Nội- Thái Nguyên, mảnh đất nơi đây không được thiên nhiên ưu đãi nhiều
cho hoạt động phát triển nông nghiệp như một số huyện khác: nơi thì trũng, nơi
thì cao, đất đai khô cằn. Nhưng bù lại, Sóc Sơn có hệ thống đồi núi, rừng
thông,sông hồ, đập và nhiều di tích cách mạng, văn hóa, lịch sử đã tạo cho nơi
đây phong cảnh sơn thủy hữu tình, thuận lợi cho phát triển du lịch đặc biệt là du
lịch cuối tuần. Bởi sau một tuần làm việc mệt mỏi con người rất cần nghỉ ngơi
thư giãn đến những nơi thoáng đạt yên tĩnh để được hòa mình vào thiên nhiên
có được những cảm xúc mới, để rồi sau 2 ngày nghỉ cuối tuần họ được khôi
phục về mặt thể chất và tinh thần. Với vị trí giáp ranh với thủ đô Hà Nội và các
3
vùng phụ cận như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên… là một trong những điều kiện thúc
đẩy du lịch cuối tuần ở Sóc Sơn.
Tuy nhiên, hiện nay du lịch Sóc Sơn vẫn chưa được nhiều người biết đến ,
chưa được đầu tư đúng mức với tiềm năng của nó.Theo em nếu được quan tâm
đầu tư thích đáng hơn nữa từ việc quảng bá hình ảnh dulịch Sóc Sơn đến cung
cấp những sản phẩm du lịch đặc thù làm cho du khách thực sự cảm thấy thích
thú để lại ấn tượng sâu sắc và mong muốn khám phá thì Sóc Sơn sẽ là một trong
những đIểm đến hấp dẫn du khách đặc biệt khi tham gia một tour du lịch cuối
tuần.
Vì vậy em quyết định chọn đề tài:
“Khai thác tiềm năng du lịch huyện Sóc Sơn phục vụ du lịch cuối tuần”
2. Mục đích nghiên cứu:
- Đưa ra cơ sở lý luận về du lịch cuối tuần
- Tìm hiểu thực trạng khai thác du lịch cuối tuần ở huyện Sóc Sơn
- Đưa ra một số giảI pháp phát triển du lịch cuối tuần cho huyện Sóc
Sơn.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Tổng hợp và phân tích thông tin, tư liệu từ sách, báo, tạp chí,
internet, luận văn.
- Báo cáo một số số liệu cơ bản của Huyện và quy hoạch phát triển
một số lĩnh vực chủ yếu và các báo cáo khác về du lịch của Huyện.
- Phỏng vấn trực tiếp , sử dụng bảng hỏi, phiếu đIều tra.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: khai thác tiềm năng du lịch cuối tuần
- Phạm vi: chủ yếu ở huyện Sóc Sơn
4
5. Kết cấu đề tài:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch cuối tuần
Chương II: Thực trạng khai thác du lịch cuối tuần ở huyện Sóc Sơn
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cuối tuần ở Huyện
Sóc Sơn
5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CUỐI TUẦN
1. Khái quát chung về du lịch cuối tuần
Các loại hình du lịch
Hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng , tuy nhiên có thể chia thành
một số loại hình du lịch theo các tiêu chí sau:
∗ Theo nhu cầu của khách du lịch:
- Du lịch chữa bệnh
- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí
- Du lịch thể thao
- Du lịch văn hóa
- Du lịch công vụ
- Du lịch tôn giáo
- Du lịch thăm hỏi
∗ Theo phạm vi lãnh thổ
- Du lịch trong nước (nội địa)
- Du lịch quốc tế
∗ Theo vị trí địa lý của các cơ sở du lịch:
- Du lịch nghỉ biển
- Du lịch nghỉ núi
∗ Theo việc sử dụng các phương tiện giao thông
- Du lịch xe đạp
- Du lịch ô tô
- Du lịch máy bay
6
- Du lịch tầu hỏa
∗ Theo thời gian của cuộc hành trình
- Du lịch ngắn ngày: thường vào cuối tuần, đặc biệt ở những nước có
chế độ làm việc 5 ngày/tuần. Loại hình du lịch này thường kéo dài đến 3 ngày
và lưu trú từ 1đến 3 đêm hoặc du lịch trong ngày, ngắn hơn du lịch cuối tuần
thường kéo dài 1 đến 2 ngày .
- Du lịch dài ngày
∗ Theo lứa tuổi
- Du lịch thanh niên: tuổi từ 17 đến 35
- Du lịch thiếu niên: dưới 17
- Du lịch gia đình
∗ Theo hình thức tổ chức
- Du lịch có tổ chức
- Du lịch cá nhân
Khái niệm về du lịch cuối tuần
Với sự phân chia các loại hình du lịch trên, nếu dựa vào thời gian của
cuộc hành trình người ta có thể chia thành du lịch ngắn ngày và du lịch dài ngày
Du lịch ngắn ngày gồm du lịch trong ngày và du lịch cuối tuần trong đó
du lịch ngắn ngày thường được tổ chức vào dịp nghỉ cuối tuần nên được gọi là
du lịch cuối tuần. Như vậy, du lịch cuối tuần là một dạng hoạt động của loại
hình du lịch ngắn ngày.
Nguồn gốc của loại hình này xuất phát từ thú vui của tầng lớp quý tộc
Châu Âu vào thế kỉ XVIII- XIX. Thời kì này một số nước Châu Âu đã tiến hành
công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ. Các gia đình quý tộc, tư sản thành phố
7
đua nhau xây dung các khu nghỉ trong các trang trại ở nông thôn để nghỉ cuối
tuần tại đây.
Hiện nay với chế độ làm việc 5ngày/ tuần đã cho phép người lao động
Việt Nam có thời gian nghỉ ngơi cuối tuần vào thứ bẩy và chủ nhật. Do đó, du
lịch cuối tuần thực chất là những hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ ngơi vào
những ngày nghỉ thường chỉ kéo dài 1- 2 ngày.
Cho đến nay, du lịch cuối tuần ngày càng trở nên phổ biến và trở thành
một nhu cầu thiết yếu đối với người dân, đặc biệt ở các thành phố lớn, các khu
đô thị, khu công nghiệp và các khu đông dân cư bởi ở những nơi này quá trình
đô thị hóa và CNH- HĐH đang diễn ra nhanh chóng kéo theo nó là sự ô nhiễm ,
sức ép dân số và nhịp sống công nghiệp gây căng thẳng thần kinh làm xuất hiện
nhu cầu nghỉ ngơi và đi du lịch ngày càng nhiều. Do vậy, nền văn minh công
nghiệp là nhân tố hình thành nhu cầu du lịch cuối tuần.
Du lịch cuối tuần là hoạt động nhằm nghỉ ngơi, giải trí , phục hồi thể lực,
tinh thần cho con người làm cho cuộc sống thêm phong phú đa dạng, con người
thoát khỏi công việc lao động hàng ngày và thậm chí làm giàu tinh thần cho
chính mình. Khách đi du lịch thường tìm đến những nơi có không khí trong
lành, không gian thoáng đãng để thả hồn mình vào cỏ cây , hoa lá , chim
muông… đó là môi trường đối lập với nơi họ đang sống. ĐIều này thực sự đem
lại cho con người nhiều điều thú vị.
Trong hoạt động du lịch cuối tuần, do có sự hạn chế về mặt thời gian dẫn
đến sự hạn chế về địa bàn du lịch nên hoạt động này thường được tổ chức ở các
vùng ngoại ô thành phố, những nơI có danh lam thắng cảnh đẹp… Và trong khi
đi nghỉ, khách cũng sử dụng các tài nguyên du lịch những dịch vụ và hàng hóa
như các loại hình du lịch khác.
Với tất cả những yếu tố đã được xem xét ở trên, du lịch cuối tuần có thể
được hiểu theo khái niệm sau:
8
“Du lịch cuối tuần là một hoạt động của dân cư các đô thị, thành phố
vào những ngày nghỉ cuối tuần diễn ra ở vùng ngoại ô hoặc phụ cận, nơI có
đIều kiện dễ hòa nhập nhất với thiên nhiên, nhằm nghỉ ngơi, giải trí , phục
hồi sức khỏe, kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn
hóa”
(Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam)
Vai trò và ý nghĩa của du lịch cuối tuần
Du lịch nói chung và du lịch cuối tuần nói riêng đóng vai trò rất quan
trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước, thể hiện ở:
- Bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho nhân dân
Du lịch và nghỉ ngơi tích cực sẽ có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài
tuổi thọ, nâng cao năng suất lao động của con người. Các công trình nghiên cứu
về sinh học khẳng định nhờ vào chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật
củadân cư trung bình giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh
giảm 30%, bệnh tiêu hoá giảm 30% (Nguồn: Báo Sức khoẻ và đời sống )
- Tạo nhiều việc làm cho người lao động (lao động gián tiếp, lao
động trực tiếp)
Theo số liệu thống kê gần đây, trên thế giới cứ 10,7 người lao động thì có
1 người làm trong ngành Du lịch. Đối với du lịch Việt Nam (1995 – 2010) cứ 1
lao động trực tiếp trong ngành Du lịch sẽ tạo ra 2,2 lao động gián tiếp. Điều này
có ý nghĩa lớn khi hiện nay nước ta có một lượng lớn lao động chưa có việc làm.
- Làm thay đổi “bộ mặt” của nơi có hoạt động du lịch
Việc phát triển du lịch trong đó có du lịch cuối tuần chủ yếu khai thác các
tàI nguyên du lịch ở những vùng nông thôn, miền núi… Để khai thác đưa những
tài nguyên này vào sử dụng trong du lịch đòi hỏi phải có đầu tư về mọi mặt như
giao thông, bưu đIện y tế, văn hoắ, xã hội… Do vậy việc phát triển du lịch làm
9
thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội ở những vùng đó, mà cũng vì vậy góp phần giảm
sự tập trung dân cư, căng thẳng ở các trung tâm thành phố.
- Du lịch tạo điêù kiện cho con người được tiếp xúc, gần gũi hiểu
biết lẫn nhau về văn hoá, phong tục, tập quán, tín ngưỡng tạo nên phẩm chất tốt
đẹp và phát triển hài hoà con người.
- Bảo vệ môi trường sinh thái
Du lịch cuối tuần có vai trò quan trọng như vậy là vì hoạt động du lịch
cuối tuần đòi hỏi gần gũi với môi trường thiên nhiên. Chính vì vậy, muốn phát
triển các điểm du lịch cuối tuần cần giáo dục ý thức con người trong việc bảo vệ
thiên nhiên, đồng thời phải có kế hoạch sử dụng hợp lí và khôi phục môi trường
tự nhiên thông qua các biện pháp như trồng rừng, bảo vệ các nguồn nước và các
lưu vực nước, xây dựng các công viên… để tạo ra các điểm du lịch hấp dẫn thu
hút du khách.
Tất cả những việc làm này sẽ góp phần bảo vệ môi trường tạo nên một
môi trường sinh thái bền vững cho sự sống.
- Là hoạt động bổ ích giáo dục đối với tầng lớp thanh thiếu niên
Quả thật du lịch cuối tuần đang là hoạt động thu hút được thanh thiếu niên
học sinh- sinh viên qua đó có thể kết hợp hoạt động này với việc giáo dục cho
họ, thu hút họ vào những hoạt động xã hội bổ ích, giúp họ sử dụng thời gian rỗi
một cách hợp lí hơn. Từ đó góp phần giảm đi những tệ nạn xấu đối với thanh
thiếu niên, cho gia đình và xã hội.
- Du lịch cuối tuần mang tính nhịp đIều rõ rệt. Vì nó chỉ thu hút
khách vào những ngày cuối tuần. ở những nước làm việc 5 ngày/tuần, số ngày
nghỉ cuối tuần chiếm 80% số ngày nghỉ cả năm, còn thời gian nghỉ dài ngày chỉ
chiếm 15 – 20% mà thôi. Mặt khác, chi phí cho chuyến đi cuối tuần của người
dân trong 1 năm ở nhiều nước trên thế giới thường lớn gấp chục lần so với chi
phí cho chuyến đi dài ngày. Du lịch cuối tuần tuy chỉ là hoạt động du lịch ngắn
10
ngày nhưng trong cấu trúc của toàn ngành Du lịch ở nhiều nước thì du lịch cuối
tuần thường chiếm tỉ trọng khá lớn. Chính vì vậy mà ý nghĩa của nó càng lớn
trong đời sống xã hội và kinh tế của đất nước và việc cần nghiên cứu loại hình
du lịch cuối tuần là điều quan trọng.
Các đối tượng đi du lịch cuối tuần
∗ Theo lứa tuổi
- Thanh thiếu niên: có thể tổ chức đi theo đoàn hoặc cá nhân.
- Người có tuổi
- Người trung niên: người đang đi làm, có khả năng chi trả, có nhu
cầu du lịch nghỉ ngơi, giải trí…
∗ Gia đình: đi nghỉ cả gia đình.
2. Các nhân tố hình thành nhu cầu du lịch cuối tuần
Sự phát triển của nền kinh tế và đIều kiện kinh tế – xã hội của
dân cư
Sự phát triển của nền kinh tế xã hội đóng vai trò tối quan trọng làm xuất
hiện nhu cầu du lịch và biến những nhu cầu đó thành hiện thực. Thực tế cho thấy
ở các nước có nền kinh tế phát triển, nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch rất đa dạng,
ngược lại ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
còn hạn chế.
Sự phát triển của du lịch bị chi phối bởi nền sản xuất xã hội. Để nhu cầu
du lịch của con người được đáp ứng đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng tương ứng như
mạng lưới đường sá, phương tiện giao thông, khách sạn, nhà hàng… Nền sản
xuất xã hội phát triển tạo đIều kiện cho các nhân tố khác ra đời nhu cầu nghỉ
ngơi, giải trí, mức sống, mức thu nhập, thời gian rỗi rãi.
Trong nền sản xuất nói chung, hoạt động của một số ngành như công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông đóng vai trò quan
11
trọng để phát triển du lịch. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đem đến những
tiến bộ, công nghệ mới thúc đẩy quá trình CNH – HĐH là tiền đề cho sự phát
triển du lịch, ngành nông nghiệp phát triển đáp ứng nhu cầu ăn uống cho du
khách thậm chí đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu thưởng thức văn hoá ẩm
thực tại nơI du lịch. Mạng lưới giao thông góp phần ngày càng hoàn thiện là yếu
tố cho sự phát triển nhanh chóng của du lịch bởi nó giúp con người đi tới mọi
nơi mình muốn một cách nhanh chóng thuận tiện. Giúp du khách có thêm nhiều
thời gian nghỉ ngơi du lịch. Bưu chính viến thông hiện nay ở nước ta đã và đang
được đánh giá cao trọng khu vực không chỉ giúp các nhà kinh doanh du lịch mà
còn giúp du khách cập nhật thông tin, đặt tour dễ dàng…
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì dân cư và đIều kiện kinh tế xã
hội của dân cư có tác động quan trọng với hoạt động du lịch. Bởi dân cư là lực
lượng sản xuất quan trọng của xã hội, bên cạnh lao động tạo ra của cải vật chất
cho xã hội thì dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi, theo Mc. INTOSH “dân số hôm
nay xác định thị trường du lịch”. Tuy nhiên không chỉ có số dân mà chính đặc
điểm kinh tế xã hội của người dân như độ tuổi, thu nhập, giáo dục, nghề nghiệp
mới là những yếu tố có liên quan mật thiết tới du lịch. Điều kiện sống của nhân
dân là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch bởi đời sống nhân dân cao nghĩa là
thu nhập tăng thì nhu cầu và khả năng chi trả cao cho du lịch cũng tăng lên.
Thời gian rỗi
Du lịch không thể phát triển được nếu con người không có thời gian rỗi.
Thời gian rỗi là đIều kiện cần thiết cho con người tham gia vào các hoạt động du
lịch.
Thông thường quỹ thời gian được chia làm 2 phần: Thời gian làm việc và
thời gian ngoài giờ làm việc.
Thời gian rỗi là 1 phần thời gian ngoàI giờ làm việc và trong đó diễn ra
các hoạt động nhằm phục hồi và phát triển thể lực, trí tuệ và tinh thần của con
người. Chính vì thế, xu hướng hiện nay là giảm bớt thời gian làm việc, tăng thời
12
gian nhàn rỗi đây là điều kiện thuận lợi để con người được nghỉ ngơi, thúc đẩy
du lịch phát triển trong đó có du lịch cuối tuần.
Quá trình đô thị hoá và sức ép môi trường
Quá trình đô thị hoá hình thành nên lối sống thành thị. Bên cạnh những
đóng góp to lớn trong việc cải thiện điều kiện sống cho nhân dân cả về phương
diện vật chất và tinh thần thì đô thị hoá dẫn tới sự thay đổi về đIều kiện tự nhiên
môi trường tự nhiên xung quanh con người… làm ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ
con người.
Để giảm bớt tác hại của quá trình đô thị hoá và sức ép môi trường , con
người tìm đến với du lịch . Ngoài những chuyến đi dài ngày, vào những ngày
nghỉ cuối tuần họ có nhu cầu thay đổi không khí và sống thoải mái giữa thiên
nhiên. Chính nhu cầu này làm xuất hiện và thúc đẩy quá trình phát triển của loại
hình du lịch cuối tuần.
3. Các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch cuối tuần
Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sản phẩm du
lịch. Số lượng tài nguyên, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài
nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển
của 1 vùng du lịch hay một quốc gia. Tài nguyên du lịch bao gồm cảnh quan
thiên nhiên và cảnh quan nhân văn có thể sử dụng cho phục vụ du lịch và thoả
mãn nhu cầu nghỉ ngơi của con người.
Du lịch cuối tuần phục vụ rất nhiều đối tượng khác nhau mà mỗi thành
phần này có sở thích du lịch khác nhau trong những ngày nghỉ cuối tuần từ chữa
bệnh đến bồi dưỡng sức khoẻ, vui chơi, giải trí, tham quan… Vì vậy du lịch cuối
tuần cũng đòi hỏi nguồn tài nguyền phong phú và đa dạng, môi trường tự nhiên
khóang đạt, có cảnh quan đẹp, có nơi vui chơi giải trí… Như vậy, nguồn tài
13
nguyên phù hợp hơn cả cho phát triển du lịch cuối tuần là tài nguyên du lịch tự
nhiên.
3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
∗ Địa hình
Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của quá trình địa chất lâu
dài . Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng nhất là đặc điểm hình thái địa
hình . Chính là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng đặc biệt của địa
hình có sức hấp dẫn khai thác cho du lịch.
Các đơn vị hình thái chính của địa hình là núi, đồi, đồng bằng, khách du
lịch thường thích những nơi có phong cảnh đẹp, đa dạng và những vùng đồi núi.
Đối với du lịch cuối tuần có thể thích hợp ở cả những nơi có địa hình bằng
phẳng, bãi cỏ rộng thuận tiện cho việc cắm trại hay các hoạt động thể thao, vui
chơi khác.
Địa hình vùng đồi thường tạo ra không gian thoáng đãng mát mẻ. Do sự
phân cách địa hình nên có tác động mạnh đến tâm lí khách du lịch dã ngoại,
thích hợp với các loại hình cắm trại, tham quan.
Địa hình miền núi có ý nghĩa lớn đối với du lịch đặc biệt là các khu vực
thuận lợi cho việc tổ chức du lịch thể thao, nghỉ dưỡng. địa hình vùng núi cùng
với khí hậu và hệ động thực vật tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp có khả năng
tổ chức loại hình du lịch ngắn ngày cũng như dàI ngày.
Ngoài ra các kiểu địa hình đặc biệt như địa hình đá vôi và địa hình bờ
biển có giá trị lớn đối với du lịch. Một trong những kiểu địa hình đá vôi được du
khách quan tâm nhất là hệ thống các hang động KARST và các kiểu địa hình
ven bờ biển, sông hồ có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Với kiểu địa hình
này có thể khai thác với nhiều mục đích khác nhau như tham quan du lịch
chuyên đề, nghỉ ngơi an dưỡng, tắm biển, thể thao dưới nước… Trên phạm vi
thế giới, loại hình du lịch khách thường quan tâm nhất là du lịch nghỉ biển.
14
∗ Khí hậu:
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt
động du lịch. Trong các chỉ tiêu khí hậu, đáng chú ý là chỉ tiêu về nhiệt độ và độ
ẩm không khí. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như gió, mưa, thành phần lí hoá
của không khí, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết
đặc biệt khác.
Hoạt động du lịch chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính mùa vụ mà nhân tố
chính tác động đến tính mùa vụ là khí hậu.
Mùa du lịch cả năm thích hợp với du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng
hoặc du lịch trên núi. Còn với các loại hình du lịch khác thì phụ thuộc vào khí
hậu rất lớn. Ví dụ mùa hè có thể phát triển những loại hình du lịch như: du lịch
biển, du lịch núi, đồi, đồng bằng… Khả năng du lịch ngoài trời về mùa hè rất
phong phú và đa dạng mà du lịch cuối tuần rất thích hợp với loại hoạt động du
lịch ngoài trời.
Khi con người phải sống trong bầu không khí ngột ngạt, ô nhiễm của công
việc và môi trường rất cần đi đến những nơi có khí hậu mát mẻ trong lành. Do
vậy hoạt động du lịch cuối tuần sẽ càng có khả năng thu hút khách hơn.
∗ Tài nguyên nước
Đối với hoạt động du lịch, thuỷ văn được xem như một dạng tài nguyên
quan trọng. Nhiều loại hình du lịch gắn bó với đối tượng nước như thể thao
nước, nghỉ biển…
Nước là nguồn cung cấp cần thiết cho đời sống con người nói chung và
khách du lịch nói riêng để uống, sinh hoạt hàng ngày.
Trong các nguồn tài nguyên nước cần phải nói đến nguồn tài nguyên nước
khoáng có giá trị an dưỡng và chữa bệnh, thuận lợi cho phát triển du lịch chữa
bệnh.
15
Đối với du lịch cuối tuần, các vùng ven sông hồ, các bãi biển gần thành
phố là nguồn tài nguyên có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Những ao hồ có cá thả sẽ là
điều kiện để phát triển loại hình câu cá- thú vui thích hợp với nhiều lứa tuổi.
∗ Động thực vật
Động thực vật là tài nguyên có ảnh hưởng lớn đến hoạ