Luận văn Khảo nghiệm đặc tính nông học, năng suất, phẩm chất của15 giống lúa quốc gia A2 tại trại giống Bình Đức - An Giang vụ đông xuân 2004 -2005

Lúa là cây trồng quan trọng cho hơn một nửa số dân trên thế giới và là loại cây cung cấp lương thực quan trọng cho nhất trong bữa ăn hàng ngày của hàng triệu người. Việt Nam là một nước nông nghiệp, có hơn 50% thu nhập quốc dân là do nông nghiệp tạo ra. Trong đó, cây lúa là cây trồng quan trọng và có vai trò chiến lược trong nền kinh tế nước ta. Cây lúa không chỉ giải quyết vấn đề lương thực hàng ngày cho nhân dân mà còn là nguồn xuất khẩu quan trọng thu nhập ngoại tệ, là nền tảng để xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp. Diện tích trồng lúa của cả nước khoảng 5,6 triệu ha, trong đó Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm 2,3 triệu ha. Thêm vào đó, trồng lúa là một nghề cổ truyền của hơn 80% dân số nước ta. An Giang là một tỉnh trọng điểm sản xuất lúa gạo của khu vực ĐBSCL, nơi có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây lúa, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 3.000.000 tấn/năm đứng hàng đầu trong vùng ĐBSCL với các giống lúa cao sản ngắn ngày chất lượng cao chiếm khoảng 90%. Những năm qua, tình hình dân số trên thế giới ngày càng gia tăng nhanh, ngoài việc áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất cũng như tăng diện tích gieo trồng để làm tăng năng suất và sản lượng lúa, các nhà khoa học trong và ngoài nước không ngừng nghiên cứu đểtìmranhững giống lúamớicó năng suấtcao, phẩmchất tốt, đáp ứng nhu cầu lương thựcngày càng tăng cho toàn xãhội. Mặt khác, do tình hình thâm canh tăng vụ như hiện nay tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, rất có khả năng bùng phát thành dịch. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng lúa gạo hàng hóa của Việt Nam cũng chưa thật sự đạt yêu cầu xuất khẩu so với các nước trong khu vực và trên thế giới như Thái Lan v.v . Điều này có thểlý giảirằng tạisao giágạo củaViệtNamthấp hơn giá gạo của Thái Lan từ 30 – 40 USD/tấn. “Sau 10 năm tham gia xuất khẩu gạo, đến nay Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu các loại gạo phẩm cấp thấp, giá trị xuất khẩu không cao. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn giá gạo của Thái Lan 30 - 40 USD/tấn. Việc chuyển sang sản xuất các loại lúa thơm đang trở thành yêu cầu bức thiết để nâng giá trị xuất khẩu gạo,1 do diện tích lúa không thể mở rộng thêm, sản lượng gạo xuất khẩu chỉ có thể xoay quanh con số 3,8 - 4 triệu tấn mỗi năm. Chất lượng thóc gạo chưa đạt yêu cầu là do nhiều nguyên nhân, trong đó chất lượng lúa giống và giống lúa là 1 trong những yếu tố rất quan trọng góp phần tăng năng suất, chất lượng, sản lượng nhằm giúp cho nông dân tăng thêm thu nhập. Vì vậy, việc tìm ra những giống mới năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng cho nhu cầu sản xuất theo hướng xuất khẩu là điều rất cần thiết. Đề tài “Khảo nghiệm đặc tính nông học, năng suất, phẩm chất của 15 giống lúa quốc gia A2 tai trại giống Bình Đức - An Giang vụ Đông Xuân 2004 -2005” nhằm tìm ra những giống có khả năng đáp ứng được các yêu cầu trên trong giai đoạn hiện nay và những nămtiếp theo.

pdf65 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4621 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo nghiệm đặc tính nông học, năng suất, phẩm chất của15 giống lúa quốc gia A2 tại trại giống Bình Đức - An Giang vụ đông xuân 2004 -2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN XUÂN LÝ MSSV: DPN010641 KHẢO NGHIỆM ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA 15 GIỐNG LÚA QUỐC GIA A2 TẠI TRẠI GIỐNG BÌNH ĐỨC - AN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN 2004 -2005 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ks. Lê Thùy Nương Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân Tháng 7.2005 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHẢO NGHIỆM ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA 15 GIỐNG LÚA QUỐC GIA A2 TẠI TRẠI GIỐNG BÌNH ĐỨC - AN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN 2004 -2005 Do sinh viên: NGUYỄN XUÂN LÝ thực hiện và đệ nạp Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệt Long xuyên, ngày……tháng …. Năm 200… CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ks.Lê Thùy Nương Ths.Nguyễn Thị Thanh Xuân 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với đề tài: KHẢO NGHIỆM ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA 15 GIỐNG LÚA QUỐC GIA A2 TẠI TRẠI GIỐNG BÌNH ĐỨC AN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN 2004 – 2005 Do sinh viên: NGUYỄN XUÂN LÝ Thực hiện và bảo vệ trước hội đồngngày:……………………… ............. Luận văn đã được hội đồng đánh giá ởmức:………………………… …. Ý kiến của hội đồng:………………………………………………… ….. ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ .. Long Xuyên, ngày…. tháng …..năm 2005 DUYỆT Chủ Tịch Hội Đồng BAN CHỦ NHIỆM KHOA NN - TNTN 3 TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và tên: NGUYỄN XUÂN LÝ Ngày tháng năm sinh: 24/06/1979 Con ông: Nguyễn Văn Bình Và bà: Huỳnh Thị Khen Địa chỉ: ấp Mỹ Hòa B, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Đã tốt nghiệp phổ thông trung học năm 1998 Vào trường Đại Học An Giang năm 2001 học lớp DH2PN1 khóa II thuộc khoa Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên. 4 LỜI CẢM TẠ Kính dâng: Ba mẹ người đã dành cả cuộc đời tận tụy hy sinh cho con Chân thành biết ơn: Cô NGUYỄN THỊ THANH XUÂN Cô LÊ THÙY NƯƠNG Đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Chân thành cảm tạ: Quí thầy cô đã hết lòng hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập Vô cùng biết ơn anh Minh, chị Phương và tập thể cán bộ công nhân trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng Bình Đức – An Giang. Thân gửi đến tất cả các bạn học cùng lớp đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp lời cảm ơn chân thành nhất! 5 Tóm lược Giống tốt năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng cho nhu cầu sản xuất theo hướng xuất khẩu, kháng được một số loại sâu bệnh phổ biến, phù hợp với điều kiện đất đai và kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương là rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đề tài “Khảo nghiệm đặc tính nông học, năng suất, phẩm chất của 15 giống lúa quốc gia A2 tai trại giống Bình Đức - An Giang vụ Đông Xuân 2004 -2005” được thực hiện nhằm tìm ra những giống có khả năng đáp ứng được các yêu cầu trên. Bộ giống lúa thí nghiệm gồm 15 giống được nhận từ phòng khảo kiểm nghiệm giống cây trồng phía nam. Các giống lúa được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lập lại, tổng số lô là 45 lô. Mạ được gieo theo phương pháp mạ khô. Cấy khi mạ được 18 ngày tuổi, cấy một tép/ bui, bón phân theo công thức 90 – 60 – 60 và được chia làm 4 lần bón, làm cỏ bằng tay. Các chỉ tiêu theo dõi: đặc tính nông học, sự mẫn cảm với sâu bệnh, các thành phần năng suất và năng suất thực tế, một số đặc tính về phẩm chất gạo. Các chỉ tiêu theo dõi được đánh giá theo phương pháp đánh giá của IRRI. Các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 103 – 109 ngày, hầu hết các giống không đổ ngã, chiều cao biến động từ 92 đến 113,8 cm, chồi tối đa đạt được ở mức trung bình (12 – 15 chồi), chồi hữu hiệu tương đối khá, độ tàn lá từ trung bình đến sớm. Đa số các giống lúa có đặc tính nông học phù hợp với kiểu hình cây lúa cho năng suất cao. Năng suất đạt được khá cao từ 5,1 đến 7,6 tấn/ha. Số bông/m2 biến động từ 343 đến 450 bông, hạt chắc/bông khá cao (66 – 108 hạt), phần trăm hạt chắc dao động từ 63,3 đến 90,7%, trọng lượng 1000 hạt đạt được từ 21,3 đến 29,5g. Tỉ lệ gạo lức từ 76 – 82%, gạo trắng đạt được 53,5 – 62,3%, tỉ lệ gao nguyên biến động từ 38,2 – 50,8%. Qua thí nghiệm nhận thấy hầu hết các giống có nhiều đặc điểm tốt, đặc biệt là 5 giống OM2280, OM3539, TX93, OM3566, MTL364 có năng suất cao, phẩm chất gạo khá, có thể đưa vào sản xuất. 6 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang CẢM TẠ i TÓM LƯỢC ii MỤC LỤC iv DANH SÁCH HÌNH vi DANH SÁCH BẢNG vii Chương 1 GIỚI THIỆU 1 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 2.1. Sơ lược nguồn gốc và sinh trưởng cây lúa 3 2.2.Vai trò của giống trong sản xuất 4 2.3. Công tác nghiên cứu lúa trên thế giới và Đồng Bằng Sông Cửu Long 6 2.3.1.Công tác nghiên cứu lúa trên thế giới. 6 2.3.2.Công tác nghiên cứu lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 7 2.4.Yêu cầu cơ bản của giống lúa tốt 8 2.5. Kiểu hình cây lúa năng suất cao 9 2.6.Tiến trình chọn tạo giống lúa 11 2.7.Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và các biện pháp gia tăng năng suất 13 2.4.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất 13 2.7.1.1.Số hạt trên bông 14 2.7.1.2.Số bông trên m2 14 2.7.1.3.Phần trăm hạt chắc 14 2.7.1.4.Trọng lượng 1000 hạt 15 2.4.2.Biện pháp gia tăng năng suất 15 2.8.Tình hình canh tác lúa ở An Giang 16 2.8.1.Tình hình chung 16 2.8.2.Kỹ thuật canh tác 16 Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 17 3.1. Phương tiện thí nghiệm 17 3.1.1.Địa điểm và thời gian thí nghiệm 17 3.1.2.Vật liệu thí nghiệm 17 3.2. Phương pháp nghiên cứu 18 3.2.1.Bố trí thí nghiệm 18 3.2.2.Phương pháp tiến hành 19 3.3.Chỉ tiêu theo dõi 20 3.3.1.Các chỉ tiêu nông học 20 3.3.2.Sâu bệnh 22 3.3.3.Năng suất và các thành phần năng suất 25 3.3.3.1.Các thành phần năng suất 25 3.3.3.2.Năng suất thực tế 26 3.3.4.Phẩm chất hạt 26 3.4.Phương pháp thống kê 28 7 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29 4.1.Tình hình chung 29 4.2.Kết quả thảo luận 29 4.2.1. Đặc tính nông học 29 4.2.1.1. Chiều cao cây 29 4.2.1.2. Số chồi 31 4.2.1.3. Góc lá cờ 32 4.2.1.4. Thời gian sinh trưởng 33 4.2.1.5. Đặc tính cổ bông 34 4.2.1.6. Chiều dài bông 35 4.2.1.7. Độ tàn lá 36 4.2.1.8. Đặc tính đổ ngã 36 4.2.1.9. Độ rụng hạt 37 4.2.2. Sâu bệnh 37 4.2.3.Thành phần năng suất và năng suất thực tế 39 4.2.3.1. Số bông trên m2 39 4.2.3.2. Hạt chắc trên bông 40 4.2.3.3. Tỉ lệ hạt chắc 40 4.2.3.4. Trọng lượng 1000 hạt 41 4.2.3.5. Năng suất thực tế 41 4.2.4. Phẩm chất gạo 43 4.2.5. Đánh giá các giống lúa có triển vọng 45 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48 5.2. Đề nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ CHƯƠNG 8 DANH SÁCH HÌNH TT Tựa hình Trang 1 Sơ đồ tổng quát tiến trình công tác chọn tạo giống lúa trồng. 13 2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 15 giống lúa tại trại giống Bình Đức - An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005. 18 DANH SÁCH BẢNG Bảng số Tựa bảng Trang 1 Phân nhóm giống lúa theo thời gian sinh trưởng. 4 2 Danh sách 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005. 17 3 Tình hình khí tượng thủy văn tại TP Long Xuyên trong thời gian làm thí nghiệm. 29 4 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005. 30 5 Sự biến động số chồi của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005. 32 6 Sự phân bố góc lá cờ của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005. 33 7 Thời gian sinh trưởng, chiều dài bông của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 –2005. 34 8 Đặc tính nông học của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005. 35 9 Phân cấp mức độ đổ ngã của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005. 36 10 Kết quả thử nghiệm bệnh cháy lá và rầy nâu của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005. 39 11 Thành phần năng suất và năng suất thực tế của 15 giống thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005. 42 12 Phẩm chất gạo của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005. 44 9 Chương 1 GIỚI THIỆU Lúa là cây trồng quan trọng cho hơn một nửa số dân trên thế giới và là loại cây cung cấp lương thực quan trọng cho nhất trong bữa ăn hàng ngày của hàng triệu người. Việt Nam là một nước nông nghiệp, có hơn 50% thu nhập quốc dân là do nông nghiệp tạo ra. Trong đó, cây lúa là cây trồng quan trọng và có vai trò chiến lược trong nền kinh tế nước ta. Cây lúa không chỉ giải quyết vấn đề lương thực hàng ngày cho nhân dân mà còn là nguồn xuất khẩu quan trọng thu nhập ngoại tệ, là nền tảng để xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp. Diện tích trồng lúa của cả nước khoảng 5,6 triệu ha, trong đó Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm 2,3 triệu ha. Thêm vào đó, trồng lúa là một nghề cổ truyền của hơn 80% dân số nước ta. An Giang là một tỉnh trọng điểm sản xuất lúa gạo của khu vực ĐBSCL, nơi có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây lúa, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 3.000.000 tấn/năm đứng hàng đầu trong vùng ĐBSCL với các giống lúa cao sản ngắn ngày chất lượng cao chiếm khoảng 90%. Những năm qua, tình hình dân số trên thế giới ngày càng gia tăng nhanh, ngoài việc áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất cũng như tăng diện tích gieo trồng để làm tăng năng suất và sản lượng lúa, các nhà khoa học trong và ngoài nước không ngừng nghiên cứu để tìm ra những giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng cho toàn xã hội. Mặt khác, do tình hình thâm canh tăng vụ như hiện nay tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, rất có khả năng bùng phát thành dịch. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng lúa gạo hàng hóa của Việt Nam cũng chưa thật sự đạt yêu cầu xuất khẩu so với các nước trong khu vực và trên thế giới như Thái Lan v.v…. Điều này có thể lý giải rằng tại sao giá gạo của Việt Nam thấp hơn giá gạo của Thái Lan từ 30 – 40 USD/tấn. “Sau 10 năm tham gia xuất khẩu gạo, đến nay Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu các loại gạo phẩm cấp thấp, giá trị xuất khẩu không cao. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn giá gạo của Thái Lan 30 - 40 USD/tấn. Việc chuyển sang sản xuất các loại lúa thơm đang trở thành yêu cầu bức thiết để nâng giá trị xuất khẩu gạo, 1 do diện tích lúa không thể mở rộng thêm, sản lượng gạo xuất khẩu chỉ có thể xoay quanh con số 3,8 - 4 triệu tấn mỗi năm, đọc từ website. sonongnghiep.angiang.gov.vn.”. Chất lượng thóc gạo chưa đạt yêu cầu là do nhiều nguyên nhân, trong đó chất lượng lúa giống và giống lúa là 1 trong những yếu tố rất quan trọng góp phần tăng năng suất, chất lượng, sản lượng nhằm giúp cho nông dân tăng thêm thu nhập. Vì vậy, việc tìm ra những giống mới năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng cho nhu cầu sản xuất theo hướng xuất khẩu là điều rất cần thiết. Đề tài “Khảo nghiệm đặc tính nông học, năng suất, phẩm chất của 15 giống lúa quốc gia A2 tai trại giống Bình Đức - An Giang vụ Đông Xuân 2004 -2005” nhằm tìm ra những giống có khả năng đáp ứng được các yêu cầu trên trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. 1 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Sơ lược nguồn gốc, phân loại và sinh trưởng cây lúa 2.1.1. Nguồn gốc Từ xa xưa cây lúa đã hiện diện trong cuộc sống của con người. Gắn liền với lịch sử phát triển của nhân loại cây lúa cũng trải qua một lịch sử tiến hóa phức tạp và lâu dài với nhiều thay đổi rất lớn về đặc điểm hình thái, nông học, sinh lý và sinh thái. Hiểu biết về nguồn gốc cây lúa trồng giúp ta hình dung được quá trình tiến hóa và hiểu được điều kiện môi trường cùng những yêu cầu sinh thái tự nhiên mà cây lúa cần cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển đặc biệt của nó. Về nguồn gốc thì có nhiều tác giả đề cập đến nhưng cho tới nay vẫn chưa có dữ liệu nào chắc chắn và thống nhất, có nhiều ý kiến chưa thống nhất, nhưng căn cứ vào các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học của cây lúa trồng và sự hiện diện rộng rải của các loài lúa hoang dại trong khu vực, nhiều người đồng ý rằng nguồn gốc cây lúa là ở vùng đầm lầy Đông Nam Á, rồi từ đó lan dần đi các nơi. Theo Chowdhury và Ghosh được Nguyễn Ngọc Đệ (1994) trích dẫn thì những hạt thóc hóa thạch cổ nhất của thế giới đã được tìm thấy ở Hasthinapur (Bang Uttar Pradesh - Ấn Độ) vào khoảng năm 1000 – 750 trước công nguyên, tức cách nay hơn 2500 năm. Sampath và Kao được trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Đệ (1994) thì cho rằng sự hiện diện của nhiều loại lúa hoang ở Ấn Độ và Đông Nam Á chứng tỏ rằng Ấn Độ, Miến Điện hay Đông Dương là nơi xuất xứ của lúa trồng. 2.1.2. Phân nhóm lúa Tên khoa học của hai loại lúa trồng hiện nay là Oryza sativa L. tiêu biểu cho nhóm lúa trồng ở châu Á có tổ tiên trực tiếp là Oryza nivara, một loại lúa hoang hằng niên và Oryza glaberrima Steud. cũng tiến hóa từ một lúa hoang hằng niên khác. Hiện nay, có nhiều cách phân nhóm lúa trồng: Phân nhóm theo vùng địa lý, theo đáp ứng với quang kỳ, phân nhóm theo thời gian sinh trưởng… 1 Bảng 1: Phân nhóm giống lúa theo thời gian sinh trưởng (ngày) Nhóm giống Các tỉnh phía namTên gọi Thời gian sinh trưởng Cực ngắn ngày Ao < 90 Ngắn ngày A1 90 – 105 Trung ngày A2 106 – 120 Dài ngày B > 120 (Nguồn: Quy phạm khảo nghiệm giống lúa, 2004) 2.1.3. Sinh trưởng Trong quá trình canh tác, nếu hiểu rõ cấu tạo và đặc tính sinh trưởng của các bộ phận cây lúa chúng ta mới có thể có những biện pháp kỹ thuật thích hợp, điều khiển sự sinh trưởng của cây lúa trong từng giai đoạn để đạt năng suất cao nhất. Nhìn chung, đời sống của cây lúa bắt đầu từ lúc nẩy mầm cho đến khi lúa chín. Có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn sinh sản và giai đoạn lúa chín. + Giai đoạn tăng trưởng: bắt đầu từ khi hạt nẩy mầm đến khi cây lúa phân hoá đòng. Giai đoạn này cây phát triển về thân lá, biểu hiện bởi sự đâm chồi tích cực, tăng dần chiều cao cây. + Giai đoạn sinh sản: bắt đầu từ lúc làm đòng đến khi trổ hoa. Thời gian của gia đoạn này kéo dài khoảng 27 - 35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài ngày hay ngắn ngày thường không khác nhau nhiều. Giai đoạn này biểu hiện bởi sự vươn dài của các lóng trên cùng làm cho chiều cao cây lúa tăng lên rỏ rệt, giảm số chồi và xuất hiện lá cờ, làm đòng và trổ bông. + Giai đoạn lúa chín: bắt đầu từ lúc trổ hoa đến khi thu hoạch. Giai đoạn này trung bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới. Giai đoạn này cây lúa có thể trải qua các thời kỳ sau: chín sửa, chín sáp, chín vàng và chín hoàn toàn. 2.2. Vai trò của giống trong sản xuất nông nghiệp Trong điều kiện đất nước ta còn nghèo việc áp dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng, sản xuất lai tạo giống tốt là biện pháp ít tốn kém mang lại hiệu quả cao nhất so với các biện pháp kỹ thuật khác. Tạo những giống ngắn ngày năng suất cao phẩm chất tốt là vấn đề cấp bách của đất nước hiện nay. Đinh Văn Lữ (1978) cho rằng công tác lai 1 tạo lúa ngắn ngày năng suất cao kháng sâu bệnh đã nâng cao năng suất đáng kể trên một số diện tích trồng lúa ở nước ta. Sự đóng góp của giống mới đã làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Theo kết quả thí nghiệm của I. Shizuka (1969) được trích dẫn bởi Lê Minh Tuệ (1988) cho thấy rằng: các giống lúa mới sản lượng đã tăng 50 – 60 % so với các giống cổ truyền. Chandra Mohan (1984) được Lê Minh Tuệ (1988) trích dẫn thì cho rằng giống là yếu tố then chốt cho năng suất cao nhưng năng suất cao chỉ đạt khi nào giống có tiềm năng năng suất cao. Giống là sản phẩm của sức lao động của con người là tư liệu sản xuất và là một trong những yếu tố quyết định trong việc tăng năng suất, không có giống chúng ta sẽ không sản xuất ra được nông phẩm. Cuộc cách mạng xanh trong vùng nhiệt đới đã được đánh dấu bằng những giống lúa năng suất cao. Trong những năm đầu của thập niên 1960 chỉ có ít chuyên gia chú ý tới việc chọn giống, nhưng sự ra đời của các giống lúa cải tiến đã thay đổi tình thế đó. Ngày nay khắp vùng nhiệt đới ngày càng có nhiều nhà chọn giống trẻ tuổi tham gia vào công việc làm ra giống lúa mới. Trong sản xuất nông nghiệp các điều kiện tự nhiên cũng làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của cây trồng nhất là tình hình sâu bệnh, vì vậy vấn đề tạo ra giống mới thích nghi với điều kiện tự nhiên ở địa phương, kháng được một số sâu bệnh phổ biến và có phẩm chất tốt thì rất cần thiết để đảm bảo năng suất đáp ứng nhu cầu lương thực của nhân dân trong nước và trên thế giới. Giống là sản phẩm sức lao động sáng tạo của con người và là một trong những phương tiện tư liệu sản xuất của nông nghiệp rất quan trọng. Ngay từ ngàn xưa, qua thực tiễn sản xuất nông nghiệp nông dân Việt Nam cũng đã đánh giá cao về vai trò của giống. Điều đó đã được cô đọng bằng những câu ca dao, tục ngữ như: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, hoặc “cố công không bằng tốt giống” v.v… Ngày nay, với phong trào thâm canh tăng năng suất lúa, bằng biện pháp áp dụng giống mới đưa vào trong sản xuất đã là gia tăng sản lượng, nâng cao chất lượng nông sản, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, giúp ta tăng 1 được nhiều vụ lúa trong năm, giống mới chống chịu được những điều kiện bất lợi của môi trường như: chịu phèn, chịu mặn, chịu hạn, ngập úng v.v… tạo ra khả năng cơ giới hoá trong gieo trồng và thu hoạch. Theo Gulinep- Gujop (1965) được Nguyễn Đức Mẫn (1991) trích dẫn thì “Năng suất ngũ cốc trên thế giới có tăng hơn 40% là do việc chọn lọc, lai tạo và cải thiện giống”. Vì vậy, giống là phương tiện để tăng năng suất, chúng ta muốn tăng năng suất không có con đường nào khác bằng con đường làm cách mạng giống tích cực. Đây là một biện pháp dễ thực hiện, rẻ tiền nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản suất nông nghiệp. Ngoài ra, giống ngắn ngày phải có khả năng quang hợp cao và sử dụng tốt điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là sử dụng nguồn phân khoáng cao. 2.3.Công tác nghiên cứu lúa trên thế giới và Đồng Bằng Sông Cửu Long 2.3.1. Công tác nghiên cứu lúa trên thế giới Các điều kiện sinh thái vùng nam và đông nam Châu Á đã sản sinh ra những giống lúa thuộc loại hình INDICA thường có tiềm năng năng suất thấp, phản ứng không tốt với đạm, đẻ nhánh mạnh, vươn cao nhanh, đổ sớm. Còn giống lúa thuộc loại hình JAPONICA có lá ngắn, hẹp, thẳng và xanh, dày thân ngắn và cứng, phản ứng với lượng đạm tăng lên và làm tăng năng suất. Năm 1962 các nhà chọn giống ở IRRI đã lai tạo giống DEO – GEO – WOO – GEN và giống PETA. Giống PETA có đặc tính cho cây đẻ nhánh nhiều, có nguồn gốc Indonesia và được trồng phổ biến ở Philippin. Đến năm 1966, giống IR8 đã chọn từ cặp lai này và đã được đưa ra trồng trong sản xuất. Giống IR8, có lá thẳng, đẻ nhánh cao, không mẫn cảm với quang kỳ, thân cao khoảng 100cm và cứng cây. Giống IR8 phản ứng với đạm cao và cho năng suất khoảng 6 tấn/ha trong mùa mưa và 9 tấn/ha trong mùa khô. Giống IR8 được coi là giống lúa INDICA có năng suất cao đầu tiên thích nghi với khí hậu nhiệt đới. Do yêu cầu về giống lúa thâm canh, đòi hỏi khá cao về chế độ dinh dưỡng, khó thích nghi với hoàn cảnh sản xuất quảng canh, kèm theo đó cơ sở vật chất nghèo nàn, thủy lợi không chủ động, phân bón thiếu thốn, phòng trừ sâu bệnh không hiệu quả cho nên năng suất các giông lúa mới giảm dần. Từ 1 năm 1970 – 1973 do bênh đạo ôn, bệnh Tungro
Luận văn liên quan